Dự Báo Các Nhu Cầu Cơ Bản Của Huyện Mù Cang Chải Đến Năm 2020



các loài cây lá rộng thường xanh và cây lá kim như: Pơ mu, Thông tre, v.v… Đặc biệt trên phần đỉnh núi phía đông có một thung lũng rộng gần 1km2, với kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim á nhiệt đới với một số loài cây ưu thế như: Thiết sam, Bông sứ, Re hương, Sồi Lào có đường kính lớn trên 1m. Khu bảo tồn có tính đa dạng cao về thực vật, qua kết quả 3 đợt điều tra của Tổ chức Bảo tồn động, thực vật Quốc tế (FFI) đã thống kê được 788 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 480 chi, 147 họ và 5 ngành, trong đó có 33 loài thuộc diện quí hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới.

Trong đó có 2 loài thuộc cấp nguy cấp, 4 loài thuộc cấp bị đe dọa nguy cấp, 7 loài thuộc cấp hiếm, 190 loài gỗ thuộc 54 họ, chủ yếu là nhóm gỗ hồng sắc và tạp mộc.

Theo đó cũng đã phát hiện 267 loài cây làm thuốc theo kinh nghiệm của y học cổ truyền dân tộc, những cây thuốc này có thể sử dụng vào các bài thuốc, toa thuốc đông y để chữa trị nhiều chứng bệnh đau xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh gan, thận, cảm sốt và bệnh ngoài da, v.v… Đây cũng là nơi có hệ động vật rừng đa dạng, phong phú với 241 loài, thuộc 74 họ, của 24 bộ động vật xương sống, trong đó có 54 loài thú, 132 loài chim, 26 loài bò sát, 26 loài lưỡng thể, đặc biệt có 42 loài động vật quí hiếm trong sách Đỏ Việt Nam và 28 loài ở mức độ bị đe dọa toàn cầu. Đặc biệt hơn là loài vượn đen tuyền hiện ở Việt Nam chỉ còn khoảng 120 cá thể, thì ở rừng Chế Tạo có khoảng 100 cá thể; các loài chim như: Gà lôi, gõ kiến, cú mèo, đại bàng; riêng khướu có đến 41 loài như: Khướu vằn, khướu đầu hung, khướu đuôi cụt, khướu lùn đuôi đỏ, v.v…

Nơi đây cũng mang những nét văn hóa đặc trưng của đa phần đồng bào dân tộc Mông với một nền văn hóa phong phú, đa dạng phản ánh nhận thức về cuộc sống thực tại gắn với thiên nhiên và nét văn hóa đặc trưng trong các làn điệu dân ca như: Tiếng hát tình yêu, cưới xin, ru con, đặc biệt dân ca Mông thông qua tiếng sáo Mông đã làm xao xuyến long biết bao du khách; qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và đồng thời lưu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống vốn có của địa phương.



b) Mức độ đe dọa đối với hệ sinh thái rừng huyện Mù Cang Chải


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Mức độ đe dọa đối với tài nguyên thực vật:


Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 9

Trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tài nguyên rừng và đất rừng của huyện bị suy giảm đáng kể về chất lượng và số lượng. Các loài thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó phải kể đến các loài thực vật quý hiếm như Pơ mu, Thông tre. Hệ sinh thái rừng trở lên nghèo về trữ lượng và tổ thành loài thực vật. Dưới nhiều tác động tiêu cực như hiện nay nếu không có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt, kịp thời và quyết liệt thì nguy cơ mất rừng và suy giảm tài nguyên rừng là một xu thế tất yếu.

- Mức độ đe dọa đối với tài nguyên động vật:


Khu hệ động vật rừng Mù Cang Chải đã bị xâm hại trong những năm gần đây. Các loài thú lớn nhìn chung đã bị mất dần, dưới tác động của nạn săn bắt trộm, tập quán canh tác nương rẫy và săn bắn của người Mông kéo theo hệ động vật rừng nơi đây vốn phong phú, đa dạng khó tránh khỏi nguy cơ biến mất trong thời gian tới. Các loài vượn đen tuyền, gà lôi, khứu vằn, khướu đầu hung, v.v… đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Sự tồn tại của hệ động vật rừng quý hiếm này thực sự trở nên mong manh, và có nguy cơ biến mất nếu không có các biện pháp bảo vệ kịp thời và quyết liệt từ các ban ngành thì nguy cơ xóa sổ là rất lớn.

- Nguyên nhân gây suy giảm hệ sinh thái rừng Mù Cang Chải:


+ Nguyên nhân trực tiếp: Các hoạt động liên quan đến lửa rừng, hoạt động khai thác lâm sản quá mức, lực lượng cán bộ quản lý bảo vệ rừng còn mỏng, cơ sở vật chất nghèo nàn, v.v…

+ Nguyên nhân gián tiếp: Sức ép gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung, nhận thức của người dân còn hạn chế, tác động từ nền kinh tế thị trường, v.v…



3.1.3. Dự báo các nhu cầu cơ bản của huyện Mù Cang Chải đến năm 2020


3.1.3.1. Dự báo dân số, đói nghèo, sự phụ thuộc vào rừng


a) Dự báo dân số, đói nghèo


- Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội dài hạn


Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mù Cang Chải phải được đặt

trong và gắn chặt với quá trình phát triển chung của tỉnh Yên Bái và vùng Tây Bắc.


Phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của vùng, tăng trưởng bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiệu quả, hiện đại.

Phát triển kinh tế, sản xuất phải mang tính hàng hóa, trọng tâm là phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, giải quyết được vấn đề an ninh lương thực tại chỗ, từng bước hình thành sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thị trường trong và ngoài khu vực; thu hút mạnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến, thủy điện, các ngành dịch vụ, du lịch, v.v... tạo bước đột phá cho mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Quá trình phát triển kinh tế gắn với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giảm tối đa số hộ nghèo; xóa dần khoảng cách chênh lệch về mức sống của người dân giữa các xã trong huyện.

Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, tạo cơ sở bền vững cho các hoạt động sản xuất phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái.



- Dự báo về dân số, đói nghèo:


Tính đến 31/12/2011 dân số huyện Mù Cang Chải là 51.498 người, mật độ trung bình 42,99 người/km2. Mật độ phân bố dân cư không đồng đều, đa phần tập trung ở trung tâm huyện, các thị tứ như: Ngã Ba Kim, Khao Mang, Nậm Khắt, Hồ Bốn, tại các xã mật độ dân cư thưa thớt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện còn cao, bình quân giai đoạn năm 2006 – 2011 là 2,3%/năm. Dự báo trong thời gian tới, giai đoạn 2012 – 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 2,2%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 2,0%/năm. Theo đó dân số của

huyện Mù Cang Chải đến năm 2015 là 56.181 người và 62.029 người vào năm 2020 (chưa kể số dân tăng thêm, giảm đi do di dân tự do).

Hiện tại và tương lai, sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái ở địa phương do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng và đất rừng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dân số gia tăng kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến nhu cầu về các lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp. Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ môi trường như nước sạch, đa dạng sinh học và vẻ đẹp cảnh quan cũng sẽ gia tăng. Xu hướng này sẽ tăng thêm mâu thuẫn giữa mục đích bảo vệ, bảo tồn tài nguyên rừng với sản xuất và tiêu dùng. Gia tăng dân số cơ học tạo ra các nhu cầu ngày càng cao về gỗ, củi, dược liệu, v.v…, bên cạnh đó tạo ra các nguồn rác thải lớn gây ô nhiễm môi trường nước, không khí. Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái; là một nhân tốc đóng góp cho sự nóng lên của trái đất và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính (Lượng carbon dioxit thải ra môi trường do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người), gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu và những hệ lụy kéo theo của nó như: Các hiện tượng thời tiết cực đoan, bão lũ, lũ quét, lũ ống, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.



Thành phần dân tộc của huyện có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ yếu là người Mông chiếm gần 90% dân số. Phong tục tập quán của người Mông chủ yếu là sinh sống rải rác trên các sườn núi cao, nên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, việc tổ chức thay đổi tập quán sinh hoạt và sản xuất lạc hậu để phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn hạn chế. Hơn nữa, việc đa số cộng đồng dân tộc người Mông sinh sống trên các sườn núi cao, có cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài nguyên rừng và đất rừng, nên khó tránh khỏi những áp lực ngày càng tăng đối với tài nguyên rừng và đất rừng nơi đây về nhu cầu thiết yếu của người dân về đất ở, đất sản xuất, gỗ, củi, cây thuốc, dược liệu, v.v....

Số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 26.738 người, chiếm 51,92% tổng dân số. Do đặc điểm huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn và chủ yếu là đồng bào dân tộc, nên chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất hiện nay, toàn huyện mới chỉ có khoảng 4,5% số lao động đã qua đào tạo. Trình độ dân trí của người dân còn thấp, tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng và đất rừng nơi đây còn thấp, v.v...

Năm 2011 bình quân thu nhập đầu người của huyện ước đạt 5 triệu đồng/người/năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm là 7% đưa tỷ lệ hộ đói nghèo từ 75,83% (theo tiêu chí nghèo) năm 2005 xuống còn 40,44% vào năm 2011.

Để giảm sức ép của sự gia tăng dân số đối với môi trường đã có nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng thực tế chưa có giải pháp nào tối ưu; nhiều ý kiến cho rằng, điều quan trọng là cần thực hiện tốt chính sách dân số nhằm điều tiết sự phát triển dân số hợp lý; điều chỉnh quá trình di cư, bảo đảm sự phân bố dân cư, lao động hợp lý, phù hợp với các đặc điểm, điều kiện, tình hình phân bố lực lượng sản xuất của từng địa phương. Có chính sách giải pháp phát triển kinh tế đồng đều ở các địa phương. Bên cạnh đó cần giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường, ý



thức và trách nhiệm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng và đất rừng.

b) Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng


Huyện Mù Cang Chải có khoảng 69.464ha đất có rừng, chiếm 87,14% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 58,00% diện tích tự nhiên, với độ che phủ rừng không ngừng được nâng lên, năm 2010 đạt 52,2%, tăng lên gần 60% vào năm 2012 và phấn đấu đến năm 2015 đạt 63%. Chủ yếu tài nguyên rừng và đất rừng của huyện là rừng đặc dụng với Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có 20.108,20ha, rừng phòng hộ đầu nguồn các chi lưu của sông Đà 55.541,99ha, nên tài nguyên động thực vật rừng, lâm sản ngoài gỗ, v.v… của huyện rất đa dạng và phong phú. Cuộc sống của đại đa số đồng bào dân tộc của huyện phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, lâm sản ngoài gỗ và sản xuất lương thực trên đất dốc (phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, củi, săn bắt chim thú và các lâm sản ngoài gỗ); hơn nữa với gần 90% dân tộc người Mông của huyện sống trên các sườn núi cao, với các phương thức canh tác đất dốc lạc hậu, cộng với địa hình tương đối phức tạp, việc đầu tư về giống, vốn, kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nên việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, năng suất cây trồng thấp. Trong khu vực vẫn còn tình trạng sử dụng đất theo các phương thức cổ truyền không có các biện pháp cải tạo làm giầu rừng và cải tạo đất rừng, chưa áp dụng các biện pháp chống xói mòn để bảo vệ đất đai, dẫn đến tình trạng đất dốc chỉ canh tác được 2 – 3 năm, năng suất giảm phải bỏ hoang làm diện tích đất nương rẫy, đất thoái hóa trên toàn khu vực chiếm tỷ lệ cao.

Việc xây dựng và phát triển các mô hình NLKH, kinh tế trạng trại của địa phương còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây, kinh tế của huyện Mù Cang Chải từng bước được cải thiện bằng các chương trình, dự án của Chính phủ đầu tư cho phát triển lâm nghiệp như dự án 327 (Phủ xanh đất trống đồi núi trọc), dự án 661 (Trồng mới 5 triệu ha rừng), chương trình 30a (Giảm nghèo nhanh và bền vững), v.v… nhận thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt,



góp phần làm giảm nhanh số hộ nghèo và áp lực đối với rừng của huyện Mù Cang Chải. Trong những năm tới Đàng và Nhà nước cần quan tâm tiếp tục có nhiều chính sách, dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp hơn nữa bằng những hoạt động sản xuất kinh doanh thiết thực, nhiều mô hình để người dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân, v.v… thì sự phụ thuộc vào tài nguyền rừng và đất rừng của người dân sẽ giảm đi đáng kể, và dần dần thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây từ sự phụ thuộc vào rừng thay thế vào đó họ sẽ sống bằng nghề rừng.

3.1.3.2. Dự báo về phát triển tài nguyên rừng


a) Tiềm năng đất đai cho phát triển lâm nghiệp


Với 66,56% diện tích đất tự nhiên của huyện là đất lâm nghiệp, hướng khai thác tốt nhất tiềm năng loại đất này hiện nay là làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, tăng cường khoanh nuôi, tái sinh rừng, tăng tỷ lệ che phủ đất rừng. Theo kết quả kiểm kê cho thấy, tiềm năng mở rộng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Mù Cang Chải còn rất lớn. Diện tích đất chưa sử dụng có khả năng khai thác vào mục đích lâm nghiệp khoảng trên 10.000ha, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Với diện tích này, có thể tập trung mởi rộng diện tích rừng sản xuất với những loại cây có giá trị kinh tế như Xoan ta, Quế, Mây, v.v… là những loài sinh trưởng nhanh, thích hợp với điều kiện đất đai của vùng. Đồng thời, kết hợp trồng rừng phòng hộ với rừng kinh tế, với các loài cây trồng chủ yếu là Thông mã vĩ, Pơ mu, Lát hoa, v.v… Đây là phương thức sử dụng dất có hiệu quả, phát huy được tiềm năng đất lâm nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn huyện.

b) Dự báo nhu cầu phát triển tài nguyên rừng


Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho lâm nghiệp của huyện đến năm 2020 là 96.269,77ha, chiếm 80,38% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên của huyện là 51.069,99ha, chiếm 76,21% tổng diện tích đất có rừng của huyện (67.013,83ha). Trong những năm gần đây tài nguyên rừng của huyện bị tác động



mạnh, hiện các trạng thái rừng gỗ của huyện chủ yếu là: (i) Rừng trung bình (IIIA2) đây là loại rừng đã qua khai thác và có thời gian phục hồi tốt. Loại rừng này phân bố tập trung ở trong khu rừng đặc dụng bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải; (ii) Rừng nghèo (IIIA1), đây là loại rừng đã bị khai thác kiệt, tầng tán rừng bị phá vỡ và tạo nhiều lỗ trống trong rừng, với những loài cây rừng ít có giá trị kinh tế (Ràng ràng, Ngát, Bứa, Thôi ba, v.v...); (iii) Rừng hỗn giao tự nhiên (gỗ + tre nứa), đây là kiểu rừng thứ sinh manh nét đặc trưng của rừng ẩm nhiệt đới núi thấp ở Mù Cang Chải. Tiềm năng phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa, cây mọc nhanh có giá trị kinh tế cao của huyện còn khá lớn; hơn nữa diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp còn rất lớn (29.255,94ha) và điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển tài nguyên rừng của huyện.

Trong giai đoạn 2013 - 2020 cần đẩy mạnh công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung, làm giầu rừng; bảo vệ diện tích rừng hiện có kết hợp trồng rừng sản xuất bằng các loài cây gỗ lớn mọc nhanh, có giá trị kinh tế; trồng rừng sản xuất theo quy mô tập trung, trồng cây phân tán, phấn đấu đưa độ che phủ của rừng đạt khoảng 63% vào năm 2015 và ổn định đến năm 2020.

c) Dự báo nhu cầu về sử dụng gỗ, củi làm chất đốt và lâm sản


Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã có sự thay thế các chất đốt truyền thống (gỗ, củi) bằng các chất đốt khác như than đa, gas, biogas, v.v… nên nhu cầu về củi làm chất đốt của người dân đã giảm phần nào, tuy nhiên chỉ giảm ở các khu vực trung tâm huyện, các thị tứ (ngã ba Kim, Khao Mang, Nậm Khắt, Hồ Bốn), vùng thấp và các vùng phụ cận. Đối với các xã vùng cao, với gần 90% đồng bào dân tộc là người Mông sinh sống trên các sườn núi cao thì củi vẫn là chất đốt chính của người dân nơi đây.

Nhu cầu gỗ củi được ước đoán sẽ tăng theo cùng mức độ gia tăng dân số, giả thiết rằng lượng gỗ, củi tiêu thụ giảm đi ở khu vực thành thị bù lại lượng tiêu thụ gỗ, củi ở khu vực sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng lại tăng lên do tăng dân số. Nhu cầu gỗ củi được ước tính đến năm 2020 là 33 triệu m3. Theo tính toán, nhu cầu

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí