Tóm Tắt Quá Trình Phát Triển Của Hệ Thống Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Việt Nam

- 62 -


Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


2.1. Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1995

Trong giai đoạn trước năm 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Trong điều kiện đó, hệ thống kế toán là công cụ của nhà nước tập trung cho mục tiêu quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp, hợp tác xã thông qua việc ban hành các chế độ kế toán và văn bản hướng dẫn liên quan đến kiểm tra. Thông tin thể hiện trên các báo cáo kế toán tại các doanh nghiệp phản ánh chủ yếu tình hình thực hiện kế hoạch được giao nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát của các cơ quan nhà nước.

Chế độ Báo cáo thống kê - kế toán định kỳ ban hành năm 1986 đã quy định 09 mẫu báo cáo kế toán định kỳ mà các xí nghiệp phải lập và nộp cho các cơ quan quản lý của nhà nước, gồm: Bảng Tổng kết tài sản (ký hiệu 12/CN); Vốn sản xuất (13/CN); Chi phí sản xuất theo yếu tố (14/CN); Giá thành toàn bộ sản phẩm theo khoản mục (15/CN); Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu theo khoản mục (16/CN); Tiêu thụ và lãi, lỗ (17/CN); Các khoản thanh toán với ngân sách (18/CN); Các quỹ xí nghiệp (19/CN), và Xây dựng cơ bản (20/CN).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Đặc trưng cơ bản của hệ thống BCTC giai đoạn này là được soạn lập trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định về ghi nhận, đo lường theo các nguyên tắc, các chỉ tiêu kế hoạch và định mức do nhà nước quy định; mục tiêu chủ yếu là cung cấp thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch đã giao cho xí nghiệp (về khối lượng, giá trị) và trách nhiệm liên quan của giám đốc xí nghiệp.

Giai đoạn 1987-1995, Nhà nước tiếp tục đổi mới đồng bộ các chính sách quản lý vĩ mô, từng bước hình thành nền kinh tế hàng hóa, đa dạng hóa thành phần kinh tế.

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 10

- 63 -


Dấu ấn về kế toán trong giai đoạn này là sự ra đời của Pháp lệnh kế toán - thống kê năm 1988 và Chế độ báo cáo kế toán định kỳ theo Quyết định số 224/TC-CĐKT năm 1990. Điều 12 Pháp lệnh kế toán - thống kê nêu rõ: “Các báo cáo kế toán, thống kê phải chính xác. Tính toán các chỉ tiêu phải theo đúng nội dung và phương pháp do Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê quy định” (Hội đồng Nhà nước, 1988). Pháp lệnh kế toán - thống kê còn cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chế độ kế toán và thống kê theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến được Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê Việt Nam thừa nhận và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và thống kê Việt Nam. Chế độ báo cáo kế toán định kỳ năm 1990 áp dụng thống nhất cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, quy định hai phần: Phần số liệu (Bảng tổng kết tài sản (01/BCKT), Bảng Kết quả kinh doanh (02/BCKT), Chi phi sản xuất theo yếu tố (03/BCKT)); Phần thuyết minh (Bản giải trình về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (04/BCKT)). Chế độ này đã khẳng định vai trò và mục đích của BCTC là tổng hợp và đánh giá một cách tổng quát, toàn diện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị sau một kỳ hạch toán, cung cấp số liệu để phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị, phát hiện những nhân tố tích cực, đề ra những biện pháp hiệu quả nâng cao chất lượng kinh doanh, củng cố chế độ hạch toán.

Chế độ báo cáo kế toán định kỳ năm 1990 có nhiều điểm nổi bật so với trước đây. Trong giai đoạn này, số liệu kế toán có giá trị pháp lý để đánh giá kết quả hoạt động, thực hiện kế hoạch và các nghĩa vụ của đơn vị. Tuy nhiên, các quy định về kế toán thời kỳ này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường, và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Yếu tố tác động đáng kể đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn này là quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, là việc Việt Nam trở thành một thành viên có vai trò quan trọng trong khối ASEAN, APEC, là công việc chuẩn bị, đàm phán và trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Biểu hiện cụ thể của quá trình này là dòng vốn đầu

- 64 -


tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng nhanh, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh đã tạo ra một diện mạo, một động lực phát triển mới cho nền kinh tế; các hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư trở nên nhộn nhịp, phong phú; thị trường buôn bán hàng hóa phát triển mạnh; TTCK, các mô hình công ty cổ phần, liên doanh, liên kết rất được Nhà nước chú trọng và tạo điều kiện phát triển…

Trong bối cảnh đó, kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêng đã bắt buộc phải có những cải cách mang tính lột xác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập.

Đầu tiên là sự ra đời của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995, với hệ thống BCTC bao gồm 4 mẫu biểu:

- Bảng cân đối kế toán, mẫu B01 – DN;

- Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu B02 – DN;

- Lưu chuyển tiền tệ, mẫu B03 – DN;

- Thuyết minh BCTC, mẫu B09 – DN.

(sau đó được bổ sung, sửa đổi bằng Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo QĐ 167/2000/QĐ-BTC năm 2000).

So với hệ thống báo cáo ban hành năm 1990, hệ thống BCTC mới đã được thiết kế với quan điểm và nhận thức mới về đối tượng sử dụng thông tin trong nền kinh tế thị trường. Các chỉ tiêu trong báo cáo được xây dựng vừa nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, vừa nhằm đáp ứng nhu cầu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng khác nhau. Hệ thống báo cáo cũng thể hiện được sự tôn trọng và vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế về đo lường, ghi nhận các đối tượng kế toán và trình bày thông tin trên BCTC.

Bên cạnh đó, để phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được ban hành theo quyết định 1171-TC/QĐ/CĐKT năm

- 65 -


1996, được sửa đổi, bổ sung bằng quyết định 144/2001/QĐ-BTC năm 2001 và sau đó được thay thế bằng quyết định 48/2006/QĐ-BTC năm 2006.

Dấu ấn thứ thứ hai trong lịch sử phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng trong giai đoạn này là sự ra đời của Luật kế toán vào năm 2003. Luật kế toán ra đời tạo khung pháp lý cho hoạt động kế toán ở nước ta trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế. Luật đã thừa nhận hàng loạt các khái niệm, nguyên tắc kế toán và hoạt động của nền kinh tế thị trường…, và đã xác định tại điều 29 : "Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán." (Quốc hội, 2003).

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hệ thống kế toán Việt Nam tiếp tục được cải cách theo hướng phù hợp với kinh tế thị trường, hoà nhập với thông lệ quốc tế. Dấu ấn cho quá trình này là sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, bắt đầu từ năm 2001.Theo đó, mục đích của BCTC được xác định là “cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng cho số đông người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế” (Bộ Tài chính, 2003).

Sự ra đời của 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng với các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực, được tổng kết trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, tiếp tục được bổ sung bằng thông tư 161/2007/TT-BTC năm 2007 và thông tư số 244/2009-TT-BTC năm 2009 là những biểu hiện cụ thể của xu hướng hòa nhập với chuẩn mực và thông lệ quốc tế của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ sung đối với một số nội dung bất cập của chế độ kế toán doanh nghiệp.

Như vậy, việc cải cách hệ thống kế toán nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng ở Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay đã đạt được những thành quả đáng kể. Việc soạn thảo, trình bày BCTC được đặt trong khuôn khổ pháp lý thống nhất và tương đối ổn định. Hệ thống kế toán và BCTC đã đạt được một mức độ hòa hợp nhất định với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế.

- 66 -


BCTC không phải chủ yếu phục vụ cho Nhà nước mà cho các nhà đầu tư, các ngân hàng, chủ nợ, đối tác và công chúng; thông tin về luồng tiền trở thành một thông tin quan trọng trên BCTC thể hiện sức khỏe về tài chính của doanh nghiệp; các đối tượng và giao dịch phức tạp của nền kinh tế thị trường được phản ánh khá đầy đủ trên BCTC v.v…

Tuy nhiên, Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình; BCTC của giai đoạn này vẫn thiếu tính đồng bộ; nhiều nội dung chưa phù hợp với thông lệ quốc tế ; thông tin trên BCTC vẫn chưa thực sự hữu ích và được xem trọng… Những vấn đề này cần được nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống nhằm xác định quan điểm khoa học, phương hướng và giải pháp phù hợp cho con đường phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

2.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện hành

2.2.1. Đặc điểm của các nhân tố tác động đến hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam

(1) Nhân tố kinh tế

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, cần phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, đồng thời phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế nhìn chung còn ở mức thấp. GDP năm 2013 đạt 149,3 tỷ USD (bằng khoảng 40% so với Thái Lan), tốc độ tăng trưởng đạt 5,42%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.091 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Lạm phát được kiểm soát ổn định ở mức 6,04% (Chính phủ, 2013).

Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây có những biến chuyển tích cực, đặc biệt là TTCK đã có những bước phát triển nhất định. Trong giai đoạn 2000 - 2005 vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 1% GDP nhưng đến năm 2006 quy mô thị trường đã đạt 22,7%, và tiếp tục đạt mức trên 40% GDP vào năm 2007. Tuy nhiên, năm 2013, mức vốn hóa thị trường chỉ đạt 964 nghìn tỷ

- 67 -


đồng, xấp xỉ 31% GDP (Chính phủ, 2013).

Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012, 2013 có dấu hiệu chậm lại ở hầu hết các tổ chức tín dụng do nhu cầu vay vốn không có dấu hiệu tăng. Tính đến thời điểm cuối năm 2013, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 14,64% so với năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5%. Nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng xấp xỉ 4%.

Về doanh nghiệp, đến cuối năm 2013, cả nước có khoảng 491.900 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong năm 2013, có 60.737 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Trong số doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng rất lớn, số lượng công ty cổ phần niêm yết chiếm tỷ trọng không đáng kể (Chính phủ, 2013).

Những dữ liệu trên cho thấy quy mô và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn ở mức thấp; tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ổn định 01 con số; nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp Việt Nam không dựa nhiều vào TTCK mà từ nhiều nguồn quan trọng khác như ngân sách nhà nước, vay ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài… Điều này dẫn đến yêu cầu tuân thủ các luật định đối với thông tin kế toán, đồng thời thông tin kế toán sẽ hướng đến việc bảo đảm lợi ích của người cho vay. Song song đó, sự ra đời và phát triển của của TTCK cùng với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, các công ty niêm yết, với quy, mô mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể, đã tạo ra những yêu cầu nhất định trong việc biên soạn, trình bày và công bố BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

(2) Nhân tố chính trị

Đại hội Đảng lần thứ XI xác định, Việt Nam cần tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong một chừng mực nào đó, nền kinh tế Việt Nam chưa hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường, cùng với mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền

- 68 -


kinh tế, đã làm giảm tính bức thiết về yêu cầu phải có một hệ thống kế toán và BCTC tối ưu cho nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, sự ra đời của các chuẩn mực kế toán Việt Nam phản ảnh ý chí của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế. Theo đó, một trong những nguyên nhân của việc xây dựng và ban hành nhanh các chuẩn mực kế toán Việt Nam là yêu cầu để được chấp nhận là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (Nguyen Cong Phuong & Richard, 2011). Điều này cũng phù hợp với giải thích của Ramanna (2011) về tác động của chính trị đối với quá trình hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế.

(3) Nhân tố pháp lý

Hệ thống pháp luật

Một cách chung nhất, kế toán Việt Nam nằm trong định hướng “tuân thủ luật pháp”, nên việc soạn thảo, trình bày BCTC và công bố thông tin được đặt trong một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, cho dù hệ thống kế toán và BCTC có thể bị tác động bởi nhiều nhân tố môi trường khác nhau. Cơ sở pháp lý cho việc soạn thảo, trình bày và công bố thông tin về BCTC hiện hành có thể phân thành 3 cấp pháp lý, bao gồm:

- Luật Kế toán và Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán;

- Chuẩn mực kế toán;

- Chế độ kế toán.

Luật kế toán được Quốc hội khóa XI thông qua năm 2003 nhằm thống nhất việc quản lý mọi hoạt động kế toán; bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính; cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân (Quốc hội, 2003). Luật Kế toán quy định rõ về mục đích và nội dung của BCTC, các yêu cầu lập BCTC, thời hạn nộp BCTC, các nội dung, hình thức và thời hạn công khai BCTC và kiểm toán BCTC.

- 69 -


Chuẩn mực kế toán Việt Nam là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành chi phối việc soạn thảo và trình bày BCTC bao gồm 01 chuẩn mực chung và 25 chuẩn mực cụ thể (Phụ lục 06):

- VAS 01 – Chuẩn mực chung ;

- VAS 21 – Trình bày BCTC ;

- VAS 24 – Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ;

- VAS 25 – BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con;

- VAS 27 – BCTC giữa niên độ;

- Các chuẩn mực kế toán cụ thể khác như: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, hàng tồn kho v.v… đều có quy định về việc trình bày các đối tượng tương ứng trên BCTC.

Chế độ kế toán doanh nghiệp là những quy định và hướng dẫn về kế toán, bao gồm: Chế độ chứng từ kế toán; hệ thống tài khoản kế toán; chế độ sổ kế toán; hệ thống BCTC.

Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 để áp dụng chung cho “tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế” (Bộ Tài chính, 2006a). Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC áp dụng cho “tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã” (Bộ Tài chính, 2006b).

Các quy định chủ yếu về nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản; công khai và công bố thông tin về BCTC trong Luật kế toán, VAS 1- Chuẩn mực chung - được tóm tắt như sau:

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí