Kết Cấu Nguồn Thu Nhập Ngày Càng Đa Dạng, Nông Dân Có Nhiều Cơ Hội Lựa Chọn Việc Làm Phi Nông Nghiệp Hơn

3.1.3. Kết cấu nguồn thu nhập ngày càng đa dạng, nông dân có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phi nông nghiệp hơn

Kể từ những năm 50 của thế kỷ trước khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện hợp tác hoá, tập thể hoá nông nghiệp, sản xuất kinh doanh của nông dân là quảng canh, nguồn thu nhập đơn nhất, thu nhập của nông dân chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh tập thể thống nhất. Sau khi cải cách mở cửa, nhất là từ cuối những năm 1980 đến nay, cùng với những điều chỉnh của kết cấu kinh tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và những chính sách thúc đẩy tăng thu nhập của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, kết cấu thu nhập và việc làm của nông dân cũng thay đổi từ đơn nhất sang ngày càng đa dạng hoá với các đặc trưng sau:

Một là, thu nhập từ kinh doanh gia đình trở thành chủ thể thu nhập của nông dân. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, với mô hình kinh tế “lấy sản xuất lương thực là chính”, nguồn thu nhập của nông dân là đơn nhất. Năm 1978, trong thu nhập thuần của cư dân nông thôn, thì có đến 66,3% là thu nhập từ kinh doanh tập thể thống nhất, chỉ có 26,8% là thu nhập từ kinh doanh gia đình. Kể từ khi thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến hộ, các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh doanh độc lập, nguồn thu nhập của nông dân chuyển từ chỗ lấy thu nhập từ kinh doanh tập thể thống nhất làm chủ sang thu nhập từ kinh doanh gia đình làm chủ. Đến năm 1990, tỉ trọng thu nhập từ kinh doanh gia đình của trong thu nhập thuần của cư dân nông thôn đạt 75,6%, tăng 48,8% so với mức 26,8% năm 1978; năm 2008, tỉ trọng có giảm đi, nhưng vẫn đạt 51,2% (Xem thêm số liệu bảng 3.2). Thu nhập thuần từ kinh doanh gia đình bình quân đầu người của cư dân nông thôn tăng từ 35,79 NDT năm 1978 lên

2.436 NDT năm 2008, tăng 68 lần [61].


Hai là, sự phát triển của kinh tế dịch vụ và tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở nông thôn đã thúc đẩy thu nhập mang tính tiền lương từ các việc làm phi nông nghiệp của nông dân tăng trưởng nhanh chóng, tầm quan trọng

của thu nhập mang tính tiền lương trong thu nhập của nông dân đang dần tăng lên. Cùng với việc chính quyền các cấp của Trung Quốc coi phát triển kinh tế dịch vụ là đột phá khẩu giải quyết vấn đề “tam nông”, đã thúc đẩy thu nhập mang tính tiền lương của nông dân tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2008 thu nhập mang tính tiền lương bình quân đầu người nông dân là 1.854 NDT, tăng gần 26 lần so với mức 71,71 NDT năm 1985; tỉ trọng thu nhập mang tính tiền lương chiếm trong thu nhập thuần tăng từ 18% năm 1985 lên 38,9% năm 2008, tăng 20,9% [61]. Có thể nói thu nhập mang tính tiền lương từ những việc làm phi nông nghiệp đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong thu nhập của người nông dân. Nhìn vào bảng 3.2 ta có thể thấy, không giống như các nguồn thu nhập khác, tỉ trọng thu nhập mang tính tiền lương tăng trưởng ổn định đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, dường như thu nhập của người nông dân tăng là phải dựa vào sự gia tăng của thu nhập mang tính tiền lương. (Xem thêm số liệu bảng 3.2)

Bảng 3.2: Thay đổi kết cấu thu nhập của cư dân nông thôn

Đơn vị: %



Năm 1985

Năm 1990

Năm 1995

Năm 2000

Năm 2003

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Thu nhập thuần

100

100

100

100

100

100

100

100

Thu nhập mang tính tiền lương


18,1

20.2

22.4

31.2


35,0

38.3

38.6


38,9

Thu nhập từ kinh doanh gia đình


70

75.6

71.4

63.3


58,7

53.8

53.0


51,2

Thu nhập mang tính chuyển dịch

-

4.2

2.6

2.0


3,7

2.8

3.1


6,8

Thu nhập mang tính tài sản

-

0.0

3.6

3.5


2,5

5.0

5.4


3,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 10

Nguồn: [61]

