Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam


đồng (+8,8%) so với năm 2013, cao hơn tốc độ tăng bình quân chung của toàn ngành Ngân hàng.

- Về cơ cấu dư nợ theo thời hạn:


Trong cơ cấu dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn thì dư nợ trung và dài hạn đối với lĩnh vực này đã được điều chỉnh theo hướng hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế và đối tượng đầu tư ở nông thôn. Dư nợ đối với lĩnh vực này trong các năm tăng do NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Chính Phủ (QĐ131, QĐ 443, QĐ 497, QĐ 30a) hướng dẫn các chi nhánh thực hiện.

Tuy nhiên, với việc tăng dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn qua các năm từ 2010 đến 2013 ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của các chi nhánh đối với lĩnh vực này do các chi nhánh huy động không đủ để cho vay trung dài hạn mà phải sử dụng vốn cấp trên mà phí sử dụng vốn cấp trên thường cao và không phải lúc nào cũng đủ đáp ứng nhu cầu vì nguồn vốn huy động trung, dài hạn ngày càng giảm đồng thời theo quy định của NHNN các TCTD cũng chỉ được phép sử dụng tối đa 30% vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung, dài hạn.

- Về đối tượng khách hàng vay vốn:

Khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn bao gồm hộ sản xuất và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, trong đó số lượng khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất là kinh tế hộ sản xuất.

Đối với HSX, cá nhân: đây là bộ phận khách hàng có món vay nhỏ nhưng có số lượng khá đông đảo và là khách hàng mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam. Dư nợ cho vay HSX, cá nhân, chiếm từ 62% - 67% tổng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn và chiếm từ 50% - 52% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHNo&PTNT Việt Nam.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các hộ gia đình, cá nhân, các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam còn


chú trọng đáp ứng nhu cầu cho vay tiêu dùng đối với hộ gia đình và cá nhân ở nông thôn. Nhóm khách hàng này cũng đóng góp không nhỏ vào việc mở rộng dư nợ của các chi nhánh.

- Về ngành nghề cho vay:

NHNo&PTNT Việt Nam đã tích cực chỉ đạo các chi nhánh thực hiện cho vay theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai tốt Nghị định 41/2010/NĐ-TTg ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ đến HSX, cá nhân, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn trên diện rộng, đến vùng sâu, vùng xa thông qua các chương trình phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ.

Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Trong các năm 2009 - 2014 chiếm từ 61% - 64% dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Vốn vay được khách hàng sử dụng tập trung vào các đối tượng như phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất lương thực, cây ăn quả, mùa giống, thức ăn gia súc, gia cầm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây nguyên liệu và trồng rừng; mua máy móc nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn địa bàn nông thôn. Trong đó ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là ngành có truyền thống và thế mạnh của các tỉnh ven biển, vốn đầu tư của chi nhánh tập trung vào các đối tượng như nuôi tôm sú, tôm hùm, nuôi cá mú, nuôi baba, ếch, đánh bắt thủy sản,… Việc đầu tư vốn của chi nhánh vào lĩnh vực này tạo điều kiện cho các hộ nuôi trồng mở rộng ao hồ, nâng cao khả năng thâm canh, chuyển hướng sang nuôi công nghiệp và đầu tư mới, nâng cấp sửa chữa tàu, thuyền đánh bắt xa bờ với công suất lớn từ đó giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho ngư dân, nhiều hộ ngư dân vùng ven biển thoát nghèo và vượt lên khá giả, giàu có đồng thời tạo nguồn nguyên liệu rất lớn phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề về quy hoạch diện tích nuôi trồng, vấn đề hậu cần nghề cá, tôm, như bảo quản, chế biến, tiêu thụ còn rất bấp bênh và hạn chế, bên cạnh còn ảnh hưởng khắc nghiệt của thiên tai, lũ lụt… Vì vậy, rủi ro là rất cao khi dư nợ của đối tượng cho vay lại tập trung chủ yếu của Chi nhánh trong lĩnh vực này.


Cho vay ngành thương mại: cùng với ngành nghề nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thì lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn nông thôn cũng được chi nhánh chú trọng đầu tư nhằm góp phần chu chuyển hàng hóa nhanh, thúc đẩy mạnh quá trình tái sản xuất, hơn nữa là một trong những ngành nghề kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cho nhiều dân cư ở nông thôn. Dư nợ cho vay thương mại, dịch vụ ở khu vực nông thôn, trong các năm 2009 - 2014 chiếm tỷ trọng từ 12% - 14% dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn này.

Cho vay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trong các năm 2009 - 2014, ngoài việc đầu tư vốn các ngành trên, các chi nhánh cũng chú trọng cho vay phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho hộ gia đình, các cư dân sống ở nông thôn bằng ngành nghề này. Trong các năm 2009 - 2014, dư nợ của ngành này, chiếm tỷ trọng 6% - 7% dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Dư nợ ngành nghề này chiếm tỷ trọng thấp so với dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn do các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn ở nước ta chưa phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích để doanh nghiệp, hộ gia đình mạnh dạn đầu tư lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo thướng tăng công nghiệp, dịch vụ.

Cho vay khác: Cùng với việc thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, NHNo&PTNT Việt Nam đã mở rộng cho vay phục vụ đời sống của dân cư ở nông thôn. Trong các năm 2009 - 2014 dư nợ cho vay khác, chiếm tỷ trọng 18% - 19% đối với dự nợ cho đối với nông nghiệp – nông thôn. Đối tượng cho vay phục vụ đời sống chủ yếu là phương tiện giao thông, xây dựng và sử chữa nhà ở, phương tiện nghe nhìn… Điều này đã góp phần khơi tăng lượng hàng hoá tiêu thụ ở nông thôn, kích thích sản xuất phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, cải tiến đời sống cho người lao động nông thôn.

(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam (2000-2014) [28]


2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.1. Quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát trỉển Nông thôn Việt Nam

2.2.1.1. Các quy định và quy trình cho vay hộ sản xuất

Để quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất trong toàn hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quy định và quy trình cho vay khá chặt chẽ, cụ thể, dựa trên các cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, đó là Nghị định của Chính phủ, Thông tư và hướng dẫn của NHNN; đồng thời phù hợp với thực tiễn. Theo đó khi cho vay hộ sản xuất, cán bộ tín dụng, cán bộ lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch,… của NHNo&PTNT Việt Nam phải tuân thủ quy định này; đồng thời việc kiểm soát nội bộ cũng được thực hiện dựa trên những quy định và quy trình đó .

Trong giai đoạn hiện nay, tức là phạm vi nghiên cứu của Luận án, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến chất lượng cho vay HSX, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn. Trong đó quy định rõ các hộ gia đình, hộ kinh doanh sản xuất trên địa bàn nông thôn được vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.

NHNo&PTNT Việt Nam đã có Quyết định số 909/QS-HĐQT-TDHo ngày 22 tháng 7 năm 2010 về việc ban hành Quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân trọng hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Theo đó việc cho vay HSX phải tuân thủ theo các bước sau: (Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam (2010) [31]

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Quy trình cho vay được thực hiện theo trình tự sau: Thẩm định trước khi cho vay; Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay.

Trình tự trên được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn; Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay;


dự án đầu tư, phương án vay vốn; Bước 3: Xét duyệt cho vay; Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng (tín dụng, bảo đảm tiền vay); Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân; Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh; Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.



THẨM ĐỊNH


NHU CẦU

KHÁCH HÀNG

Biểu đồ 2.2: Sơ đồ quy trình cấp tín dụng đối với HSX



ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG

Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu


SO

Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

Tìm hiểu triển vọng

Tham khảo ý kiến bên ngoài


THƯƠNG LƯỢNG



Kỳ hạn

Thanh toán

Các điều khoản

Bảo đảm tiền vay

Các vấn đề khác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 8


PHÊ DUYỆT



Mục đích vay

HĐKD

Quản lý

Số liệu

Cán bộ quản trị rủi ro

Giám đốc/Tổng giám đốc

GIẢI NGÂN

THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN


THỦ TỤC HỒ SƠ



Dự thảo hợp đồng

Xem xét hồ sơ

Kiểm tra tài sản bảo đảm

Miễn bỏ giấy tờ pháp lý

Các vấn đề khác


Thủ tục hồ sơ hoàn tất

Chuyển tiền


Trả nợ đúng hạn

THANH TOÁN

Trả đủ gốc

Trả đủ lãi

QUẢN LÝ DANH MỤC



TỔN THẤT

Không trả nợ gốc

Không trả nợ lãi


QUẢN LÝ TÍN DỤNG



Số liệu

Các điều khoản

Bảo đảm tiền vay

Thanh toán

Đánh giá tín dụng



Dấu hiệu bất thường


Nhận biết sớm


Chính sách xử lý

Quản lý


Dấu hiệu cảnh báo

Cố gắng thu hồi nợ

Biện pháp pháp lý

Tái cơ cấu


2.2.1.2. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS)

a. Đối tượng chấm điểm

Phù hợp với xu hướng hội nhập, dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, NHNo&PTNT Việt Nam không ngừng hoàn thiện, bổ sung các quy định về chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là cơ sở để quản lý chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng HSX nói riêng. Quy định này có những tiêu chí cụ thể áp dụng đối với HSX và có tính tuân thủ bắt buộc trong toàn hệ thống khi thực hiện cho vay.

NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng từ năm 2007 và áp dụng chính thức trong năm 2011 tại văn bản số: 1197/QĐ-NHNo- XLRR ngày 20/8/2012 về “Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”. Hệ thống xếp hạng nội bộ được xem như một công cụ hỗ trợ trong hoạt động tín dụng, các chính sách khách hàng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng trên góc độ toàn hệ thống. Các bước thực hiện chấm điểm khách hàng được trình bày như sau: (Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam, (2009-2014) [32]

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam được xây dựng để áp dụng cho các đối tượng chấm điểm: DN, cá nhân, hộ nông dân, hộ kinh doanh.

Điểm tài chính

BC tài chính

Bộ chỉ tiêu tài chính

Biểu đồ 2.3. Sơ đồ mô tả quy trình thực hiện chấm điểm khách hàng tổ chức


Loại hình DN

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh Bộ chỉ tiêu xác định quy mô doanh nghiệp

Bộ chỉ tiêu phi tài chính

Điểm phi tài chính

Khách hàng

Tổng điểm và xếp hạng (10 hạng)


b. Nguyên tắc chấm điểm đối với tất cả khách hàng

Trong quá trình chấm điểm tín dụng sẽ có được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.

Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.

Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.

Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.

Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 05 khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định. (Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam, (2009-2014) [32]

Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hưởng là: loại hình sở hữu và báo cáo tài chính (quý, năm) của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán.

c. Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh được chia làm 10 nhóm ngành chính, sau đó từ 10 nhóm ngành chính lại được chi tiết thành 34 ngành nghề nhỏ.

c. Bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng hộ gia đình sản xuất và cá nhân

Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ sản xuất, gia đình và cá nhân bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu chính một là thông tin về nhân thân, hai là khả năng trả nợ của người vay, ba là thông tin về tài sản bảo đảm. Từ ba nhóm chỉ tiêu chính sẽ được chi tiết thành các chỉ tiêu nhỏ như Bảng 2.1.


Bảng 2.1. Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ gia đình SX và cá nhân

- Phần I thông tin về nhân thân



PHẦN I. THÔNG TIN VỀ NHÂN THÂN (12 chỉ tiêu)

1

Tuổi

2

Trình độ học vấn

3

Tiền án, tiền sự

4

Tình trạng chỗ ở

5

Số người trực tiếp phụ thuộc về kinh tế thường xuyên liên tục vào người

vay (trong gia đình)

6

Cơ cấu gia đình

7

Bảo hiểm nhân thọ

8

Tính chất của công việc hiện tại

9

Thời gian làm công việc hiện tại

10

Rủi ro nghề nghiệp (rủi ro thất nghiệp, rủi ro về nhân mạng...)

11

Đánh giá về nhân thân của người thân trong gia đình

12

Đánh giá của cán bộ tín dụng về mối quan hệ của người vay với các

thành viên trong gia đình


(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam, (2009-2014) [32]


Bảng 2.2. Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ gia đình sản xuất và cá nhân - Phần II khả năng trả nợ của người vay và Phần III thông tin tài

sản đảm bảo


PHẦN II. KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NGƯỜI VAY (4 chỉ tiêu)

1

Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng

2

Tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và số tiền phải trả trong kỳ (gốc+lãi) theo kế

hoạch trả nợ

3

Tình hình trả nợ gốc và lãi với NHNo&PTNT Việt Nam

4

Các dịch vụ sử dụng ở NHNo&PTNT Việt Nam hiện tại

PHẦN III. THÔNG TIN TSBĐ

1

Loại tài sản bảo đảm

2

Tính chất sở hữu TSBĐ

3

Giá trị tài sản bảo đảm/ Phần nợ vay đề nghị được đảm bảo bằng tài

sản đó

4

Xu hướng giảm giá trị của TSBĐ trong 12 tháng qua theo đánh giá

của cán bộ tín dụng


(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam, (2009-2014) [32]

Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, các chỉ tiêu về thông tin tài sản bảo đảm không tạo nên cấu phần điểm hay hạng của khách hàng. Thông tin này chỉ được sử dụng cho mục đích hỗ trợ ra quyết định tín dụng.

Qua nghiên cứu của tác giả luận án nhận thấy, trong toàn bộ các NHTM Việt Nam hiện nay thì chỉ có riêng NHNo&PTNT Việt Nam có Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ gia đình sản xuất và cá nhân. Bộ chỉ tiêu này khá chi tiết, khoa học và phù hợp với thực tiễn.


d. Xếp hạng khách hàng và phân loại nợ

Sau khi thu được điểm tổng hợp, hạng và nhóm nợ của khách hàng được xếp theo các mức tại Bảng 2.3 (thang điểm này áp dụng cho tất cả các loại khách hàng chấm điểm).

Bảng 2.3 Điểm của khách hàng với hạng và nhóm nợ tương ứng


Điểm đạt được

Xếp hạng

Nhóm nợ

90-100

AAA


1

80-<90

AA

73-<80

A

70-<73

BBB


2

63-<70

BB

60-<63

B


3

56-<60

CCC

53-<56

CC

44-<53

C

4

< 44

D

5

(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam, (2009-2014) [32]

Thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (RMS), thông tin khách hàng được cập nhật thường xuyên, chính xác và kịp thời, do đó hạng của khách hàng được đảm bảo. Công cụ này cũng góp phần nâng cao khả năng phân tích, đánh giá năng lực của khách hàng của lãnh đạo và cán bộ tín dụng. Hầu hết các Chi nhánh đều đã thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính sách phân loại nợ ban hành trong Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN. Tuy nhiên qua một thời gian vận hành, hệ thống chấm điểm khách hàng đã bộc lộ những nhược điểm như: do kết quả chấm điểm chỉ được cập nhật cuối quý, một số thông tin quan trọng (ví dụ nợ quá hạn) chưa được ghi nhận thường xuyên,


dẫn đến việc kết quả xếp hạng không phản ánh được rủi ro tương ứng một cách kịp thời; Hệ thống xếp hạng nội bộ mới chỉ được xây dựng cho việc xếp hạng đơn lẻ, chưa thiết kế được các dấu hiệu cảnh báo sớm và chính sách phân quyền phù hợp; Phần mềm hiện tại được xây dựng cho phép các cán bộ tín dụng nắm được cơ chế vận hành của hệ thống xếp hạng nội bộ, do đó cán bộ tín dụng có điều kiện để chỉnh sửa thông tin khách hàng theo ý kiến chủ quan của mình dẫn đến điểm và hạng của khách hàng không được phản ánh chính xác.

2.2.1.3. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân và hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

a. Hạng khách hàng

Như đã nói ở phần trên, HSX là đối tượng khách hàng đông đảo nhất của NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời cũng khá đa dạng trải rộng trên các vùng, miền khác nhau và rất nhiều lĩnh vực đầu tư vốn, sử dụng vốn khác nhau. Để quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng HSX, NHNo&PTNT Việt Nam xếp các khách hàng là cá nhân, HSX thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, D như mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.4: Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân


Loại

Mức độ rủi ro

Aaa

Thấp

Aa

Thấp

A

Thấp

Bbb

Thấp

Bb

Trung bình

B

Trung bình

Ccc

Trung bình

Cc

Cao

C

Cao

D

Cao


(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam, (2009-2014) [32]

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí