Đồ Thị Mô Phỏng Tỷ Lệ Tín Dụng Ngân Hàng Và Tỷ Lệ Tín Dụng Thương Mại Tối Ưu Đối Với Tốc Độ Tăng Trưởng Của Các Doanh Nghiệp Nông


vào mục đích khác, được cung ứng đúng vào thời điểm cần nhất, v.v.87 cũng như được cung ứng đúng số lượng với chất lượng được kiểm định trước khi nhận hàng và thanh toán tiền.


Tốc độ tăng trưởng

(%/năm)

Tốc độ tăng trưởng

(%/năm)


0,4804

Tín dụng ngân hàng/ tổng giá trị tài sản

0,1853

Tín dụng thương mại/ tổng giá trị tài sản


Hình 5.1. Đồ thị mô phỏng tỷ lệ tín dụng ngân hàng và tỷ lệ tín dụng thương mại tối ưu đối với tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nông nghiệp


Ảnh hưởng khác biệt của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát còn có thể do, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn, dễ bị chậm trễ (thậm chí bị khước từ sau thời gian chờ đợi), lượng tiền vay không khớp với nhu cầu và các ngân hàng thương mại thường thay đổi chính sách tín dụng cho phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước. Khi đó, tín dụng thương mại trở thành giải pháp hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp nông nghiệp trên phương diện đảm bảo nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên, ngưỡng tối ưu của tín dụng thương mại lại thấp hơn tín dụng ngân hàng bởi chi phí sử dụng tín dụng thương mại cao hơn so với lãi suất ngân hàng và năng lực tài chính của doanh nghiệp cấp tín dụng thường ở


87 Doanh nghiệp có thể sử dụng tín dụng ngân hàng để mua yếu tố đầu vào dùng cho sản xuất, nhưng thời gian chờ đợi để được giải ngân (tính từ thời điểm xin vay) và thời gian chờ nhận hàng (tính từ thời điểm nhận hàng) sẽ có thể khiến cho yếu tố đầu vào không được sử dụng vào thời điểm tối ưu đối với doanh nghiệp trên phương diện cung ứng sản phẩm ra thị trường.


mức giới hạn.88 Ngoài hai nguồn vốn nói trên, doanh nghiệp còn dựa vào vốn chủ sở hữu với lợi thế chi phí sử dụng vốn thấp do không chịu ảnh hưởng của hiện tượng thông tin bất đối xứng, chi phí giao dịch và trách nhiệm hữu hạn như khi xin vay tín dụng ngân hàng (Stiglitz & Weiss, 1981). Song, do kinh tế suy thoái nên lợi nhuận của các doanh nghiệp nông nghiệp không cao và do đó vốn chủ sở hữu (chủ yếu được hình thành từ lợi nhuận giữa lại của doanh nghiệp) không đủ để phát huy tác dụng tích cực của nó, trong khi nhiều doanh nghiệp lại đầu tư dàn trải sang các ngành nghề ngoài chuyên môn, dẫn đến thua lỗ và đôi khi phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Thật vậy, kết quả ước

lượng cho thấy, hệ số 5

10%.

của biến

VOVCSHi (t -1)

có trị số âm ở mức ý nghĩa

Hệ số

8 của biến

QMLAODONGit

có trị số âm nhưng không có ý nghĩa

thống kê nên không thể suy rộng cho toàn bộ tổng thể các doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, hệ số này có trị số xấp xỉ –0,0055 nên nếu các yếu tố khác không đổi, quy mô lao động chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Theo ghi nhận từ thực tế, mặc dù các doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta có lợi thế quy mô nhưng do năng lực quản lý còn hạn chế nên lợi thế về quy mô chưa được phát huy. Hơn nữa, các doanh nghiệp nông nghiệp chưa tạo ra được giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp cũng là nguyên nhân lý giải vì sao lợi thế quy mô gần như không ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát.

Kết quả ước lượng cũng chỉ ra ảnh hưởng tích cực của năng suất lao

động đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp bởi hệ số

10

của

biến

NANGSUATLDit

có trị số dương ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này tương

đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2012), ngụ ý rằng việc cải thiện năng suất lao động sẽ giúp các doanh nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Hệ số

11

của biến

TANGTRUONGi (t -1)

có hệ số âm ở mức ý nghĩa 5%, cho

thấy sự tăng trưởng thiếu bền vững của các doanh nghiệp được khảo sát. Nguyên nhân chủ yếu do đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp mang năng tính thời, giá cả nông sản thường xuyên biến động.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông

nghiệp còn có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như

CUONGDOVONit ,



88 Thực tế này cũng được ghi nhận ở nhiều nơi khác trên thế giới (Burkart & Ellingsen, 2004).



TUOIDNit

DONGTIENi(t-1) . Song, kết quả ước lượng bằng phương pháp

GMM trong Bảng 5.4 cho thấy, hệ số của các biến này mặc dù khác không nhưng không có ý nghĩa thống kê nên không thể suy rộng cho toàn bộ tổng thể

các doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta. Hệ số

12

của biến (giả)

SANXUATit

có trị số dương nhưng không có ý nghĩa thống kê, cho thấy không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa nhóm trực tiếp tham gia sản xuất – kinh doanh nông sản – thực phẩm với nhóm doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho hoạt động sản xuất nông sản.

Để giúp củng cố thêm kết quả ước lượng Mô hình 3.2, kiểm định t-test được luận án thực hiện nhằm kiểm tra sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm sử dụng tín dụng ngân hàng cao với sử dụng tín dụng ngân hàng thấp và nhóm sử dụng tín dụng thương mại cao so với sử dụng tín dụng thấp. Kết quả kiểm định t-test cho thấy trị số p-value là 0,000 rất nhỏ, do đó có thể bác bỏ giả thuyết H0 là tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm có tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng tài sản nhỏ hơn 0,4804 bằng với nhóm có tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng tài sản lớn hơn 0,4804. Nói cách khác, có khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa nhóm sử dụng tín dụng ngân hàng vượt 0,4804 và nhóm sử dụng dưới mức 0,4804.

Bảng 5.5. Thống kê tốc độ tăng trưởng theo vốn và mức độ sử dụng

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%/năm)


chuẩn

Tín dụng

> 0,4804

-0,0897

-0,0971

1,6667

-0,9360

0,4522

ngân hàng

≤ 0,4804

0,0967

0,0605

2,6397

-0,6316

0,3467

Tín dụng

> 0,1853

-0,1243

-0,0018

1,6667

-0,9360

0,4652

thương mại

≤ 0,1853

0,0947

0,0574

2,6397

-0,5585

0,3477

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng và hiệu quả của các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam - 12

Loại vốn Nhóm

Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch


Nguồn: Số liệu khảo sát doanh nghiệp nông nghiệp (2008–2014).


Tương tự, kiểm định t-test bác bỏ giả thuyết H0 là tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm có tỷ số tín dụng thương mại trên tổng tài sản nhỏ hơn 0,1853 bằng với nhóm có tỷ số tín dụng thương mại trên tổng tài sản lớn hơn 0,1853 bởi trị số p-value là 0,000 (mức ý nghĩa 1%). Nói cách khác, có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa nhóm sử dụng tín dụng thương mại vượt 0,1853 và nhóm sử dụng dưới mức 0,1853. Kết quả thống kê về tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại của mỗi nhóm doanh nghiệp nêu trên được trình bày ở Bảng 5.5.


5.1.3. Kết luận

Mục 5.1 sử dụng phương pháp ước lượng FE và RE để kiểm định ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy ước lượng bằng phương pháp FE là phù hợp hơn, nhưng lại bị sai lệch bởi hiện tượng nội sinh trong Mô hình 3.2. Để khắc phục hiện tượng này, luận án sử dụng phương pháp GMM để ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát.

Kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM cung cấp bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp được khảo sát. Nếu tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng giá trị tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 0,4804 thì tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp và ngược lại. Tương tự, nếu lượng tín dụng thương mại trên tổng giá trị tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 0,1853 thì tín dụng thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Ngược lại, tín dụng thương mại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu ở chương này còn cho thấy ảnh hưởng nghịch chiều của vốn chủ sở hữu đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Đây có thể là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta tăng trưởng thiếu bền vững do hạn chế trong sử dụng nguồn lực nội tại của doanh nghiệp. Để giúp khẳng định kết quả ước lượng, luận án sử dụng kiểm định t-test để chỉ ra sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa hai nhóm doanh nghiệp sử dụng lượng tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại bình quân khác nhau như đã được chỉ ra ở cơ sở lý thuyết và kết quả ước lượng Mô hình 3.2.

5.2. Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp

Phần trước đã ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Phần này sẽ tiếp tục ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, sử dụng mô hình nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu


quả hoạt động của doanh nghiệp để làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp bằng cách sử dụng hợp lý nhất nguồn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.

5.2.1. Thông tin tổng quát về các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát

5.2.1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong Mô hình 3.4, biến phụ thuộc

(HIEUQUAit )

là hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp i vào năm t , đo lường bằng tiêu chí ROE. Giống với nhiều nghiên cứu trước (Javed & cộng sự, 2014; Twairesh, 2014; Nguyễn Thanh Lan & Phan Hồng Mai, 2015; Đoàn Thục Quyên, 2015), hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp trong mẫu khảo sát được đo lường bằng tiêu chí ROE nhằm tránh nhược điểm của hai tiêu chí khác cũng được sử dụng là ROS và ROA.


Số doanh nghiệp

2,8


2,4


2,0


1,6


1,2


0,8


0,4


0,0


-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 ROE (%)


Biểu đồ 5.2. ROE của các doanh nghiệp nông nghiệp (2008–2014)

Nguồn: Số liệu khảo sát doanh nghiệp nông nghiệp (2008–2014).


Thật vậy, doanh nghiệp nông nghiệp với đặc thù là sử dụng yếu tố đầu vào là sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng nghiêm ngặt của tính thời vụ nên doanh thu thường rất biến động.89 Do đó, việc sử



89 Như đã đề cập, các nước tiên tiến trên thế giới thường ứng dụng công nghệ cao (đặc biệt là công nghệ sinh học) vào sản xuất nông nghiệp để hạn chế tính mùa vụ và giúp bình ổn giá


dụng ROS để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ thiếu chính xác và phản ánh sai lệch vai trò của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta có nguồn gốc doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa hay được đầu tư xây dựng trên nền tảng công nghệ cũ kỹ nên mặc dù quy mô tài sản (hiện vật) lớn nhưng giá trị lại thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Vì vậy, việc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng ROA có thể bị thiên lệch do không đảm bảo tính đại diện cho mẫu khảo sát. Nói cách khác, ROA chỉ có thể được sử dụng ở các nước và các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh có sự đồng nhất ở chừng mực nhất định giữa các doanh nghiệp về trình độ công nghệ và loại hình sở hữu.

Do các nguyên nhân trên nên luận án sử dụng tiêu chí ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân) để đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Việc sử dụng tiêu chí ROE có cơ sở khoa học do tránh được nhược điểm như đã nêu của hai tiêu chí ROS và ROA. Nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tiêu chí phù hợp nhất bởi nó phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Kết quả thống kê đối với tiêu chí ROE của các doanh nghiệp nông nghiệp trong mẫu khảo sát được biểu thị qua Biểu đồ 5.2. Theo đó, ROE của các doanh nghiệp có phân phối gần chuẩn nhưng có độ chóp khá lớn, nghĩa là một số lượng lớn doanh nghiệp nông nghiệp có ROE tập trung xung quanh trị số trung bình (cũng như trung vị) của tiêu chí này.

Theo Biểu đồ 5.2, các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát trong giai đoạn 2008–2014 có ROE trung bình là 0,138 (độ lệch chuẩn là 0,313). Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) có ROE cao nhất là 1,176 (năm 2008) và Công ty Cổ phần Cà phê An Giang (AGC) có ROE thấp nhất là –6,336 (năm 2011).

Nghiên cứu cụ thể đối với trường hợp AGM cho thấy, mặc dù doanh thu năm 2008 của AGM chỉ tăng khoảng 1,6 lần so với năm 2007 nhưng lợi nhuận ròng của Công ty tăng xấp xỉ 13 lần so với năm 2007, lý giải vì sao AGM có ROE cao nhất. Hơn nữa, do khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn (vòng quay vốn của AGM đạt đến 3,5 lần, hơn 2 lần so với mức trung bình của các


nông sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chưa được áp dụng rộng rãi nên tính mùa vụ vẫn còn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nông hộ và doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta.


doanh nghiệp nông nghiệp trong giai đoạn 2008–2014),90 đặc biệt là năng lực khai thác lợi thế của vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu tăng 3,13 lần trong khi tín dụng ngân hàng chỉ tăng khoảng 2 lần). Điều đó giúp AGM tận dụng tối đa lợi thế chi phí vốn thấp của vốn chủ sở hữu.91 Đầu tư mới của AGM đã phát huy hiệu quả trong năm 2008, thể hiện qua tổng giá trị tài sản của Công ty đã tăng hơn 2,65 lần và hiệu quả sử dụng tài sản cũng tăng 3,5 lần. Các số liệu tích cực về hiệu quả hoạt động của AGM phản ánh năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp và giúp lý giải vì sao Công ty đạt được ROE cao nhất trong năm 2008.

Đối với Công ty Cổ phần Cà phê An Giang (AGC), ROE thấp nhất là – 6,336 vào năm 2011 bởi vài nguyên nhân. Thứ nhất, vốn chủ sở hữu của Công ty giảm mạnh (thậm chí âm vào năm 2011) do hoạt động không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, với số lỗ năm 2011 là –144,714 tỷ đồng. Hai là, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong năm 2011 (giá cà phê nguyên liệu Robusta và Arabica tăng lần lượt là 41% và 48% so với năm 2010) trong khi doanh thu giảm nghiêm trọng (6,4 lần), làm cho giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu bán hàng. Hơn nữa, mặc dù Công ty không bổ sung vốn vay ngân hàng nhưng chi phí vốn vay lại tăng hơn 1,3 lần. Bên cạnh đó, chi phí quản lý của AGC tăng gần hai lần so với năm 2010. Cuối cùng, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty khá thấp (0,43 lần) so với trị số bình quân của tất cả doanh nghiệp được khảo sát. Số liệu thống kê về hiệu quả hoạt động của AGC phản ánh năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp yếu kém của người quản lý dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Mặt khác, chi phí vốn tăng cao cộng với chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng là các nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty sút giảm nghiêm trọng.

ROE của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát biến động theo thời gian. Trong giai đoạn 2008–2011, ROE của các doanh nghiệp tương đối cao (xấp xỉ 13%–21%) nhưng giảm mạnh trong giai đoạn 2012–2014 (7%– 10%). Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một mặt bị ảnh hưởng bởi năng lực quản lý điều hành của nhà quản trị (như trong trường hợp của AGC và AGM), đồng thời còn chịu ảnh hưởng bởi các biến động khách quan của nền kinh tế. Thật vậy, giai đoạn 2008–2011 chứng kiến các điều chỉnh liên tục


90 Xem Bảng 4.5 ở Chương 4.

91 Do thông tin bất đối xứng giữa người vay và người đi vay, vì vậy vốn chủ sở hữu vẫn được xem là nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, vốn chủ sở hữu được ưu tiên sử dụng sau đó đến vốn vay ngân hàng.


trong chính sách tiền tệ.92 Đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát chế lạm phát như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, thậm chí phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh lên 12% rồi 14%. Chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến hệ quả là lãi suất cho vay bình quân tăng cao (15,78%/năm) nên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát. Một số doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát có ROE âm (–78,99%) nhưng hiệu quả hoạt động trung bình của các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn khá tích cực (ROE trung bình 13,81%).

Từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, để đối phó với chính sách suy thoái kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ đã triển khai các gói kích cầu theo cơ chế hỗ trợ lãi suất. Chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện thông qua hàng loạt các động thái của Ngân hàng Nhà nước như hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng. Chính sách tiền tệ nới lỏng giúp lãi suất cho vay bình quân giảm còn 10,07%/năm vào năm 2010. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp trong giai đoạn này được cải thiện rõ rệt (ROE bình quân năm 2009 và 2010 lần lượt là 21,44% và 20,65%).

Các dấu hiệu tích cực về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp trong giai đoạn 2008–2011 cho thấy loại hình doanh nghiệp này được xem như bà đỡ của nền kinh tế do hoạt động có hiệu quả hơn doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. Điều đó kích thích các doanh nghiệp nông nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư sản xuất – kinh doanh, kể cả việc đầu tư mở rộng sang cả những ngành nghề phi truyền thống (cốt lõi). Đầu tư kinh doanh nông nghiệp và nông sản – thực phẩm đòi hỏi vốn đầu tư lớn và vòng quay chậm do chu kỳ kinh doanh dài nhất. Hơn nữa, thị trường đầu ra của nông sản luôn sự biến động lớn bởi cung và cầu đối với nông sản thường kém co giãn (Lê Khương Ninh, 2015a). Đây chính là nguyên nhân làm suy giảm ROE của các doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2012–2014. Nói cách khác, việc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta.


92 Năm 2008, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Năm 2009, chính sách kích cầu được thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng năm 2010. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát với việc ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 (năm 2011).


5.2.1.2. Tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong Mô hình 3.4,

TDNGANHANGit

là tỷ số giữa lượng tiền vay ngân

hàng và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp i vào năm t (Ferrando & Mulier,

2013; Bertin & Warleta, 2012).

TDNGANHANG2

là bình phương của

it

TDNGANHANGit . Như đã phân tích ở cơ sở lý thuyết, hệ số 1 được kỳ vọng

là dương và

2 là âm do mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa tín dụng ngân

hàng với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 5.6. Tín dụng ngân hàng và ROE của doanh nghiệp nông nghiệp



chuẩn

< 80

0,515

0,532

0,971

0,001

0,210

[80, 60)

0,186

0,195

0,220

0,145

0,038

[60, 40)

0,333

0,367

0,578

0,063

0,203

[40, 20)

0,348

0,367

0,770

0,000

0,267

[20, 0)

0,308

0,273

0,710

0,000

0,224

[0, 20)

0,281

0,256

0,930

0,000

0,229

[20, 40)

0,258

0,193

1,048

0,000

0,232

[40, 60)

0,222

0,150

0,734

0,000

0,221

[60, 80)

0,415

0,440

0,464

0,316

0,067

≥ 80

0,389

0,442

0,491

0,267

0,096

ROE (%) Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch


Nguồn: Số liệu khảo sát doanh nghiệp nông nghiệp (2008–2014).


Trước khi tiến hành ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát, luận án phân tích thống kê sơ bộ mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Bảng 5.6). Theo Bảng 5.6, đối với nhóm có ROE > 0, tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng tài sản trung bình của nhóm là 0,272 với độ lệch chuẩn là 0,230. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp có mức tín dụng ngân hàng hợp lý sẽ tận dụng được lợi thế tấm chắn thuế của vốn vay, do chi phí lãi vay được khấu trừ vào thuế và làm tăng thu nhập ròng cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc duy trì vốn vay ở mức độ thấp buộc người quản lý phải sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn vay. Vốn vay được sử dụng có hiệu quả thông qua việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm chi phí (chi phí quản lý và chi phí sản xuất) và gia tăng lợi nhuận. Một vài doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ngân hàng thấp và hiệu quả hoạt động cao điển hình như AGM (tỷ lệ nợ vay năm 2008 là 0,267 và ROE là 1,176), VLF (tỷ lệ nợ vay năm 2008 là 0,313 và ROE là 0,961), KTS (tỷ lệ nợ vay năm 2011 là 0,118 và ROE là


0,749; năm 2010, tỷ lệ nợ vay là 0,098 và ROE là 0,602) và VNM (tỷ lệ nợ vay năm 2010 là 0,053 và ROE là 0,495).

Tuy nhiên, khi vay tín dụng ngân hàng quá nhiều doanh nghiệp phải gánh chịu mức chi phí lãi vay cao (đặc biệt là khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt nên lãi suất tăng). Mặt khác, do áp lực thanh toán lãi vay và nợ vay buộc doanh nghiệp phải đầu tư vào những dự án có mức độ rủi ro cao với kỳ vọng đem lại lợi nhuận cao hơn, thậm chí đầu tư vào các ngành nghề phi truyền thống,93 mà hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp lại không nằm ngoài các quy luật điều chỉnh của thị trường (đặc biệt là khi nền kinh tế gặp bất ổn). Do đó, các dự án rủi ro cao khó có thể đem lại lợi nhuận như kỳ vọng, dẫn đến vốn vay được sử dụng kém hiệu quả và làm mất khả năng trả nợ. Hệ quả là doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nên ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các luận điểm này hợp lý đối với nhóm có ROE

< 0, với tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng giá trị tài sản trung bình của nhóm là 0,336 (độ lệch chuẩn là 0,248) và cao hơn tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng giá trị tài sản trung bình của nhóm ROE > 0. Một vài trường hợp điển hình có tỷ lệ nợ ngân hàng cao dẫn đến chỉ số ROE < 0 như AGC (tỷ lệ nợ vay năm 2011 lên đến 0,971 và ROE là –6,336), THV (tỷ lệ nợ vay năm 2012 lên đến 0,763 và ROE là –2,157), HIS (tỷ lệ nợ vay năm 2014 lên đến 0,720 và ROE là –1,451) và VLF (tỷ lệ nợ vay năm 2014 lên đến 0,769 và ROE là –0,582).

Số liệu thống kê và các luận điểm vừa trình bày cho thấy, tín dụng ngân hàng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tùy thuộc vào lượng tín dụng ngân hàng mà doanh nghiệp sử dụng. Do đó, có thể tồn tại một ngưỡng tối ưu của tín dụng ngân hàng mà nếu vượt mức đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

5.2.1.3. Tín dụng thương mại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong Mô hình 3.4,

TDTHUONGMAIit

là tỷ số giữa giá trị khoản phải

trả và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp i vào năm t (Delannay & Weill,

it

2004; Yazdanfar, 2012; Yazdanfar & Ohman, 2015) và TDTHUONGMAI 2

bình phương của

TDTHUONGMAIit . Biến

TDTHUONGMAIit

còn cho biết tỷ

lệ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng tín dụng thương mại. Cơ sở lý


93 Do đặc tính của tín dụng ngân hàng không giống tín dụng thương mại ở chỗ nó có thể chuyển đổi và dễ dàng sử dụng vào mục đích khác (như đầu tư sai mục đích).


thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm cho phép kỳ vọng hệ số

3 là dương và

hệ số

4 là âm, bởi mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa tín dụng thương

mại với tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả thống kê ở Bảng 5.7.

Theo Bảng 5.7, có 7,9% doanh nghiệp thuộc nhóm có ROE < 0 và tỷ lệ tín dụng thương mại trên tổng giá trị tài sản trung bình của nhóm là 0,077 (độ lệch chuẩn là 0,063), trong đó doanh nghiệp có tỷ tín dụng thương mại trên tổng giá trị tài sản lớn nhất là 0,232. Các doanh nghiệp có ROE > 0 chiếm 91,9% số quan sát, tỷ lệ tín dụng thương mại trên tổng giá trị tài sản trung bình của nhóm này là 0,075 (độ lệch chuẩn là 0,072), trong đó doanh nghiệp có tỷ tín dụng thương mại trên tổng giá trị tài sản lớn nhất là 0,061. Kết quả thống kê bước đầu cho phép dự báo về mối quan hệ phi tuyến giữa tín dụng thương mại với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 5.7. Tín dụng thương mại và ROE của doanh nghiệp nông nghiệp


ROE (%)

Trung bình

Trung vị

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Độ lệch chuẩn

< –80

0,079

0,084

0,134

0,033

0,038

[80, 60)

0,032

0,029

0,065

0,002

0,032

[60, 40)

0,060

0,060

0,113

0,024

0,036

[40, 20)

0,098

0,089

0,210

0,008

0,070

[20, 0)

0,081

0,061

0,232

0,001

0,068

[0, 20)

0,086

0,065

0,610

0,000

0,077

[20, 40)

0,057

0,038

0,450

0,000

0,061

[40, 60)

0,053

0,053

0,156

0,002

0,043

[60, 80)

0,090

0,090

0,150

0,031

0,066

≥ 80

0,012

0,015

0,020

0,002

0,009

Nguồn: Số liệu khảo sát doanh nghiệp nông nghiệp (2008–2014).


5.2.2. Ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp

5.2.2.1. Mô hình ước lượng

Trên cơ sở các lý thuyết về ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã trình bày ở các chương trước, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm để ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp và qua đó xác định ngưỡng tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại tối ưu đối với hiệu quả hoạt động cho


loại hình doanh nghiệp này. Mô hình nghiên cứu 3.4 được xây dựng ở Chương 3 có dạng như sau:94

HIEUQUA TDNGANHANG TDNGANHANG2

it 0 1 it 2 it

TDTHUONGMAI TDTHUONGMAI 2 VONCSH

3 it 4

it 5

i(t-1)

(3.4)

6TUOIDNit 7QMLAODONGit 8 DONGTIENi(t-1)

9 ROEi(t-1) 10 SANXUATit it

5.2.2.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Trước khi ước lượng Mô hình 3.4 để chỉ ra ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và ROE của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát, phần này phân tích thống kê mô tả các biến độc lập thông qua Bảng 5.8.

Bảng 5.8 cho thấy, ROE của các doanh nghiệp nông nghiệp trung bình năm t là 0,138 (độ lệch chuẩn là 0,313), trong đó có doanh nghiệp có ROE khá cao nhưng cũng có doanh nghiệp có ROE thấp, với nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, như đã được phân tích. Tương tự như tốc độ tăng trưởng doanh thu, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát thiếu tính bền vững, hiệu quả hoạt động năm sau thấp hơn năm trước đó. Tín dụng ngân hàng xấp xỉ 0,281 lần so với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (độ lệch chuẩn là 0,234). Doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay ngân hàng trên tổng tài sản cao nhất lên đến 1,048. Trong khi đó, tín dụng thương mại chỉ xấp xỉ 0,085 tổng giá trị tài sản (độ lệch chuẩn là 0,099). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng giá trị tài sản trung bình là 0,522 (độ lệch chuẩn là 0,340).

Biến số

ĐVT

Trung

bình

Trung vị

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Độ lệch

chuẩn

HIEUQUAit

lần

0,138

0,151

1,175

6,336

0,313

TDNGANHANGit

lần

0,281

0,253

1,049

0,000

0,234

TDNGANHANG2it

lần

0,134

0,064

1,099

0,000

0,164

TDTHUONGMAIit

lần

0,085

0,056

0,809

0,000

0,099

TDTHUONGMAI2

lần

0,017

0,003

0,654

0,000

0,057

VONCSHi(t-1)

lần

0,522

0,518

7,968

-0,478

0,340

TUOIDNit

năm

24,385

22,000

62,000

2,000

12,701

QMLAODONGit

lao động

1.186,870

579,500

24.110

22

1.992

DONGTIENi(t-1)

lần

0,015

0,005

1,140

0,436

0,009

SANXUAT


0,612

1,000

1,000

0,000

0,487

Bảng 5.8. Thống kê các biến số trong mô hình nghiên cứu


it


Nguồn: Số liệu khảo sát doanh nghiệp nông nghiệp (2008–2014).


94 Mô hình này được trình bày lại ở đây để người đọc tiện theo dõi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022