“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng” là một đề tài mới, không trùng lắp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đây.
3. Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tìm hiểu những công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng có thể thấy rằng các nghiên cứu trên đã nghiên cứu khá sâu sắc và chi tiết về rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên các nghiên cứu trên vẫn còn bỏ ngỏ những khoảng trống cần giải quyết, cụ thể:
Thứ nhất, các nghiên cứu phần lớn mới đề cập tới rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng nhưng chưa đề cập tới năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung. Do đó, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng cũng như các giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung – đây chính là điểm sáng của đề tài được nghiên cứu.
Thứ hai, Hiệp ước vốn Basel chính là một trong những lý luận cũng như công cụ nhằm quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu đối với các Ngân hàng thương mại thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng do đó cần được nghiên cứu sâu sắc, cụ thể;
Thứ ba, trong giai đoạn nền kinh tế thị trường không ngừng đổi mới cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ do đó các công trình nghiên cứu trước đây đã dần bộc lộ những điểm không còn phù hợp với xu hướng mới của nền kinh tế cũng như lĩnh vực ngân hàng. Do đó, khi nghiên cứu cần tập trung các rủi ro gắn với những lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với xu thế phát triển hiện đại.
Để giải quyết được các khoảng trống nghiên cứu trên, luận án cần giải đáp được các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, năng lực quản trị rủi ro là gì và các tiêu chí để đánh giá năng lực quản trị rủi ro?
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 1
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 2
- Nguyên Tắc Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 5
- Khái Niệm Về Năng Lực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Thứ hai, năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng hiện nay như thế nào? Các tiêu chí đánh giá có đáp ứng được yêu cuaafu của quản trị rủi ro tín dụng hay không?
Thứ ba, từ thực trạng đó, Ngân hàng cần đưa ra các biện pháp gì để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
Phạm vi nghiên cứu: rủi ro tín dụng và quản trị và năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: tập trung từ thời điểm sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, năm 2007.
5. Mục tiêu nghiên cứu
Với đặc điểm vừa mang tính lý luận, vừa mang tính ứng dụng vào hoạt động thực tiễn của xã hội nên mục đích nghiên cứu của luận án là:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại;
- Khái quát và đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay;
- Lấy lý luận soi xét thực trạng đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn hành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Luận án sử dụng hệ thống đa dạng các phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm hai nhóm phương pháp là phương pháp luận và phương pháp cụ thể. Theo đó,
Phương pháp luận: là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử.
Phương pháp cụ thể: luận án sử dụng hệ thống các phương pháp tổng
hợp, so sánh, phân tích, trình bầy để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. Trong đó:
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài cũng như tổng kết thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm làm tiền đề, cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao Năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng;
- Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đối sánh để đánh giá những đóng góp, những thay đổi trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng qua các năm;
- Phương pháp phân tích được sử dụng trong việc luận giải, chứng minh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, trong việc đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua cũng như đánh giá và lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
7. Ý nghĩa luận án
Việc hoàn thành luận án trên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
- Việc hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu nghiên cứu lý luận sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu nói chung và tại các trường đại học, học viện nói riêng;
- Đề tài sẽ là tư liệu tham khảo có giá trị trong điều hành thực tiễn trong các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn nói riêng, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án cơ bản được trình bày trong ba chương:
Chương 1: lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại;
Chương 2: thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
Chương 3: giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1. Rủi ro tín dụng
1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận là bản chất của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại rủi ro của hoạt động ngân hàng thương mại; đồng thời là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng. Theo tài liệu Quản trị ngân hàng (Bank Management) xuất bản năm 1995 của Đại học Nam Carolina có đưa ra khái niệm như sau:
“Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn” [58].
Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng là khả năng ngân hàng phải chịu tổn thất về tài sản do khách hàng không thanh toán hay suy giảm về thu nhập do thanh toán muộn hơn so với thời hạn quy định.
Trong tài liệu Quản trị các tổ chức tài chính – Một cách nhìn hiện đại (Financial Institutions Management – a Modern Perspective) xuất bản năm 1994 của A. Saunders đưa ra khái niệm như sau:
“Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể thực hiện được đầy đủ về mặt số lượng và thời hạn.” [44].
Theo từ điển thuật ngữ ngân hàng của Thomas P.Fisch (“Dictionary of banking terms”) xuất bản năm 2000 đưa ra khái niệm:
“Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn tới sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.” [58]
Khái niệm này đã cụ thể hóa việc khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán trễ hẹn là việc khách hàng không thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng được ký kết giữa hai bên.
Qua các phân tích trên đây, có thể khái quát rủi ro tín dụng như sau:
“Rủi ro tín dụng là sự biến động giữa thu nhập thực tế và thu nhập dự kiến thu được do sự thay đổi hành vi của khách hàng đối với khoản tín dụng của ngân hàng. Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp và xuất phát từ sự sai hẹn của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết. Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu, khách quan, bất kỳ một khoản tín dụng nào cũng tiềm ẩn rủi ro.”
1.1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Tuy rủi ro tín dụng vô cùng phong phú, phức tạp, song người ta có thể phân loại rủi ro tín dụng theo các yêu cầu, tiêu chí thành các loại khác nhau:
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại như:
+ Rủi ro danh mục: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung;
+ Rủi ro giao dịch: là hình thức rủi ro tín dụng có nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
Nếu căn cứ vào thời gian phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng có thể được chia thành 3 nhóm:
+ Rủi ro trước khi cho vay: là rủi ro xảy ra do ngân hàng có những phân tích, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng chưa hợp lý, dẫn đến cho vay các ngân hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai.
+ Rủi ro trong khi cho vay: là loại rủi ro xẩy ra trong quá trình chuyển vốn cho khách hàng.
+ Rủi ro sau khi cho vay: là loại rủi ro do ngân hàng thương mại không nắm bắt được tình hình sử dụng vốn và khả năng tài chính của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.
Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
+ Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính.
+ Rủi ro chủ quan: là do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
Ngoài ra, còn có một số cách phân loại khác như: Căn cứ theo các loại hình rủi ro, phân theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay.
1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng
Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng là một khái niệm rộng và có nhiều cách hiểu:
Theo quan điểm của các nhà thống kê học hiện đại thì quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngăn ngừa tiềm năng xuất hiện của việc không thanh toán được nợ của khách hàng sẽ có thể xẩy ra trong tương lai.
Theo cuốn “Quản trị ngân hàng thương mại” (Commercial bank management) của Peter S. Rose xuất bản năm 2002 thì:
“Quản trị rủi ro tín dụng là việc các nhà quản trị rủi ro tín dụng bằng các nghiệp vụ của ngân hàng để hạn chế khả năng xẩy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” [55].
Theo định nghĩa này, quản trị rủi ro tín dụng chính là việc các cán bộ, chuyên viên quản trị rủi ro của ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ của mình trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động cấp tín dụng nhằm giảm thiểu khả năng không thu hồi được nợ hoặc thu hồi không đầy đủ số nợ của khách hàng. Đây cũng là một trong những nội dung hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở mức rủi ro có thể chấp nhận được. Trong mọi hoạt động của đời sống xã hội nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đều không thể tránh khỏi các rủi ro có thể xảy ra, đối với hoạt động ngân hàng rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Do đó, mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng chính là việc hạn chế hoặc giảm thiểu rủi ro tới mức có thể chấp nhận được thay vì triệt tiêu hoàn toàn rủi ro.
Qua phân tích trên cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Nghĩa là, ngân hàng cần phải xây dựng mức độ rủi ro có thể chấp