Mục Tiêu, Định Hướng Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam


Bảng số 2.22: Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng về nguyên nhân và nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam

Đơn vị tính: %


STT

Nguyên nhân

Đồng ý

Không

đồng ý

Ý kiến

khác

I.

Nguyên nhân chủ quan về phía Agribank




1

Số lượng, chất lượng cán bộ tín dụng chưa

đáp ứng nhu cầu

62,3

19,8

16,9

2

Công tác kiểm tra kiểm soát và chỉ đạo điều hành chưa phù hợp với yêu cầu của thực

tiễn

55,2

14,7

30,1

3

Công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu

53,9

32,4

13,7

4

Hoạt động Marketing thiếu hiệu quả

51,1

9,6

40,3

5

Quy trình tín dụng chậm đổi mới và chưa

chặt chẽ

53,8

15,2

31

6

Thủ tục, hồ sơ cho vay chưa phù hợp

52,7

23,1

24,2

7.

Chính sách tín dụng của Ngân hàng không

phù hợp với thực tế

42,1

19,6

38,3

8

Thông tin tín dụng thiếu độ tin cậy và không

đầy đủ

38,4

16,2

35,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 14


( Nguồn: tổng hợp của tác giả từ kết quả điều tra)


Bảng số 2.23: Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng về nguyên nhân và nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng

tín dụng Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam

Đơn vị tính: %



STT


Nguyên nhân


Đồng ý

Không đồng ý

Ý kiến khác

I.

Nguyên nhân khách quan từ môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội




1

Điều kiện tự nhiên - xã hội

58,2

8,4

33,4

2

Môi trường pháp lý

60,3

0,5

39,2

3

Môi trường kinh tế vĩ mô

63,8

1,5

34,7

4

Chính sách tiền tệ

71,9

0,5

27,6

5

Chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô khác có liên quan

55,6

1,5

42,9

II.

Nguyên nhân khách quan về phía khách hàng Hộ sản xuất của Agribank




1

Trình độ văn hóa, nhận thức pháp luật

54,3

32,6

13,1

2

Khả năng sản xuất, quản lý, nắm bắt thông tin thị trường

60,2

11,9

27,9

3

Người dân chưa có thói quen giao dịch với Ngân hàng

52,6

22,7

24,7

4

HSX thường không có tài sản lớn

61,6

25,3

13,1

5

Không đủ cơ sở pháp lý để nhận tài sản bảo đảm

52,9

26,2

20,1

6

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

mà HSX lựa chọn vay đầu tư vốn

70,7

1,5

27,8

7

Năng lực tài chính của HSX hạn chế với trên 70% vốn đầu tư là sử dụng tiền vay

Ngân hàng

63,5

2,8

33,7

8

Truyền thống gia đình ở địa phương và uy tín không để phát sinh quá hạn của người

vay

68,3

1,5

30,2

( Nguồn: tổng hợp của tác giả từ kết quả điều tra)


Kết quả tổng hợp từ các điều tra được trả lời cho thấy phần đông cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay hộ sản xuất đồng ý với đánh giá của tác giả luận án về các nguyên nhân chủ quan của chính NHNo&PTNT Việt Nam, nguyên nhân từ chính Hộ sản xuất về hạn chế của chất lượng tín dụng Hộ sản xuất hiện nay; đồng thời cũng cho thấy rõ mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng được nêu trong phần lý luận ở chương 1. Cụ thể tỷ lệ đồng ý đều chiếm trên 50%, thấp nhất là 51,1% (Hoạt động Marketing thiếu hiệu quả) và cao nhất tới 62,3% (Số lượng, chất lượng cán bộ tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu). Tỷ lệ ý kiến không đồng ý nằm trong phạm vi rộng, từ 11,9% (Khả năng sản xuất, quản lý, nắm bắt thông tin thị trường), cao nhất tới 32,6% (Trình độ văn hóa, nhận thức pháp luật). Tỷ lệ ý kiến khác từ 13,1% (Hộ nông dân thường không có tài sản lớn), cao nhất tới 40% (Hoạt động Marketing thiếu hiệu quả ). Các ý kiến khác cho rằng không hoàn toàn đúng, hay không hoàn toàn đồng ý hay không đồng ý. Một số kiến khác thì lưỡng lự, do dự, không trả lời dứt khoát.

Về một số kết quả điều tra khác liên quan trực tiếp đến chất lượng tín dụng Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam:

1. Câu hỏi: Anh (chị) nhận thấy công việc cho vay Hộ sản xuất có khó khăn, vất vả không? Kết quả: 53,2% trả là là ; 31,5% trả lời là Không và 15,2% trả là là Bình thương. Câu trả lời có thường rơi vào các phiếu điều tra mà người được hỏi đang quản lý trên 500 khách hàng, quản lý trên 20 tỷ đồng dư nợ và ở địa bàn miền núi. Đây là một thực trạng khách quan, vì phải quản lý số đông khách hàng, địa bàn đi lại khó khăn, nên CBTD nhận thấy vất vả là đúng.

2. Câu hỏi: Công việc hiện tại cho vay Hộ sản xuất có phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường của anh (chị) không? Kết quả tổng hợp thì chỉ có 8,4% trả lời là Rất phù hợp; có 80,5% trả lời là Phù hợp và chỉ có 11,1% trả lời là Chưa phù hợp. Thực trạng này cho thấy, mặc dù số đông cán bộ tín dụng cho vay Hộ sản xuát thừa nhận rằng vất vả, nhưng họ cảm thấy phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện công tác và các yếu tố khác của họ.


3. Câu hỏi: Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với CBTD cho vay HSX như thế nào? Kết quả tổng hợp cho thấy, không ai trả lời là Rất Tốt, có 22,8% trả lời là Tốt và 38,3% trả lời là Chưa tốt; còn lại 38,9% trả lời là Bình thường. Tức là số đông cán bộ tín dụng cho vay HSX chấp nhận mức lương hiện nay. Các trường hợp này thường rơi vào các chi nhánh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đây là 2 khu vực có mức lương khá trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Nghiên cứu sinh đã phỏng vấn trực tiếp một số trường hợp trả lời là Tốt thì vì sao, họ cho rằng, so với các cán bộ làm công việc khác trong chi nhánh họ có thu nhập cao hơn. Thực thế tìm hiểu của Nghiên cứu sinh cho thấy, số CBTD này còn có chế độ công tác phí, thỉnh thoảng được các Hộ sản xuất làm ăn khá mời ăn trưa, mời giao lưu,…đảm bảo chỉ tiêu khá hoặc vượt chỉ tiêu.

4. Câu hỏi: Môi trường tại nơi anh (chị) làm việc như thế nào? Kết quả có 3,2% trả lời là Rất Tốt; 28,3% trả lời là Tốt; 17,5% trả lời là Chưa tốt; còn lại 51% trả lời là Bình thường. Thực trạng này cho thấy phần lớn CBTD cho vay HSX tạm chấp nhận, hay tạm hài lòng về môi trường làm việc. Môi trường làm việc ở đây được hiểu là môi trường trong Ngân hàng, môi trường cho vay, quan hệ với khách hàng và quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương.

5. Câu hỏi: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tín dụng HSX như thế nào? Kết quả tổng hợp cho thấy, có 1,9% trả lời là Rất Tốt; 10,4% trả lời là Tốt; 8,5% trả lời là Chưa tốt; còn lại 79,2% trả lời là Bình thường. Điều đó cho thấy, số đông cán bộ tín dụng cho vay HSX chấp nhận cơ sở vật chất cho vay HSX hiện nay, đó là hệ thống máy tính, phần mềm, quầy giao dịch,….

6. Câu hỏi: Những yếu tố nào anh (chị) thường lo lắng khi quyết định cho vay HSX? Kết quả cho thấy, 58,4% trả lời là Rủi ro; có 8% trả lời là Hồ sơ không đảm bảo; 13,5% trả lời là Thông tin về HSX chưa chính xác; còn lại 20,1% trả lời là Yếu tố khác. Thực trạng đó cho thấy, rủi ro là mối quan tâm hàng đầu, là lo lắng lớn nhất của CBTD cho vay HSX. Trường hợp Hồ sơ không đảm bảo thì CBTD không đề suất cho vay. Nội dung trả lời là Yếu tố khác được giải thích rằng, thẩm định không chính xác, lãi suất cho vay cao, thời hạn cho vay không phù hợp.


7. Câu hỏi: Anh (chị) có thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ tín dụng hộ sản xuất không? Kết quả, có 12,4% trả lời là Thường xuyên; 35,2% trả ời là ít và 49,5% trả lời là Rất ít; số còn lại không trả lời. Thực trạng này cho thấy, CBTD cho vay HSX trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam phần lớn là không được thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ tín dụng.

8. Câu hỏi: Anh (chị) tự nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng cách nào? Thì 68,2% trả lời là Tự nghiên cứu; 26,0% trả lời là Thông qua các khóa tập huấn, còn lại 5,8% không trả lời. Thực trạng đó cho thấy, phần lớn CBTD cho vay HSX tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu cơ chế chính sách và tự tìm hiểu từ các nguồn khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Kết quả nói trên của phương pháp chuyên gia bổ sung cho những đánh giá, những kết luận, cơ sở của những đề xuất giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, sát thực tiễn của luận án trong thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Về câu hỏi khảo sát bổ sung trong đợt II:

Có tổng số 10 câu hỏi được đưa lấy ý kiến thể hiện những nhân tố ảnh hưởng và khẳng định thêm tính khách quan về nguyên nhân của những hạn chế đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT Việt Nam; Kết quả trả lời cụ thể như sau:

1. Câu hỏi: Theo anh chị thì Chính sách tín dụng của Ngân hàng hiện nay có phù hợp với thực tế? Thì 38,3% ý kiến khác, chủ yếu là lưỡng lực, hoặc cho rằng có một số chính sách thì phù hợp và có chính sách chưa phù hợp, hay chưa linh hoạt theo thực tiễn; 19,6% trả lời là Phù hợp; 42,1% còn trả lời là Chưa phù hợp.

2. Câu hỏi Theo anh chị thì Thông tin tín dụng hiện nay có đảm bảo độ tin cậy và đầy đủ đủ không?; thì 16,2% trả lời là Rất đảm bảo và đầy đủ; 38,4% ý kiến trả lời là Không tin cậy và thiếu và 35,4% cho là Bình thường.

3. Câu hỏi: Theo anh chị thì Điều kiện tự nhiên - xã hội hiện nay ở địa phương ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT như thế nào? Kết quả 58,2% cho rằng Rất ảnh hưởng; 33,4% cho rằng Mức độ ảnh hưởng bình thường và chỉ có 8,4% cho rằng Ít ảnh hưởng


Các câu hỏi khác về Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô thời gian qua ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT ra sao? Điều hanh chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? Chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô khác có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mà HSX lựa chọn vay đầu tư vốn có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? Năng lực tài chính của HSX hạn chế với trên 70% vốn đầu tư là sử dụng tiền vay ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? Truyền thống gia đình ở địa phương và uy tín không để phát sinh quá hạn của người vay ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? Kết quả tổng hợp cũng cho thấy từ 55,2% đến 78,1% ý kiến cho rằng có ảnh hưởng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT hiện nay.

Về kết quả điều tra trực tiếp khách hàng là Hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT cơ sở:

Do điều kiện công tác, Nghiên cứu sinh đã trực tiếp khảo sát ý kiến khách hàng vay vốn tại một số chi nhánh huyện thuộc NHNo&PTNT Hà Tây (xem phụ lục 07 trong đợt I và Phụ lục 09 trong đợt II). Các chi nhánh huyện bao gồm: Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ và Hoài Đức. Hình thức tiến hành đó là Nghiên cứu sinh phát phiếu, phỏng vấn Hộ sản xuất khi làm thủ tục vay, trả nợ, trả lãi,… tại các Phòng giao dịch hay trụ sở chi nhánh huyện. Trong đợt I có tổng số 259 phiếu được phát ra, bình quân 52 phiếu (HSX)/ chi nhánh huyện, có 241 phiếu thu về được tương đối đầy đủ thông tin ghi trên phiếu. Trong đợt II có 225 phiếu được phát ra theo phương thức và thực hiện tại các chi nhánh nói trên, đã nhận lại được 194 phiếu hợp lệ, đầy đủ thông tin Kết quả điều tra từ các phiếu thu về của cả 2 đợt được tổng hợp ở bảng dưới đây:


Bảng số 2.24: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến Hộ sản xuất về nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT cơ sở

Đơn vị tính: %



STT

Nội dung khảo sát

Đồng ý

Không

đồng ý

Ý kiến

khác

1

Lãi suất cho vay phù hợp

61,2

26,1

12,7

2

Thủ tục cho vay phù hợp

50,4

32,8

16,8

3

Thời hạn được vay phù hợp

52,9

26,4

20,7

4

Mức cho vay phù hợp

59,1

13,8

27,1

5

Không có tiêu cực khi vay vốn Ngân hàng

46,3

45,1

8,6

6

Giao dịch thuận tiện

50,2

39,8

10

7

Ngân hàng sẵn sàng cơ cấu lại nợ: gia hạn

nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho người vay khi gặp khó khăn bất khả kháng

51,9

32,4

15,7

8

Ngân hàng linh hoạt điều chỉnh lãi suất vay

vốn cho khách hàng

31,3

48,2

20,5

9

Cán bộ Ngân hàng thường xuyên kiểm tra

việc sử dụng vốn vay

49,1

26,6

24,3

10

Cán bộ Ngân hàng thường xuyên thông báo nhắc nhở khách hàng trả lãi và trả gốc khi

chuẩn bị đến hạn

70,6

14,9

14,5

11

Ngân hàng tư vấn hữu ích cho khách hàng

45,8

42,1

12,1


( Nguồn: tổng hợp của tác giả từ kết quả điều tra)

Kết quả tổng hợp từ các câu hỏi cụ thể ( Phụ lục 07, đợt I và Phụ lục 09 đợt

II) cũng như tại bảng trên cho thấy, khoảng 50% hộ sản xuất được hỏi ý kiến hài lòng về quan hệ giao dịch với NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay, tuy nhiên vẫn còn


từ 40% - 50% chưa đồng ý và có ý kiến khác. Điều đó cho thấy NHNo&PTNT Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa, phù hợp với những đánh giá, kết luận của luận án. đồng thời cũng cho thấy rõ mức độ tác động của các nhân tố được nêu trong phần lý luận ở chương 1 của luận án, như: tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay, linh hoạt cơ cấu lại nợ cho khách hàng và điều chỉnh lãi suất cho vay, tư vấn hữu hiệu cho HSX, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả gốc và lãi trước khi đến hạn,….có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng HSX của NHTM nói chung và của NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương 2 luận án đề cập tổng quan về hoạt động tín dụng nông nghiệp

- nông thôn của NHNo&PTNT Việt Nam cũng như hoạt động cho vay vốn hộ sản xuất của các NHTM, cơ chế chính sách cho vay vốn hộ sản xuất, cho vay vốn nông nghiệp – nông thôn của Nhà nước.

Luận án cũng đã làm rõ thực trạng cho vay vốn, chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam, kết quả khảo sát của hai nội dung này tại một số địa phương điển hình của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam đã cho thấy còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải tháo gỡ theo hướng cần chuyển biến mạnh mẽ hơn trong việc tạo vốn để mở rộng quy mô tín dụng, mở rộng đầu tư chiều sâu vào các mô hình có hiệu quả, mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá phương thức cho vay. Đặc biệt luận án chỉ ra 4 nhóm nguyên nhân hạn chế trong hoạt động tín dụng kinh tế hộ của NHNo&PTNT Việt Nam, bao gồm các nguyên nhân khách quan; nguyên nhân về phía Ngân hàng như: về tổ chức, bộ máy, về cơ chế hoạt động tín dụng, những hạn chế về trình độ, đạo đức nghề nghiệp cán bộ Ngân hàng. Bên cạnh đó là nguyên nhân hạn chế từ phía khách hàng vay vốn và những nguyên nhân từ sự thiếu đồng bộ và kém hiệu quả của chính sách đối với kinh tế hộ sản xuất.

Những nội dung được luận án đã rút ra về kết quả đạt được những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong đầu tư tín dụng Ngân hàng đối kinh tế hộ sản xuất chính là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp và kiến nghị ở chương 3.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN VIỆT NAM


GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3


Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và bài học kinh nghiệm được phân tích ở chương1, những đánh giá ở chương 2; mục tiêu, định hướng, dự báo và quan điểm,…. về nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam, nội dung chính của Chương 3 là đưa ra các giải pháp theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đó 9 nhóm giải pháp có tính đồng bộ, từ mạnh dạn mở rộng mạng lưới ở nông thôn kết hợp với thực hiện hạn mức tín dụng thấu chi; nâng cao nhận thức và quyết tâm trong chỉ đạo mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất; đến tăng cường quản trị rủi ro tín dụng gắn với hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng,… và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp

- nông thôn nói chung và kinh tế hộ sản xuất nói riêng đã được luận giải, làm rõ. Tiếp theo phần cuối của Chương 3 tập trung đưa ra các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành có liên quan, chính quyền địa phương,….

3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020

Cùng với quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động kinh doanh và mục tiêu phát triển bền vững trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì các hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động cho vay vốn đến hộ sản xuất cũng phải theo các hướng đó, hay nói cách khác, cần tạo nền khách hàng bền vững là hộ sản xuất.


Căn cứ vào chủ trương, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ, định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động Ngân hàng của NHNN Việt Nam, Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, đề ra định hướng, phương hướng và mục tiêu tại các nội dung trình bày dưới đây:

Tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng hộ sản xuất, cá nhân nói riêng, không ngừng nâng cao năng lực tự chủ về tài chính, phát triển quy mô, đạt các yêu cầu đối với một định chế tài chính, ổn định, mở rộng đối tượng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trong điều kiện phù hợp được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay. Cần phân loại khách hàng, phân tích từng nhóm khách hàng, nhóm đối tượng cho vay. Trên từng địa bàn phải tiến hành điều tra, phân loại khách hàng kể cả khách hàng có quan hệ tín dụng và khách hàng chưa có quan hệ tín dụng để có biện pháp ứng xử thích hợp trong quan hệ tín dụng hiện tại và tương lai. Nắm bắt kịp thời những thông tin của nền kinh tế, biến động của thị trường thế giới và khu vực, những điều chỉnh cơ chế chính sách có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, phân nhóm khách hàng theo ngành nghề đối tượng vay vốn để xác định cơ cấu đầu tư vốn tín dụng phù hợp.

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay: Phải tuân thủ quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn tài sản và con người. Việc thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá giá trị tài sản cần phải chính xác.

- Nâng cao năng lực công tác, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.

- Đối với công tác tổ chức cán bộ - đào tạo tập huấn: Cần lựa chọn bố trí những cán bộ có đủ năng lực, trình độ có tinh thần trách nhiệm trước công việc, đảm nhận công tác tín dụng cho vay doanh nghiệp và hộ kinh doanh sản xuất lớn. Cần đổi mới phương pháp tập huấn cho CBTD. Do đó cần phân loại cán bộ theo trình độ và khả năng nhận thức để có nội dung và phương pháp đào tạo, tập huấn phù hợp.


- Trong công tác chỉ đạo điều hành: Bám sát chương trình phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch của các địa phương có liên quan để xác định, lựa chọn lĩnh vực đầu tư hợp lý có hiệu quả, đầu tư đúng hướng, đúng đối tượng, đúng ngành nghề.

- Làm lành mạnh dư nợ từ nhóm 2 trở lên: Để ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng, tiến hành phân tích từng khoản nợ đã được cơ cấu lại, hạn chế gia hạn nợ đối với những trường hợp không cần thiết.

Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của vốn tín dụng Ngân hàng đối với nông nghiệp - nông thôn, với điều kiện hiện nay và cũng như sau này, nhu cầu đòi hỏi về vốn sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ ngày một lớn, trở thành vấn đề cấp bách không thể thiếu. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phù hợp cơ chế thị trường thì NHNo&PTNT Việt Nam sẽ phải tăng khối lượng tín dụng cho khách hàng, đó là các đơn vị tổ chức kinh tế, các hộ nông dân trên phạm vi các địa bàn hoạt động. Việc mở rộng tín dụng là điều cần thiết, nhưng phải hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh của cơ chế thị trường, phát huy vị trí vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam là cần phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và HSX nói riêng. Đó là mục tiêu mà bất cứ một NHTM nào cũng phải thực hiện cho kỳ được.

- Biện pháp xử lý các khoản nợ xấu phát sinh: Phân tích thực trạng của từng khoản nợ xấu, nguyên nhân phát sinh, là cơ sở để tìm ra các biện pháp xử lý thích hợp, đồng thời cũng có tác dụng ngăn ngừa rút kinh nghiệm để không tái phạm.

Các chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh, thành phố, quận huyện,...bám sát các mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế -xã hội của từng địa phương, theo định hướng đại hội Đảng bộ các địa phương để có định hướng đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp. Các Chi nhánh NHNo&PTNT tập trung mọi biện pháp huy động nguồn vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được phát triển mở rộng đầu tư đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kinh tế ở mọi thành phần mà đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn phục vụ tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí