Thực Trạng Hiệu Quả Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam Qua Đánh Giá Các Chỉ Tiêu Trực Tiếp


điện Đăkmi 4: 550 tỷ đồng, dự án Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai 560 tỷ đồng... Đến năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới đã tác động trực tiếp đến khả năng tăng trưởng doanh số cho vay của hầu hết các TCTD nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói riêng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh thua lỗ, không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay giảm 9,04% so với năm 2012 Đây cũng là thời gian khó khăn đối với NHNo&PTNT nói riêng và toàn hệ thống nói chung do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

3.2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam qua đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp

3.2.2.1. Hệ số rủi ro tín dụng (CRF)

Hệ số rủi ro tín dụng đo lường hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản của NHNNo & PTNT được thể hiện ở Hình dưới đây.

7,000

93%

6,386

6,000

86%

89%

100.0%

90.0%

5,000

5,608

%

4,84

%

4,000

3,762

3,292

4,221

4,231

3,000

2,869

3,056

2,46

2,000


1,000


-

80.0%

70.0%

60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

20.0%

10.0%

0.0%

2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ tín dụng Tổng Tài sản có Hệ số rủi ro tín dụng


Biểu đồ 3.3: Hệ số rủi ro tín dụng năm 2009 - 2013


0 76

75

4


Nguồn: Tính toán của tác giả.

Qua biểu đồ 3.3 ta thấy tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản của ngân hàng có sự biến động qua các năm 2009 - 2012. Cụ thể CRF năm 2009 giảm 2% so với


năm 2010, có thể lý giải được điều này là do sự tăng trưởng tài sản của ngân hàng nhanh hơn so với sự tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhưng vào những năm về sau, CRF lại tăng trở lại với năm 2012 tăng 4% so với năm 2010 do ngân hàng đã đưa ra các biện pháp nâng cao dư nợ nhằm nhanh chóng cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của mình.

Hệ số dư nợ/ tổng tài sản của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam luôn đạt trên 90% là khá cao so với mức hợp lý là 60-80%. Từ năm 2012 trở lại đây, hệ số rủi ro tín dụng đã giảm xuống còn 75% vào năm 2012 và 76% vào năm 2013 và nằm trong giới hạn của mức hợp lý (60-80%). Tuy nhiên các hệ số này nằm ở ngưỡng trên của mức hợp lý, sát với mức 80%

Qua phân tích định lượng, tác giả nhận thấy rằng, tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận từ tín dụng (PG) có sự biến động ngược chiều so với CRF trong giai đoạn này. Nghĩa là khi hệ số rủi ro tín dụng tăng thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm xuống. Hệ số rủi ro tín dụng quá cao chứng tỏ dư nợ tín dụng tăng nhanh hơn tổng tài sản có, hoặc có sự chênh lệch lớn giữa dư nợ tín dụng và tài sản có. Hệ số rủi ro tín dụng cao đặt ngân hàng trước nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh khoản, không đảm bảo an toàn vốn. Nếu muốn cải thiện hiệu quả tín dụng thì phải có các chính sách phù hợp để giảm hệ số CRF xuống thấp hơn nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới.

3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả tín dụng của ngân hàng, ta phân tích chỉ số EUC- chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng của một đồng vốn huy động trong tổng nguồn vốn.


7,000

6,142

120.0%

6,000

5,000

4,000

90%

97%

96%

5,370

4,84

100.0%

4,231

3,000

2,000

1,000

-

2,737

3,762

3,146

80.0%

3,901

%

3,056

60.0%

2,46

40.0%

20.0%


0.0%

2009

2010

Dư nợ tín dụng

2011 2012 2013

Tổng NV huy động Hiệu quả sử dụng vốn

Biểu đồ 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn qua 5 năm 2009 - 2013

0

78

79

%

4


Nguồn: Tính toán của tác giả.

Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt và cho biết được quy mô mở rộng cho vay có tương ứng với số vốn huy động được hay không, nếu tỷ lệ cho vay xấp xỉ với tỷ lệ vốn huy động được sẽ chứng minh khả năng sử dụng vốn đối với Ngân hàng. Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả chất lượng của khoản vay cũng cần xem xét các chỉ tiêu như tỷ lệ thu lãi, chất lượng khoản vay…

Qua biểu đồ 3.4 ta thấy, giai đoạn 2009 - 2011 chỉ số hiệu quả sử dụng vốn giữ ở mức cao trên 90% và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện rằng trong giai đoạn này ngân hàng đã sử dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay, không để cho nguồn vốn huy động bị ứ đọng. Ngược lại, từ năm 2011 đến 2013 chỉ số này lại sụt giảm và giữ ở mức dưới 80%. Năm 2010 chỉ số này là 97%, cho biết, bình quân cứ 1 đồng vốn huy động được sẽ đem đi cho vay 0,97 đồng. Từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ số này giảm xuống, cho thấy trong thời gian này ngân hàng có khả năng huy động vốn cao hơn so với cho vay. Mặc dù lượng vốn dư thừa của ngân hàng sẽ được điều chuyển bên trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên mức phí điều chuyển này nhỏ hơn nhiều so với lãi suất cho vay, vì thế để đảm bảo về hiệu quả tín dụng thì ngân hàng cần sớm cân bằng giữa huy động và cho vay.


3.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng

Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn được xem xét ở khía cạnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, tức là thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ số vòng quay vốn tín dụng càng cao thể hiện thời hạn thu hồi nợ vay của ngân hàng nhanh.

Bảng 3.11: Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. Tổng dư nợ

2.464

3.056

3.762

4.231

4.840

2. Dư nợ bình quân

2.330

2.710

3.326

3.975

4.486

3. Doanh số thu nợ

2.210

3.197

4.274

4.676

5.089

4. Vòng quay vốn tín

dụng = 3/2 (Vòng)

0,95

1,18

1,28

1,18

1,13

5. Tăng trưởng (%)

0

24,21

8,47

-7,81

-4,24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam - 9

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảng 3.11 cho thấy vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam từ năm 2009 đến năm 2013 tương đối nhanh, chỉ tiêu này năm 2009 đạt xấp xỉ 1 lần, còn lại các năm từ 2010 đến 2013 đều đạt trên 1 lần, điều này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tương đối tốt và an toàn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thời gian qua đồng thời cho thấy chi nhánh đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ thể hiện qua doanh số thu hồi nợ luôn tăng. Tuy nhiên nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng số vòng quay vốn tín dụng thì từ năm 2010 đến năm 2013, tốc độ này đã giảm đi. Đặc biệt năm 2012 tốc độ tăng trưởng vòng quay tín dụng giảm gần 8% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ lệ này tiếp tục giảm trên 4% so với năm 2012.

3.2.2.4. Hệ số thu nợ

Để đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, chúng ta cũng cần xem xét đến hệ số thu nợ của ngân hàng.


6,000

91%

5,145

5,610

91%

5,000

4,979 4,676

5,089

4,274

4,000

3,789

3,197

86%

3,000


2,000

2,690

2,21082%

84%

1,000


-

92.0%

90.0%

88.0%

86.0%

84.0%

82.0%

80.0%

78.0%

76.0%

2009 2010 2011 2012 2013

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay Hệ số thu nợ

Biểu đồ 3.5: Hệ số thu hồi nợ qua 5 năm 2009 - 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả.


Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng đồng thời cho biết số tiền mà chi nhánh thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả của hoạt động tín dụng.

- Với doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng dần qua các năm, chênh lệch doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn luôn dương, phản ảnh tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam từ năm 2009 đến năm 2013 rất hiệu quả. Hệ số thu nợ hàng năm đạt mức bình quân đạt mức xấp xỉ 87%. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý.

3.2.2.5. Tình hình nợ xấu (NPL)

Nợ xấu là chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tín dụng của chi nhánh qua từng thời điểm cụ thể, chỉ tiêu này càng cao thì việc trích dự phòng rủi ro càng tăng và ảnh hưởng đến lợi nhuận ngược lại chỉ tiêu này càng thấp không những làm giảm chi phí mà chứng tỏ được chất lượng tín dụng được quản lý tốt.


160






6.00%


140

137 5.57%






5.00%

120







100



84




4.00%

80


2.75%




3.00%

60


40


20



49


1.31%

45


1.07%

46 1.86%

2.00%


1.00%

0






0.00%


2009

2010

2011

2012

2013




Nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu/DN



Biểu 3.6: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Biểu đồ 3.6 phản ảnh tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam qua các năm, nợ xấu năm 2009 tăng cao tập trung vào 02 doanh nghiệp gồm Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam số tiền 57 tỷ đồng và Công ty TNHH Thực phẩm chế biến Á Châu (doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) số tiền 52 tỷ đồng. Điều này một lần nữa chứng minh dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn tất yếu rủi ro cũng sẽ tập trung đối với các khách hàng này.

Bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro từ hoạt động tín dụng, năm 2010 NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã xử lý rủi ro, hạch toán theo dõi ngoại bảng số tiền 36 tỷ đồng đối với một phần dư nợ khoản vay của Công ty TNHH Thực phẩm chế biến Á Châu, đồng thời tích cực thu hồi nợ xấu Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam nên số dư nợ xấu giảm xuống còn trên 84 tỷ đồng. Trong các năm 2011 và 2012, Ngân hàng tiếp tục thu hồi gần 40 tỷ đồng của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam nên nợ xấu đến cuối năm 2012 giảm còn 45 tỷ đồng, chiếm 1,07% dư nợ. Đến 2013, tỷ lệ nợ xấu


lại tăng lên 1,86%. Các khoản nợ đã được xử lý rủi ro của Công ty TNHH Thực phẩm và chế biến Á Châu qua gần 3 năm hạch toán theo dõi ngoại bảng đến nay vẫn chưa thu hồi được,

3.2.2.6. Kết quả chạy mô hình kinh tế lượng trong phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam

Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu định lượng đã được đề cập đến trong tiết 1.3 của chương 1, dựa trên kết quả phân tích hồi quy, trong phần này, tác giả sẽ phân tích mối quan hệ giữa 5 biến số phản ánh hiệu quả tín dụng riêng biệt với chỉ số hiệu quả tín dụng tổng thể (PG).

Bảng 3.12: Thống kê các biến có ý nghĩa trong mô hình với biến phụ

thuộc là hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam


Biến

Hệ số

Xác suất

C

0.338502

0.0460

EUC

0.363856

0.0043

CRF

-0.482811

0.0017

TOC

0.501275

0.0001

ROD

0.180434

0.0030

NPL

-14.93047

0.0000

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả chạy mô hình hồi quy.

Bảng kết quả hồi quy cho thấy, những biến CRF, NPL, EUC, ROD, TOC có xác suất < 0.05 nên 5 thành phần đo lường nêu trên có ảnh hưởng đáng kể đến PG đó là CRF, NPL, EUC, ROD, TOC với mức ý nghĩa xác suất < 0,05. Như vậy ta chấp nhận 05 giả thuyết đặt ra trong mô hình nghiên cứu chính thức đó là H1; H2; H3; H4 và H5. Theo đó, các chỉ số CRF, NPL có tương quan nghịch với PG. Các chỉ số EUC, TOC, ROD có tương quan thuận với PG.

Sử dụng Eview 6.0 ta có hàm hồi quy có dạng như sau:[Phụ lục 3]


PG = 0.338502 + 0.363856 EUC - 0.482811 CRF + 0.501275 TOC + 0.180434 ROD - 14.93047 NPL

Theo chạy mô hình định lượng cho thấy nhân tố vòng quay vốn tín dụng

(TOC) có tác động cùng chiều (+) và tác động nhiều nhất đến HQTD của


ngân hàng (0.501275), tiếp theo đó là nhân tố NPL với tương quan nghịch (- 14.93047), nhân tố CRF tuy có tương quan nghịch nhưng nó cũng tác động ít, cuối cùng là nhân tố EUC, ROD tác động cùng chiều đến HQTD lần lượt là 0.363856, 0.180434.Tác giả đưa ra biểu đồ thể hiện sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau:

NPL

CRF

TOC

PG

EUC

RO

D

Sơ đồ 3.2: Tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả chạy Eviews 6.0.

Kết quả từ mô hình hồi quy phù hợp với cơ sở lý thuyết mà tác giả đã đưa trong chương 2, thông qua đó giải thích trên thực tế nếu NHNo&PTNN Tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (EUC) sẽ làm tăng hiệu quả tín dụng.

Biến NPL có hệ số hồi quy âm thể hiện tương quan nghịch với PG. Như đã phân tích ở trên, ta thấy rằng trong giai đoạn 2009-2010 NPL tăng đồng thời HQTD giai đoạn này giảm.

Biến TOC thể hiện Vòng quay vốn tín dụng của các NHTM. Trong mô hình, biến TOC tương quan thuận với HQTD, có nghĩa nếu ngân hàng có vòng quay càng lớn thì sẽ làm tăng HQTD của ngân hàng.

Biến ROD thể hiện Hệ số thu nợ của các NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Trong mô hình, biến ROD tương quan thuận với HQTD, có nghĩa nếu ngân hàng có hệ số thu nợ càng lớn thì sẽ làm tăng HQTD của ngân hàng.


Biến CRF thể hiện Hệ số rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Trong mô hình hồi quy mà tác giả đã đưa ra bằng phần mềm Eviews 6.0, biến CRF có tương quan âm với HQTD (PG) của các NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Dường như kết quả này phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, việc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tăng cường hoạt động cho vay, đầu tư chứng khoán kinh doanh và tăng chứng khoán có tính thanh khoản cao (CK sẵn sàng để bán). Đồng thời giảm lãi suất huy động để giảm lượng tiền gửi khách hàng đã giúp các ngân hàng giảm thiểu lượng tiền gửi thừa, sử dụng một cách hiệu quả tiền gửi hiện tại để đầu tư sinh lời làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cổ đông cũng như giúp tình hình kinh doanh của các NHTM được cải thiện phần nào trong điều kiện nền kinh tế chưa vượt qua được những khó khăn.

3.2.5. Đánh giá chung hiệu quả tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam.

3.2.5.1. Những kết quả đạt được

Một là, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có thể thấy rằng, một cách tổng quát, hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả. Điều đó thể hiện trước hết ở chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối.

Bảng 3.13: Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

I.Tổng thu nhập

468

607

1.060

1.175

988

Trong đó thu từ

hoạt động tín dụng

377

554

995

1.046

915

Tỷ trọng (%)

80,55

91,27

93,87

89,02

92,61

II.Tổng chi phí

435

554

926

1.060

883

III.Chênh lệch Thu

- Chi (I-II)

33

53

134

115

105

IV. Tỷsuất lợi nhuận (%)

7,05

8,73

12,64

9,78

10,63

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].


Bảng 3.13 cho thấy, năm 2009 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 468 tỷ đồng. Đến năm 2013 tổng thu nhập đạt 988 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 về số tuyệt đối là 520 tỷ đồng, với tốc độ tăng đạt trên 2 lần. Trong tổng thu nhập, thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường chiếm trung bình gần 90% tổng thu nhập. Năm 2011, 2013 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên dưới 93%.

So với các NHTM khác trên địa bàn, thu nhập từ hoạt động tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thể hiện ở bảng 3.14 sau đây.

Bảng 3.14: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Đơn vị: Tỷ đồng



2009

2010

2011

2012

2013

Công thương Quảng Nam

60.693

121.091

294.883

300.587

164.735

Công thương Hội An

70.323

106.512

274.797

256.149

204.004

Đầu tư

183.752

280.142

449.037

463.385

429.617

Nông nghiệp và phát triển

nông thôn

382.358

554.688

995.296

1.046.296

915.443

Ngoại thương

105.740

190.007

409.659

372.057

372.107

ACB

23.840

37.674

67.042

62.859

67.742

Sacombank

59.395

84.464

111.682

106.764

135.514

Đông Á

97.687

118.606

187.314

219.373

183.921

Việt Á

66.117

93.645

170.793

15.608

170.062

Techcombank

15.011

36.379

37.415

38.574

35.422

SHB

988

29.592

93.083

91.817

75.411

Chính sách xã hội

82.341

107.578

145.193

177.343

214.492

Cathay

121.997

124.275

190.165

91.063

164.424

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảng 3.14 cho thấy, thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam năm 2013 cao gấp hai lần năm 2009. So với các ngân hàng khác, thu nhập từ tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng cao hơn nhiều lần. Cụ thể. Năm 2013, thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHNo& PTNT Quảng Nam cao gấp hơn hai lần Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, gấp trên 2,5 lần Ngân hàng ngoại thương Việt Nam…


Hai là, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu là 5,57% tổng dư nợ, đến 2012 chỉ còn chiếm 1,07% tổng dư nợ. Những kết quả đạt được về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng không chỉ thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu giảm mà còn thể hiện ở cách phân loại, quản lý nợ xấu. Từ trước năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng không phản ảnh đúng tình hình nợ xấu tại Ngân hàng do cả hệ thống chưa tiến hành phân loại nợ theo quy định, nợ quá hạn nhưng vẫn được phân loại vào nhóm 1 là nhóm nợ an toàn. Cuối năm 2008, khi Ngân hàng đưa vào triển khai chương trình IPCAS việc phân loại nợ được tự động thực hiện từ NHNo&PTNT Việt Nam. Khi đến hạn thì hệ thống tự động thực hiện chuyển nhóm nợ. Do đó, mặc dù nợ xấu tăng lên năm 2009 do phân loại lại nợ nhưng đã mở ra bước quản lý nợ xấu thực chất, phản ảnh chính xác tình hình. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng lên nhưng đó là kết quả của việc xác định và phân loại lại nợ theo quy định mới của NHNN.

Ba là, tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ bình quân nên chỉ số vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2009 - 2013 đạt thấp nhất từ gần 1 vòng một năm đến cao nhất là gần 1,3 vòng một năm. Mặc dù tốc độ vòng quay vốn tín dụng chưa cao, mức gia tăng giữa các năm cũng không lớn nhưng chỉ tiêu này cũng phản ảnh hiệu quả nhất định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên

Một là, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để mở rộng tín dụng. Ngân hàng đã có sự điều chỉnh về cơ cấu khách hàng, trong đó chú trọng ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Ngân hàng thực hiện khai thác và mở rộng đối tượng khách hàng mới ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh như thuỷ điện, kính nổi, sô-đa. Các sản phẩm tín dụng cũng được đa dạng hoá.

Trong những năm qua, công tác thông tin tuyên truyền và tiếp thị được

Chi nhánh thực hiện một cách có hiệu quả thông qua các hoạt động như: tài


trợ Giải Việt dã truyền thống Báo Quảng Nam-Cup Agribank được tổ chức hàng năm với quy mô lớn trong khu vực, tài trợ xây dựng nhiều công trình an sinh xã hội trung tâm chữa bệnh và nghỉ dưỡng cho nạn nhân chất độc da cam-dioxin Quảng Nam, tài trợ xây dựng các trường mẫu giáo tại Quế Phú - Quế Sơn, Sơn Viên - Nông Sơn, Tam Ngọc - Tam Kỳ, Điện Quang - Điện Bàn, công trình Nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp trách bão lũ tại Cồn Si, Xóm Chùa / Tam Hải - Núi Thành… qua đó đã giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, góp phần nâng cao thương hiệu Agribank đến với khách hàng trên địa bàn.

Hai là, ngân hàng đã coi trọng sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng phát hiện, phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Ngân hàng đã xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng bằng văn bản với các quy định chặt chẽ, tăng cường khả năng kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn. Trách nhiệm của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng được xác định cụ thể để tăng cường khả năng chủ động phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng cũng chú trọng quan tâm đến các nghiệp vụ cụ thể liên quan đến tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, từ Hội sở tỉnh đến các chi nhánh loại 3 đều có các cuộc họp báo cáo hoạt động tín dụng, phân tích chất lượng tín dụng, phân tích nợ xấu, nợ khó đòi để tìm hướng giải quyết. Ngân hàng quy định cụ thể về tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán và kinh doanh bất động sản…

Ngân hàng coi tỷ lệ nợ xấu tại mỗi chi nhánh loại 3 là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng hay giảm của mỗi chi nhánh loại 3 phụ thuộc vào tỷ lệ nợ xấu tại đây. Nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì mức tăng trưởng tín dụng phải giảm xuống. Ngân hàng cũng giới hạn tỷ lệ nợ xấu tối đa được phép là 3- 5% tổng dư nợ tuỳ thuộc vào từng thời điểm.

Ba là, ngân hàng đã và đang hoàn thiện quy trình cấp tín dụng. Theo đó, Giám đốc Ngân hàng quy định và phân cấp cụ thể mức phán quyết cho vay tối đa các dự án đầu tư đối với một khách hàng cho từng chi nhánh loại 3. Các dự án có mức vay vốn vượt mức phán quyết của chi nhánh loại 3 đếu