66
ảnh hưởng này, văn hóa Phật giáo tiểu thừa tại nước Lào thể hiện qua kiến trúc, điêu khắc, thực tiễn thực hành đạo Phật. Trên cả nước hiện có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng mang đậm nét văn hóa Phật giáo và cũng là nơi lưu giữ những tư liệu lịch sử vô giá đối với người dân cũng như đất nước Lào. Trong đó, tiêu biểu như Vat Phakeo, That Luang và Vat Sisaket, Vat Ongteu, Vat Inpaeng, Vat Mixay. Đặc biệt, trong 65 dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào “hơn 400 ngôi chùa bị hư hại ở nhiều khu vực trên cả nước đã được xây dựng lại và cải tạo sau khi đất nước cũng như nhiều địa phương đã xây dựng chùa tại các cụm bản chưa có chùa” [84, tr.12].
Ngoài ra, nước CHDCND Lào hiện cũng lưu giữ được rất nhiều các lễ hội Phật giáo truyền thống mà tiêu biểu nhất là những lễ hội sau đây.
Bảng 2.2: Các lễ hội truyền thống của nước CHDCND Lào
Lễ hội Phật giáo truyền thống | Địa điểm | Thời gian | |
1 | Bun Pha Vet | Toàn quốc | Tháng 2 |
2 | Bun Pi May Lào | Toàn quốc | Tháng 4 |
3 | Boun Băng Phay | Một số tỉnh | Tháng 5-6 |
4 | Boun Khao Phansa | Toàn quốc | Tháng 7 |
5 | Boun Hor Khaopadapdin | Toàn quốc | Tháng 8 |
6 | Boun Hor Khaosalark | Toàn quốc | Tháng 9 |
7 | Boun Ok Phansa | Toàn quốc | Tháng 10 |
8 | That Luang | Viêng Chăn | Tháng 11 |
9 | Boun Kongkhao | Một số tỉnh | Cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Nhân Tố Con Người Là Chủ Thể Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Quan Điểm, Đường Lối, Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước
- Đóng Góp Của Ngành Kinh Tế Du Lịch Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Công Tác Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giảng Viên Du Lịch Tại Chdcnd Lào Trong Giai Đoạn 2011 Đến Nay
- Nguyên Nhân Của Thành Tựu Về Đ Ào T Ạo, Bồ I Dưỡng Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Nguồn: [72]
Nhờ những lễ hội đặc sắc như trên nên văn hóa Phật giáo vật thể và phi vật thể đã góp phần thu hút khách du lịch nước ngoài rất lớn và do vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực tham gia vào du lịch cũng như các hoạt động phát triển kinh tế du lịch cần coi đây là một trong những nền tảng quan trọng cũng như là những ưu thế đặc biệt để sưu tập vào các sản phẩm dịch vụ đi kèm.
Văn hóa của các dân tộc: Lào là quê hương của 50 dân tộc với 4 nhóm ngôn ngữ chính như Lào - Tai (Lào, Phouthai, Tai, Lue, Gnouane, Young, Saek và Thai Neua), Môn-Khmer (Khmu, Pray, Singmou, Khom, Thene, Idou, Bid, Lamed, Samtao, Katang, Makong, Try, Trieng, Ta-oi, Yeh, Brao, Harak, Katou, Oi, Krieng, Yrou, Souai, Gnaheune, Lavy, Kabkae, Khmer, Toum, Ngouane, Meuang and Kri,
Bru), Tibeto-Burmese (Akha, Singsali, Lahou, Sila, Hayi, Lolo và Hor) và Hmong- Loumien (Hmông và Loumien (Yao)) [69]. Với sự đa dạng này, mỗi dân tộc trong nước đều có truyền thống văn hóa, phong tục riêng được phát huy và bảo tồn đến cho tận ngày nay. Các nền văn hóa đa dạng và đầy màu sắc của các nhóm dân tộc này là một trong những thuộc tính đặc biệt của Lào và phân biệt đất nước này với các quốc gia Asean khác. Nhất là trong suốt 65 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Đảng và Nhà nước luôn xem các hoạt động văn hóa là cơ sở để duy trì quốc gia và khuyến khích xã hội phát triển, đồng thời cũng là cơ sở phát triển và củng cố tinh thần đoàn kết, dân chủ và văn minh, cả về tinh thần và vật chất cho nhân dân các bộ tộc Lào. Điều này đã được thể hiện tại Điều 8 (sửa đổi) trong Hiến pháp Lào năm 2015 với quy định:
Nhà nước thực hiện chính sách đoàn kết và công bằng giữa các dân tộc, tất cả các dân tộc đều có quyền giữ gìn, phát huy phong tục tập quán, văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình và của quốc gia. Cấm mọi hành động gây chia rẽ và phân biệt giữa các dân tộc. Nhà nước sử dụng mọi biện pháp để phát huy và nâng cao trình độ kinh tế xã hội của mọi dân tộc đi lên [136, tr.5].
Ngoài ra, các dân tộc thiểu số tại nước CHDCND Lào có địa bàn sinh sống tại các khu vực miền núi và gần với các con sông - đây là những nơi có khung cảnh đẹp và có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch. Với những đặc trưng này, việc phát triển kinh tế du lịch nói chung cũng như phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng chịu những tác động không nhỏ từ yếu tố này, trong đó đòi hỏi cán bộ, nhân viên cũng như những người tham gia vào ngành du lịch cần hiểu rõ được những tác động này để bồi dưỡng kiến thức, thấu hiểu những đặc trưng văn hóa nhằm quảng bá cho khách du lịch nước ngoài và như phát triển các sản phẩm du lịch trong quá trình phát triển kinh tế du lịch.
2.3.5. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm du lịch
Quá trình phát triển kinh tế du lịch tại các nước trên thế giới nói chung, cũng như các nước có các điều kiện gần giống với nước CHDCND Lào thì trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm du lịch sẽ là một trong những nhân tố ảnh hưởng thậm chí quyết định đến sự phát triển của các ngành kinh tế du lịch. Minh chứng cho sự ảnh hưởng này chúng ta có thể nhận thấy qua các vấn đề dưới đây:
Thứ nhất, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trong những yếu tố chủ quan tác động đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thì khía cạnh trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác du lịch tiếp thu qua các cấp học không chỉ ảnh hưởng lớn đến chính bản thân các cán bộ làm du lịch mà còn đến cả quá trình thực hiện các nhiệm vụ trong thực tế. Điều này xuất phát từ chỗ ngành du lịch là một ngành đặc thù đòi hỏi các cán bộ làm du lịch cần được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp nhằm giúp xây dựng kiến thức cơ sở ngành, kiến thức tổng hợp, các kiến thức về kinh tế du lịch cho mỗi một cán bộ làm du lịch. Do vậy, nếu đội ngũ cán bộ làm du lịch của nước CHDCND Lào có đủ số lượng cần thiết, có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch nói chung cũng như kinh tế du lịch nói riêng sẽ giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế du lịch, triển khai thực hiện một cách có hiệu quả, đánh giá được những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của chiến lược du lịch để góp phần giúp ngành kinh tế du lịch trong nước phát triển, đồng thời phát huy được những ưu thế của bản thân mỗi người cán bộ du lịch.
Đồng thời, với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng tích cực, chủ động, sâu rộng như trong thời đại ngày nay thì trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm du lịch còn cần được nâng lên và thu hẹp khoảng cách với các quốc gia trong khu vực ASEAN trên các tiêu chí của ngành. Điều này đặt ra yêu cầu các cán bộ làm du lịch của nước CHDCND Lào cần có được trình độ chuyên môn sâu rộng để qua đó, nắm bắt được những xu hướng trong quá trình phát triển du lịch, tập trung vào những ngành kinh tế du lịch mũi nhọn, sản xuất các sản phẩm du lịch đi kèm quá trình phát triển kinh tế du lịch, cũng như quảng cáo, tiếp thị sản phẩm du lịch. Những yêu cầu đòi hỏi này đối với các cán bộ làm du lịch về trình độ chuyên môn có ảnh hưởng khá quan trọng cũng như tác động trực tiếp đến việc phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay. Với những tác động không hề nhỏ đến quá trình phát triển du lịch, đây là vấn đề cần được quan tâm để có được những giải pháp phù hợp.
Thứ hai, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ làm du lịch
Với tiềm năng du lịch của đất nước vô cùng đa dạng về tự nhiên, văn hóa, xã hội và lịch sử đã tạo ra những tiền đề vô cùng quan trọng để nước CHDCND Lào có thể phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế du lịch đòi hỏi cần đa dạng nguồn khách du lịch hơn nữa để có thể phát triển một cách bền vững trong
thời kỳ du lịch chịu tác động rất lớn từ mảng truyền thông. Điều này đã cho thấy để thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển, cũng như phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch thì trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ làm du lịch là một trong những yếu tố tác động quyết định khá lớn.
Trong bối cảnh phát triển của công nghệ thông tin, internet và truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội trên phạm vi toàn cầu như hiện tại, để giúp cho khách du lịch quốc tế biết được thông tin về đất nước, con người, các địa điểm du lịch đặc thù trong các địa phương ở nước CHDCND Lào thì việc viết các bài giới thiệu bằng các ngoại ngữ thông dụng trên các trang quảng bá du lịch nổi tiếng thế giới như Couchsurfing, Lonely Planet, Airbnb, Kajak, Priceline, Flynow, Tripadvisor, Booking.com là vô cùng quan trọng để khách du lịch trên toàn thế giới có thể tiếp cận được với thông tin du lịch về Lào, qua đó tăng lượng khách du lịch và tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế du lịch.
Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ làm du lịch cũng tác động đến việc phát huy khả năng, hiệu quả của mỗi cán bộ du lịch trong quá trình làm việc. Nếu bản thân các cán bộ có được trình độ thì sẽ giúp họ tiếp cận được các nguồn thông tin đa dạng hơn, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn, cũng như trực tiếp đóng góp được ý kiến của bản thân về các vấn đề đang nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế du lịch ở trong nước. Do đó, nếu trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ làm du lịch không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra sẽ hạn chế khả năng phát huy nhân tố con người nói chung cũng như sự phát triển của ngành kinh tế du lịch nói riêng. Điều này cho thấy, những đòi hỏi về việc các cán bộ làm du lịch ở nước CHDCND Lào cần được đào tạo một cách bài bản, toàn diện sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực trong phát huy nhân tố con người để phát triển kinh tế du lịch.
2.3.6. Sự nỗ lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của bản thân con người Lào làm việc trong ngành kinh tế du lịch
Trong quá trình đổi mới, Đảng NDCM Lào cũng như Nhà nước Lào đã nhận thức và có những quan điểm, chính sách hết sức thiết thực nhằm phát huy nhân tố con người nói chung trong cả nước trên các lĩnh vực và trong đó đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào hiện nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự nỗ lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của bản thân con người Lào làm việc trong ngành kinh tế du lịch. Chúng ta có thể thấy điều này qua những nội dung chính sau:
du lịch
Một là, sự nỗ lực của bản thân con người Lào làm việc trong ngành kinh tế
Sự thành công trong việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế
du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay có sự tác động khá lớn từ sự nỗ lực của bản thân con người Lào làm việc trong ngành kinh tế du lịch. Sự tác động này được minh chứng qua việc các ngành kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào hiện nay để có thể phát triển và mở rộng quy mô một cách bền vững trong thời gian dài, thường trong giai đoạn đầu sẽ gặp những khó khăn vô cùng lớn để tồn tại, như phát triển trong nền kinh tế thị trường khi có sự cạnh tranh không chỉ từ các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước, mà còn có sự cạnh tranh vô cùng lớn từ ngoài nước khi nước CHDCND Lào đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài năm 2015, hội nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN và WTO. Mặt khác, sự nỗ lực của các cá nhân trong ngành kinh tế du lịch sẽ không chỉ ở những cá nhân trẻ mà còn cần có sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân ở các độ tuổi khác nhau làm việc trong ngành kinh tế du lịch để có thể tận dụng được mọi khả năng và sức lực vượt qua những thách thức không hề nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, nỗ lực của bản thân con người Lào làm việc trong lĩnh vực du lịch sẽ là cơ sở quan trọng và có tác động tích cực giúp cho các yếu tố khác có thể được thực hiện trong thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển.
Hai là, sự chủ động của bản thân con người Lào làm việc trong lĩnh vực kinh tế du lịch.
Phát huy nhân tố con người nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, ngoài việc cần có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cũng như toàn xã hội thì bên cạnh đó sự chủ động của bản thân con người Lào làm việc trong lĩnh vực kinh tế du lịch cũng sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến vấn đề này. Những tác động này chúng ta có thể thấy rõ qua sự chủ động của mỗi cá nhân đang phục vụ trong lĩnh vực du lịch nói chung cũng như các ngành kinh tế du lịch nói riêng. Mỗi người sẽ có nhận thức cũng như chủ động chú ý xem xét những vấn đề mà bản thân mình cần thay đổi để làm tốt hơn công việc của mình. Ngoài ra, bản thân mỗi người khi có sự chủ động tự giác tìm hiểu và tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tri thức, sự hiểu biết, nâng cao kỹ năng toàn diện về tiếp xúc khách hàng, chăm sóc khách hàng, về giao tiếp bằng ngoại ngữ… cho bản thân mình thì sẽ vô hình chung giúp bản thân mỗi người có sự thay đổi tốt hơn theo chiều hướng tích cực
hàng ngày. Đặc biệt, sự chủ động của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch còn có thể nhận thấy qua việc nếu không có sự chủ động của từng cá nhân thì việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện về phát huy khả năng, trình độ, kiến thức của các cá nhân trong phát triển kinh tế du lịch cũng sẽ không đạt được hiệu quả cao như mong muốn.
Ba là, sự tích cực của bản thân con người Lào làm việc trong lĩnh vực du lịch Bên cạnh sự nỗ lực, chủ động thì sự tích cực của bản thân con người Lào làm
việc trong lĩnh vực du lịch cũng là nhân tố tác động vô cùng quan trọng đến vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào. Sự tích cực thể hiện trong việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trong công việc, trong việc tuyên truyền và giới thiệu về các địa điểm du lịch, những thế mạnh, những đặc sắc về các loại hình kinh tế du lịch có trong đất nước. Đồng thời, sự tích cực của bản thân con người Lào làm việc trong lĩnh vực du lịch cũng góp phần nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế du lịch như chính sách, các văn bản pháp luật, thực trạng thu hút khách du lịch, vấn đề phát triển các ngành nghề du lịch để từ đó các khía cạnh được xem xét, đánh giá đa dạng, đa chiều nhằm giúp lĩnh vực kinh tế du lịch có được những cơ sở thực tiễn để từ đó đóng góp một cách tích cực cho quá trình xây dựng và dự báo về phát triển kinh tế du lịch trong thời gian tới.
Bốn là, sự sáng tạo của bản thân con người Lào làm việc trong lĩnh vực du lịch Đối với việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở
nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, bản thân các cá nhân làm việc trong lĩnh vực du lịch ngoài sự nỗ lực, sự chủ động, sự tích cực thì cũng còn đòi hỏi sự sáng tạo. Vì đối với các ngành kinh tế du lịch, với sự đa dạng trong các loại hình phát triển ngành nghề kinh tế phục vụ cho các hoạt động du lịch, cũng như thực trạng cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút khách du lịch nói chung nhằm mục đích phát triển kinh tế du lịch nói riêng thì sức sáng tạo chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của vấn đề phát huy nhân tố con người. Sự tác động của sức sáng tạo của bản thân những người Lào làm kinh tế du lịch sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm trong các ngành nghề kinh tế du lịch với những đặc trưng riêng biệt chỉ có thể thấy được hoặc thấy rõ ràng hơn trong các ngành kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào. Nhờ phát huy được sự sáng tạo của nhân tố con người làm việc trong lĩnh vực du
lịch này mà lĩnh vực du lịch luôn bắt kịp cũng như tham gia định hình những loại hình cung cấp sản phẩm trong các ngành kinh tế du lịch.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào hiện nay thông qua việc làm rõ những nội dung chính, đó là: (1) Khái quát các quan niệm cũng như đưa ra nội dung về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người; sử dụng nhân tố con người và tạo môi trường thích hợp cho nhân tố con người ; (2) Phân tích vai trò của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào, thể hiện ở những điểm chủ yếu như nhân tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; vấn đề con người, phát huy năng lực sáng tạo của nhân tố con người đang là vấn đề trung tâm của mọi sự phát triển; phát huy nhân tố con người nhằm khơi dậy năng lực, tính năng động sáng tạo của con người trong phát triển kinh tế du lịch; nhân tố con người là chủ thể phát triển kinh tế du lịch; phát huy nhân tố con người là yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế du lịch; nhân tố con người là yếu tố lực lượng sản xuất hàng đầu trong phát triển kinh tế du lịch và phát huy nhân tố con người là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế; (3) Chỉ rõ các nhân tố tác động đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào bao gồm trình độ phát triển kinh tế của quốc gia; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế; điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa dân tộc; trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm du lịch và sự nỗ lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của bản thân con người Lào làm việc trong lĩnh vực kinh tế du lịch. Những nội dung đã được làm rõ trong chương này sẽ là những căn cứ quan trọng giúp tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát cũng như phân tích thực trạng trong chương tiếp theo của luận án.
Chương 3
PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1.1. Đặc điểm của sự phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Với cơ sở, điều kiện và những đặc thù riêng, nên quá trình phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế du lịch gắn với phát triển liên ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế
Ở nước CHDCND Lào và trên thế giới hiện nay, sự phát triển kinh tế du lịch thường có sự gắn kết giữa các cơ sở du lịch với điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử ở tất cả các địa phương trong nước, liên quan chặt chẽ với các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng như các khía cạnh khác của đời sống xã hội; do vậy, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch luôn gắn chặt với các ngành khác trong nền kinh tế. Việc phát triển kinh tế du lịch cũng sẽ kéo theo sự tăng trưởng, phát triển của các ngành kinh tế còn lại cũng như các lĩnh vực có liên quan, nhờ đó giúp cho sự phát triển mang tính đồng bộ và đem lại lợi ích cho nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Tuy vậy, nó cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu thế phát triển, cũng như mối liên hệ giữa các ngành khác, qua đó tác động thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của kinh tế du lịch.
Ngoài ra, phát triển kinh tế du lịch cũng gắn với những chính sách, chiến lược trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, hội nhập của đất nước. Với việc tăng trưởng khách du lịch, đem lại nguồn thu cho nhân dân tại các địa phương thì các giá trị văn hóa truyền thống của các địa phương được quan tâm giữ gìn bảo tồn và phát triển, đời sống người dân được cải thiện; do vậy, hạn chế các tệ nạn, ổn định đời sống xã hội, đảm bảo giữ gìn môi trường tài nguyên rừng, hệ sinh thái. Và đặc biệt, khi ngành kinh tế du lịch phát triển cũng sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy công cuộc hội nhập của đất nước và nhờ đó thực hiện các mục tiêu chung trong từng thời kỳ.
Thứ hai, kinh tế du lịch ở CHDCND Lào đang phát triển và còn có nhiều tiềm năng