Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 2

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. Cơ sở lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế

1.1.1. Lí luận chung về nghiên cứu cảnh quan

1.1.1.1. Quan niệm về cảnh quan


Khái niệm CQ được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ XIX, có nghĩa là phong cảnh (tiếng Đức­ Landschaft). Theo lịch sử phát triển của CQ học, nhiều tác giả nghiên cứu về nó, đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau như: L.C.Berge (1931), [10], [20]; N.A. Xolsev (1948) [10], [20]; A.G. Ixatxenko (1965, 1991), [10], [20]; Armand

D.L. (1975), [1]; Vũ Tự Lập (1976), [23]; Nguyễn Cao Huần (2005), [19]...

Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của Địa lý học hiện đại. Không kể quan niệm CQ là phong cảnh như trên, hiện nay trong khoa học địa lý cùng tồn tại 3 quan niệm khác nhau về CQ: CQ là một khái niệm chung (F.N. Minkov, D.L. Armand,...), đồng nghĩa với tổng thể địa lý thuộc các đơn vị khác nhau; CQ là đơn vị mang tính kiểu hình (B.B. Polunov, N.A. Gvozdetxki,...); CQ là các cá thể địa lý không lặp lại trong không gian (N.A. Xolsev, A.G. Ixatxenko, Vũ Tự Lập...). Dù xét CQ theo khía cạnh nào thì CQ vẫn là một tổng thể TN. Sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi CQ là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, CQ được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào [10], [20].

Hai quan niệm sau (quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể) được các nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

nghiên cứu chuyên ngành CQ sử

dụng. Trong đó, quan niệm kiểu loại phổ

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 2

biến

hơn. Theo quan niệm này, CQ là sự phối hợp biện chứng như một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tương đối đồng nhất, không phụ thuộc vào phạm vi lãnh thổ phân bố. Quan niệm này rất có lợi thế cho thành lập bản đồ CQ phục vụ các mục đích thực tiễn. Vì khi có nhiều yếu tố chưa thể định lượng được một cách chính xác, cần phải công nhận tính đồng nhất tương đối để có thể ghép vào một nhóm, đưa ra các phương án tính toán, nhằm bố trí hợp lý sản xuất.

Trong địa lý ứng dụng, NCCQ phục vụ sản xuất, CQ vẫn được xem xét ở 3 khía cạnh: đơn vị tổng thể (theo khái niệm chung), đơn vị phân kiểu (khái niệm loại hình) và đơn vị cá thể (khái niệm cá thể) (Shishenko P.G, 1980) [10].

Như vậy, CQ trước hết như là một tổng hợp thể tự nhiên (khái niệm chung), vừa được xét như một đơn vị cá thể, vừa được xét như một đơn vị loại hình. Trong luận văn này chúng tôi sử dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu hình để thành lập bản đồ CQ vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.

1.1.1.2. Hướng NCCQ phục vụ phát triển kinh tế

Cảnh quan học đã vận dụng những tri thức địa lý chung để nghiên cứu lãnh thổ cụ thể. Học thuyết CQ cũng như khoa học địa lý, tuân thủ các giai đoạn phát triển: phân tích bộ phận, tổng hợp, tổng hợp bậc cao hơn và phát triển theo dạng xoắn ốc, ngày càng đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng của lớp vỏ CQ.

Cùng với sự phát triển khoa học địa lý bộ phận, thành tựu nghiên cứu địa lý sinh vật và phân hoá không gian của các hợp phần CQ, khoa học CQ xác định một thời kì nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất. CQ học là học thuyết về các quy luật phân hoá lãnh thổ của lớp vỏ địa lý; CQ là đơn vị cơ sở. Hệ thống phân vùng được xem như là nhóm các CQ vào các liên kết lãnh thổ bậc cao trên cơ sở các mối quan hệ liên CQ về mặt không gian và lịch sử [20]. Đây là giai đoạn nghiên cứu cấu trúc không gian của CQ.

Hướng nghiên cứu cấu trúc xác định tính chất CQ. Do đó, các nghiên cứu hướng sâu vào chỉ tiêu định lượng tính chất CQ, sử dụng các biện pháp như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận điều khiển, tiếp cận sinh thái, nghiên cứu tác động kĩ thuật (nhân tác) vào NCCQ... Điều này đánh dấu hướng chuyển từ nghiên cứu cấu trúc không gian sang nghiên cứu chức năng động lực của CQ và đây là cơ sở cho sự ra đời của nhiều bộ môn khoa học mới: địa vật lý CQ, địa hoá học CQ, vật hậu học CQ, sinh thái học CQ...

Cùng thời gian này, vấn đề “môi trường sống dựa trên các nguyên tắc sinh thái và CQ địa lý” góp phần tạo nên hướng NCCQ mới ­ hướng sinh thái CQ, nhưng nó

ít có tiến bộ

rõ rệt trong lĩnh vực lý thuyết. Việc sinh thái hoá CQ là sử

dụng

phương pháp nghiên cứu HST trong NCCQ, coi mỗi đơn vị CQ là một HST. Nghiên cứu thể tổng hợp ĐLTN hay hệ địa ­ sinh thái, nhằm nhấn mạnh vai trò của giới

hữu sinh trong tổng thể. Tiếp cận hệ thống đối với hệ địa ­ sinh thái (hệ thống

động lực hở tự điều chỉnh) đồng nghĩa với việc nghiên cứu các thành phần, các mối quan hệ tương hỗ giữa chúng. Để hiểu mối cân bằng của một hệ địa ­ sinh thái cần hiểu mối liên hệ nội tại giữa các thành phần thuộc hai nhóm vật chất vô cơ và hữu

cơ [6], [26]. Hướng sinh thái hoá CQ là hướng ứng dụng với mục đích nghiên cứu trao đổi và chuyển hoá vật chất của vòng tuần hoàn sinh vật trong CQ, bảo vệ và làm tốt hơn môi trường sống. Qua đó, con người có thể điều chỉnh hoạt động của hệ theo hướng mong muốn.

Hướng “CQ sinh thái” ­ một nhánh khác của khoa học CQ, được nảy sinh trong sự tiếp xúc và liên kết nghiên cứu giữa CQ học và sinh thái học. Nó hoàn toàn khác “sinh thái hoá CQ” cả về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. CQ sinh thái kế thừa và phát triển kết quả NCCQ và HST. CQ sinh thái nghiên cứu sự phân hoá của các đơn vị CQ sinh thái theo hệ thống phân bậc. Tiếp cận sinh thái vào NCCQ không có nghĩa là đưa hoàn toàn các phương pháp HST vào NCCQ như trong sinh thái CQ.

Cùng với sự

phát triển của khoa học ­ kỹ

thuật và những ngành liên quan,

NCCQ đã đi sâu vào hướng nghiên cứu bản chất xu thế phát triển, mối quan hệ nhiều chiều giữa các thành phần tự nhiên, đặc biệt là xu thế phát triển của CQ hiện đại dưới tác động kĩ thuật của con người.

Hiện nay, xu hướng NCCQ trên thế giới và ở Việt Nam là dựa vào kết quả nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu. Các nhà CQ học tiếp tục đi sâu vào hướng tiếp cận khoa học tổng hợp ­ NCCQ vùng. Quan trọng hơn là ứng dụng kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích thực tiễn: ĐGCQ cho mục đích phát triển sản xuất, KT – XH và bảo vệ môi trường lãnh thổ trên quan điểm PTBV [10, tr.58].

1.1.1.3. Lý luận và phương pháp luận NCCQ

Theo GS. Nguyễn Thượng Hùng: “NCCQ thực chất là nghiên cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần TN, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hóa của TN nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp TN ­ các đơn vị CQ có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ đánh giá làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN­TNTN và KT­XH để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và BVMT” [49, tr.3].

NCCQ nói chung hay phân tích, đánh giá tính đa dạng CQ một lãnh thổ là dựa vào tiếp cận hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể TN với nhau. Để xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cần xác định đối tượng nghiên cứu, những nguyên tắc cơ

bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bước nghiên cứu cụ thể... nhằm giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra:

+ Đối tượng NCCQ là các đơn vị CQ, gồm đơn vị phân loại CQ (các cấp như:

hệ, lớp, kiểu, loại, dạng...) và đơn vị phân vùng CQ (các cấp như: địa ô, miền,

vùng, xứ...). Việc lựa chọn, sử dụng đối tượng nghiên cứu (đơn vị CQ) theo đơn vị phân loại hay đơn vị phân vùng phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc biệt là phụ thuộc vào tỉ lệ các bản đồ sẽ xây dựng.

+ Những nguyên tc nghiên cu mang tính đặc trưng trong NCCQ là nguyên tắc phát sinh, đồng nhất tương đối.

+ Từ những nguyên tắc cơ bản cùng với mục đích và đối tượng nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Sử dụng các phương pháp này làm rõ tính chất đặc thù của TN và các đơn vị CQ nhằm tiến hành bước nghiên cứu tiếp theo: đánh giá tính đa dạng, phức tạp mỗi CQ; xác lập quy trình nghiên cứu.

+ Các bước NCCQ gồm: xây dựng bản đồ CQ lãnh thổ nghiên cứu; xây dựng bản đồ phân vùng CQ; phân tích cụ thể tính đa dạng về cấu trúc, chức năng và động lực theo từng đơn vị CQ (theo đơn vi phân loại hoặc theo đơn vị phân vùng).

Theo lý luận chung, nghiên cứu đặc điểm CQ cần nghiên cứu về chức năng và động lực của CQ, cụ thể:

cấu trúc,

+ Vcu trúc CQ: bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang. Đặc trưng của CQ thể hiện rõ nhất trong cấu trúc của nó. Mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần TN có quan hệ mật thiết với nhau: địa chất, địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật, hoạt động nhân tác... Mỗi khu vực nghiên cứu thể hiện đặc điểm phân hoá phức tạp theo không gian lãnh thổ của các đơn vị CQ nhưng vẫn có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị từ cao xuống thấp (từ lớp CQ, phụ lớp CQ đến kiểu CQ, loại CQ).

Phân hoá theo không gian và thành phần cấu tạo là đặc điểm rất quan trọng của CQ. Nó liên quan đến quy luật biến động, phát triển của mỗi đơn vị CQ trong toàn hệ thống CQ. Đây là cơ sở để xác định chức năng đặc trưng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

+ Vchc năng CQ: qua cơ sở phân tích, ĐGCQ, xác định những chức năng chủ yếu của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu như: chức năng phòng hộ bảo vệ, chức

năng phục hồi và bảo tồn, chức năng phát triển kinh tế sinh thái, chức năng sản xuất lương thực thực phẩm, chức năng NTTS, chức năng thuỷ điện, chức năng công nghiệp, đô thị...

+ Về động lc ca CQ: các CQ luôn chịu sự tác động trong suốt quá trình hình thành, phát triển của mình. Động lực phát triển CQ phụ thuộc các yếu tố của TN (năng lượng bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, cơ chế hoạt động của gió mùa,...) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Nhịp điệu và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự luân phiên tác động của chế độ mùa vào lãnh thổ. Tác động này làm biến đổi CQ qua sự gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất ­ năng lượng trong nó, cả những tác động kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình TN. Tuy nhiên, yếu tố động lực có tính chất quyết định nhất đến biến đổi CQ là các hoạt động khai

thác lãnh thổ của con người. Tác động của con người nếu theo hướng tích cực

(trồng và bảo vệ rừng, xây hồ chứa...) tạo ra cân bằng TN, tăng sinh khối CQ, cải thiện tốt môi trường khu vực. Nếu là những tác động tiêu cực (phá rừng, làm thoái hoá đất, hoạt động kinh tế quá mức...) làm biến đổi, suy thoái CQ theo chiều hướng xấu.

Những lí luận NCCQ nêu trên được đề tài vận dụng trong khi tìm hiểu, nghiên cứu các ĐKTN và TNTN của hệ thống lãnh thổ vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp nhằm xác định các loại CQ khác nhau trên lãnh thổ, đánh giá tổng hợp chúng cho mục đích phát triển và bố trí hợp lí các ngành NLNN.

1.1.2. Lí luận chung về ĐGCQ

1.1.2.1. Khái niệm ĐGCQ

Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN một lãnh thổ là rất phức tạp. Đối tượng của ĐGCQ là các hệ địa lý, nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tương hỗ giữa hệ thống TN (khách thể) và hệ thống KT­XH (chủ thể). Vậy nên, “thực chất ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các tổng thể TN cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư...)” [19, tr.18].

Nói cách khác ĐGCQ là đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. Tuỳ thuộc từng mục đích cụ thể, lựa chọn kiểu đánh giá phù hợp. Mỗi kiểu đánh giá biểu thị một giai đoạn đánh giá theo yêu cầu từ thấp đến cao. Đánh giá chung: giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả nghiên cứu TN theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho các mục đích

thực tiễn khác nhau;

Đánh giá mức độ

“thuận lợi” hay “thích hợp”

của ĐKTN,

TNTN đối với các ngành sản xuất và đánh giá kinh tế ­ kỹ thuật đề cập sâu hơn

đến giá trị và hiệu quả của các ngành sản xuất đó. Kiểu đánh giá phổ cập nhất

trong những thập kỉ gần đây là đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của ĐKTN, TNTN cho các dạng khai thác khác nhau. Đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất của bước đánh giá kinh tế ­ kỹ thuật và là cơ sở tiền quy hoạch cho từng lãnh thổ riêng biệt.

Vậy ĐGCQ là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT.

1.1.2.2. Hướng ĐGCQ phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT


Cùng với sự

tiến bộ

xã hội, phát triển khoa học kĩ thuật và sản xuất, con

người ngày càng có nhu cầu cao về khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT­XH. Đồng thời, tác động vào môi trường TN ngày càng mạnh. Con người khai thác ĐKTN, TNTN quá mức, thậm chí vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của TN. Hậu quả là: làm cạn kiệt nhiều loại tài nguyên, suy thoái môi trường TN, đe doạ cuộc sống con người...

Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, con người không thể

không khai thác tài nguyên. Trước thực tế đó, yêu cầu khai thác và sử dụng hợp lý ĐKTN, TNTN là vấn đề có ý nghĩa rất lớn. Tuy vậy, yêu cầu này chỉ đáp ứng được

khi có những kết quả nghiên cứu tổng hợp. Vì vậy, đánh giá tổng hợp ĐKTN,

TNTN lãnh thổ nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho khai thác và sử dụng hợp lí chúng là rất cần thiết. Cách tiếp cận có hiệu quả và tổng hợp nhất là nghiên cứu, phân tích, đánh giá thể tổng hợp TN lãnh thổ cho mục đích thực tiễn. Đánh giá ở đây là đánh giá về mặt kinh tế, kỹ thuật của ĐKTN, TNTN, so sánh khả năng đáp ứng của hệ thống TN với yêu cầu của hệ thống KT­XH.

Hiện nay, nước ta có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN cho mục đích phát triển các vùng lãnh thổ như vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Lai Châu, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh, khu vực khác. Những công trình này góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề KT­XH, môi trường...

1.1.2.3. Lý luận và phương pháp ĐGCQ

Khoa học đánh giá không chỉ là khoa học liên ngành (gồm kinh tế, xã hội, bản đồ, toán học điều khiển, quản lý...) mà còn là khoa học địa tiêu chuẩn hoá. Vậy nên đối tượng, nguyên tắc, phương pháp tiến hành của khoa học đánh giá là tập hợp các nguyên tắc, phương pháp của từng ngành riêng.

Theo các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn thì đánh giá tổng hợp bao gồm: lý thuyết đánh giá chung và thủ pháp tiến hành. Trong lý luận chung của đánh giá tổng hợp, quan trọng nhất là xác định đối tượng, mục đích, nội dung, lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp đánh giá và xác định nhiệm vụ của tình huống đánh giá.

* Đối tượng đánh giá là các hệ địa lý, đặc điểm cấu trúc chức năng, động lực của các thể tổng hợp TN, các quá trình và hiện tượng TN chung. Đối tượng đánh giá tổng hợp không phải là một đơn vị cá thể riêng lẻ, các thành phần, các yếu tố riêng biệt của TN, xã hội mà là tổng hoà các mối quan hệ, các tác động qua lại giữa hệ thống TN và hệ thống KT­XH.

Để có kết quả

đánh giá đúng, phải có số

đo về

trao đổi vật chất và năng

lượng trong quan hệ tương hỗ giữa hai hệ thống (hệ thống TN và hệ thống KT­ XH). Theo Terry Rambo, mối quan hệ giữa hệ thống TN và hệ thống KT­XH được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Trao đổi vật chất, năng lương và thông tin

Vật chất, năng lượng và thông tin

Vật chất, năng lượng và thông tin

Hệ tự nhiên

Hệ

KT­XH

Vật chất, năng lượng và thông tin

Vật chất, năng lượng và thông tin

Tính thích ứng và

chọn lọc

Hình 1.1: Sơ đồ trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT – XH


Giải quyết mối quan hệ giữa hệ TN và hệ KT­XH là giải quyết mối quan hệ

giữa thích ứng và chọn lọc. Hệ TN không thể thích ứng với hệ KT­XH, mà hệ KT­ XH phải thích ứng và chọn lọc với hệ thống TN. Yêu cầu của đánh giá phải hiểu được những quy luật của TN, mối quan hệ giữa hệ thống TN và hệ thống KT­XH để đưa ra các biện pháp tác động đúng đắn. Đây là cơ sở khoa học của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN.

* Mc đích của đánh giá là sử dụng môi trường TN hợp lí nhất, hiệu quả nhất, tối ưu nhất và đảm bảo hướng PTBV nhất.

Một ĐKTN có thể tốt cho mục đích này nhưng không tốt cho mục đích khác. Có thể nói rằng đặc điểm của TN là “đơn trị” nhưng giá trị kinh tế của đặc điểm TN là “đa trị” nên số đo giá trị đặc điểm TN qua quan trắc khác hẳn giá trị kinh tế của nó. Vì vậy, hoạt động đánh giá cần xác định được giá trị kinh tế của ĐKTN, TNTN. Mức độ sử dụng ĐKTN, TNTN cho các mục đích rất khác nhau nên kết quả đánh giá tổng hợp cũng biểu thị mức độ “thích hợp” khác nhau cho việc sử dụng chúng.

Hoạt động đánh giá không thể làm một lần. Nó theo một quá trình nhận thức, tiếp cận với đánh giá: kiểm kê lại, đánh giá lại tác động của đối tượng trong hệ địa kinh tế ­ kỹ thuật. Vậy nên, không thể tồn tại một kiểu đánh giá chung chung. Căn cứ vào từng mục đích cụ thể để chọn ra cách đánh giá cụ thể.

* Nhim vụ cụ thể của công tác đánh giá thường gắn liền với mục đích đánh giá cho các thể tổng hợp (tự nhiên)TN riêng biệt. Có hai kiểu đánh giá là: Đánh giá về mặt chất lượng và đánh giá kinh tế. Đánh giá chất lượng: đánh giá định tính, phân loại mức độ tốt xấu theo cấp, theo mức độ thuận lợi nhiều hay ít. Đánh giá kinh tế: hiệu quả kinh tế đánh giá bằng tiền, nhưng phải xem xét toàn diện các mặt vì sự PTBV của môi trường sinh thái. Lợi ích sinh thái của môi trường nhiều khi không thể tính được bằng tiền. Do đó, đứng trên quan điểm sinh thái, cần sử dụng các mô hình đánh giá khác nhau.

* Nguyên tc của đánh giá tổng hợp là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể, tương ứng với chúng là đặc tính thành phần của khách thể để xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp TN cho từng ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt. Đa phần khi đánh giá cần tính đến khả năng sử dụng vào nhiều mục đích của lãnh thổ (đánh giá cho yêu cầu của nhiều chủ thể).

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí