Sơ Đồ Khái Quát Nội Dung Quá Trình Đánh Giá Tổng Hợp

Việc lựa chọn đúng phương pháp đánh giá quyết định mức độ chính xác, chi tiết và kết quả công tác đánh giá. Phương pháp tổng hợp bao gồm: phương pháp mô hình chuẩn (mô hình hoá tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính, phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số... Quá trình đánh giá có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.

Trong đánh giá, cần tìm hiểu nhân tố giới hạn (nhân tố loại trừ khả năng sử

dụng vào một mục đích nào đó). Việc xác định được nhân tố giới hạn giúp đơn

giản hoá quá trình đánh giá. Vì địa tổng thể chứa đựng nhân tố giới hạn nào đó

được xem là bất lợi cho việc sử dụng sẽ không được đánh giá, mặc dù các nhân tố khác của nó thuận lợi hay trung bình.

Thang bậc đánh giá: tuỳ theo yêu cầu đánh giá (khái quát hoặc chi tiết),

thường lựa chọn thang đánh giá từ 2,3... 10 cấp hoặc nhiều hơn.

Chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn phụ thuộc đối tượng, mục đích đánh giá. Yêu cầu của chỉ tiêu là các đặc điểm đặc trưng của lãnh thổ (có thể là chỉ tiêu giới hạn đối với mục đích sử dụng lãnh thổ đó). Bao gồm: các chỉ tiêu tự nhiên; các chỉ tiêu KT­XH và hoạt động nhân tác. Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tuân thủ các nguyên tắc:

+ Chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với yêu cầu của chủ thể (dạng sử dụng).

+ Số lượng yếu tố chỉ tiêu lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng tính chất của các CQ đã biết và liệt kê trong bảng đánh giá.

+ Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hoá trong không gian.

Tuỳ vào mục đích đánh giá, số lượng và mức độ quan trọng của chỉ tiêu đánh giá sẽ thay đổi. Với mỗi mục đích, lựa chọn những loại chỉ tiêu thích hợp, xác định trọng số theo thứ tự ưu tiên cho từng chỉ tiêu.

Trong đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN, lựa chọn phương pháp, thang bậc hay hệ thống chỉ tiêu đánh giá là rất phức tạp. Nó phụ thuộc chặt chẽ vào mức

độ phân hoá của TN, sự nhạy cảm và hiểu biết nhuần nhuyễn TN lãnh thổ của

người nghiên cứu. Kết quả đánh giá còn được kiểm nghiệm và điều chỉnh lại cho phù hợp với từng ngành sản xuất trên lãnh thổ nghiên cứu. Trong quá trình đánh giá,

tổng hợp hoặc thay đổi phương pháp là tất yếu để đạt kết quả đánh giá chính xác và hiêu quả.

Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Xô Viết, các mô hình

đánh giá tổng hợp khái quát cho các lãnh thổ: mô hình đánh giá chung của Mukhina

L.I (1970); mô hình đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN cộng hoà Ucraina của Marinhich A.M (1970); mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ CH Ucraina của Sisenko

P.G (1983) và nhiều công trình khác. Có thể khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp theo mô hình sau [10]:

Hình 1.2: Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp



Đánh giá tổng hợp

Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp TN đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể

Đặc điểm sinh thái công trình đặc trưng kĩ thuật – công

nghiệp của các ngành sản xuất

Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp TN

Đề xuất các kiến nghị

sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường


1.1.3. Hệ thống phân loại CQ và bản đồ CQ

1.1.3.1. Hệ thống phân loại CQ

* Các nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống phân loại CQ

Phân loại CQ là khâu quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ. Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau, nhưng chưa có một hệ thống phân loại thống nhất cho từng cấp lãnh thổ cụ thể.

Theo tác giả Vũ Tự Lập và nhiều nhà NCCQ thì khi tiến hành phân loại CQ, đưa ra một hệ thống phân loại cho từng cấp, cần đảm bảo những nguyên tắc chung như sau [23,tr.95], [27,tr.114].

­ Phân loại riêng từng cấp phân vị, mỗi hệ thống có số lượng cá thể riêng, chỉ tiêu phân loại riêng và số lượng bậc phân loại riêng.

­ Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật phân hoá không gian phổ biến của địa lý quyển, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành nên các cấp.

­ Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cấp có thể áp dụng cho việc thành lập bản đồ CQ ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cả cho miền núi lẫn đồng bằng. Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, không thể có tình trạng không thể biết xếp một cá thể vào bậc phân loại nào, đồng thời cũng không được xếp một cá thể vào vài bậc phân loại khác nhau.

­ Mỗi bậc phân loại chỉ được dùng một tiêu chí. Nếu muốn dùng nhiều chỉ tiêu, thì phải kết hợp chúng lại thành một chỉ tiêu tổng hợp.

­ Hệ thống phân loại phải có số bậc hợp lý tuỳ thuộc vào tính chất của đối tượng phân loại. Tránh quá nhiều (sẽ gây rườm rà), tránh thiếu bậc (gây khó hiểu cho mối liên hệ giữa các bậc). Nên chọn những yếu tố quan trọng chi phối hoặc đại diện nhiều yếu tố khác nhau.

­ Chú ý đến danh pháp cho từng bậc phân loại khác nhau, đồng thời đơn vị bậc dưới nên có dấu vết của bậc trên trong tên gọi và kí hiệu.

Những nguyên tắc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Luận văn đã áp dụng linh hoạt các nguyên tắc này trong quá trình phân loại CQ cho khu vực nghiên cứu.

Sự phân hoá của CQ là phân hoá cấu trúc của các thành phần. Các thành phần này xâm nhập, tác động tương hỗ với nhau. Mối tương quan giữa các thành phần CQ không biểu hiện lên bề mặt Trái đất. Nghiên cứu đặc trưng cấp phân vị cần dựa vào tổng thể các dấu hiệu địa đới và phi địa đới. Thống nhất giữa quy luật địa đới và phi địa đới là sự thống nhất biện chứng. Mặt nào đó trội lên thì mặt kia sẽ giữ vai trò thứ yếu. Do đó, khi phân loại không nên xét chúng trong mối quan hệ đồng cấp.

Xây dựng một hệ thống phân loại đầy đủ, các cấp ứng với các chỉ tiêu khác nhau, tránh những cấp mà chỉ tiêu chưa thật rõ ràng, chưa có sự thống nhất cao của nhiều nhà nghiên cứu. Mỗi chỉ tiêu phân hoá chỉ có ý nghĩa áp dụng đối với một vùng nhất định. Khó có thể áp dụng hệ thống phân loại, chỉ tiêu các cấp của vùng này cho vùng khác. Vì vậy, căn cứ vào đặc thù TN, sự phân hóa CQ của khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống phân loại CQ riêng cho lãnh thổ nghiên cứu là vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.

* Một số hệ thống phân loại phổ biến trong NCCQ

+ Một số hệ thống phân loại CQ trên thế giới

Cho đến nay, CQ học vẫn chưa có một hệ thống phân loại được nhiều người chấp nhận là đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp. Để xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ CQ vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi tham khảo một số hệ thống phân loại của tác giả nước ngoài. Chúng tôi không có ý định phân tích ưu khuyết điểm của các hệ thống, chỉ nêu một số hệ thống phân loại có tính chất phổ biến nhằm thuận cho việc xác lập hệ thống phân loại phù hợp với khu vực nghiên cứu.

Các hệ thống phân loại đều phân chia các cấp dựa vào quy luật địa đới và phi địa đới nhưng đánh giá vai trò của chúng là khác nhau, nên có sự khác nhau giữa các hệ thống và phân tán trong việc xây dựng hệ thống phân loại.

Hệ thống phân vị của phân vùng là hệ thống phân loại các thể tổng hợp ĐLTN cá thể. Trong nghiên cứu các thể tổng hợp ĐLTN cần phân chia theo các đơn vị kiểu loại. Hiện nay, xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ cũng sử dụng rộng rãi các đơn vị phân vùng theo kiểu loại để thể hiện các thể tổng hợp kiểu loại (các CQ). Sau đây là 3 công trình tiêu biểu của phân loại CQ theo kiểu loại.

­ Hệ thống phân loại CQ của A.G. Ixasenco (1961)

Gồm 8 bậc: Nhóm kiểu  kiểu  phụ kiểu  lớp  phụ lớp  loại  phụ loại  biến chủng (thể loại) [20], [43], [49].


Bảng 1.1: Hệ thống phân loại CQ của A.G. Ixasenco (1961)


STT

Đơn vị

Những dấu hiệu


1

Nhóm kiểu

Có những nét tương tự địa đới của các CQ trong phạm vi địa ô và lục địa khác nhau.


2


Kiểu

Có cùng điều kiện thủy nhiệt, cùng đặc điểm về cấu trúc, đồng nhất về quá trình di động của các nguyên tố hóa học, các quá trình ngoại sinh, sự hình thành thổ nhưỡng, thành phần và cấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 3


trúc các quần thể sinh vật.

3

Phụ kiểu

Có những khác nhau theo tính địa đới bậc thứ và những dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc.

4

Lớp

Mức độ tác động biến hình cao các nhân tố kiến tạo sơn văn tới cấu trúc đới của các CQ.

5

Phụ lớp

Ở miền núi ­ sự phát triển triển đầy đủ của dãy vòng đai ­ theo chiều cao điển hình.

6

Loại

Cùng chung nguồn gốc, kiểu địa hình, đá mẹ và cấu trúc hình thái ưu thế.

7

Phụ loại

Có một vài đặc điểm về bối cảnh.

8

Biến chủng (thể loại)

Những đặc điểm theo khí hậu của địa phương



­ Hệ thống phân loại CQ của N.A. Gvozdexki (1961)

Gồm 5 bậc: lớp  kiểu  phụ kiểu  nhóm  loại [23], [43], [49]


Bảng 1.2: Hệ thống phân loại CQ của N.A. Gvozdexki (1961)


STT

Đơn vị

Các dấu hiệu

1


Lớp

Những dấu hiệu địa chất ­ địa mạo quyết định tính chất biểu hiện tính địa đới và mối tương quan nhiệt ẩm

2


Kiểu

Những dấu hiệu mang tính đới (chỉ số khô hạn bức xạ, tuần hoàn sinh vật của các phần tử di động (COH) nguyên tố loại hình của sự di động theo nước, kiểu thực bì và thổ nhưỡng)

3

Phụ

Tính địa đới (các á đới theo chiều ngang và các vòng đai theo chiều cao) và tính địa khu theo kinh tuyến.


kiểu


(biến


thể của


kiểu)

4

Nhóm

Những đặc điểm địa chất ­ địa mạo

5

Loại

Tính đồng nhất về các ĐKTN và tính cùng kiểu về cấu trúc ngang (tổ hợp của các vi CQ).

­ Hệ thống phân loại CQ của Nhikolaev (1966)

Gồm 12 cấp: Thống  hệ  phụ hệ  lớp  phụ lớp  nhóm  kiểu  phụ

kiểu  hạng  phụ hạng  loại  phụ loại [10], [43], [49]


Bảng 1.3: Hệ thống phân loại CQ của Nhikolaev (1966)


ST T

Đơn vị

Các dấu hiệu

1

Thống

Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lí trong cấu trúc lớp vỏ CQ.

2

Hệ

Cân bằng nhiệt ẩm và biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố

trong không gian thông qua tính địa đới của các CQ.

3

Phụ hệ

Tính địa ô của các đới làm phân bố lại nền tảng nhiệt ẩm của

các đới

4

Lớp

Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo

chiều cao). Có hai lớp chủ yếu là đồng bằng và núi.

5

Phụ lớp

Sự phân hóa tầng trong cấu trúc CQ ở núi và đồng bằng làm phân

hóa cường độ các quá trình địa lí TN.

6

Nhóm

Những đặc điểm chế độ địa hóa theo mức độ thoát nước.

7

Kiểu

Những chỉ số sinh khí hậu.

8

Phụ kiểu

Mang dấu hiệu của kiểu nhưng ở cấp phụ kiểu thổ nhưỡng và phụ lớp quần thể thực vật mang tính chất là các quần thể

chuyển tiếp.

9

Hạng

Các kiểu địa hình phát sinh.

10

Phụ

hạng

Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt.

11

Loại

Sự giống nhau của các dạng ưu thế.

12

Phụ

loại

Ưu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.


Những hệ

thống phân loại trên cho thấy: thứ

tự cấp bậc không đồng nhất

trong sơ đồ phân loại của các tác giả, có sơ đồ thì đặt cấp kiểu trên cấp lớp, đa số các sơ đồ lại đặt cấp lớp trên cấp kiểu.

+ Một số hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam.

­ Hệ thống phân loại của tác giả nước ngoài

­ Người đưa ra hệ thống phân vùng đầu tiên cho nước ta là T.N. Seglova

(Liên Xô cũ) trong công trình “Việt Nam” (1957) ­ tác phẩm địa lý Việt Nam ra đời đầu tiên. Ông sử dụng hệ thống phân vị đơn giản, có 2 cấp: vùng và á vùng.

­ Trong “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam”(1961) của Fridland, sử dụng hệ thống phân vị gồm 5 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp không rõ ràng. Miền Bắc Việt Nam được chia thành 3 lãnh thổ: đồng bằng, đồi, núi. Lãnh thổ đồng bằng và đồi, được chia ra tỉnh  vùng. Lãnh thổ núi chia theo hệ thống khác: lãnh thổ  quận

 á quận  đới (đối với khu vực đá silicat) hoặc vôi).

vùng (đối với các khu vực đá

­ Hệ thống phân vị này không chỉ rõ quan hệ của các cấp với cấp trên nó và không có chỉ tiêu cho từng cấp cụ thể [30].

­ Hệ thống phân loại của tác giả Việt Nam

Các tác giả nghiên cứu về CQ nước ta đưa ra nhiều hệ thống phân loại, nhưng chưa có một hệ thống phân loại chung cho toàn lãnh thổ. Các hệ thống phân loại có hướng tiếp cận khác nhau, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, số lượng cấp CQ trong hệ thống phân loại không giống nhau nhưng không mâu thuẫn về nguyên tắc phân chia.

Hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập (1974), áp dụng cho NCCQ miền Bắc

Việt Nam gồm 16 cấp [23]. Mỗi cấp phân vị có chỉ tiêu chuẩn đoán kèm theo. Đây là hệ thống phân loại đồ sộ, có tính lý thuyết cao, có nguyên tắc rõ ràng, phản ánh đúng đắn mối quan hệ không gian của địa lý quyển, có đầy đủ các cấp (phần đất liền) để phân vùng ở mọi tỉ lệ cho lãnh thổ có kích thước lớn nhỏ, cho cả miền núi và đồng bằng. Hệ thống phân loại này được xây dựng theo quan điểm các đơn vị CQ là những cá thể, không lặp lại trong không gian. Vì thế, không thể áp dụng cho bản đồ phân kiểu CQ. Trong hệ thống này có những đơn vị bắt buộc với chỉ tiêu chính xác để làm chỗ dựa cho phân vùng một lãnh thổ theo hướng “từ trên xuống” hoặc “từ dưới lên”, từ cấp lớn nhất (địa lí quyển) đến cấp nhỏ nhất (điểm địa lý). Chúng tôi nhận thấy khó áp dụng hệ thống phân loại này cho một lãnh thổ nhỏ như khu vực luận văn tiến hành nghiên cứu.


Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập (1974), áp dụng cho NCCQ miền Bắc Việt Nam

Quyển địa lý

Đất liền Đại dương

Ô địa lý Vòng địalý Xứ địa lý Đới địalý

Miền địa lý


Khu địa lý


Khối địa lý Á khu địa lý Đai cao địa lý

Cảnh địa lý

Á đai cao địa lý Á cảnh địa lý


Nhóm dạng địa lý Dạng địa lý

Á dạng địa lý Nhóm diện địa lý

Diện Địa lý Điểm địa lý

Ngoài hệ thống trên, có rất nhiều hệ thống phân loại khác:

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí