Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Huy Động Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Nhtm



Vai trò thứ hai, vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín trên thị trường. Uy tín đó trước hết phải được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn, đồng thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có quan hệ, đảm bảo uy tín, nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị trường.

Có thể thấy vai trò của nguồn vốn huy động rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tính biến động của nguồn vốn này đòi hỏi ngân hàng phải có kế hoạch và đối sách để thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bởi trong đó, nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tương đối ổn định hơn cả, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn. Vì vậy, thu hút tiền gửi tiết kiệm là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM

1.3.1 Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Môi trường chính trị pháp luật

Nghiệp vụ huy động tiền gửi của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi trường pháp lý. Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấy như: Luật các TCTD, Luật NHNN...Những Luật này quy định tỷ lệ huy động vốn so với vốn tự có, quy định về phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của NHTM đối với một khách hàng, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các khoản huy động vốn ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, quy định về tỷ lệ vốn tự có, tỷ lệ vốn huy động đối với các NHTM. Trong việc huy động vốn, các ngân hàng có trách nhiệm giữ bí mật thông tin tài chính của khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Điều này giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào các dịch vụ ngân hàng và thu hút họ tới ngân hàng. Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đưa



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà NHNN cho phép... Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM. Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Tùy thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn mà khối lượng vốn huy động được là khác nhau. Khi nền kinh tế phát triển, khối lượng hàng hóa luân chuyển trong xã hội tăng, Nhà nước khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, khi đó càng có nhiều khách hàng đến mở tài khoản thanh toán thì ngân hàng càng có khả năng huy động vốn thông qua lượng tiền mà khách hàng ký gửi tại ngân hàng. Khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nước muốn khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, ngân hàng sẽ huy động vốn khó hơn vì những người có tiền nhàn rỗi sẽ dùng số tiền đó để đầu tư sản xuất vào những nới có khả năng sinh lợi lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Như vậy, môi trường pháp lí là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn của NHTM. Mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng vào các qui định, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng.

Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn. Ví dụ: như công cụ dự trữ bắt buộc, khi ngân hàng Trung Ương tăng (giảm) tỉ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm (tăng) mức cung ứng vốn của ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng. Trong điều kiện nhu cầu vốn khả dụng không thay đổi, điều này làm tăng (giảm) lãi suất liên ngân hàng, tù đó ảnh hưởng đến mức lãi suất dài hạn của các ngân hàng và khối lượng tiền cung ứng, do đó ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Những tác động của chính sách tiền tệ tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng là rất mạnh mẽ nên các ngân hàng thương mại ngoài việc thực hiện đúng quy định của các bộ luật còn phải có mục tiêu hoạt động phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh - 4



Ngoài ra, nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách đầu tư của nhà nước. Chính sách đầu tư hợp lý hay không đều ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì trên thực tế những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả đối với ngân hàng. Ví dụ như để khuyến khích sản xuất, đầu tư, Nhà nước có chính sách trợ giá, bảo hộ sản xuất trong nước, từ đó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển dẫn đến ngân hàng có môi trường đầu tư thuận lợi và đòi hỏi phải tìm mọi cách để thu hút vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh của mình. Đồng thời, khi sản xuất phát triển thì các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện tích lũy cao hơn, thu nhập quốc dân tăng lên tạo môi trường thuận lợi cho ngân hàng huy động vốn.

1.3.1.2. Môi trường kinh tế:

Tình hình kinh tế trong và ngoài nước cũng có tác động không nhỏ đến quá trình huy động tiền gửi của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM. Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rò trong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của NHTM thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, giá cả và sức mua của tiền tệ biến động phức tạp, người dân nhằm mục đích an toàn tài sản nên thường có xu hướng tích trữ vàng, mua ngoại tệ hoặc các dạng tài sản khác (như bất động sản, các tài sản quý giá…) làm việc thu hút vốn gặp khó khăn.

1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội:

Lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư có thể được đưa vào tiết kiệm hay không lại là một vấn đề không giống nhau giữa các vùng bởi tâm lý tiêu dùng của dân cư rất khác nhau giữa các địa phương, các quốc gia. Có thể với cùng một mức thu nhập, cùng một mức giá sinh hoạt nhưng ở từng nơi khác nhau lượng tiền đưa vào tiết kiệm có thể khác nhau do tâm lý tiêu dùng ở những nơi này khác nhau.



Ở các nước phát triển, phần lớn sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Hầu hết dân cư có thu nhập đều mở tài khoản séc để thanh toán qua ngân hàng. Do đó trong ngân hàng luôn có một lượng vốn giá trị lớn, đảm bảo khả năng thanh khoản cao. Ngược lại, ở các nước chậm phát triển, thu nhập của dân cư thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng còn rất hạn chế nên ít người mở tài khoản tại ngân hàng, dân cư ưa thích dùng tiền mặt hơn, tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng nhiều, gây lãng phí vốn, hạn chế lượng vốn huy động vào ngân hàng đồng thời hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại.

Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền. Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trong tương lai. Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng. Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.

1.3.1.4. Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý

Tại những địa điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn và nền kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động nhanh và nhiều hơn những nơi kém phát triển…Đặc biệt ở những thị trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi.

1.3.1.5. Môi trường công nghệ

Công nghệ thông tin chưa phát triển như mong muốn. Đặc biệt là đường truyền dữ liệu của các TCTD phụ thuộc vào chất lượng đường truyền của ngành Bưu chính viễn thông, các TCTD trên địa bàn không chủ động được đường truyền. Sự nghẽn mạch hoặc tốc độ truyền chậm thường xuyên xảy ra. Vì vậy, đã tác động



hạn chế hiệu quả của hoạt động dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán; dịch vụ chuyển tiền điện tử... và các quan hệ giao dịch khác trên mạng.

Từ nhiều năm gần đây, các ngân hàng thương mại đã chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử, thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Nhiều loại hình dịch vụ mới đang được phát triển với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại và các loại dịch vụ mới như thanh toán điện tử, chuyển tiền nhanh, dịch vụ ngân hàng tại nhà, thẻ tín dụng, ATM, giao dịch qua internet, smartcard đã giúp cho công tác huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả cao. Sự tiến bộ của công nghệ cũng chính là thế mạnh của mỗi ngân hàng trong quá trình cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Mặt khác, nó giúp cho ngân hàng giảm chi phí lao động thủ công, quá trình giao dịch nhanh chóng, thuận tiện. Nhìn chung, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã và đang cung cấp một danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng, tạo ra một sự thuận lợi lớn cho khách hàng.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan‌

1.3.2.1. Uy tín của ngân hàng

Uy tín là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Khi gửi tiền vào NHTM, người gửi thường lo sợ trước sự biến động thường xuyên của nền kinh tế. Do đó họ thường có sự cân nhắc lựa chọn NHTM mà họ cho là an toàn, thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với người gửi tiền. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động. Thậm chí trong điều kiện lãi suất gửi tiền tại ngân hàng có uy tín có thấp hơn đôi chút so với ngân hàng khác thì những người có tiền vẫn lựa chọn ngân hàng uy tín để gửi vì họ tin rằng ở đây đồng vốn của mình sẽ an toàn.

1.3.2.2. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong



tương lai. Chiến lược kinh doanh bao gồm 2 yếu tố: chiến lược khách hàng và chính sách sản phẩm.

Chiến lược khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh, nó tác động trực tiếp đến sự thảnh công trong công tác huy động vốn. Để có được thành công, trước tiên ngân hàng phải tìm hiểu động cơ, thói quen, mong muốn của người gửi tiền. Trên cơ sở thông tin về khách hàng đưa ra chính sách sản phẩm và lãi suất hợp lý, xây dựng chính sách phục vụ và giao tiếp tạo sự thoải mái cho khách hàng giao dịch.

Chính sách đa dạng hóa sản phẩm huy động sẽ có khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế dễ dàng hơn. Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng một sản phẩm huy động mới.

1.3.2.3. Chính sách lãi suất cạnh tranh:

Lãi suất huy động vốn là giá mà ngân hàng phải trả cho khách hàng khi ngân hàng sử dụng vốn của khách hàng. Lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiền gửi vào ngân hàng thương mại, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiền gửi tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lợi từ các hình thức đầu tư khác. Từ đó họ sẽ đưa ra quyết định có gửi tiền vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiêu, dưới hình thức nào.

Mục đích khi gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng là khác nhau: nếu như khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng với mục đích thanh toán thì họ ít nhạy cảm với lãi suất, điều mà họ quan tâm là sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng: sự chính xác, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và thái độ phục vụ của các nhân viên ngân hàng; trong khi đó, với một bô phận của khách hàng thì mục đích của họ là lãi, nên vấn đề lãi suất được đặt lên hàng đầu.

Thông thường, khi lãi suất huy động tăng thì lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên, dẫn đến khối lượng nguồn vốn huy động tăng lên. Tuy nhiên trong quá trình huy động vốn, Các ngân hàng thương mại phải tính đến lãi suất huy động và



lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo có hiệu quả. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề này là chi phí ngân hàng. Nếu chi phí ngân hàng được tiết kiệm ở mức thấp sẽ dẫn đến việc hạ được lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho việc sử dụng một cách có hiệu quả của nguồn vốn huy động và thu được nhiều lợi nhuận. Qua đó tăng sức cạnh tranh, góp phần nâng cao vị thế ngân hàng thương mại trên thị trường.

Như vậy, lãi suất huy động là yếu tố quan trọng, cơ bản ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, để thu hút nguồn vốn huy động cần thiết, các NHTM phải áp dụng các mức lãi suất thích hợp, linh hoạt và phù hợp với điều kiện nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Đồng thời, mức lãi suất huy động của từng NHTM phải phù hợp với các quy định của ngân hàng Nhà nước, hơn nữa mức lãi suất huy động được đó phải có sức cạnh tranh với các NHTM khác trên thị trường. Có như vậy, NHTM mới thành công trong công tác huy động vốn.

1.3.2.4. Trình độ công nghệ ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện qua 3 yếu tố:

- Các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng

- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại ngân hàng. Đây là yếu tố giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn.

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng là điều kiện để thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng. Cán bộ ngân hàng có chuyên môn tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng và quản lý tốt nguồn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện thu hút vốn cho ngân hàng.



1.3.2.5. Mạng lưới chi nhánh

Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, người gửi tiền còn quan tâm đến vấn đề thuận tiện trong việc gửi tiền. Mạng lưới chi nhánh được mở rộng ra ở cả những nơi cách xa trung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa sẽ tạo điều kiện thu hút tiền gửi nhiều hơn.

Từ những vấn đề trình bày ở trên có thể thấy rằng các NHTM cần phải xây dựng được một nền khách hàng vững chắc bằng cách đưa ra được những dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đem lại tiện ích cho khách hàng. Để làm được điều này, các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm nhằm xác định được yếu tố nào là quan trọng nhất, từ đó xây dựng cho mình một chiến lược huy động phù hợp.

1.4. Hành vi tiêu dùng và sự lựa chọn của khách hàng

1.4.1 Hành vi tiêu dùng

Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.

Theo Kotler & Levy, hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.

Có thể nói, nghiên cứu hành vi tiêu dùng là một nghiên cứu về đặc điểm của người tiêu dùng, về nhân khẩu học, tâm thần học và những biến chuyển của nhu cầu con người. Ngoài ra, hành vi tiêu dùng còn được dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một nhóm người như gia đình, bạn bè và xã hội lên một cá thể. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng nhằm giải thích quá trình ra quyết định mua hay không mua một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.

Mô hình hành vi tiêu dùng được thể hiện như sau:

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí