Đánh Giá Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam



Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy

Mô tả mô hình

Mô hình

R

R bình phương

R bình phương hiệu chỉnh

Sai lệch chuẩn

Durbin– Watson

1

.777a

0.603

0.595

0.2998

1.957

ANOVA

Chỉ tiêu

Tổng bình phương

Bậc tự do

Trung bình phương

F

Sig.

Hồi quy

61.193

9

6.799

75.646

.000a

Phần dư

40.268

448

0.09



Tổng

101.461

457




Hệ số hồi quy


Nhân tố

Chưa hiệu chỉnh

Hiệu chỉnh


t


Sig.


VIF

B

Beta

(Hằng số)

0.004


0.025

0.98


CSTD

0.132

0.257

8.225

0.000

1.106

QTQC

0.144

0.265

8.259

0.000

1.165

CTTC

0.039

0.069

2.213

0.027

1.112

CLNS

0.156

0.23

7.143

0.000

1.171

NLQT

0.09

0.154

4.755

0.000

1.191

TBCN

0.082

0.119

3.895

0.000

1.055

TTTD

0.146

0.253

8.306

0.000

1.043

KTKS

0.079

0.133

4.421

0.000

1.017

HDV

0.093

0.14

4.503

0.000

1.084

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 10

Nguồn: T ết quả ử lý số liệu điều tra của tác giả



Biểu đồ 2.20: Tần số của phần dư chuẩn hóa



Nguồn: T ết quả ử lý số liệu điều tra của tác giả


Từ kết quả của các kiểm định trên, có thể thấy, các biến độc lập có thể hiện sự tác động với Chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hệ số hồi quy chuẩn hóa sẽ được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng khác nhau giữa các biến độc lập.

Như vậy kết quả phân tích hồi quy là đảm bảo được các yêu cầu cần thiết, từ bảng hệ số hồi quy, phương trình hồi quy được xây dựng như sau:

Chất lượng tín dụng = 0.265* Quy trình, quy chế + 0.257* Chính sách tín dụng + 0.253* Thông tin tín dụng + 0.230* Chất lượng nhân sự + 0.154* Năng lực quản trị + 0.140* Huy động vốn + 0.133* Kiểm tra, kiểm soát nội bộ + 0.119* Trang thiết bị công nghệ + 0.069* Công tác tổ chức.

Qua đây có thể thấy, các nhân tố ảnh hưởng theo thứ tự từ cao tới thấp đến CLTD của ngân hàng là Quy trình, quy chế; Chính sách tín dụng; Thông tin tín dụng; Chất lượng nhân sự; Năng lực quản trị; Huy động vốn; Kiểm tra kiểm soát; Thiết bị công nghệ và nhân tố có mức độ tác động thấp nhất là Công tác, tổ chức.



2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được


Thứ nhất: Tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế trong bối cảnh môi trường hoạt động tín dụng có nhiều khó khăn

Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam trong nhiều năm trước đây, trước năm 2011 thường xuyên ở mức dưới 3%, thấp xa so với mức giới hạn có thể cho phép theo thông lệ quốc tế cũng như ở Việt Nam là 5%. Tỷ lệ này phản ánh hai vấn đề: (i) NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, hộ nông dân, do đó bộ phận này phản ánh thực chất tỷ lệ nợ xấu; (ii) Nhiều chi nhánh ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cho vay vốn các khách hàng doanh nghiệp, thời điểm đó chưa phát sinh nợ xấu, mặc dù tiềm ẩn những khoản không trả nợ đúng hạn. Song tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam trong 2 năm gần đây 2012 – 2013 có xu hướng tăng lên, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên do có các biện pháp quản lý CLTD nên đã kiềm chế được tốc độ gia tăng nợ xấu.

Thứ hai: Mức độ an toàn về hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam ngày càng cao


Giai đoạn 2009 –2013 NHNo & PTNT Việt Nam đã có mức tăng đáng kể về trích lập dự phòng rủi ro cụ thể như: năm 2009 là 4.055 tỷ đồng, năm 2010 là

6.500 tỷ đồng, năm 2011 là 10.471 tỷ đồng, năm 2012 là 9.824 tỷ đồng, năm 2013 là 9.096 tỷ đồng.


Kết quả xử lý rủi ro cũng tăng cao, năm 2009 là 4.110 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 đạt 7.822 tỷ đồng.


Hệ số an toàn vốn của NHNo & PTNT Việt Nam cũng được cải thiện và đáp ứng được yêu cầu của NHNN Việt Nam. Cụ thể, năm 2009 là 8,01%; năm 2010 là 8,03%; năm 2011 là 10,5%; năm 2012 là 11,45% và năm 2013 là 13,25%.



Thứ ba: Khả năng sinh lời của NHNo & PTNT Việt Nam giữ mức độ khá ổn định


Lợi nhuận sau thuế của NHNo & PTNT Việt Nam có sự ổn định trong giai đoạn 2009–2013, cụ thể như; năm 2009 là 182,968 triệu đồng; năm 2010 đạt 1,300,237 triệu đồng; năm 2011 đạt 3,633,593 triệu đồng; năm 2012 đạt 2,565,000 triệu đồng và năm 2013 đạt 2,303,000 triệu đồng.


Mặc dù chịu sự biến động lớn của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản. Song, dưới sự điều hành của các nhà quản trị của Agribank đã chèo lái con thuyền của mình vượt qua sóng gió và giữ vững, ổn định và phát triển. Điều này được thể hiện thông qua mức độ ổn định lợi nhuận sau thuế của Agribank.


Thứ tư: Mô hình quản lý CLTD của NHNo & PTNT Việt Nam đã có nhiều đổi mới theo yêu cầu hoạt động và theo thông lệ quốc tế.


Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại Trung tâm điều hành và các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam được quy định rõ ràng, cụ thể. Qua đó, việc xác định trách nhiệm của mỗi phòng ban tại các chi nhánh cũng như tại Trung tâm Điều hành trong công tác quản trị RRTD được rõ ràng, cụ thể. Mô hình này một mặt nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo trong quản trị RRTD, song mặt khác cũng bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống.

Thứ năm: Trên cơ sở phân loại nợ, dự phòng RRTD được trích lập đầy đủ và kịp thời, xử lý rủi ro được thực hiện nghiêm túc

Việc quản lý RRTD đã được các chi nhánh trong hệ thống quan tâm sát sao, các khoản nợ rủi ro có vấn đề đã được chuyển sang nợ xấu kịp thời và trích lập theo đúng tỷ lệ trích đã quy định.

Công tác thông tin, báo cáo được duy trì thường xuyên và tương đối chính xác, kịp thời do đó Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam



luôn nắm chắc được tình hình trích lập và xử lý rủi ro của toàn hệ thống. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo tích cực và kịp thời.

Ý thức được vai trò của việc trích lập dự phòng, các chi nhánh ngày càng có trách nhiệm hơn trong việc trích lập cho chi nhánh mình. Do đó, số trích lập dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lượng nợ tại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Theo quy định nội bộ, các chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam được sử dụng quỹ dự phòng RRTD mỗi quý một lần để xử lý các khoản nợ thuộc các đối tượng: Các khoản nợ nhóm 5; nợ của khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích hay không còn khả năng thu hồi nợ. Quy định đó và việc thực hiện như vậy là kịp thời, phản ánh thực chất CLTD trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.


Về trích lập dự phòng RRTD:


Thứ sáu: Các cơ chế chính sách tín dụng của khách hàng đã được ban hành theo đúng quy định của các văn bản nhà nước phù hợp dần với thông lệ hoạt động tín dụng trong khu vực cũng như trên thế giới

Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam ra đời đã thể hiện các chủ trương, định hướng phát triển hoạt động tín dụng với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng phù hợp quy định của pháp luật và trong phạm vi cho phép của NHNN Việt Nam, trong đó đặc biệt là hướng vào nông nghiệp nông thôn, gắn bố với khách hàng truyền thống là hộ nông dân.

Để giảm thiểu rủi ro không thu được nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và thực hiện qui định chung của NHNN, NHNo&PTNT thực hiện chính sách cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Hiện nay, các chi nhánh NHNo&PTNT thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản theo Quyết định số 1300/QĐ–HĐQT–TDHo ngày 03/12/2007 của Hội đồng quản trị



NHNo&PTNT Việt Nam. Quyết định 1300/QĐ– HĐQT–TDHo qui định phù hợp với Nghị định 163/2006/NĐ–CP của CP về giao dịch bảo đảm.

Thứ bảy: Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng hiện tại được quy định nhìn chung là rõ ràng, chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm

Thể hiện ở việc quy định vai trò, nhiệm vụ của các trưởng, phó Phòng, Ban ở tất cả các cấp trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời mức phán quyết cho vay đối với mỗi cấp chi nhánh được quy định chi tiết, rõ ràng, phù hợp với khả năng của các chi nhánh.

Về mức dư nợ cho vay tối đa đối với 01 khách hàng, theo QĐ 72/QĐ– HĐQT là: “Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHNo&PTNT Việt Nam, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác đầu tư của Chính phủ, của tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vay vốn vượt 15% vốn tự có của NHNo&PTNT Việt Nam hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì NHNo&PTNT nơi cho vay thực hiện cho vay hợp vốn”.

Về phân cấp phán quyết tín dụng: Quyền phán quyết cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam đối với các cấp Giám đốc ngân hàng cơ sở được mở rộng. Năm 1995 quyền phán quyết cho vay tối đa của Giám đốc chi nhánh cấp 1 đối với khách hàng hộ sản xuất là 500 triệu đồng, đối với doanh nghiệp là 20 tỷ đồng; đến năm 2007, quyền phán quyết đối với hộ sản xuất là 15 tỷ đồng, đối với doanh nghiệp là 150 tỷ đồng. Tương tự, đối với Giám đốc chi nhánh cấp 2, các con số tương ứng tăng từ 100 triệu đồng và 1 tỷ đồng năm 1995, lên 5 tỷ đồng và 75 tỷ đồng năm 2007. Năm 2008, quyền phán quyết của các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam có giảm đi 50% nhằm thực thi tốt việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát, tuy nhiên, NHNo&PTNT Việt Nam vẫn linh hoạt trong xử lý điều hành nhằm đảm bảo kích thích tăng trưởng, đưa vốn về nông nghiệp nông thôn, thể hiện qua các đợt hỗ trợ mua lương thực, gạo tạm trữ, cà phê theo chỉ đạo của Chính phủ.



Thứ tám: Công nghệ ngân hàng hiện đại được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ trong hoạt động kinh doanh, phục vụ có hiệu quả trong quản lý CLTD

Công nghệ thông tin phòng ngừa RRTD đã có những bước cải tiến tích cực. Kết quả của những cải tiến đó là lượng thông tin ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Chương trình giao dịch trên máy hiện nay của NHNo&PTNT Việt Nam (Chương trình IPCAS) đã thiết kế hệ thống thông tin tập trung về trung tâm điều hành (qua trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro), giúp cho việc quản lý được tập trung.

Thứ chín: Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang được xây dựng tiến gần với thông lệ quốc tế, được chỉ đạo, giám sát triển khai thực hiện chặt chẽ, được thực hiện có hiệu quả trong đảm bảo CLTD

Quy định chấm điểm khách hàng theo Công văn 1406 đang thực hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Bên cạnh đó, quy định chấm điểm khách hàng ở sổ tay tín dụng đã xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng ở cả các chỉ tiêu định tính và định lượng. Điều này thể hiện hệ thống chấm điểm của ngân hàng đã ngày càng chi tiết, đầy đủ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hơn.

Thứ mười: Đội ngũ lao động dồi dào, trình độ ngày càng chuyên sâu và trình độ nhận thức về phòng ngừa RRTD ngày càng được nâng cao, rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng giảm xuống mức tối thiểu

Tình hình thực tế hiện nay yêu cầu về chất lượng và trình độ cán bộ là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm qua, bằng công tác tuyển dụng và tập trung đào tạo, đào tạo lại, trình độ cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam đang ngày một nâng cao.

Thông qua việc thực hiện mô hình, các quy định về quản RRTD làm cho ý thức tự giác của CBTD và cán bộ có liên quan được nâng cao. Ý thức, tác phong trong quan hệ giao dịch với khách hàng không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là



những rủi ro đạo đức, với các hành vi: cố ý làm trái, thông đồng với khách hàng để rút tiền ngân hàng, vay ké, làm giả hồ sơ, thẩm định hình thức,…trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh NHNo&PTNT không ngừng giảm xuống và hầu như không còn.

Thứ mười một: Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng không ngừng được tăng cường, chặt chẽ và thường xuyên

Điều này thể hiện trên 3 góc độ:


+ Các văn bản, quy định và quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ không ngừng được hoàn thiện phù hợp với quy định chung và tình hình thực tế của NHNo&PTNT Việt Nam.


+ Cán bộ bố trí làm việc này được lựa chọn ngày càng phù hợp hơn, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa vững vàng về nghiệp vụ, vừa có phương pháp làm việc hiệu quả.


+ Tổ chức thực hiện thường xuyên, khoa học, theo các chuyên đề và kết hợp với kiểm tra chéo.


Thứ mười hai: Trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam triển khai kịp thời và có hiệu quả cơ chế chính sách mới về vốn tín dụng ngân hàng cho nông nghiệp – nông thôn

Chính sách tín dụng theo Quyết định 67/TTg và cho đến từ giữa năm 2010 đó là Nghị định 41/2010/NĐ–CP đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu vốn tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là hệ thống chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trong toàn quốc, đã góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương nói chung, đời sống vật chất và tinh thần của đa số người dân ở khu vực nông thôn nói riêng được cải thiện đáng kể;

NHNo&PTNT Việt Nam cũng kịp thời triển khai các cơ chế tín dụng ưu đãi để hỗ trợ cho vay đối với các sản phẩm nông nghiệp như: lúa gạo, tôm, chăn



nuôi, chính sách thúc đẩy đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại trong nông nghiệp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch;

2.3.2. Những hạn chế

Thứ nhất: Chất lượng tín dụng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau Theo kết quả khảo sát thực tế của tác giả cho thấy mức độ tác động giao

động từ 0.069 đến 0.265 và cán bộ tín dụng chủ yếu lựa chọn đáp án 3 (bình thường). Điều này chứng minh rằng, các chính sách tín dụng của ngân hàng hiện nay chưa được đánh giá cao, cũng như công tác tổ chức ít có tác động đến CLTD...

Thứ hai: Vấn đề giải quyết nợ xấu của Agribank chưa thực sự tốt, làm ảnh hưởng đến CLTD của ngân hàng

- Nợ xấu chủ yếu do đầu tư vào bất động sản và cơ sở hạ tầng


Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục chứng kiến một năm giao dịch ảm đạm với mức giá tại hầu hết các phân khúc thị trường đều giảm. Nhiều dự án căn hộ tiếp tục giảm giá từ 5%–30% so với cuối 2011.

Việc thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm có nguyên nhân từ cơ cấu phân bổ nguồn vốn không hợp lý của các ngân hàng trong các năm trước. Khi NHNN duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mạnh phát triển các dự án trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp… Người dân cũng sẵn sang vay tiền của ngân hàng để đầu tư bất động sản.

- Một phần nợ xấu do tăng vốn ảo của các tổ chức tín dụng có quan hệ chồng chéo với nhau

Vì huy động vốn trong giai đoạn 2008–2011 rất khó khăn nên để đảm bảo được yêu cẩu của NHNN các ngân hàng nhỏ đã phải dùng nhiều chiêu thức để tăng vốn điều lệ. Để có thể hợp pháp hoá được cách tăng vốn điều lệ thì giữa ngân hàng và doanh nghiệp buộc phải có quan hệ sở hữu chéo. Các ngân hàng thường là “sân sau” của các tập đoàn, cả nhà nước lẫn tư nhân. Lượng vốn chủ sở tăng lớn như vậy buộc phải dựa vào vốn đóng góp của chính các doanh nghiệp đứng đằng sau ngân hàng này. Một vấn đề khác nảy sinh khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu quá



nhanh của nhóm ngân hàng này là chính các tập đoàn đằng sau các ngân hàng này cũng phải vay vốn từ các ngân hàng khác để đáp ứng yêu cầu. Hệ quả là vốn vay của các tập đoàn bị sử dụng sai mục đích.

Thứ ba: NHNo&PTNT Việt Nam bắt đầu phải tăng trích lập dự phòng khiến lợi nhuận bị suy giảm

Mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng cao, nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu lại có xu hướng giảm. Số dư dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm cuối năm 2012, năm 2013 có xu hướng tăng lên. Và lợi nhuận của Agribank có xu hướng giảm xuống.

Thứ tư: Môi trường quản trị rủi ro tín dụng nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Basel và thông lệ quốc tế

Trước hết phải đề cập đến việc hoạch định chiến lược còn khá đơn giản ở các NHTM nói chung và Agribank nói riêng. Hầu hết chỉ mang nội dung định hướng phát triển chung chứ chưa đưa ra được một danh mục tín dụng kế họach trong đó tỷ trọng dư nợ từng ngành, từng khu vực, từng đối tượng được xây dựng cụ thể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tập trung. Bên cạnh đó các mục tiêu đặt ra cũng chỉ ở mức đơn giản, thông qua các con số về tốc độ tăng trưởng tín dụng cho toàn ngân hàng, tỷ trọng nợ xấu/ nợ quá hạn cần khống chế, hoặc được xử lý. Mức độ tổn thất tín dụng thể hiện “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng không được cụ thể hóa cho từng ngành, từng khu vực thị trường, từng loại sản phẩm tín dụng. Cũng vì chưa xây dựng được một kế hoạch danh mục cụ thể, nên trong quá trình thực hiện cấp tín dụng, dưới áp lực cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng có xu hướng chạy theo phong trào khi tập trung tín dụng với một khối lượng lớn vào các ngành kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán trong những năm 2010–2014. Danh mục cho vay của ngân hàng có tỷ lệ tập trung rủi ro theo ngành rất lớn và hậu quả phải gánh chịu là nợ xấu khổng lồ từ năm 2010 trở lại đây vẫn chưa xử lý dứt điểm được

Đánh giá chung, có thể nói việc chưa định hình được một chiến lược phát triển rõ ràng, chưa xây dựng được một danh mục tín dụng với tỷ trọng dư nợ theo



các loại hình tín dụng cụ thể, chưa lượng hóa được mức độ tổn thất mục tiêu (mức tổn thất dự kiến dựa vào khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng) trên danh mục tín dụng là điểm hạn chế nổi bật trong thực tế quản trị tín dụng của các NHTM Việt Nam so với NHTM tại các nước phát triển. Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ những khó khăn trong công tác dự báo kinh tế tại môi trường nhiều biến động như Việt Nam, cộng thêm việc thiếu một công cụ đo lường rủi ro ở góc độ toàn danh mục, vì vậy việc xây dựng chiến lược tại các ngân hàng còn hết sức hạn chế, dẫn đến môi trường quản trị rủi ro tín dụng nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Basel như đã đề cập trong Chương 1.

Thứ năm: Mô hình tổ chức quản trị phân tán, chưa tách bạch các chức năng dễ dẫn đến xung đột quyền lợi

Theo đó các chi nhánh được phép xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tương tự như mô hình của Hội sở chính. Bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc chi nhánh, bên cạnh việc liên hệ trực tuyến với Khối quản lý rủi ro Hội sở. Mô hình quản lý này làm giảm đi tính độc lập của bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh. Thậm chí việc trả lương cho bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh cũng do Ban giám đốc chi nhánh thực hiện, điều này không thể tránh khỏi xung đột quyền lợi trong thực hiện chức trách nhiệm vụ giám sát rủi ro tại chi nhánh.

Thứ sáu: Việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều sai sót là một trong những nguyên nhân làm giảm CLTD của ngân hàng

Khâu thẩm định khách hàng thường được xem là quan trọng nhất, tuy nhiên để có thể thẩm định có hiệu quả, chất lượng thì việc thu thập thông tin phải có chất lượng. Song khi thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng, các ngân hàng nhiều khi không thấy được rằng đây chính là điều kiện đánh giá khả năng của khách hàng trong hiện tại và tương lai, mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định thực chất là tuân thủ nguyên tắc tín dụng, yêu cầu pháp luật về quan hệ kinh tế đôi khi thẩm định trên ý trí chủ quan, cảm tính trước khi tiến hành thẩm định.



Trong quá trình ký kết hợp đồng, ngân hàng thường dựa trên hợp đồng mẫu song chính điều này có thể có những hạn chế khi không đề cập những đặc thù của từng khoản vay, điều kiện tín dụng...

Quá trình giải ngân thiếu căn cứ xác đáng về đối tượng vay vốn, thời điểm giải ngân

Công tác kiểm tra, giám sát khách hàng chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính mục đích của việc sử dụng tiền vay chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng tiền vay.

Thứ bảy: Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại NHTM Việt Nam chưa hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý rủi ro tín dụng

Điều 40 và điều 41 của Luật Các TCTD năm 2010 đã quy định rất rõ về nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ và của kiểm toán nội bộ trong mỗi ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế, việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của hai hệ thống này vẫn còn bị hạn chế tại nhiều ngân hàng. Có những ngân hàng TMCP chưa đưa ra được quy trình kiểm toán nội bộ thống nhất áp dụng cho toàn hệ thống; Bộ phận kiểm toán nội bộ không trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát, mà vẫn dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành (trường hợp của NHTM cổ phần An Bình chẳng hạn), cụ thể lương thưởng, phụ cấp trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ do Ban điều hành chi trả, vì vậy tính độc lập của kiểm toán nội bộ rất yếu, không thể thực hiện vai trò đánh giá độc lập khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định trong Luật Các TCTD. Như vậy, bộ phận kiểm toán nội bộ đã không làm tốt vai trò của tuyến phòng thủ thứ ba theo quan điểm quản trị rủi ro hiện đại. Đây cũng là một trong những tiêu chí phản ánh sự yếu kém của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam trong thời gian qua.

Ngày đăng: 22/04/2022