Vũ Tự Lập (1983): hệ thống phân loại 4 cấp áp dụng cho bản đồ các kiểu CQ Việt Nam tỉ lệ 1: 2.000.000, gồm: Lớp CQ phụ lớp hệ kiểu [49].
Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng ĐLTN tổng hợp (Viện Khoa học
Việt Nam) xây dựng bản đồ
“CQ Việt Nam” tỉ
lệ 1:2.000.000 (1983), hệ thống
phân loại có 7 cấp, dựa trên hệ thống phân loại của Nicolaev: Khối CQ hệ
phụ hệ lớp phụ lớp nhóm kiểu CQ. Trong đó kiểu CQ là cấp cơ sở, hiểu là kiểu các khu vực (CQ) tương tự nhau về mặt phát sinh, có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên trên lãnh thổ của cùng kiểu gần giống nhau, mặc dù sự phân bố của chúng ở xa nhau.
Năm 1983, tập thể tác giả phòng ĐLTN tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam) xây dựng bản đồ “CQ Tây Nguyên” tỉ lệ 1: 250.000, phục vụ nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN, KTXH, quy hoạch phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý lãnh thổ vùng, đưa ra hệ thống phân loại gồm 6 cấp: Hệ CQ lớp phụ lớp kiểu phụ kiểu hạng CQ. Đơn vị cơ sở là “ hạng CQ”, được phân chia căn cứ vào dấu hiệu địa mạo, kiểu địa hình phát sinh với đặc điểm của nền nham là chỉ tiêu cơ bản cho cấp phân loại này.
Để áp dụng vào NCCQ ở quy mô toàn quốc hay các khu vực cụ thể của nước ta, tập thể tác giả phòng ĐLTN Viện khoa học Việt Nam đã bổ sung thêm 2 cấp (phụ hệ và loại CQ) cho hệ thống phân loại trên. Gồm các cấp như sau:
Hệ thống phân loại CQ Việt Nam của phòng ĐLTN tổng hợp cho xây dựng bản đồ “CQ Tây Nguyên” tỉ lệ 1: 250.000 [49].
Bảng 1.4: Hệ thống phân loại CQ Việt Nam của phòng ĐLTN tổng hợp cho xây dựng bản đồ “CQ Tây Nguyên” tỉ lệ 1: 250.000
Đơn vị | Dấu hiệu đặc trưng | |
1 | Hệ CQ | Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ chu trình vật chất và năng lượng. |
2 | Phụ hệ CQ | Chế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt ẩm gây ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất. |
3 | Lớp CQ | Đặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ. |
4 | Phụ lớp CQ | Sự phân tầng bên trong của lớp. |
5 | Kiểu CQ | Đặc điểm sinh khí hậu (kiểu thảm thực vật phát sinh kiểu đất). |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 1
- Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 2
- Sơ Đồ Khái Quát Nội Dung Quá Trình Đánh Giá Tổng Hợp
- Nhiệt Độ Trung Bình Các Tháng Trong Năm (Đơn Vị: Độ C)
- Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 6
- Lao Động Đang Làm Việc Trong Các Ngành Kinh Tế Tại Thời Điểm Từ 1 7 Hàng Năm Đvt: Người
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Phụ kiểu CQ | Các đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng lớn tới các điều kiện sinh thái. | |
7 | Hạng CQ | Các kiểu địa hình phát sinh |
8 | Loại CQ | Sự giống nhau tương đối của các dạng địa lí của thể cấu thành dạng CQ (sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất). |
Các đơn vị cấu trúc hình thái CQ | ||
9 | Dạng địa lý | |
10 | Nhóm dạng | |
11 | Diện địa lý | |
12 | Nhóm diện |
6
ư Năm 1997, trong công trình “Cơ
sở CQ học của việc sử
dụng hợp lý tài
nguyên nhiên nhiên, BVMT lãnh thổ Việt Nam” các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh xây dựng hệ thống phân loại gồm 7 cấp, áp dụng cho bản đồ CQ Việt Nam tỉ lệ 1: 1.000.000 [10]. Nội dung và chỉ tiêu phân chia các cấp như sau:
Bảng 1.5: Hệ thống phân loại áp dụng cho bản đồ CQ Việt Nam tỉ lệ 1: 1.000.000
Cấp phân vị | Các chỉ tiêu phân chia | Một số ví dụ | |
1 | Hệ thống CQ | Đặc trưng trong quy mô đới tự nhiên, được quy định bởi vị trí lãnh thổ so với vị trí Mặt trời và các hoạt động tự quay của Trái đất xung quanh nó. | ư Hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa. |
2 | Phô | Đặc trưng định lượng của điều kiện khí | ư Phụ hệ thống CQ chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, ẩm với hệ thực vật Himalaya – cây cọ dầu. ư Phụ hệ thống CQ khí hậu nóng, ẩm với hai hệ thực vật tiêu biểu đặc trưng: Mã lai – Indonesia. |
hƯ | hậu được quy định bởi hoạt động của | ||
thèng | hoàn lưu khí quyển trong mối tương tác | ||
CQ | giữa điều kiện nhiệt ư ẩm ở quy mô á | ||
đới, quyết định sự tồn tại và phát triển | |||
của quần thể thực vật liên quan đến | |||
vùng sinh thái hệ thực vật. | |||
3 | Líp | Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa | ư Lớp CQ núi đặc trưng bởi quá trình di chuyển khe rãnh, rừng rậm thường xanh mưa mùa. ư Lớp CQ đồi. Di chuyển bề mặt – khe rãnh. |
CQ | hình lãnh thổ, quyết định quá trình thành | ||
tạo, thành phần vật chất mang tính phi | |||
địa đới, biểu hiận bằng các đặc trưng | |||
định lượng, của cân bằng vật chất, quá | |||
trình di chuyển vật chất, lượng sinh |
khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của | ư Lớp CQ đồng bằng tích tụ vật chất. ư Lớp CQ đảo ven bờ ư quá trình tích tụ và di chuyển hỗn hợp. | ||
quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái | |||
được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu | |||
tố địa hình và khí hậu. | |||
4 | Phụ | Đặc trưng trắc lượng hình thái trong | ư Phụ lớp CQ trên núi cao. ư Phụ lớp CQ trên núi trung bình. ư Phụ lớp CQ trên núi thấp. ư Phụ lớp CQ trên cao nguyên cao. ư Phụ lớp CQ đồng bằng ven biển. |
lớp | khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật | ||
CQ | chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình | ||
thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và | |||
đặc trưng của quần thể thực vật: sinh | |||
khối, mức độ tăng trưởng, tuần hoàn | |||
sinh vật theo các ngưỡng độ cao. | |||
5 | Kiểu | Những đặc điểm sinh khí hậu | ư Kiểu CQ rừng rậm nhiệt đới, mưa mùa trên núi thấp,.. ư Kiểu CQ rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa trên núi thấp. |
CQ | chung quyết định sự thành tạo các | ||
kiểu thảm thực vật, tính thích ứng | |||
của đặc điểm phát sinh quần thể | |||
thực vật theo đặc trng biến động | |||
của cân bằng nhiệt ẩm. | |||
6 | Phụ | Những đặc trưng định lượng sinh khí | ư Phụ kiểu CQ rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa với một mùa khô kéo dài, không có mùa đông lạnh. |
kiểu | hậu cực đoan quyết định thành phần loài | ||
CQ | của kiểu thảm thực vật, quy định | ||
ngưỡng tới hạn phát triển của các loài | |||
thực vật cấu thành các kiểu thảm theo | |||
nguồn gốc phát sinh. | |||
7 | Loại | Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ | ư Loại CQ cây bụi trảng cỏ nghèo kiệt trên đất xói mòn trơ sỏi đá vùng đồi. |
(nhóm | giữa các nhóm quần xã thực vật và các | ||
loại) | loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, | ||
CQ | quyết định mối cân bằng vật chất của | ||
CQ qua các điều kiện khí hậu, thổ | |||
nhưỡng và sự tác động của các hoạt | |||
động nhân tác. |
Năm 2004, khi nghiên cứu về CQ dải ven biển đồng bằng sông Hồng, tác giả Phạm Thế Vĩnh đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Hệ phụ hệ dải lớp
kiểu hạng loại [50].
Đánh giá CQ cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, tác giả Vũ Quốc Đạt (2006) đã xây dựng hệ thống phân loại áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu gồm 5 cấp: Lớp
phụ lớp kiểu phụ kiểu loại [7].
Qua hệ thống phân loại CQ của các tác giả, có thể thấy: Có sự khác nhau rõ rệt giữa các hệ thống phân loại. Nghiên cứu ở tỉ lệ bản đồ khác nhau xuất hiện các đơn vị phân loại khác nhau; Lãnh thổ càng nhỏ, đơn vị phân vị càng chi tiết như: Mai Sơn (Sơn La) [7], A Lưới (Thừa ThiênHuế) [15]; Một số đơn vị cơ sở được nhiều tác giả thừa nhận, đó là: lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ, phụ kiểu CQ và loại CQ.
Như vậy, tên gọi một CQ ở các hệ thống phân loại khác nhau là không đồng nghĩa với nhau. Do đó, khi NCCQ một lãnh thổ cần hiểu đúng bản chất, không thể hiểu theo tên gọi của chúng.
1.1.3.2. Bản đồ CQ
* Quan niệm chung về bản đồ CQ
Mỗi đơn vị phân loại CQ là một hợp phần của vỏ Trái đất. Các thể tổng hợp TN đều chịu ảnh hưởng của hoạt động nhân tác với nhiều biện pháp kĩ thuật khác nhau. Hoạt động nhân tác tích cực hay tiêu cực đều làm thay đổi CQ. Do đó, nghiên cứu các đơn vị CQ phải xét chúng trong mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần. Đối tượng và kết quả nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần được thể hiện lên bản đồ. Bản đồ CQ phản ánh đầy đủ, khách quan đặc điểm, quy luật hình thành, phân bố của các thành phần, yếu tố TN và mối quan hệ giữa các đơn vị CQ trên một lãnh thổ. NCCQ, ĐGCQ phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên, BVMT và PTBV đòi hỏi những nghiên cứu tổng hợp, đặc biệt là xây dựng bản đồ tổng hợp bản đồ CQ.
“Bản đồ CQ là một bản đồ tổng hợp, phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm của TN, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các hợp phần riêng lẻ của TN” [10, tr.59].
* Nguyên tắc nghiên cứu thành lập bản đồ CQ
Nghiên cứu và xây dựng bản đồ CQ được dựa trên những nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc đó là:
+ Nguyên tắc phát sinh hình thái: Nguyên tắc này đòi hỏi phân tích chi tiết quy luật phân hoá lãnh thổ tạo thành các đơn vị CQ các cấp, xác định quá trình phát sinh, phát triển các đơn vị CQ, so sánh với quá trình phát triển hiện tại của chúng, từ đó dự đoán động lực sự phát triển tương lai của CQ.
Những CQ cùng nguồn gốc phát sinh, hình thái tương đối giống nhau được xếp vào cùng đơn vị cấp lớn hơn. Đơn vị lãnh thổ có hình thái tương đối đồng nhất,
nhưng không cùng nguồn gốc phát sinh, được phân thành những đơn vị CQ khác
nhau. Trên cơ sở đó vạch ra ranh giới các cấp đơn vị CQ. Đây là cơ sở khoa học để điều khiển và sử dụng hợp lí các CQ [49, tr. 35].
+ Nguyên tắc tổng hợp: Các đơn vị CQ là thể tổng hợp TN thống nhất, phân tích và vạch ra ranh giới các CQ đúng với thực tế là rất khó khăn. Khi xây dựng bản đồ CQ, người ta thường sử dụng nhân tố trội để xác định ranh giới các đơn vị CQ. Nếu sử dụng nhân tố trội như là một phương pháp chính, kết quả sẽ gần giống với bản đồ của một yếu tố nào đó. Cho nên nhân tố trội chỉ sử dụng để phác thảo, còn khi vạch ranh giới chính thức của các đơn vị CQ cần xét tất cả các hợp phần đã tạo nên CQ đó trong mối quan hệ tương hỗ với nhau.
+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Hệ thống đơn vị CQ gồm nhiều cấp. Mỗi đơn vị có số lượng chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ giữa các hợp phần của CQ. Đơn vị cấp lớn bao hàm ít nhất hai đơn vị cấp nhỏ hơn. Những đơn vị cấp nhỏ có đặc trưng tương đồng, tổ hợp thành đơn vị cấp lớn hơn. Vậy tính đồng nhất ở mỗi cấp chỉ là đặc trưng chung nhất cho cấp đó. Những cấp càng nhỏ, tính đồng nhất các hợp phần càng cao. Theo nguyên tắc này, những đơn vị CQ cùng nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tương đối đồng nhất đều có thể xếp vào cùng cấp, mặc dù chúng có thể phân bố xa nhau.
Các nguyên tắc trên có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Một bản đồ CQ vừa thể hiện cấu trúc đồng nhất của CQ, phân biệt chức năng TN của chúng, vừa phản ánh hiện trạng TN, hiện trạng sử dụng lãnh thổ. Luận văn đã áp dụng những nguyên tắc này trong quá trình xây dựng bản đồ CQ vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp tỉ lệ 1: 100.000.
* Phương pháp thành lập bản đồ CQ
Để xây dựng bản đồ CQ, các phương pháp được sử dụng bao gồm:
+ Các phương pháp truyền thống: phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh theo đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp CQ, phương pháp phân tích tổng hợp để xác định đơn vị CQ các cấp, cũng như thể hiện khoanh vi trên bản đồ CQ.
+ Phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến, theo điểm chìa khoá là phương pháp quan trọng nhằm kiểm tra, đối chứng với kết quả đã thực hiện trong phòng.
+ Để chính xác hoá ranh giới các đơn vị CQ trong phạm vi các lãnh thổ không thể đến quan trắc, khảo sát tại chỗ (do địa hình quá phức tạp, khoảng cách xa xôi cũng như thời gian hạn chế), chúng tôi đã sử dụng phương pháp bản đồ, phương pháp viễn thám, những phương pháp hữu hiệu này đã khẳng định ưu thế của chúng đối với phương pháp cổ truyền khác.
Trong khi xây dựng bản đồ CQ vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi đã áp dụng linh hoạt các nguyên tắc và phương pháp trên với mục tiêu đảm bảo khoa học, chính xác và khách quan.
1.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN phục vụ phát triển kinh tế vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp
ĐGCQ phục vụ sản xuất, quy hoạch có ý nghĩa thiết thực cho sử dụng hợp lí TNTN, lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế, BVMT theo hướng PTBV.
Ngày càng nhận thức được mức độ quan trọng của đất ngập nước với nhiều đặc điểm nguyên sinh, có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển khi duy trì được tính tổng hợp về chức năng của chúng chứ không phải là chuyển chúng sang sử dụng đơn mục đích. Nói cách khác, nếu được sử lý một cách nhạy bén, khi các hệ sinh thái này ở nguyên trạng thái tự nhiên thì có thể đáp ứng được một loạt các sản phẩm và dịch vụ về môi trường và cuộc sống.
Có thể
cho rằng các hệ
sinh thái tự
nhiên, tính
đa dạng sinh học
đất ngập
nước vùng Đồng Tháp Mười đã bị suy giảm nghiêm trọng, cảnh quan tự nhiên đã thay đổi sau một thời gian khai thác cho mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp cho cả vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long. Trước nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học và hủy diệt các nguồn gen quý hiếm, một số nỗ lực về công tác bảo tồn và phục hồi tính đa dạng sinh học vùng nói chung đã được đặt ra.
Thông qua những nỗ lực này, các khu bảo tồn thiên nhiên đã được hình thành, và Khu bảo tồn đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười được thành lập nhằm thực hiện những mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng đất ngập nước điển hình đầu tiên ở Việt nam.
Tình hình nghiên cứu ở vùng Đồng Tháp Mười
Quyết định số 356/QĐBTNMT ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Dự án tổng thể “ Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa hình – thuỷ văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long”
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất ngập nước điển hình của quốc gia với chế độ ngập lũ, ngập mặn và hệ thống sông rạch chằng chịt, có các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm và các hệ sinh thái nông nghiệp rất phát triển… Những tiềm năng đó mở ra nhiều triển vọng để ĐBSCL phát triển nhanh, trở thành một vùng kinh tế quan trọng của đất nước. Vuǹ g ĐBSCL có12 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) vàthaǹ h phốCần Thơ.
Đồng bằng sông Cửu Long một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng
động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia...)
Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn; địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng khać ở nước ta.
Trong báo cáo Quy hoạch vùng phát triển cá tra tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Tỉnh đề ra quan điểm và phương hướng phát triển như sau:
Quan điểm phát triển
Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên mặt đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020.
Phát triển sản xuất thuỷ sản theo định hướng thị trường, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Lấy hệ thống nuôi cá tra thâm canh theo hướng an toàn làm mục tiêu phát triển và thu hút nguồn lực đầu tư của nhiều thành phần kinh tế. Phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản theo hướng mở, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sang nuôi các loại thuỷ sản khác khi cần thiết. Bên cạnh đó, phải chú trọng đến các vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ môi trường trong các vùng quy hoạch.
Phương hướng phát triển
Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến để nuôi cá tra năng suất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, ưu tiên đầu tư ở vùng có cấp độ thích nghi tốt, khá.
Trong quá trình phát triển vùng sản xuất tập trung, các huyện, thị, thành phố có thể chủ động điều chỉnh diện tích quy hoạch giữa các vùng nuôi trên địa bàn nhưng đảm bảo tổng diện tích vùng nuôi không vượt quá tổng diện tích quy hoạch và chỉ được điều chỉnh diện tích giữa vùng thích nghi tốt và thích nghi khá, không điều chỉnh diện tích từ vùng thích nghi tốt, khá sang vùng thích nghi trung bình.
Tập trung đầu tư vùng sản xuất giống cá tra với quy mô lớn tập trung ở các huyện có nghề ương nuôi truyền thống như: Hồng Ngự, Cao Lãnh.
Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học và hệ thống dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra, theo hướng ổn định và bền vững.
Cơ sở thực tiễn trên cho thấy ĐGCQ phục vụ phát triển Nông – Lâm nghiệp và du lịch vùng ĐNN Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp có ý nghĩa thiết thực,
góp phần vào sự phát triển chung của toàn tỉnh. Việc đánh giá tổng hợp ĐKTN,
TNTN cho mục tiêu phát triển Nông – Lâm nghiệp và du lịch vùng ĐNN không những là cơ sở quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, BVMT vùng ĐNN nội địa đặc trưng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp mà còn là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách.
1.3. Quy trình nghiên cứu
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, để hoàn thành luận văn, chúng tôi thực hiện theo quy trình sau:
Hình 1.4: Quy trình nghiên cứu ĐGCQ vùng ĐNN Đồng Tháp Mười. Đồng Tháp
1. Công tác chuẩn bị
- Tổng quan tài liệu
- Xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vu, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
- Xây dưng kế hoạch thực hiện
2. Điều tra, đánh giá tổng hợp
Các nhân tố thành tạo Phân loại CQ, đặc điểm CQ
Các nhân tố tự nhiên
Địa chất, địa hình,
Khí hậu, thuỷ văn
Các nhân tố KT XH
Dân cư, lao động
Các hoạt động kinh
Thô vật
nhưỡng, sinh
tế
Thực trạng KTXH
Xây dựng bản đồ CQ
hơ |
Xây dựng kiến nghị sử dụng hợp lý vùng ĐNN Đồng Tháp mười
3. Đề xuất hướng sử dụng
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Các nhân tố thành tạo CQ
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên