Các Sản Phẩm Tiền Gửi Tiết Kiệm Tại Ngân Hàng Navibank Huế

trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng cũng đư ợc quan tâm một cách đặc biệt.

2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban

2.1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức(trang....)

2.1.2.2.2 Chức năng của các phòng ban

- Giám đốc: Có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp với NHNN và cơ quan pháp luật.

- Phòng quản lý tín dụng: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tín dụng: cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giới hạn tín dụng, quản lý và xử lý nợ xấu:

+ Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh.

+ Giúp việc cho Giám đốc, phòng quan hệ khách hàng trong các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng.

+ Tập hợp, lập các báo cáo phục vụ cho công tác quản trị, điều hành.

+ Xây dựng chiến lược, cơ cấu, giới hạn tín dụng. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng và giao kế hoạch cho các phòng ban.

- Phòng quan hệ khách hàng: Đứng đầu là trưởng phòng quan hệ khách hàng, chỉ đạo các bộ phận sau:

+ Bộ phận quan hệ khách hàng – khách hàng doanh nghiệp ( BP QHKH – DN)

Duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp.

Thẩm định khách hàng: Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về phương án sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; đề xuất phương án cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Quan hệ các định chế tài chính nhằm thu xếp cho vay hợp vốn và quản lý đồng tài trợ cho toàn chi nhánh.

Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bộ phận công nghệ thông tin: Bộ phận Tin học có chức năng tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng, điện thoại, camera, máy móc thiết bị và các phần mềm có liên quan. Tham mưu và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy

chế bảo mật và an toàn thông tin, xử lý dữ liệu, đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thông tin báo cáo trong toàn hệ thống.

+ Bộ phận quan hệ khách hàng – khách hàng cá nhân: ( BP QHKH – cá nhân)

Phát triển hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và quản trị rủi ro của chi nhánh với các đối tượng là khách hàng cá nhân theo định hướng, chính sách của ngân hàng qui định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của khối khách hàng cá nhân tại hội sở và của Giám đốc chi nhánh về kế hoạch liên quan đến khối khách hàng cá nhân như phát triển mạng lưới, kênh phân phối, marketing…

Phối hợp với các phòng ban khác của chi nhánh và các chi nhánh khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

+ Bộ phận Back Office (BO)

Lập hợp đồng thế chấp, tín dụng, các văn bản liên quan đến công tác giải ngân. Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.

Giải ngân; Thu nợ gốc, lãi, phí; Theo dõi trả nợ gốc, lãi, phí.

Xử lý các vấn đề phát sinh: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ… Quản lý, lưu trữ hồ sơ tín dụng.

+ Bộ phận thẻ: Tổ chức triển khai, phát triển hoạt động kinh doanh của thẻ chi nhánh theo chỉ tiêu, kế hoạch Tổng Giám đốc hằng năm, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh.

- Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng: (DVKH)

+ Bộ phận kế toán nội bộ: Trực tiếp hoạch toán kế toán, hách toán thông kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo qui định giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với khách hàng. Tổng hợp, lưu trữ đầy đủ hồ sơ thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo quy định của tổ chức…

+ Bộ phận kho quỹ: Thực hiện chế độ thu chi tiền mặt, bảo quản tiền tại kho đúng tiến độ…

+Sàn giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân dưới các hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám đốc giao ban.

Quản lý, phát triển và khai thác tối đa nhu cầu của tiềm năng của khách hàng trên địa bàn mình quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng…

- Phòng hành chính- tổng hợp: (HC-TH)

+ Tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác; tổ chức và cán bộ; hành chính – tổng hợp; triển khai quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của

nhà nước có liên quan đế chi nhánh và quyền lợi của cá nhân cán bộ công nhân viên trong chi nhánh biết để thống nhất thực hiện. Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên; công tác tổng hợp, hành chính; văn thư, lưu trữ, lễ tân; công tác bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của chi nhánh thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.

+ PGD Tây Lộc: Hoạt động kinh doanh trên địa bàn được giao, chịu sự quản lý về mặt kinh doanh từ Giám đốc, thực hiện các chỉ tiêu giao khoán của ban điều hành ngân hàng.

+ PGD Đông Ba: Hoạt động kinh doanh trên địa bàn được giao và chịu sự quản lý về mặt kinh doanh của Giám đốc, thực hiện các chỉ tiêu mà ban điều hành ngân hàng giao khoán.

2.1.2.3 Qui trình tín dụng đối với khách hàng

Các bước thực hiện quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Huế:

- Tiếp thị khách hàng vay

- Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng thủ tục vay.

- Thẩm định hồ sơ tín dụng.

- Quyết định tín dụng.

- Hoàn thiện các thủ tục trước khi giải ngân.

- Lập và chuyển hồ sơ giải ngân.

- Theo dõi và kiểm tra sau khi giải ngân.

- Thu nợ gốc, lãi và phí khoản vay.

- Cơ cấu thời hạn trả nợ.

- Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng.

2.1.2.4 Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Navibank Huế

Tiền gửi tiết kiệm : Gửi tiền tiết kiệm tại Navibank là một trong những phương thức đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể khách hàng có thể lựa chọn các hình thức tiết kiệm đa dạng về kỳ hạn và phương thức tính lãi, đơn giản, nhanh chóng về thủ tục, lãi suất cạnh tranh.

Tiện ích:

- An toàn, chính xác, bảo mật tuyệt đối.

- Khách hàng gửi tiền một nơi có thể giao dịch nhiều nơi.

- Được sử dụng miễn phí một số dịch vụ hỗ trợ.

- Thủ tục cầm cố đơn giản, lãi suất vay ưu đãi.

Kỳ hạn gửi : Công bố theo từng thời kỳ (từ 01 tuần đến 06 tháng ).

Loại tiền gửi: VND, USD.

Số tiền gửi tối thiểu: 1.000.000 VND hoặc 100 USD.

Cơ sở tính lãi: Tùy thuộc vào phương thức khách hàng lựa chọn.

Lãi suất: Biểu phí lãi suất hiện hành của ngân hàng

Tiết kiệm tích lũy giá trị: Tích lũy giá trị của Navibank là lựa chọn tốt giúp khách hàng chọn cho mình một kế hoạch tiết kiệm phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Tiện ích:

- Lãi suất hấp dẫn.

- Được chủ động lựa chọn số tiền gửi cho mỗi lần gửi.

- Được nhiều lựa chọn về kỳ hạn gửi tiền và định kỳ gửi tiền.

- Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng.

- Được hỗ trợ bởi dịch vụ MobileBanking giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra được định kỳ nộp tiền.

- Được chuyển nhượng chứng nhận tiền gửi cho người khác với thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

- Được nộp trễ khoản tiền nộp định kỳ trong thời gian nhất định mà không bị khấu trừ lãi suất.

Lãi suất: Theo biểu lãi suất tiết kiệm tích lũy giá trị của Navibank.

Loại tiền gửi, rút : VND

Hình thức gửi: Tiền mặt, chuyển khoản hoặc ủy quyền cho Ngân hàng được tự động trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng để chuyển vào tài khoản tiết kiệm tích lũy giá trị.

Kỳ hạn gửi: Kỳ hạn 06 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng. Phương thức tính lãi: Lĩnh lãi cuối kỳ.

Tiền gửi hoạt kỳ: Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 13, 25 hoặc 37 tháng, lãi suất thả nổi với định kỳ lĩnh lãi 01, 02, 03, 06, 12 tháng do khách hàng chủ động lựa chọn.

Tiện ích:

- Ngoài lãi suất huy động kỳ hạn tương ứng với định kỳ lĩnh lãi, khách hàng còn được cộng thêm lãi suất ưu đãi hoạt kỳ.

- Định kỳ lĩnh lãi do khách hàng chủ động lựa chọn gồm 01, 02, 03, 06 hoặc 12 tháng.

- Tất toán trước hạn khi kết thúc mỗi định kỳ lĩnh lãi, lãi suất vẫn giữ nguyên.

Loại tiền tệ: VND, USD.

Kỳ hạn gửi: 13, 25, 37 tháng, không tự động quay vòng khi đến hạn.

Định kỳ lĩnh lãi: 01, 02, 03, 06, 12 tháng. Định kỳ lĩnh lãi do khách hàng chủ động lựa chọn tại thời điểm gửi tiền và cố định cho những kỳ lĩnh lãi quay vòng tiếp theo (nếu có). Định kỳ lĩnh lãi 12 tháng không áp dụng cho kỳ hạn gửi 13 tháng.

Phương thức tính lãi: Hàng kỳ, cuối mỗi định kỳ lĩnh lãi.

Lãi suất : Lãi suất thả nổi, xác định tại đầu mỗi định kỳ lĩnh lãi.

2.1.2.5 Tình hình lao động

Bảng 1: Tình hình lao động của ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế

ĐVT: người


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

So sánh

2010/2009

2011/2010

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

Tổng số

35

100

48

100

56

100

7

20,0

8

16,7

1.Theo giới tính











Nam

16

45,7

20

41,7

27

48,2

4

25,0

7

35,0

Nữ

19

54,3

28

58,3

29

51,8

9

47,4

1

3,6

2.Theo trình độ











Đại học và trên

đại học

23

65,8

31

64,6

37

66,1

8

34,8

6

19,4

Cao đẳng, trung

cấp

6

17,1

5

10,4

5

8,9

-1

-16,7

0

0

Lao động phổ

thông

6

17,1

12

25,0

14

25,0

6

100

2

16,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 50 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần nam việt - chi nhánh Huế - 3

(Nguồn:Phòng nhân sự ngân hàng TMCP Nam Việt - Huế) Nhìn vào số liệu ta thấy, qua ba năm số lượng lao động tại chi nhánh đã có sự thay đổi, cụ thể là năm 2009 từ 35 lên 48 người (năm 2010) và lên 56 người (năm 2011). Số lượng lao động năm 2010 đã tăng lên 7 người tức tăng 20,0% so với năm 2009, năm 2011 đã tăng 8 ngư ời, tức tăng 16,7% so với năm 2010.

Phân theo giới tính : Số lao động nam năm 2009 là 16 người, chiếm tỷ trọng 45,7% và số lao động nữ là 19 người, chiếm tỷ trọng 54,3%. Năm 2010 số lao động nam tăng 4 người tương ứng tăng 25% trong khi đó số lượng lao động nữ tăng 9 người tương ứng tăng 47,4%. Đến năm 2011, số lượng lao động nam tăng 7 người tương ứng 35,0% , số lao động nữ tăng 1 người tương ứng 3,6% . Cơ cấu này cho thấy số lượng lao động nữ năm 2010 tăng nhiều hơn so với số lượng lao động nam nhưng đến năm 2011 số lượng

lao động nam lại tăng nhiều hơn. Sự tăng nhiều của nhân viên nam và tăng ít của nhân viên nữ là do nhu cầu của ngân hàng và khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngân hàng ngày càng tăng.

Phân theo trình độ: năm 2009 toàn chi nhánh có 65,8% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, số nhân viên có trình độ trung cấp, cao đẳng là 17,1% và lao động phổ thông 17,1%. Với thước đo này, năm 2010 số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học đã tăng 34,8%, s ố lượng nhân viên có trình độ trung cấp và cao đẳng giảm 16,7%, còn số lao động phổ thông tăng 100%. Cũng với thước đo đó, năm 2011 số lượng nhân viên có trình độ đại học đã tăng lên 19,4%, số lượng nhân viên có trình độ trung cấp cao đẳng vẫn không thay đổi, số nhân viên có trình độ lao động phổ thông tăng 16,7% . Như vậy, số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học tăng lên đáng kể, trình độ của nhân viên ngày càng được đòi hỏi cao hơn. Với đội ngũ nhân viên được trang bị kiến thức, có trình độ - đây sẽ là nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhân viên của ngân hàng Navibank luôn được khuyến khích trong việc học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Hầu hết các nhân viên tại NH là những người trẻ tuổi, năng động nên ngoài việc làm tốt công tác tại NH, họ cũng cố gắng học tập để nâng cao hơn nữa trình độ của mình với mong muốn bổ sung kiến thức và tìm cơ hội thăng tiến.

Như vậy, đội ngũ nhân viên của chi nhánh đều có sự gia tăng qua mỗi năm, thể hiện nhu cầu đáp ứng cho việc phát triển mở rộng chi nhánh. Điều này không chỉ mang lại việc phục vụ tốt hơn nhu cầu cho khách hàng, mà còn thể hiện việc quản lý nguồn nhân lực tại chi nhánh. Navibank cũng là một trong số ít những doanh nghiệp tiên phong tuyển dụng những sinh viên năm cuối. Điều này mang lại cơ hội cho các bạn sinh viên, cũng thể hiện tầm nhìn về nhân sự của ngân hàng.

2.1.2.6 Tình hình kinh doanh

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Huế, ta có thể thấy các chỉ tiêu có xu hướng tăng cao qua các năm, đặc biệt là các chỉ tiêu về thu nhập. Cụ thể, năm 2009 thu nhập là 7.946 triệu đồng. Trong đó, thu lãi từ tiền gửi và lãi cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu, còn lại là thu ngoài lãi và thu khác từ các hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc huy động vốn là 8.722 triệu đồng, khoản chi phí này cao hơn thu nhập tương ứng.

Bảng 2: Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế giai đoạn 2009 – 2011 ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

1. Tổng thu nhập

7.946

42.980

95.836

35.034

440,90

52.856

122,98

- Thu lãi cho vay

2.919

12.091

26.253

9.172

314,22

14.162

117,13

- Thu lãi tiền gửi

4.886

30.033

69.176

25.147

514,68

39.143

130,33

- Thu khác về hoạt

động tín dụng

-

0,8

0,2


-


-


-0,6


-75,00

- Thu ngoài lãi

141

856

407

715

507,09

-449

-52,45

2. Tổng chi phí

8.722

39.701

77.574

30.979

355,18

37.873

95,39

- Chi trả lãi tiền gửi

5.187

27.007

58.036

21.82

420,67

31.029

114,89

- Chi trả lãi tiền đi

vay

47

4

8.498


-43


-91,49


4.498


112,45

- Chi trả lãi phát

hành giấy tờ có giá

1.343

4.868

1.593


3.525


262,47


-3.275


-67,28

- Chi phí ngoài lãi

2.145

7.822

11.447

5.677

264,66

3.625

46,34

4. Lợi nhuận

-776

3.279

16.262

4.055

522,55

12.982

395,83

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàngTMCP Nam Việt - Huế)

Bước sang năm 2010, chỉ tiêu thu nhập của Navibank đã tăng lên một cách đáng kể với 440,9% và đạt con số 42.980 triệu đồng, trong đó nguồn thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi tăng lên đáng kể. Đối với chi phí, năm 2010 chí phí tăng 355,18% đạt 39.701 triệu đồng, đáng chú ý là chi trả lãi tiền gửi tăng 420,67%. Mặc dù, mức chi phải chi trả tăng cao nhưng không tăng cao hơn mức tăng của thu nhập, kết quả mức lợi nhuận đã tăng 4.055 tri ệu đồng.

Đến năm 2011, thu nhập của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng cao đạt mức 95.836 triệu đồng tăng 122,98% so với năm 2010. Trong đó, thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi vẫn tăng vượt trội so với các chỉ tiêu khác. Đạt được thành tích này là do chi nhánh đẩy mạnh hoạt động cho vay, tăng cường các sản phẩm dịch vụ khác để thu phí dịch vụ ngân hàng... Bên cạnh đó, việc huy động vốn tốt mang lại cho chi nhánh nguồn vốn để cho vay thu lợi nhuận. Chi phí trong năm này tăng đạt mức 77.574 triệu đồng tương ứng tăng 95,39% so với năm 2010. Kết quả thu được năm 2011, lợi nhuận là 12.982 triệu đồng, tương ứng tăng 395,83% so với năm 2010.

Qua phân tích, có thể thấy được rằng hoạt động kinh doanh của Navibank Huế khá hiệu quả, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận khá cao. Vì vậy, ngân hàng cần phát huy và phát triển hơn nữa những thế mạnh sẵn có của mình để có thể giữ vững được tốc độ tăng trưởng như hiện nay.

2.1.2.7 Tình hình tài sản, nguồn vốn

Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể, năm 2010 tăng 112,1% tương ứng với 261.557 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 thì tổng tài sản và nguồn vốn tăng 20,14% tương ứng với 99.653 triệu đồng. Đây là kết quả của một loạt các chính sách và mục tiêu quan trọng mà ngân hàng đã đề ra. Kết quả này cũng cho thấy trong những năm qua, ngân hàng đã hoạt động rất hiệu quả. Sự biến động của các khoản mục cụ thể như sau:

Tình hình tài sản

Chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản mục tài sản có khác, tiếp đến là khoản mục cho vay các TCKT, cá nhân trong nước. Trong năm 2009 cho vay các TCKT, cá nhân trong nước là 84.089 triệu đồng, đến năm 2010 đạt được 114.422 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng là 36,07% so với năm 2009 và đến năm 2011 con số này đã tăng lên

121.492 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 6,18% so với năm 2010. Đạt được kết quả này là do việc nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình, thời cơ để đưa ra những chính sách, định hướng đúng đắn, kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và xã hội, đặc biệt là chính sách tín dụng luôn bám sát diễn biến của nền kinh tế, linh hoạt và phù hợp. Tổng tài sản của ngân hàng qua ba năm đều tăng cho thấy ngân hàng có tiềm lực khá lớn.

Tình hình nguồn vốn

Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, cụ thể năm 2009 là 213.319 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 415.709 triệu đồng tức tăng 202.39 triệu đồng tương ứng với tăng 94,88%. Đến năm 2011, đã tăng lên 109.392 triệu đồng tương ứng tăng 26,31% so với năm 2010. Khoản mục tiếp theo cũng chiếm tỷ trọng cao đó là phát hành các giấy tờ có giá, năm 2009 đạt 18.471 triệu đồng đến năm 2010 đã tăng 71.103 tri ệu đồng tức tăng 52.632 triệu đồng tương ứng tăng 284,94%. Đến năm 2011 con số này đã giảm xuống còn 47.164 triệu đồng tức giảm 33,67% so với năm 2010. Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Đạt được thành quả này là do trong những năm qua, chi nhánh luôn có sự cố gắng trong công tác điều hành, quản lý, và có chính sách huy động vốn từ ban lãnh đạo ngân hàng, nhân viên, khách hàng với sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, công nghệ tiên tiến, hiện đại, bên cạnh đó ngân hàng còn có nội lực lớn mạnh.

Bảng 3: Tình hình tài sản, nguồn vốn tại ngân hàng TMCP Nam Việt - chi nhánh Huế qua các năm 2009 – 2011

ĐVT: triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

So sánh

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

I/ Tài sản

1. Tiền mặt tại quỹ

3.253

43.844

40.842

40.591

1247,80

-3.002

-6,85

2. Tiền gửi tại

NHNN

3.539

3.047

2.112

-0.492

-13,90

-0.935

-

30,69

3. Tiền gửi tại các TCTD trong và

ngoài nước

172

59

103

-113

-65,69

44

74,58

4. Cho vay các TCKT, cá nhân

trong nước

84.089

114.422

121.492

30.333

36,07

7.07

6,18

5.Tài sản

1.686

1.703

2.130

0.017

1,01

0.427

25,07

6. Tài sản có khác

140.602

331.843

427.892

191.241

136,02

96.049

28,94

CỘNG TỔNG TÀI

SẢN

233.341

494.918

594.571

261.577

112,10

99.653

20,14

II. Nguồn vốn

1. Tiền gửi của NHNN và TCTD

khác

-

-

7.741

-

-

7.741

-

2. Tiền gửi của các

TCKT, dân cư

213.319

415.709

525.101

202.39

94,88

109.392

26,31

3. Phát hành GTCG

18.471

71.103

47.164

52.632

284,94

-23.939

-

33,67

4. Tài sản nợ khác

1.551

8.106

14.565

6.555

422,63

6.459

79,68

CỘNG TỔNG

NGUỒN VỐN

233.341

494.918

594.571

261.577

112,10

99.653

20,14

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Nam Việt - Huế)

2.2 Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng TMCP Nam Việt

2.2.1 Hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt - Chi nhánh Huế

2.2.1.1 Các hình thức cho vay:

Các hình thức cho vay hiện nay tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt-Chi nhánh Huế:

Cho vay mua xe ô tô.

Cho vay mua bất động sản. Cho vay mua nhà, đất dự án.

Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà.

Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh. Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị.

Cho vay tiêu dùng. Cho vay du học.

Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (STK) Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý.

Mua bán kỳ hạn cổ phiếu chưa niêm yết (Repo cổ phiếu).

2.2.1.2 Các hình thức bảo đảm tiền vay

1. Việc cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay hoặc bảo lãnh tài sản của bên thứ ba phải được lập thành hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh ( gọi chung là hợp đồng bảo đảm); hợp đồng bảo đảm phải được lập thành văn bản riêng, trừ trường hợp cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ vàng do ngân hàng phát hành, và giữ hộ tại ngân hàng thì hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện ngay trong hợp đồng tín dụng.

2. Hợp đồng bảo đảm tài sản phải được chứng thực, chứng nhận bởi cơ quan công chứng có thẩm quyền hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan có quyền chứng nhận, chứng thực theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh cầm cố tài sản là động sản, vật tư hàng hóa mà tài sản cầm cố do ngân hàng giữ ( tại kho ngân hàng hoặc tại kho ngân hàng thuê) thì việc chứng nhận, chứng thực hợp đồng bảo đảm do cấp quyết định tín dụng quyết định.

3. Đối với các khoản vay nhỏ hoặc một số trường hợp đặc biệt thì hợp đồng bảo đảm có thẻ không cần chứng nhận, chứng thực và sẽ được tổng giám đốc quy định cụ thể trong từng thời kỳ hoặc trực tiếp quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

4. Đối với tài sản bảo đảm là giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắng liền với đất phải được đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh (gọi chung là đăng ký giao dịch bảo đảm )

theo quy định tại thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của liên Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT và các văn bản khác của các bộ, nghành có liên quan.

5. Đối với tài sản bảo đảm là động sản, quyền, tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác thì thực hiện đăng ký giao dịch, bảo đảm theo quy định tại thông tư số 01/2002/TT_BTP ngày 09/01/2002 của Bộ Tư Pháp và theo các văn bản của các bộ, nghành có liên quan.

6. Cấp quyết định tín dụng quyết định việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc không đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm là vật tư, hàng hóa mà ngân hàng chính là bên giữ tài sản ( giữ tại kho ngân hàng hoặc kho ngân hàng thuê )

2.2.1.3 Thời hạn xem xét cho vay

a. Đối với các hồ sơ bình thư ờng không quá 10 ngày làm việc kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ.

b. Đối với các hồ sơ phức tạp: không quá 20 ngày làm việc kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ.

c. Thời gian luân chuyển hồ sơ giữa các phòng/ bộ phận:

- Tiếp nhận và phân công : 1 ngày

- Thẩm định: 3 ngày (không kể thời gian khách hàng bổ sung hồ sơ)

- Tái thẩm định: 2 ngày

- Quyết định cấp trưởng phòng: 2 ngày

- Quyết định cấp Giám đốc: 2 ngày

- Quyết định cấp Phó tổng giám đốc: 2 ngày

- Quyết định cấp Tổng giám đốc: 2 ngày

- Quyết định cấp hội đồng tín dụng: 2 ngày

- Quyết định cấp hội đồng quản trị: 2 ngày

d. Hồ sơ chuyển sang bộ phận nào phải có ký giao nhận: danh mục hồ sơ và thời điểm giao nhận.

e. Sau thời gian quy định trên đây, cấp kiểm soát tín dụng phải có văn bản trả lời khách hàng về quyết định cho vay hoặc không cho vay

2.2.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

2.2.2.1. Mô tả mẫu

Kết quả quá trình điều tra khách hàng từ ngày 03/03/2012 đến ngày 23/03/2012 tại ngân hàng Nam Việt, đường Đống Đa, TP Huế. Trong quá trình điều tra trực tiếp

khách hàng với 112 bảng hỏi, tôi đã thu về 1 12 bảng hỏi. Thông qua quá trình kiểm tra tôi nhận thấy có 3 bảng hỏi không đạt yêu c ầu bị loại ra (chủ yếu do thông tin trả lời không đầy đủ). Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 109 bảng hỏi có phương án trả lời hoàn chỉnh.

2.2.2.2. Độ tuổi

Đối với tiêu thức độ tuổi, chúng tôi đã tiến hành chia độ tuổi theo nhiều nhóm khác nhau, cụ thể những nhóm tuổi như sau:

+ Dưới 23 tuổi

+ Từ 23 đến dưới 35 tuổi

+ Từ 30 đến dưới 45 tuổi

+ Từ 45 tuổi trở lên.

Kết quả quá trình điều tra chúng tôi thu thập được như sau

Bảng 2.1: Mô tả độ tuổi của khách hàng



Tiêu thức


Số lượng


Tỉ lệ

Phần trăm tích lũy

Dưới 23

2

1.8

1.8

Từ 23 - 35

13

11.9

13.8

Từ 36 - 55

49

40.5

58.7

Trên 55

45

41.3

100.0

Total

109

100


(Số liệu điều tra))

Trong tổng số 109 mẫu khách hàng được điều tra thì phần lớn các khách hàng đều nằm trong độ tuổi từ 36-55 tuổi có 49 khách hàng (chiếm 45.0%) và 45 khách hàng trong độ tuổi trên 55 (chiếm 41.3%). Điều này cũng dễ hiểu vì đây là những khách đã bắt đầu có thu nhập, họ sử dụng dịch vụ tín dụng nhiều hơn so với những nhóm khách hàng nằm trong các nhóm tuổi khác. Trong khi đó, lượng khách hàng dưới 23 tuổi chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp 1.8% với 2 người trả lời phỏng vấn, đây là đối tượng khách hàng chưa có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp, do đó nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng của họ còn hạn chế. Chiếm 11.9% với 13 người là những khách hàng ở độ tuổi từ 23-35.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2022