Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 2


Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, sau hàng loạt các biện pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt để chạy theo cuộc đua giành giật địa bàn, khách hàng, thị phần, thì nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, gia tăng khối lượng tín dụng nhanh và ồ ạt, đồng thời mở rộng thị phần, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng có nghĩa là đẩy tỷ lệ rủi ro mà ngân hàng gặp phải lên cao. Muốn tồn tại và phát triển ổn định, các ngân hàng phải tự xem việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của mình là xu thế tất yếu trong thời kỳ mới.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập có nhiều bất ổn, đặc biệt là sau hàng loạt những sự việc giải thể và sáp nhập các ngân hàng thua lỗ, có năng lực điều hành kinh doanh yếu kém, đi kèm theo đó là những bài học kinh nghiệm quý giá của ngành ngân hàng từ các nền kinh tế thế giới, việc nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam nói chung, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam nói riêng là thật sự cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.

Từ những phân tích trên, việc lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” là cần thiết, cấp bách đồng thời mang tính thời sự, vừa có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên thế giới đã phát triển từ rất sớm so với tại Việt Nam. Do đó, các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cũng như các mô hình thực nghiệm liên quan đến mô hình quản lý rủi ro tín


dụng cũng có nhiều thành tựu lớn và đem lại lợi ích cho các ngân hàng trong việc tăng cường năng lực và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng trên thế giới nói chung mà đặc biệt là các ngân hàng, tổ chức tín dụng tại các nước phát triển trên thế giới đã có nhiều thành tựu cũng như năng lực và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng này đã được chuẩn hóa chuyên nghiệp, hiệu lực hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng cũng như khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Đồng thời, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng này cũng được kiểm soát chặt chẽ. Điển hình là các hiệp ước vốn Basel I, Basel II, Basel III lần lượt ra đời bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, đo lường năng lực và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên thế giới nói chung.

Tính tới thời điểm hiện nay đã có nhiều ngân hàng đã ứng dụng khá toàn diện hiệp ước vốn Basel II vào hoạt động của mình và đã xây dựng lộ trình ứng dụng hiệp ước vốn Basel III. Như vậy, với sự hình thành và ứng dụng của các hiệp ước vốn Basel đã không ngừng nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Ngoài những nội dung trên, các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đã đạt được những thành tựu nhất định, nổi bật là những nghiên cứu về các vấn đề như:

- Trong cuốn “Quản trị rủi ro trong ngân hàng” của Joel Basis đã nêu bật lên các khái niệm, lý luận chung về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng nói chung đồng thời cũng đưa ra các mô hình đánh giá rủi ro nói chung đồng thời đưa ra các khái niệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng như rủi ro danh mục tín dụng; quản trị danh mục tín dụng; và hệ thống hóa các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, lượng hóa rủi ro tín dụng như

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 2


hệ thống xếp hạng; mô hình thống kê và chấm điểm; Dữ liệu rủi ro tín dụng;

…[54];

- Trong cuốn “Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng” do Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel thực hiện đã cung cấp khá đầy đủ bộ nguyên tắc cần tuân thủ trong quản trị rủi ro tín dụng – đây cũng là một tài liệu có phần đề cập tới năng lực quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc đưa ra các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng [48];

- Trong tài liệu “Mô hình rủi ro tín dụng - Ứng dụng và thực hành hiện nay” (“Credit risk modelling – Current pratices and applications”) [47] xuất bản năm 1999 đã đưa ra những lý luận chung về rủi ro tín dụng nhằm phục vụ cho việc đưa ra mô hình định lượng rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, trong tài liệu này cũng đưa ra nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho việc định lượng rủi ro tín dụng như các mẫu hình: Mô hình chế độ mặc định (Default Mode Paradigm) trong đó tổn thất tín dụng phát sinh chỉ khi người vay bị vỡ nợ trong khoảng thời gian kế hoạch, Mô hình dấu hiệu thị trường (Mark-to- Market paradigm) trong đó tổn thất tín dụng phát sinh để phản ứng lại sự giảm giá của tài sản có mà không căn cứ vào sự vỡ nợ. Đồng thời cũng chỉ ra các phương pháp, mô hình để xác định xác xuất vỡ nợ của khách hàng,…

- Trong cuốn “VaR và các thiếu hụt dự kiến trong danh mục các rủi ro tín dụng phụ thuộc: lý luận và thực hiện” của tác giả Frey, R., and A McNeil năm 2002 đã trình bày rõ nét các khái niệm về rủi ro tín dụng, mô hình về rủi ro tín dụng , các nhân tố và ước tính trong mô hình rủi ro tín dụng cũng như việc xây dựng, ứng dụng mô hình rủi ro tín dụng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng [50];

- Trong cuốn “Ngân hàng hiện đại” của tác giả Shelagh Heffernan xuất bản năm 2005 có chỉ rõ các nội dung về rủi ro tín dụng và kỹ thuật quản lý


rủi ro tín dụng, các quy định quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng (Basel 1 và Basel 2) [57];

- Trong cuốn “Quản trị ngân hàng thương mại” của Peter S.Rose xuất bản năm 2002 có đề cập rất cụ thể tới các khái niệm về rủi ro của ngân hàng nói chung bao gồm cả rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro nói chung [55];

Tình hình nghiên cứu trong nước

Tính đến thời điểm hiện nay đã có khá nhiều Luận án, công trình nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Trong các Luận án, công trình và đề tài nghiên cứu đã được nghiên cứu trước đây đã không ngừng hoàn thiện lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Đồng thời cũng đã mô tả được phần nào về thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng các các ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng này trong những thời kỳ đó.

Luận văn Thạc sỹ kinh tế, “Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương 2 – Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Thị Mai Hoa (2007) đã nêu được một vài khía cạnh cơ bản về rủi ro tín dụng, với các mô hình định lượng rủi ro đề tài mới chỉ tập trung tới mô hình điểm số Z mà chưa nghiên cứu mở rộng ở các mô hình định lượng khác. Đề tài thực hiện nghiên cứu thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng Công thương Chi nhánh 2 – Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2003 tới 2007. Trên cơ sở những nghiên cứu về thực trạng tại ngân hàng, tác giả đã đề ra một số giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế và mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm đó. Tuy nhiên, là một công trình nghiên cứu khá lâu, một số thông tin dần trở nên lỗi


thời, không phù hợp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng với sự ra đời của các hiệp ước vốn Basel III. [12]

Luận văn thạc sỹ kinh tế, “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn” của tác giả Ngô Thị Thanh Trà (2010) trong đó luận văn đã trình bày cụ thể một số nội dung về rủi ro tín dụng, các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng. Thực hiện nghiên cứu thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn trong đó tập trung các tiêu chí về cơ cấu nợ, phân loại nợ và các công cụ mà ngân hàng sử dụng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của mình. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng, như nâng cao hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ,… [28]

Luận án tiến sỹ kinh tế, “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Lê Thị Huyền Diệu (2010) đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, mô hình quản lý rủi ro tín dụng và kinh nghiệm ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại của một số nước. Đề tài đã tập trung nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong hai giai đoạn trước và sau năm 2000 cũng như nghiên cứu về thực trạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và giải pháp cho việc vận hành mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tới việc xác định mô hình đo lương định lượng như xây dựng mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ gắn với việc tính toán ba cấu phần PD, LGD


và EAD. Luận án đã nghiên cứu chi tiết về mô hình quản lý rủi ro tín dụng, điều kiện áp dụng và thực tiễn áp dụng tại một số ngân hàng trên thế giới, trên cơ sở đó đã đưa ra lộ trình cho việc vận hành hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. [5]

Bài nghiên cứu, “Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình logistic” của tác giả Hoàng Tùng đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 2(43). 2011 bài nghiên cứu này đã đưa ra mô hình phân tích định lượng rủi ro tín dụng doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính được tính toán từ Báo cáo tài chính và cá chỉ số được niêm yết, công bố trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết để xây dựng, nghiên cứu và kiểm nghiệm mô hình của mình. Công trình đã gợi mở những hướng nghiên cứu định lượng rủi ro tín dụng cho các công trình tiếp sau. Tuy nhiên công trình trên mới chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu tài chính mà chưa dựa trên các chỉ tiêu phi tài chính – đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá hữu hiệu khả năng hoạt động, thanh toán nợ của doanh nghiệp. [33]

Luận án tiến sỹ kinh tế, “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012) đã hệ thống hóa những lý luận chung về rủi ro tín dụng và các quy định về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel tại Việt Nam. Đặc biệt, Luận án cũng đã đưa ra được các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước vốn Basel II. Luận án cũng đã đưa ra những giải pháp thiết thực và sâu sát nhằm hoàn thiện, nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Việt Nam cũng như các giải pháp nhằm tăng cường việc ứng dụng hiệp ước Basel trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. [31]


Luận án tiến sỹ kinh tế, “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012) đã thực hiện nghiên cứu các lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Trong các giải pháp đó, tác giả có nhấn mạnh tới giải pháp về thiết lập mô hình đo lường rủi ro tín dụng. [32]

Luận án tiến sỹ kinh tế, “Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2012) đã hệ thống hóa được những điểm cơ bản về lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trong các giải pháp đó, tác giả có nhấn mạnh tới giải pháp về thiết lập mô hình đo lường rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro và đặc biệt là sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong việc quản trị rủi ro tín dụng. [1]

Luận án tiến sỹ kinh tế, “Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Cảnh Hiệp (2014) đã đưa ra những nét khái quát về quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng Phát triển cũng như tìm hiểu những kinh nghiệp về quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới. Đề tài cũng đã thực hiện tìm hiểu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát


triển Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng Phát triển Việt nam. [11]

Qua các phân tích trên cho thấy, tuy các luận án, đề tài và các công trình nghiên cứu đó đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn chủ yếu xem xét những rủi ro cơ bản và đã tồn tại từ lâu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy đã đạt được nhiều mục đích như trên, nhưng các công trình nghiên cứu trước còn bỏ ngỏ những vấn đề sau:

- Lĩnh vực ngân hàng luôn vận động, các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng mở rộng và phát triển do đó phần nào các công trình nghiên cứu trên đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp với xu thế phát triển của lĩnh vực ngân hàng ngày nay;

- Cùng với sự phát triển không ngừng của Hệ thống ngân hàng hiện đại trên thế giới cùng với các yêu cầu đặt ra của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng với sự ra đời của các hiệp ước vốn Basel lần lượt là Basel I, Basel II và Basel III. Chính vì vậy, những nghiên cứu trước đây đã dần có những điểm lỗi thời, không phù hợp với yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng hiện đại.

- Các công trình phần lớn mới tập trung tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng mà chưa đề cập tới một khía cạnh hết sức quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng đó là “Năng lực quản trị rủi ro tín dụng” của các ngân hàng vì thế mà chưa đưa ra được những lý luận chung về năng lực quản trị rủi ro tín dụng, chưa có những tổng hợp và phân tích về các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng, cũng như nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này trong hệ thống ngân hàng Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng;

Từ những kết quả nghiên cứu, khảo sát như trên, tác giả thầy rằng mặc dù một số vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đã được đề cập ít nhiều trong các luận văn, luận án nói trên. Do đó, tác giả cho rằng

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí