Khái Niệm Về Ngân Hàng Thương Mại


- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại trụ sở ngân hàng TMCP

Đông Á trên địa bàn thành phố Huế.

- Phạm vi thời gian:

+ Số liệu thứ cấp liên quan đến Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế từ năm 2010 đến năm 2012

+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ các bảng hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng từ 18/2/2013 đến 30/4/2013

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tìm ra các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhận tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thiết kế nghiên cứu

4.1.1. Chiến lược nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Đề tài sử dụng chiến lược nghiên cứu khám phá kết hợp với nghiên cứu mô tả để tiến hành nghiên cứu.


Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế - 3

4.1.2. Quy trình nghiên cứu


Thiết kế

nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Thiết kế bảng câu hỏi

Dữ liệu Thứ cấp

Chọn mẫu & Tính cỡ mẫu

Điều tra thử 30 Khách hàng

Nghiên cứu sơ

bộ

Nghiên cứu định tính

Chỉnh sửa bảng hỏi (Nếu cần)

Tiến hành điều tra theo

cỡ mẫu

Mã hóa, nhập và làm

sạch dữ liệu

Nghiên cứu chính thức

Xử lý dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Kết quả nghiên cứu

Báo cáo kết quả

nghiên cứu


4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

4.2.1. Dữ liệu thứ cấp

- Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến ngân hàng TMCP Đông Á chi

nhánh Huế

- Thu thập các tài liệu liên quan từ:

+ Giáo trình có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, marketing căn bản… …

+ Sách, báo, tạp chí

+ Thư viện: Thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế, Trung tâm học liệu Đại

Học Huế, Thư viện Tổng Hợp Tỉnh.

+ Các bộ máy tìm kiếm: Các trang web như Dongabank.com.vn, hay các công

cụ bộ máy tìm kiếm lớn như Google, Yahoo,…

4.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 giai đoạn chính:

- Nghiên cứu định tính: Được thực hiện nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh

và bổ sung các biến quan sát để xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp.

Hình thức thực hiện:

- Nghiên cứu các lý thuyết và các mô hình, các đề tài liên quan đến hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng.

- Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu 10 khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Đông Á Huế kết hợp với sử dụng kỹ thuật Delphi phỏng vấn những chuyên gia trong ngân hàng như Giám Đốc, Trưởng phòng bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận khách hàng cá nhân, các giao dịch viên với những câu hỏi mở để xây dựng mô hình nghiên cứu.

- Nghiên cứu định lượng: nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi để lấy được đầy đủ thông tin nhất, tránh tình trạng lỗi bảng hỏi và tỷ lệ hồi đáp cao.Kết quả là dngf để kiểm định lại mô hình nghiên cứu.

Phương pháp tính cỡ mẫu

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) số mẫu cần thiết để tiến hành phân tích nhân tố khám phá phải lớn hơn hoặc bằng 5 lần số biến quan sát. Như vậy, với tổng số biến là 28 thì số mẫu tối thiểu điều tra là N= 28*5=140.


Theo “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” của Nguyễn Đình Thọ: số mẫu cần thiết để có thể tiến hành phân tích hồi quy phải thỏa mãn điều kiện:

N ≥ 8 * P + 50 ≥ 8 * 6 +50 ≥ 98

Trong đó: p là số biến độc lập (trong đề tài thì p = 6)

Như vậy, để đảm bảo kích cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành các phân tích và kiểm định nhằm giải quyết các mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đưa ra, thì số lượng mẫu tối thiểu để tiến hành điều tra là 140 mẫu .

Trước khi đưa ra phương pháp chọn mẫu chính thức, tôi đã tiến hành điều tra thử nhằm mục đích: sửa lỗi bảng hỏi, kiểm tra độ tin cậy thang đo, ước tính số lượng tỷ lệ trả lời bảng hỏi đúng. Và kết quả ước tính tỉ lệ trả lời là 95% nên kích cỡ thực tế

phải điều tra là:


Tương đương:

N ' N *100%

95%

N ' 140 *100% 147,4

95%


150 mẫu

Phương pháp chọn mẫu

Do danh sách khách hàng cá nhân hiện đang sử dụng dịch tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng là một nguồn dữ liệu bảo mật và rất khó tiếp cận. Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế” đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa để điều tra thu thập số liệu.

Theo thông tin do phòng Kế toán - Giao dịch tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế cung cấp, mỗi tuần tại Ngân hàng có khoảng 550 khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, tương ứng với mỗi ngày làm việc là khoảng 100 khách hàng tiến hành giao dịch (riêng ngày thứ 7 chỉ có 50 khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh do Ngân hàng chỉ làm việc vào buổi sáng). Với kích cỡ mẫu 150 khách hàng cá nhân, tôi đã tiến hành khảo sát vào ngày thứ 2,4,6 trong vòng 3 tuần liên tiếp, mỗi ngày sẽ điều tra 15 khách hàng cá nhân. Như vậy, tổng số khách hàng được tôi điều tra trong 10 ngày và thứ tự khách hàng được phỏng vấn theo bước nhảy K (là khoảng cách số lượng khách hàng giữa 2 đối tượng được chọn điều tra):


K 100 6,67 7

15


Thời gian tiến hành phỏng vấn vào buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, vào buổi chiều là từ 13h30 đến 17h30. Mỗi buổi phỏng vấn 10 khách hàng, với bước nhảy k là 7 như đã tính ở trên. Như vậy, tính từ khách hàng đầu tiên được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn thì cứ cách 7 khách hàng sẽ tiến hành phỏng vần một người cho đến khi đủ số lượng . Nếu trường hợp khách hàng đúng thứ tự bước nhảy k không đồng ý phỏng vấn, sẽ tiến hành phỏng vấn khách hàng kế tiếp liền sau khách hàng đó. Đối với một nhóm đông khách hàng đến giao dịch cúng một lúc thì tôi cũng tiến hành phỏng vấn một người trong nhóm và số khách hàng còn lại vẫn được đếm vào trong bước nhảy.

Do nghiên cứu chỉ phỏng vấn những khách hàng đang sử dụng dịch vụ tiết kiệm tại Ngân hàng, vì vậy trước khi tiến hành phỏng vấn khách hàng tôi sẽ hỏi khách hàng có đang sử dụng dịch vụ tiết kiệm tại Ngân hàng không. Nếu có thì tiếp tục phỏng vấn còn nếu không thì tôi tiến hành phỏng vấn người kế tiếp với quy trình như cũ cho đến khi đạt số lượng mẫu cần thiết. Ngoài ra tôi cũng xem xét để loại trừ các khách hàng đã được phỏng vấn nhưng vẫn đến Ngân hàng thực hiện giao dịch trong những lần tiếp theo, tránh hiện tượng phỏng vấn trùng lặp khách hàng.

4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu sau:

- Công cụ chủ yếu là phần mềm SPSS 16.0

- Thống kê ý kiến của khách hàng đối với các biến quan sát thông qua các đại lượng như tần số, tần suất…

- Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến quan sát trong

thang đo các nhân tố ảnh hưởng xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm.

- Đánh giá các thang đo nhiều chỉ báo thông qua hệ số Cronbach’s alpha

- Sử dụng các kiểm định để kiểm tra dữ liệu trước khi tiến hành hồi quy: như kiểm định Knewness và Kiểm định Kurtosis để kiểm tra phân phối chuẩn của số liệu, Kiểm định Pearson kiểm tra tự tương quan …


- Tiến hành hồi quy bội các nhân tố đã rút trích được sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA với xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng của khách hàng cá nhân trong thời gian tới.

- Kiểm định giá trị trung bình tổng thể One_Sample T_test đối với xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng của khách hàng cá nhân.

- Kiểm định ANOVA để xem xét sự khác biệt của từng nhóm khách hàng đối với xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng của khách hàng cá nhân.

5. Kết cấu đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động tiền gửi tiết

kiệm từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương Mại

1.1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương Mại

Với mỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại (NHTM).

Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếu bao gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm… ”

Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.

Tại Việt Nam, theo Điều 20 luật Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam do Quốc Hội khóa X thông qua vào ngày 12/12/1997. Định nghĩa: “NHTM là một loại hình hoạt động tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Luật này còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Và “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”.

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung một tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng.


1.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương Mại

Ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản: chức năng tập trung vốn của nền

kinh tế, chức năng trung gian tài chính và chức năng tạo tiền.

a. Chức năng tập trung vốn của nền kinh tế

Trong nền kinh tế có những chủ thể dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để nhưng họ cũng muốn tiền nảy sinh lời cho mình và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông.

NHTM với vai trò trung gian của mình, nhận tiền gửi từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay. Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

NHTM vừa là người cho vay vừa là người đi vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì hoạt động của mình.

Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát thêm cổ phiếu, trái phiếu… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư, chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán, đảm nhận việc mua trái phiếu của công ty…

b. Chức năng trung gian tài chính

Thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động mua giới khác. Từ “trung gian” ở đây có thể hiểu theo 2 ý nghĩa:

- Trung gian giữa các khách hàng với nhau. Ví dụ NHTM làm trung gian giữa người gửi tiền và người cho vay tiền, hay trung gian giữa người trả tiền và người nhận tiền, hoặc trung gian giữa người mua và người bán ngoại tệ…

- Trung gian giữa ngân hàng trung ương và công chúng, Ngân hàng trung ương không giao dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các NHTM , trong khi các NHTM vừa giao dịch được với NHTW vừa giao dịch được với công chúng.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 16/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí