Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong thiên nhiên, các thành phần tự nhiên (TN) luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành các thể tổng hợp địa lí TN thống nhất. Mỗi khu vực chỉ thích hợp với một số loại hình sử dụng nhất định và ngược lại. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển mà không gây tác động xấu đến TN, đòi hỏi con người phải hiểu biết các quy luật của thiên nhiên. Nếu chỉ đánh giá một thành phần thì không thể đưa ra kiến nghị tổng hợp cho sự phát triển. Để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, hướng nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng thích hợp lãnh thổ.

Hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN) là một phần của cảnh quan thiên nhiên.

Các công trình nghiên cứu của cać nhàkhoa hoc cho biết số liệu vềgiá trị kinh tếcủa

các hệ sinh thái đất ngập nước mang laị ước tính khoảng 14.900 tỷ USD (chiếm 45% tổng giá trị của tất cả các hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu). Con số này phản ánh những giá trị và chức năng lớn lao của đất ngập nước bao gồm: Kiểm soát lũ lụt, bổ sung nước ngầm, ổn định bờ biển và chống sóng bão, giữ lại các chất bồi lắng và chất dinh dưỡng, giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, làm sạch nước, nguồn cung cấp đa dạng sinh học, cung cấp các sản phẩm của đất ngập nước, giải trí và du lịch, giá trị văn hoá...

Đất ngập nước hiểu theo công ước RAMSAR (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế ra đời vào năm 1971) như sau: “Là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay tạm thời, nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả

các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6 m khi thuỷ triều thấp đều là các

vùng đất ngập nước”. Như vậy, theo khaí niệm của Ramsar thìđất ngập nước rât́ đa dạng, phong phú và phức tạp, nóchiếm một phần không nhỏ diện tićh lãnh thổ (các vùng biển nông, ven biển, cửa sông, đầm phá, có thảm thực vật bao phủ hay không bao phủ, đồng bằng châu thổ, tất cả các con sông, suối, ao, hồ, đầm lầy tự nhiên hay nhân tạo, các vùng nuôi trồng thuỷ sản, canh tác lúa nước đều thuộc loại đất ngập nước).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Đất ngập nước là nơi dung nạp và điều tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, duy trì tính đa dạng sinh học, tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, khai khoáng.v.v.. Vùng đất ngập nước là nguồn sống của phần lớn người dân Việt Nam,

đồng thời nómang lại lợi ích và giá trị

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 1

to lớn về

kinh tế, xã hội, văn hóa, môi

trường. Đất ngập nước cũng là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới.

Việt Nam là một trong những quốc gia rất giàu tiềm năng về đất ngập nước

về diện tích, chức năng và giá trị vàdo nằm trong vùng nhiệt đới, nươć ta được coi

là một trong quôć gia cócać trung tâm có mức đa dạng sinh học cao so với cać quốc

gia, vuǹ g lañ h thổ trên thế giới. Các hệ sinh thái nước ngọt của Việt Nam có khoảng 2.611 loài thủy sinh vật, 1.403 loài tảo biển, 190 loài giáp xác, 147 loài trai ốc, 54 loài cá, 157 loaì động vật nguyên sinh [30] Các vùng đất ngập mặn nội địa lớn như Đồng Tháp Mười, U Minh và hệ thống suối là nơi chứa nhiều loài động, thực vật đặc hữu. Đa dạng sinh học là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật, cung cấp cho con người nguồn lương thực và thực phẩm, các nguồn dược liệu quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, duy trì bảo vệ sức khỏe cho con người, văn hóa và thẩm mỹ.

Nghị quyết số 41/NQ­TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”. Thể hiện quan điểm chủ đạo sau:

“Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế ­ xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ đạo chú trọng phát triển kinh tế ­ xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường”.

“Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống”.

“Chủ động tổ chức điều tra để sớm có đánh giá toàn diện và cụ thể về các nguồn tài nguyên thiên nhiên... ở nước ta” ­ “Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm tính hiệu quả, bền vững và phải gắn với bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài”.

­ Quy hoạch các vùng đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và phát triển kinh tế ­ xã hội.

­ Khoanh vùng bảo vệ các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia. Nâng cao diện tích các khu bảo tồn ĐNN, đặc biệt chú trọng tới bảo tồn các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, phục hồi các vùng ĐNN quan trọng đã bị suy thoái.

­ Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững ĐNN tại các vùng ĐNN đặc thù cho các hệ sinh thái.

Những năm gần đây, do tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàđô thị hóa, một diện tích rất lớn đất ngập nước đã bị chuyển hóa sang mục đích sử dụng khác, vì vậy tính chất, giá trị của đất ngập nước bị mai một. Sự phát triển này đã làm cho taì nguyên môi trường Việt Nam nói chung, đất ngập nước nói riêng đang có dấu

hiệu baó động do chất thải công nghiệp, ô nhiễm dầu, sử dụng hóa chất bảo vệ

thực vật, chất hữu cơ và các chất độc hại khać trong quátriǹ h khai thác tài nguyên.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tham gia công ước Ramsar (công ước các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế ngày 2/2/1971), điều naỳ cho thấy Việt Nam đã sớm nhìn nhận được tầm quan trọng của các vùng đất ngập

nước. Từ đó đến nay, Việt Nam đã luôn nỗ lực để khuyến khích việc sử dụng

khôn khéo và quản lý bền vững các vùng đất ngập nước của quôć gia. Nhưñ g năm

gâǹ

đây, tại cać

Hội nghị Ramsar của thếgiới, Chính phủ Việt Nam đã vàđang nỗ

lực đăng ký bổ

sung cać

điểm Ramsar theo tiêu chínhưng chưa đạt được mong

muôń , do nhiêù nguyên nhân khaćh quan vàchủ quan. Trong đó, công tác quản lýcủa

Nhànươć

đối vơí việc bảo tồn vàphat́ triển bền vững cać

vuǹ g đất ngập nước còn

nhiêù hạn chê.́ Thách thức hiện nay đối với đất ngập nước là rất lớn, các hệ sinh

thái đất ngập nước của nước ta chiếm diện tích rộng lớn nhưng hầu như chưa

được chú ý đầy đủ và đánh giá đúng mức cũng như thiếu sự đảm bảo về thể chế

và pháp lý. Cần có sự đâù tư trung và dài hạn để xây dựng cơ sở tri thức, khung thể

chế và pháp lý, khoa học công nghệ nhăm̀ nâng cao nhận thức của cộng đồng và

tăng cường năng lực ở các cấp đã được phân cấp để quản lý hợp lý đất ngập nước.

Cać nỗ lực vàsự đầu tư có thể bắt đầu quy mô vưà vànhỏ đến việc đầu tư lớn, chắc chắn theo thời gian nỗ lực đó sẽđược phát triển thành một hệ thống toàn quốc toàn

diện trong lĩnh vực đất ngập nước mới mong đạt được sự quản lý hưũ hiệu vuǹ g

đất ngập nước tầm quôć

gia vàquôć

tế. Đặc biệt, trong bối cảnh là một trong 5

nước bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu, nươć ta phải bắt đầu từ việc có

một quy hoạch phát triển bền vững đất ngập nước (có tính đến các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu) cho tương lai vàlâu daì.

Đê giải quyêt́

nhưñ g vấn đề nêu trên, Chính phu

ban haǹ h

Nghi

định số

109/2004/NĐ­CP ngày 23/9/2003 (viết tắt làNghị định 109) quy định chi tiêt́ việc điều tra, lập quy hoạch, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Đôǹ g thơì khẳng định sự cần thiêt́ vàtiń h cấp bách không chỉ đối với quốc gia mà

còn thê

hiện trách nhiệm của thành viên tham gia công

ước Ramsar quốc tế.

Nhiệm vụ này đoì hỏi cać

bộ, ngaǹ h, cóliên quan, cać

địa phương cóvuǹ g đất ngập

nươć

phải sơḿ

triển khai việc xać

định lại một caćh chiń h xać

để khoanh vùng diện

tích hiện trạng, diện tićh vuǹ g đệm vùng đất ngập nước, nghiên cứu đánh giá tổng hợp các hợp phần tự nhiên, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, xây dựng bản đồ kiến nghị bố trí các ngành sản xuất hợp lí, nhât́ làđối với

vuǹ g đất ngập nươć nội điạ cóquy mô, liên vùng, liên khu vực như ở vuǹ g Đồng

Thaṕ Mườ.i Do điều kiện về thời gian cũng như kinh phí có hạn nên chúng tôi chỉ

giới hạn nghiên cứu vùng đất ngập nước khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cu đánh giá cnh

quan phục vụ phát triển Nông ­ Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp

Mười tnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn Cao học.

2. Mục đích và nhiệm vụ

2.1. Mục đích của đề tài

Đề tài thực hiện nhằm nâng cao năng lực quản ly,́ bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước và trước các tác động khôn lường của biến đổi khí hậu toaǹ cầu.

­ Xác lập cơ

sở khoa học về

thực trạng và tiềm năng điều kiện tự

nhiên

(ĐKTN), tài nguyên thiên nhiên (TNTN) cho định hướng tổ chức không gian và phát triển ngành nông ­ lâm nghiệp, du lịch vùng Đồng Tháp Mười thông qua nghiên cứu, ĐGCQ.

­ Đề

xuất được các định hướng quy hoạch, khai thác, sử

dụng hợp lí tài

nguyên lãnh thổ nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững (PTBV).

2.2. Nhiệm vụ của đề tài

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

­ Thu thập thông tin tư liệu, tổng quan các công trình nghiên cứu về NCCQ, ĐGCQ, xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

­ Phân tích các nhân tố thành tạo CQ, đặc điểm một số CQ tiêu biểu của lãnh thổ nghiên cứu.

­ Xây dựng hệ thống phân loại CQ, bản đồ CQ, bản đồ ĐGCQ ĐNN nội địa vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.

­ Phân tích tiềm năng TN và thế mạnh của vùng ĐNN nội địa, Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho mục đích phát triển các ngành nông ­ lâm nghiệp và du lịch.

3. Giới hạn của đề tài

3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng ĐNN nội địa Đôǹ g Thaṕ Mươì của tỉnh

Đồng Tháp; (bao gồm diện tích ĐNN thường xuyên và ĐNN theo mùa) năm̀ địa giơí haǹ h chiń h là vùng phía Bắc sông Tiền: thuộc vùng đất ngập nươć

trong Đồng

Tháp Mười có diện tích trên 258,48 km2, chiếm 76,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự (Ngày 23/12/2008 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định số 08/NĐ­

CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Ngự để thành lập thị xã

Hồng Ngự và thành lập các phường: An Lộc, An Thạnh, An Lạc thuộc thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) và 06 huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh. Tổng sốđơn vị haǹ h chiń h cấp xãthuộc vùng dự án là98 đơn

vi, chiếm tỉ lệ 68,05% tổng sốxa,̃ phường, thị trấn cuả tinh.̉


3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu

­ Đề tài tập trung đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN phục vụ phát triển một số ngành quan trọng, có nhiều tiềm năng là nông ­ lâm nghiệp và du lịch.

­Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế ­ xã hội vùng ĐNN nội địa Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.

­ Trên cơ sở ĐGCQ, đề xuất một số kiến nghị cho khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, bố trí hợp lý không gian sản xuất phục vụ phát triển KT­XH và BVMT vùng ĐNN nội địa Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.

4. Các phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu thiên nhiên, nhất là đối với địa lí TN tổng hợp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm. Quá trình khảo sát tập trung chủ yếu vào đặc điểm địa lí TN và phân hoá không gian lãnh thổ. Kết hợp với các phương pháp khác, so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong phòng để nắm vững đặc trưng cơ bản của lãnh thổ nghiên cứu.

4.2. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu

Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập có chọn lọc các tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu. Sau khi thu thập và phân tích xử lí số liệu theo mục đích, yêu cầu của đề tài, chúng tôi thống kê các tài liệu theo bảng biểu và trình bày bằng biểu đồ. Từ đó, đánh giá tổng hợp, rút ra nhận xét về thực trạng và tiềm năng phát triển các ngành kinh tế của lãnh thổ nghiên cứu.

4.3. Phương pháp bản đồ

“Bản đồ là alpha và omega của địa lý” (N.N. Baranski). Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lý, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình.

Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bắt đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm nắm bắt khái quát nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến, điểm khảo sát đặc trưng của khu vực. Để đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN theo đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ CQ (bản đồ địa tổng thể). Đề tài đã xây dựng bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000 cho khu vực nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân tích các bản đồ thành phần như: bản đồ địa mạo, bản đồ độ cao và độ dốc, bản đồ đất, bản đồ thảm thực vật... Những bản đồ

thành phần được đưa về cùng tỉ lệ rồi chồng xếp lên nhau, lấy đường khoanh trung bình làm ranh giới của các đơn vị CQ.

4.4. Phương pháp phân tích tiếp cận hệ thống, đánh giá tổng hợp

Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc CQ, mối quan hệ giữa các hợp phần TN trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn vị CQ trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng. Đánh giá tổng hợp giá trị kinh tế của TNTN và ĐKTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT­XH, mô hình hoá các hoạt động giữa TN với KT­XH, phục vụ việc dự báo cho sự biến đổi của môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lí tài nguyên và BVMT.

4.5. Phương pháp hệ thông tin địa lý

Hệ thông tin địa lí (Geographic Information System­GIS) với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm MapInfo, phần mềm xử lí ảnh. Phương pháp này thực hiện có hiệu quả việc thu thập, cập nhật, phân tích và tổng hợp các thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất chung của đối tượng để tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng các bản đồ phục vụ việc ĐGCQ.

5. Những kết quả của đề tài

+ Hệ thống và vận dụng cơ sở lí luận NCCQ, ĐGCQ cho việc nghiên cứu.

+ Xác định tổng quan ĐKTN, KT­XH của khu vực nghiên cứu.

+ Xây dựng được hệ thống phân loại CQ, bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000 và bản đồ ĐGCQ tỉ lệ 1: 100.000, bản đồ kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ cho vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp.

+ Đưa ra được định hướng phát triển cho khu vực nghiên cứu.

6. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài được thực hiện sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và BVMT.

Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần giúp các nhà quản lí địa phương có thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng định hướng quy hoạch sản xuất, chiến

lược PTBV, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT, phát triển các ngành kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế

Chương 2:

Các nhân tố

thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan

vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển ngành nông nghiệp – lâm nghiệp và du lịch vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024