Ba là, tiến trình thương mại hoá sản xuất được đẩy nhanh, tỉ lệ thu nhập tiền mặt của cư dân nông thôn được nâng cao. Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc từng bước đẩy nhanh tiến trình xã hội hoá, thương mại

hoá nông thôn, đã làm thay đổi kết cấu sản xuất đơn nhất, thay đổi nền kinh tế tự cung tự cấp, bán tự cung tự cấp với sản xuất nông nghiệp là chủ đạo tồn tại trong suốt một thời kỳ tương đối dài ở nông thôn, bên cạnh đó tình trạng thu nhập hiện vật chiếm vai trò chủ đạo cũng đã dần bị thay thế bởi thu nhập tiền mặt. Năm 2008, thu nhập tiền mặt của nông dân đạt 4.030 NDT, tăng 35,6 lần so với mức 113,12 NDT năm 1980, tỉ lệ thu nhập tiền mặt nâng cao 84,6%, tăng 32,3% so với mức 52,3% năm 1980 [61]. Trình độ tiền mặt hoá thu nhập của nông dân được nâng cao đã tăng cường năng lực khống chế tiêu dùng, thúc đẩy sự chuyển biến phương thức tăng trưởng thu nhập và phương thức tiêu dùng của người nông dân, giúp cho đời sống, sản xuất và tiêu dùng của người nông dân ngày càng được thu nạp vào vòng tuần hoàn kinh tế thị trường, từ đó thúc đẩy nhanh tiến độ tăng thu nhập cho người nông dân.

Tóm lại, mặc dù thu nhập từ sản xuất kinh doanh gia đình lấy thu nhập từ nông nghiệp làm chủ vẫn chiếm vai trò chủ đạo, song việc thu nhập mang tính tiền lương ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn trong sự tăng trưởng thu nhập của người nông dân chứng minh kết cấu thu nhập của người nông dân Trung Quốc đang chuyển dịch dần theo hướng phi nông nghiệp. Đây là một hướng đi đúng đắn. Vì theo kinh nghiệm trên thế giới, không có nước nào có thể giàu từ làm nông nghiệp, muốn cho nông dân giàu, thì phải chuyển dịch kết cấu thu nhập và việc làm sang các ngành phi nông nghiệp, tức là phải phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.

3.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc hiện nay

Sau 30 năm cải cách mở cửa, nhờ một loạt biện pháp tích cực của Đảng và Chính phủ, nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc đã có được bước phát triển đáng kể. Thu nhập của nông dân tăng lên gấp mấy chục lần, đời sống của người nông dân được cải thiện. Tuy nhiên, nông nghiệp Trung Quốc vẫn là một ngành nghề yếu nhất trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là những khó

khăn trong việc tăng thu nhập của nông dân vẫn là nhân tố chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp. Dưới đây xin trình bày sơ lược một số vấn đề còn tồn tại trong việc tăng thu nhập cho nông dân.

3.2.1. Hạn chế của việc thực hiện chính sách tăng thu nhập cho nông dân.

Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà các chính sách tăng thu nhập mà Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã mang lại, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, những chính sách tăng thu nhập còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:

Một là, mức độ tuyên truyền giải thích các chính sách còn yếu. Theo điều tra chọn mẫu ở tỉnh Hắc Long Giang [47], trong số những hộ gia đình có thu nhập từ nông nghiệp chiếm từ 50 – 80% tổng thu nhập gia đình, chỉ có 8,9% cho rằng chính quyền thường xuyên tiến hành tuyên truyền và giải thích chính sách công ích, 32,2% cho rằng có tuyên truyền và giải thích nhưng không thường xuyên và có đến 58,9% cho rằng không hoặc không biết đến chính sách tăng thu nhập của Đảng và Chính phủ. Đại đa số các hộ nông dân đều cho rằng, chính quyền không tuyên truyền và giải thích những chính sách có liên quan đến tăng thu nhập, chỉ có 13,3% cho rằng sự tuyên truyền và giải thích là tương đối tốt. Điều này nói lên một điều đó là, đối với những hộ nông dân lấy thu nhập nông nghiệp là chính có đến 1/3 hộ nông dân không biết rò về chính sách huệ nông mà Đảng và Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện. Điều này trong một chừng mực nhất định sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của một bộ phận nông dân và tính tích cực tăng thu nhập của nông nghiệp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện của các chính sách.

Để các chính sách tăng thu nhập cho nông dân phát huy được hiệu quả tích cực, Trung Quốc chủ trương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thực hiện chính sách. Trước mắt, Trung Quốc sẽ tích cực xây dựng một cơ

chế kiểm tra giám sát có hiệu quả, xây dựng cơ chế truy cứu trách nhiệm, trong quá trình thực hiện chính sách, nếu bị thất bại sẽ phải truy cứu trách nhiệm của cá nhân cụ thể, để thực sự nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả của các chính sách. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ hoàn thiện chế độ đánh giá phê bình, trong quá trình đánh giá phê bình, cần phải xây dựng tiêu chuẩn, chế độ công tác, chế độ quản lý và chế độ trao đổi thông tin hoàn bị, làm cho công tác đánh giá phê bình được chính xác khoa học và hợp lý.

Hai là, một số chính sách còn chưa được thực hiện một cách thiết thực. Theo điều tra thì có đến hơn 80% hộ nông dân đều nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nhưng có đến 70 – 80% cho rằng chính quyền rất ít hoặc không hề có sự chỉ đạo và huấn luyện về kỹ thuật làm ruộng [47]. Cho dù nguyên nhân là do thiếu những cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hay thiếu nguồn vốn, thì đây cũng là một vấn đề khó mà Trung Quốc cần phải giải quyết.

Ba là, các chính sách tăng thu nhập cho nông dân còn thiếu sự liên tục và dài hơi. Một số chính sách năm nay có, nhưng năm sau lại không được tiếp tục thực hiện; một số chính sách được thực hiện ở cấp huyện, nhưng không được áp dụng ở các hương, thôn; một số chính sách năm nay được đầu tư kiểu này, năm sau lại bị giảm bớt ở những mức độ khác nhau.

Trong thời gian tới, để giải quyết những vấn đề trên Trung Quốc nêu ra việc phải tăng cường tính liên tục và tính nhịp nhàng giữa các chính sách tăng thu nhập cho nông dân, thông qua các chính sách tăng thu nhập trực tiếp cho nông dân như chính sách trợ cấp nông nghiệp, chính sách sản xuất lương thực, trực tiếp giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, tận dụng những hiệu quả tích cực của các chính sách này để phát triển giáo dục ở nông thôn và kỹ thuật nông nghiệp, tạo động lực để phát triển nông nghiệp. Đồng thời, thực hiện tích cực các chính sách tăng thu nhập trực tiếp cho nông dân nhằm thúc đẩy một cách có hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp,

hỗ trợ công tác xoá đói giảm nghèo, cải cách và hoàn thiện thể chế tài chính tiền tệ ở nông thôn. Thông qua sự phối hợp của một loạt các chính sách tăng thu nhập cho nông dân để thực hiện mục tiêu sau cùng nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Bốn là, việc thực hiện các chính sách còn thiếu tính sáng tạo. Ví dụ như việc chỉ đạo tiến hành đào tạo kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, lãnh đạo các hương trấn thường có tư tưởng chờ đợi cấp trên tổ chức đưa các đoàn kỹ thuật xuống. Trong khi đó tại các địa phương đều có những cá nhân giỏi trong lĩnh vực này, hơn nữa dùng ngay những người giỏi ở địa phương để hướng dẫn cho bà con nông dân sẽ là biện pháp thu được hiệu quả nhanh nhất và tốt nhất vì họ là những người hiểu rò nhất điều kiện thực tế của địa phương. Hay như khi vấn đề tiêu thụ nông sản không thông suốt, hầu hết chính quyền các hương trấn có thái độ chờ đợi một cách thụ động, tiêu cực, trong khi đó họ hoàn toàn có thể giúp đỡ và khuyến khích nông dân tổ chức các trung gian mua bán hay mạnh dạn điều tra thị trường. Nếu các địa phương không tích cực chủ động tìm ra con đường đi, thì kênh tiêu thụ nông sản sẽ còn tiếp tục ở trong tình trạng bị động.

Năm là, ý thức tự chủ của người nông dân còn thấp. Theo một báo cáo điều tra, người nông dân luôn là người bị động trước những chính sách huệ nông của Đảng, chính quyền lại không quan tâm chú ý đến việc nâng cao ý thức dân chủ cho người nông dân, chưa khuyến khích nông dân tham gia vào các công việc chính trị, phát biểu ý kiến của bản thân nông dân, chưa khuyến khích nông dân tự chủ sáng tạo, tự chủ lập nghiệp. Nông dân là chủ thể được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách huệ nông, sự phối hợp và tính tích cực của nông dân sẽ có tác động đến việc các chính sách có được thực hiện hiệu quả hay không. Nếu nông dân không hiểu rò các chính

sách, có thể dẫn đến việc không phối hợp, và không làm theo sự chỉ đạo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

Vì thế, trong thời gian tới Trung Quốc đưa ra việc phải nâng cao tính tích cực và sáng tạo tham gia vào chính trị dân chủ của nông dân. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về các chính sách huệ nông cho cán bộ lãnh đạo cơ sở và đông đảo quần chúng nông dân là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền các cấp. Chính quyền đưa đại biểu của nông dân vào làm kế hoạch thực hiện tăng thu nhập, giúp cho họ được biết kịp thời và chính xác nội dung, mục tiêu và yêu cầu của chính sách, có lợi cho việc bố trí hợp lý nguồn tài nguyên, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên trong quá trình thực hiện chính sách. Từ việc tham gia sẽ phát huy động lực bên trong tăng thu nhập của nông dân, khắc phục sự mù quáng và tuỳ tiện khi thực hiện các chính sách, ngăn ngừa sự xuất hiện của hiện tượng độc đoán chuyên quyền và lợi dụng chức quyền để thu lợi cá nhân. Ngoài ra, vì đại biểu của nông dân xuất phát là nông dân, để họ tuyên truyền chính sách tăng thu nhập, sẽ dễ dàng thuyết phục nông dân, giúp họ tiếp thu các chính sách, từ đó nâng cao tính tích cực thực hiện chính sách.

3.2.2. Sự gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn

Theo thống kê, trong 30 năm cải cách mở cửa, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc đạt 9,8%, Thu nhập khả dụng bình quân đầu người của người dân thành thị tăng từ 343,4 NDT năm 1978 lên 13.786 NDT năm 2007, khấu trừ yếu tố giá cả, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,2%. Thu nhập thuần bình quân đầu người của cư dân nông thôn tăng từ 133,6 NDT lên 4.140 NDT, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,1% [64].

Qua số liệu thống kê ở trên có thể thấy, sau 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, mặc dù thu nhập của người nông dân Trung Quốc đã có sự tăng trưởng tương đối lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập của nông dân còn chậm, chưa

tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân thành thị. Điều đó khiến cho chênh lệch thu nhập giữa người dân thành thị và cư dân nông thôn không những không được thu hẹp mà ngày càng mở rộng.

Mức chênh lệch về thu nhập giữa người dân thành thị với người nông dân thời kỳ đầu cải cách năm 1980 là 2,57 : 1, năm 1995 mức chênh lệch này tăng lên là 2,63 : 1 và đến năm 2007 là 3,32 :1 (xem bảng 3.3). Theo tiêu chuẩn mà quốc tế cùng công nhận thì mức chênh lệch về thu nhập giữa người dân thành thị và nông dân 1,5 : 1 là tương đối hợp lý, vượt quá 2,1 : 1 là đã hiếm thấy, như vậy với mức chênh lệch như hiện nay của Trung Quốc là quá cao. Có người còn dự đoán rằng, nếu dựa vào tốc độ tăng trưởng nhanh như từ năm 1998 đến năm 2007, thì đến khi GDP bình quân đầu người của người Trung Quốc đạt 3000 USD/năm, tỷ lệ chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc sẽ tăng lên từ mức hơn 3,32 : 1 hiện nay lên đến 5 : 1 [1, 30]. Còn dựa theo lý luận hình chữ U ngược”5 trong chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn của nhà kinh tế học người Mỹ Simon Kuznets, rất nhiều học giả Trung Quốc chỉ ra rằng, xu thế biến động chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc cũng có dạng chữ U ngược, trước mắt mức chênh lệch thu nhập này còn chưa đạt tới đỉnh điểm cao nhất hay chưa đi tới điểm ngoặt của hình chữ U ngược, vì thế xu thế doãng rộng chênh lệch thu nhập sẽ tiếp tục tăng lên ít nhất trong vòng 5 đến 10 năm nữa [84].

Bảng 3.3: Thu nhập và chênh lệch thu nhập giữa người dân thành thị và nông thôn Trung Quốc

Năm

Thu nhập thuần bình quân đầu người của cư dân nông thôn (NDT)

Thu nhập khả dụng bình quân đầu người cư dân thành thị (NDT)

Tỷ lệ chênh lệch


5 Đặc điểm xu hướng biến động của chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn ở các nước đang trong quá tình thực hiện công nghiệp hoá theo mô hình “hình chữ U ngược” của nhà kinh tế học người Mỹ Simon Kuznets là, trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hoá, chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn có xu hướng doãng rộng, trung kỳ, chênh lệch này có xu hướng tương đối ổn định, còn hậu kỳ có xu hướng thu hẹp dần. http://web.cenet.org.cn/web/gongql/index.php3?file=detail.php3&nowdir=&id=23367&det ail=1

133,6

343,4

2,57

1980

191

477,6

2,5

1985

397

739,1

1,86

1990

630

1510,2

2,2

1995

1578

4283

2,63

2000

2253

6280

2,79

2001

2366

6859,6

2,9

2003

2622

8472

3,23

2005

3255

10493

3,22

2006

3587

11759

3,28

2007

4140

13786

3,32

2008

4761

15781

3.31

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí