Hiện Trạng Và Quy Hoạch Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Phân Theo Giai Đoạn



* Trồng rừng sản xuất:


Trồng rừng sản xuất quy mô tập trung nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, tăng thu nhập từ rừng và sống bằng nghề rừng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, quan tâm đến cộng đồng dân cư có cuộc sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. Đã có nhiều Chương trình, Dự án trong và ngoài nước đầu tư để phát triển sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng.

- Căn cứ để chọn loài cây trồng rừng:


+ Căn cứ đặc tính sinh vật học, sinh thái học của các loài cây trồng;


+ Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương;


+ Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát thực địa.


- Nguyên tắc xác định loài cây trồng rừng:


+ Phải là loài cây có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa gây

trồng, có khả năng thích ứng với biên độ sinh thái rộng;


+ Có giống tốt, hiệu quả đầu tư cao, chủ động về nguồn giống và sản xuất hạt

giống hàng loạt;


+ Thích hợp với quy trình công nghệ và có thị trường tiêu thụ ổn định;


+ Phù hợp với nhu cầu quy hoạch (trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, gỗ nhỡ).


- Kỹ thuật trồng:


+ Đối với trồng rừng áp dụng phương thức kỹ thuật trồng rừng thâm canh: Lựa chọn loài cây trồng mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, có điều kiện sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng quy hoạch.

Thực hiện theo Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92) của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).



Căn cứ đặc điểm khí hậu và thời tiết trong vùng qui hoạch nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, trong trồng rừng cần chú ý một số đặc điểm sau:

+ Thời vụ trồng: Vụ Hè - Thu


+ Phương thức trồng: Thuần loài


+ Mật độ trồng: 1.600 - 2.500 cây/ha


+ Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu hoặc cây hom.


+ Suất đầu tư trực tiếp cho 01 ha rừng trồng là 27 - 40 triệu đồng trong thời gian 10 năm.

+ Trồng rừng nguyên liệu gỗ: Trồng rừng thuần loài hoặc thâm canh ưu tiên

trồng những loài cây bản địa.


+ Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng nguyên liệu gỗ, trồng rừng đặc sản thực hiện theo quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92), ban hành theo quyết định số 200/QĐ/KT ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

* Trồng cây phân tán


Để giải quyết các nhu cầu về củi đun, gỗ gia dụng và cung cấp một phần gỗ nguyên liệu cho các làng nghề, cần tiến hành trồng cây phân tán trên các diện tích vườn hộ gia đình, đất công cộng, công sở, trường học, các khu công nghiệp, đất xen kẽ khu dân cư, đường giao thông nông thôn, kênh, mương, v.v…

Giai đoạn 2013 - 2020 cần trồng khoảng 300.000 cây.


* Đề xuất tập đoàn cây trồng theo các chức năng


Căn cứ vào yếu tố khí hậu, đất đai và tình hình sinh trưởng phát triển của các loài cây lâm nghiệp trên các điều kiện lập địa khác nhau của huyện và vùng phụ cận có điều kiện về môi trường sinh thái tương đồng và dựa vào danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp. Tập đoàn cây



trồng rừng theo mục đích của huyện Mù Cang Chải được tổng hợp cụ thể trong

bảng 3.8 sau:


Bảng 3.8: Tập đoàn cây trồng rừng theo mục đích



TT

Loài cây


Mục đích

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

1

Thông 3 lá

Pinus Khasya Royle

Phòng hộ

2

Vối thuốc

Schima Superba Garb

Phòng hộ

3

Trám trắng

Canarium album (Luor) Raensch

Phòng hộ, sản xuất

4

Trám đen

Canarium nigrum Engler

Phòng hộ, sản xuất

5

Lát hoa

Chukrasia tabularis

Phòng hộ, đặc dụng

6

Muồng đen

Cassia siamea Lam

Phòng hộ

7

Hông

Paulownia Fortunei

Phòng hộ, sản xuất

8

Giổi

Talaumagioi A Chew

Phòng hộ, đặc dụng

9

Keo tai tượng

Acacia Mangium Will

Phòng hộ, sản xuất

10

Tếch

Tectonia grandis

Phòng hộ

11

Sấu

Dracontonmelon duperreanum

Phòng hộ

12

Bồ đề

Styrax tonkinensis Pierre

Phòng hộ

13

Lát Mexico

Cedrela odorata L.

Phòng hộ

14

Xoan ta

Melia azedarach

Phòng hộ

15

Luồng Thanh Hóa

Dendrocalamus barbatus

Phòng hộ, sản xuất

16

Tre điền trúc

Sinocalamus sternoauritus

Sản xuất

17

Tre bát độ

Dendrocalamus Latiflorus

Sản xuất

18

Nghiến

Burretiodendron hsienmu

Đặc dụng, sản xuất

19

Pơ mu

Fokienia hodginsii

Đặc dụng, sản xuất

20

Mỡ

Manglietia conifer

Sản xuất

21

Trẩu

Vernicia Montana Luor

Sản xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 13



3.2.3.3. Khai thác rừng


Việc khai thác rừng được thực hiện theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác gỗ và lâm sản khác. Theo đó, đối tượng và sản lượng khai thác gỗ và lâm sản khác đối với tài nguyên rừng của huyện Mù Cang Chải cụ thể như sau:

- Khai thác gỗ tận dụng rừng phòng hộ là rừng tự nhiên


+ Đối tượng khai thác: Rừng trung bình


+ Diện tích khai thác: Hàng năm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (gọi chung là chủ rừng) được Nhà nước giao đất, giao rừng để trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, có hoạt động sản xuất kinh doanh lâm sản có thể khai thác tận dụng 10% diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên. Huyện Mù Cang Chải có 31.884ha (năm 2012) rừng phòng hộ là rừng tự nhiên (phần lớn thuộc đối tượng rừng trung bình theo Thông tư 34), theo đó diện tích hàng năm khai thác gỗ tận dụng là 318,8ha (2012), đến năm 2015 diện tích khai thác giảm xuống còn 262,10ha và đến năm 2020 có 302,87ha.

+ Sản lượng khai thác: Dự kiến sản lượng khai thác tận dụng 3m3/ha/năm. Như vậy, sản lượng gỗ khai thác tận dụng tương đương là 956,40m3/năm (2012); 786,30m3/năm (2015) và 908,61m3/năm (2020).

- Khai thác gỗ tận dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên


+ Đối tượng khai thác: Rừng trung bình


+ Diện tích khai thác: Hàng năm chủ rừng có thể khai thác tận dụng 10%

diện tích, tương đương 111,40ha (năm 2012), 126ha (2015) và 160ha (2020).


+ Sản lượng khai thác: Dự kiến khai thác chọn 18 - 20% trữ lượng cây đứng, tương đương 15m3/ha/năm. Như vậy, tổng sản lượng được phép khai thác gỗ tận dụng hàng năm 1.670 m3/ha/năm (2012), 1.892m3/ha/năm (2015) và

2.402m3/ha/năm (2020).



- Đối với rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại, hoặc vốn do chủ rừng tự đầu tư, Nhà nước hỗ trợ:

+ Rừng sản xuất: Do chủ rừng quyết định, nhưng nếu khai thác trắng phải

trồng lại rừng mới ngay vụ trồng rừng tiếp theo.


+ Rừng phòng hộ: Khi rừng chưa khép tán được phép khai thác cây phù trợ, nhưng phải đảm bảo mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất 600 cây/ha, nếu không đủ thì phải để lại cây phù trợ đảm bảo mật độ quy định như đối với cây trồng chính.

Khi rừng đạt tiêu chuẩn phòng hộ theo Quy định tại Điều 28 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, được khai thác chọn với cường độ tối đa là 20%, nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng sau khai thác > 0,6 hoặc khai thác trắng theo băng, đám xen kẽ nhau, với tổng diện tích hàng năm không vượt quá 2/10 diện tích rừng trồng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ và sau khai thác phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng kế tiếp đối với băng, đám đã khai thác.

Băng khai thác phải song song với đường đồng mức, có chiều rộng tối đa là 50m đối với rừng có cấp độ phòng hộ xung yếu và 30m đối với rừng có cập độ phòng hộ rất xung yếu. Đám khai thác có diện tích tối đa là 0,2ha đối với rừng có cấp độ phòng hộ xung yếu và 0,1ha đối với rừng có cấp độ phòng hộ rất xung yếu.

- Khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên. Cường độ khai thác hàng năm đối với rừng sản xuất tối đa là 70% số cây, bụi và 30% số cây, bụi đối với rừng phòng hộ.

3.2.3.4. Chế biến và tiêu thụ lâm sản


Chế biến và tiêu thụ lâm sản là khâu quan trọng không thể thiếu trong phát triển lâm nghiệp, là nhân tố thúc đẩy và đảm bảo cho phát triển bền vững của các vùng nguyên liệu, thu hút và phân bố lại lực lượng lao động; đảm bảo yêu cầu của thị trường bằng những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.

- Xuất phát từ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, quy hoạch đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu từ đó xác định quy mô, công suất và tiến độ



xây dựng các cơ sở chế biến theo các nhóm sản phẩm hàng hóa chủ yếu: Ván sàn, ván ghép thanh, bột giấy, đồ mộc gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, v.v…

- Các cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu, áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển từ chế biến cơ lý sang chế biến cơ lý hóa tổng hợp, theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường.

- Từ những căn cứu nêu trên phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện Mù Cang Chải cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2013 – 2015: Tập trung quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Củng cố nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: Rà soát, sắp xếp các cơ sở chế biến gỗ gia dụng

quy mô nhỏ tại huyện.


Về thị trường tiêu thụ lâm sản hướng tập trung vào thị trường nội địa, vùng đồng bằng Bắc Bộ và khai thác thị trường nước ngoài bằng các sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

3.2.4. Phân kỳ kế hoạch thực hiện


- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng huyện Mù Cang Chải được xây

dựng trên căn cứ sau:


+ Quy hoạch và định hướng sử dụng đất rừng vào các mục đích (đặc dụng,

phòng hộ và sản xuất);


+ Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn;


+ Các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn;


- Quy hoạch sử dụng rừng, đất rừng giai đoạn 2013 - 2020 huyện Mù Cang Chải được chia làm hai kỳ:

+ Kỳ đầu từ năm 2013 đến năm 2015;


+ Kỳ cuối từ năm 2016 đến năm 2020.



Phân kỳ diện tích các loại đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng huyện Mù Cang Chải được tổng hợp chi tiết ở bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.9: Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phân theo giai đoạn



TT


Loại đất, loại rừng

Hiện trạng

Các kỳ kế hoạch

2013

2014

2015

2016-2020


Diện tích tự nhiên

119773,36

119773,36

119773,36

119773,36

119773,36

A

Đất nông nghiệp

88947,41

94889,71

98237,41

101376,63

106424,75


I

Đất sản xuất nông nghiệp


86304,23


92104,70


95295,87


97435,69


104753,27

II

Đất lâm nghiệp

79717,73

84484,06

87367,36

90111,93

96269,77

1

Rừng đặc dụng

20108,20

20108,20

20108,20

20108,20

20108,20

1.1

Có rừng

20108,20

20108,20

20108,20

20108,20

20108,20

a

Rừng tự nhiên

19180,8

19180,8

19180,8

19180,8

19180,80

b

Rừng trồng

927,40

927,40

927,40

927,40

927,40

1.2

Chưa có rừng

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00


Ia

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00


Ib

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00


Ic

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

2

Rừng phòng hộ

55541,99

53363,98

52087,24

49581,00

50042,52

2.1

Có rừng

46944,77

37621,64

41669,97

46944,77

42504,67

a

Rừng tự nhiên

31884

24454,07

31252,48

26210,07

30287,81

b

Rừng trồng

15060,77

13167,57

10417,49

11099,64

12216,86

2.2

Chưa có rừng

8597,22

15742,34

10417,27

8597,22

7537,85


Ia

1640,56

3305,90

3646,15

2219,88

722,60


Ib

6171,64

3935,55

4166,75

8657,40

3008,99


Ic

785,02

8500,89

2604,37

18708,82

3806,26

3

Rừng sản xuất

4067,54

11011,88

15171,92

20422,73

26119,05

3.1

Có rừng

2411,47

6717,18

9861,76

6717,18

4400,96


a

Rừng tự nhiên

1113,94

3694,45

5522,61

1261,77

1601,98

b

Rừng trồng

1297,53

3022,73

4339,15

2199,88

2798,98

3.2

Chưa có rừng

1656,07

4294,70

5310,16

4294,70

21718,09


Ia

631,19

1503,18

1593,06

5051,01

6475,70


Ib

594,43

1374,27

2177,15

5520,83

7295,90


Ic

430,45

1417,25

1539,95

17430,90

7946,49

B

Đất phi nông nghiệp

2643,18

2785,01

2941,54

3940,94

1671,48

C

Các loại đất khác

30825,95

24883,65

21535,95

18396,73

13348,61

a) Phân kỳ diện tích các loại đất rừng kỳ đầu 2013 - 2015


Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2015 là 90.111,3ha, chiếm 75,24% tổng diện tích tự nhiên, tăng thêm 10.394,2ha so với hiện trạng năm 2012 và ước đạt 62,80% về diện tích so với cả giai đoạn 2013 - 2020. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng cụ thể như sau (chi tiết tổng hợp tại bảng 3.9):

- Diện tích rừng, đất rừng đặc dụng là 20.108,20ha, chiếm 16,79% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng đặc dụng không thay đổi so với hiện trạng và giữ nguyên diện tích, phân bố ổn định đến năm 2020. Tuy nhiên, cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý bảo vệ để nâng cao chất lượng rừng, cũng như tính đa dạng loài và sinh cảnh của rừng.

- Diện tích rừng phòng hộ quy hoạch đến năm 2015 là 49.581ha, chiếm 41,40% tổng diện tích tự nhiên, quy hoạch giảm 5.961ha so với hiện trạng năm 2012 (55.541,99ha). Trong đó, diện tích có rừng là 37.309,7ha, giảm 9.635,1ha so với năm 2012 (rừng tự nhiên 26.210ha và rừng trồng 11.099ha); diện tích chưa có rừng 12.271,3ha, tăng thêm 3.674ha so với năm 2012.

- Diện tích rừng sản xuất quy hoạch đến năm 2015 là 20.422,73ha, chiếm 17,05% tổng diện tích tự nhiên, tăng thêm 16.355ha so với năm 2012. Trong đó, diện tích có rừng tăng thêm 1.050ha, tăng lên 3.461,65ha so với hiện trạng (rừng tự

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí