vụ thông tin di động trên toàn quốc. Ngoài dịch vụ điện thoại di động, Vinaphone còn kinh doanh dịch vụ nhắn tin và chịu trách nhiệm triển khai hệ thống Cardphone Việt Nam. Sau khi Vinaphone ra đời, do mạng phủ sóng rộng hơn nên đã thu hút được đông lượng khách hàng sử dụng dịch vụ mặc dù chất lượng không được tốt như mạng MobiFone. Sau một thời gian kinh doanh, số thuê bao mạng Vinaphone phát triển rất nhanh qua các năm và nhanh chóng vượt qua số thuê bao của mạng MobiFone. Như vậy, ở giai đoạn này, dịch vụ thông tin di động chỉ mới xuất hiện và còn manh mún, vì cả hai công ty đều thuộc VNPT nên sự cạnh tranh chưa thể hiện rõ ràng, dịch vụ còn hạn chế chỉ với loại hình thuê bao trả sau.
- Giai đoạn chuyển tiếp (1998 - 2001): là giai đoạn dịch vụ thông tin di động phát triển bổ sung cho cơ sở hạ tầng của dịch vụ cố định đã rất phát triển và cùng tồn tại song song tại Việt Nam. Giai đoạn này, cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại di động Việt Nam chưa diễn ra mạnh mẽ do Nhà nước cho phép VNPT với hai thương hiệu MobiFone và Vinaphone được phép độc quyền kinh doanh trên thị trường thông tin di động. Mốc phát triển lớn nhất trong giai đoạn này là năm 1999 với dịch vụ MobiCard-dịch vụ thông tin di động trả trước được cung cấp đầu tiên bởi VMS. Đây được xem như là một mốc quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong các giai đoạn sau, bởi từ đây, khách hàng sử dụng dịch vụ thuê bao trả trước luôn chiếm trên 70% thị trường. Cũng trong giai đoạn này, dịch vụ SMS (dịch vụ nhắn tin nhắn ngắn) ra đời thúc đẩy thị trường phát triển sôi động và đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Năm 2000, Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Vishipel) đã được Tổng cục Bưu điện cho phép thiết lập đài vệ tinh mặt đất- thông tin di động quốc tế Inmarsat và được cấp phép cung cấp dịch vụ Inmarsat. Cũng từ năm này, Vishipel và VNPT đã hợp tác cung cấp thành công dịch vụ thông tin vệ tinh Inmarsat chiều đến qua đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng (Đài LES Hải Phòng). Trong kế hoạch phát triển trình Tổng cục Bưu điện, Vishipel đã xây dựng một kế hoạch phát triển dịch vụ thông tin di động trong giai đoạn 2003-2008. Tuy nhiên đến nay, dự án này vẫn chưa chính thức hoạt động, vì vậy, công ty Vishipel không được phân tích và đề cập trong luận án.
- Từ 2001 đến nay: Thị trường giai đoạn này ở các nước phát triển đang phát triển nhanh thông qua việc giảm đáng kể giá cước dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng. Trước tình hình phát triển chung như vậy VNPT buộc phải xem xét lại chiến lược kinh doanh. Năm 2001, Nhà nước đã cho phép nhiều đối tác, trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngoài, cùng tham gia kinh doanh khai thác thị trường dịch vụ này. Như vậy, thế độc quyền của VNPT với hai thương hiệu MobiFone và Vinaphone đã bị phá vỡ. Tại Việt Nam, thị trường dịch vụ thông tin di động đã có nhiều công ty cùng tham gia kinh doanh.
Tháng 9 năm 2001, Saigon Postel được phép cung cấp dịch vụ thông tin di động. Đây là kết quả hợp tác giữa Saigon Postel và Công ty SLD Telecom Pte Ltd của Hàn Quốc trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của dự án là gần 230 triệu USD với thời hạn 15 năm. Mục tiêu của dự án là hợp tác xây dựng khai thác và phát triển và cung cấp dịch vụ thông tin di động tế bào vô tuyến cố định và các dịch vụ viễn thông khai thác bằng công nghệ CDMA 2000 - 1x (công nghệ 2,5G với tốc độ 144 kbps) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Giữa tháng 3/2003, Công ty này đã kết nối dịch vụ của mình với mạng của VNPT. Ngày 01/07/2003, Saigon Postel chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động tại thành phố HCM. Không những sử dụng công nghệ mới mà cách tính cước của S- Phone cũng có điểm khác biệt so với VNPT và tính cước theo block 10 giây.
Đến tháng 12 năm 2002, có thêm một mạng di động nữa được khai thác thử nghiệm. Đó là mạng điện thoại vô tuyến nội thị Cityphone sử dụng công nghệ IPAS do Bưu điện thành phố Hà Nội và Bưu điện thành phố HCM thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sử dụng thiết bị của UTStarcom - một công ty liên doanh giữa Trung Quốc và Mỹ. Mục tiêu của mạng này là cung cấp dịch vụ di động nội thị tại một số thành phố và khu kinh tế trọng điểm. Thuê bao mạng Cityphone cũng có hình thức thanh toán giống như thuê bao trả sau của 2 mạng Vinaphone và MobiFone. Nhưng với phạm vi hẹp tại hai thành phố chính là Hà Nội và Tp.HCM, thuê bao Cityphone không chiếm thị phần lớn trên thị trường dịch vụ thông tin di động, chính vì vậy, luận án không nghiên cứu công ty này.
Tháng 4 năm 2003, thêm 2 công ty là Công ty Điện tử viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam.
Viettel được Tổng cục Bưu điện cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất và chính thức cung cấp từ tháng 10/2004. Đến nay, Viettel đã triển khai xây dựng mạng điện thoại di động trên phạm vi toàn quốc sử dụng công nghệ GSM và nâng cấp lên công nghệ GPRS và thế hệ 3G.
Đến cuối năm 2006, tiếp tục có 2 công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động là EVN Mobile- Công ty Viễn thông Điện lực cung cấp dịch vụ theo công nghệ CDMA dựa trên tuyến đường trục điện Bắc-Nam. Công ty mới thứ 2 là HanoiTelecom, một liên doanh giữa công ty Viễn thông Hà Nội với Tập đoàn Hutchison cung cấp dịch vụ với công nghệ CDMA trên toàn quốc.
Thị trường với gần 88 triệu dân và tốc độ tăng trưởng khá cao, Việt Nam được coi là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng về thông tin di động hàng đầu trên thế giới với tốc độ tăng hàng năm bình quân 42%. Tốc độ này thậm chí còn cao hơn cả Trung Quốc - một thị trường thông tin di động khổng lồ trên thế giới.
3.1.3. Khái quát tình hình cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam
Do sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, ngoài nhu cầu thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày, người tiêu dùng còn chi tiêu cho nhu cầu thông tin liên lạc và ngày càng yêu cầu khắt khe hơn với chất lượng dịch vụ mà họ sử dụng. Để đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi chính đáng này, các nhà cung cấp mới đua nhau gia nhập thị trường thông tin di động đầy tiềm năng để cạnh tranh giành thị phần.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12/2012 đạt 136,6 triệu thuê bao, tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm: 14,9 triệu thuê bao cố định, giảm 2,9% và 121,7 triệu thuê bao di động, tăng 3,5%. Đặc biệt, mức độ cạnh tranh trong thị trường dịch vụ thông tin di động ngày càng khốc liệt với 6 nhà mạng chính thức cung cấp dịch vụ là VinaPhone, MobiFone, Viettel, Vietnam Mobile, Gmobile và EVN Telecom (mới sát nhập vào Viettel).
Cạnh tranh trên thị trường TTDĐ ngày càng trở nên sôi động hơn, nhất là từ khi Quốc hội ban hành Luật Viễn thông năm 2009 cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ TTDĐ. Trước đây, VNPT là nhà cung cấp độc quyền dịch vụ TTDĐ với hai đơn vị thành viên là Công ty Thông tin di động VMS (mạng MobiFone) và Công ty Dịch vụ viễn thông VinaPhone (mạng VinaPhone), thì nay trên thị trường đã xuất hiện thêm một số nhà cung cấp mới. Để theo dõi sự biến đổi thị phần của các công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012 ta có bảng sau:
Bảng 3.1: Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của các mạng di động Việt Nam giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: %
Mobifone | Vinaphone | Viettel | Mạng khác | |||||||
Thị phần | +/- | % | Thị phần | +/- | % | Thị phần | +/- | % | Thị phần | |
2005 | 36 | 49 | 11 | 4 | ||||||
2006 | 31 | -5 | -14 | 33 | -16 | -33 | 30 | 19 | 173 | 6 |
2007 | 28 | -3 | -10 | 25 | -8 | -24 | 32 | 2 | 7 | 15 |
2008 | 29 | 1 | 4 | 21 | -4 | -16 | 37 | 5 | 16 | 13 |
2009 | 27,15 | -2 | -6 | 27,19 | 6 | 29 | 33,82 | -3 | -9 | 11,84 |
2010 | 29,11 | 2 | 7 | 28,71 | 2 | 6 | 36,72 | 3 | 9 | 5,46 |
2011 | 17,9 | -11,21 | -38,51 | 30,07 | 1,36 | 4,74 | 40,45 | 3,73 | 10,16 | 11,58 |
2012 | 18,45 | 0,55 | 3,07 | 30 | -0,07 | -0,23 | 40 | -0,45 | -1,11 | 11,55 |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Cạnh Tranh Trong Cung Ứng Dịch Vụ Thông Tin Di Động Của Các Công Ty Viễn Thông
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Trong Cung Ứng Dịch Vụ Thông Tin Di Động Của Các Công Ty Viễn Thông
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Cung Ứng Dịch Vụ Thông Tin Di Động Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Từ 2006 – 2012 Của Viettel Telecom
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Từ 2007 – 2012 Của Mobifone
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Trong Cung Ứng Dịch Vụ Thông Tin Di Động Của Các Công Ty Viễn Thông Việt Nam Qua Điều Tra Phỏng Vấn Khách Hàng
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Nguồn: [3]
Khách hàng chủ yếu của Viettel là những người có thu nhập thấp, như sinh viên, khách hàng các tỉnh ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng của MobiFone tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn có thu nhập cao, các công ty ở miền Nam. Còn ưu thế thị phần của VinaPhone là nhóm viên chức, công chức, đặc biệt từ Bắc Trung Bộ trở ra. Thị phần của MobiFone hầu như không có biến động trong các năm từ 2006-2010, trung bình khoảng 29%, mức tăng cao nhất là 2% năm 2010 so với 2009 (tương ứng tăng 7%) và mức giảm nhiều nhất là 5% của năm 2006 so với năm 2005 (tương ứng giảm 14%). Sở dĩ có mức giảm nhiều như vậy là do năm 2006 VinaPhone đã có những chính sách khuyến mãi, giảm giá đặc biệt, thu hút được nhiều khách hàng của các nhà mạng khác (trong đó có MobiFone). Tuy nhiên, giữa năm 2011 và năm 2010 có sự đột biến, thị phần năm 2011 giảm 11,21%, tương ứng giảm 38,51% so với năm 2010. Năm 2012, thị phần của MobiFone có tăng nhưng không đáng kể, tăng thêm 0,55% thị phần (tương ứng tăng 3,07%).
Thị phần sụt giảm nhiều nhất là Vinaphone. Năm 2006, mạng này mất 16% (tương ứng mất đi 33% thị phần so với năm 2005). Tuy nhiên gần đây, Vinaphone đã có những chính sách tích cực nhằm giữ và giành thêm thị trường. 3 năm gần đây, thị phần của Vinaphone liên tục tăng: năm 2009 tăng được 6% (tương ứng 29% thị phần so với năm 2008), năm 2010 tăng 2% (tương ứng tăng 6% thị phần so với năm 2009) và năm 2011 tăng 1,36% (tương ứng tăng 4,74% thị phần so với năm 2010). Tuy nhiên sang năm 2012, VinaPhone đã bị sụt giảm nhẹ thị phần, mất 0,07% thị trường, tương ứng giảm 0,23% so với năm 2011.
Vươn lên mạnh mẽ nhất trong các nhà mạng là Viettel. Năm 2005, khi mới gia nhập thị trường được hơn 1 năm, mạng này chỉ chiếm 11% thị phần. Năm 2006, sự vươn lên mạnh mẽ của Viettel đã được ghi nhận với 30% thị phần (tốc độ tăng trưởng là 173%). Đây là con số ấn tượng, chưa một nhà mạng nào làm được từ trước đến thời điểm đấy. Thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của Viettel đã chững lại. Thậm chí, năm 2009, Viettel đã bị mất gần 3% thị phần của mình (tương ứng mức giảm 9%). Sang năm 2010, với những chính sách mới, Viettel đã lấy lại được thị phần bị mất và là công ty có số lượng khách hàng lớn nhất trong ngành cung ứng dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam (chiếm 36,72%). Năm 2011, Viettel đã tăng thị phần thêm 3,73%, tương ứng với tỉ lệ tăng là 10,16% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012, thị phần của Viettel đã bị mất 1,11% so với năm 2011. Mặc dù thị phần có sụt giảm, nhưng Viettel vẫn là nhà mạng lớn nhất trên thị trường; VinaPhone là nhà mạng lớn thứ hai với 30% và MobiFone xếp thứ 3 với 18,45% thị phần. Các nhà mạng còn lại chỉ chiếm 11,55%.
Như vậy, các công ty chính đang cung ứng và có sức ảnh hưởng, chi phối đến thị trường bao gồm 3 công ty: Công ty Thông tin di động VMS, Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone, Công ty Viễn thông quân đội Viettel.
- Công ty Thông tin di động MobiFone (VMS)
Năm 1993, Công ty thông tin di động MobiFone (VMS) được thành lập. VMS là một thành viên hạch toán độc lập của VNPT, được sự uỷ quyền của VNPT thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Công ty Comvik/Kennevik (Thuỵ Điển) xây dựng mạng điện thoại di động GSM trên quy mô toàn quốc. Đến tháng 3/2000, mạng đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành phố, VMS với 7 tổng đài và gần 1000 trạm BTS và hiện đang có dự án lắp mới 2 tổng đài (dung lượng 600.000) tại Hà Nội và TP.HCM nhằm nâng cao hơn nữa khả năng phục vụ, chất lượng dịch vụ. Năm 2006, VMS đã có những nỗ lực đầu tư thêm 145 triệu USD để tăng dung lượng tổng đài và 27 trạm trung chuyển (BSC) trên toàn quốc. Những năm gần đây, VMS đã có chính sách đầu tư vào phát triển mạng lưới, cung ứng dịch vụ cho 63/63 tỉnh thành trong toàn quốc.
Mặt khác, VMS có đối tác nhiều kinh nghiệm, hỗ trợ mạnh về kỹ thuật và hoạt động bán hàng nên có lợi thế trong việc đảm bảo chất lượng mạng lưới và kỹ năng bán hàng.
VMS cũng đang tích cực tăng cường các chương trình khuyến mãi (tặng thêm tiền vào tài khoản, tăng thời gian sử dụng tài khoản…) nhằm thu hút khách hàng. Đặc biệt MobiFone đã đưa công nghệ 3G vào sử dụng, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hội nghị video di động, chụp ảnh và gửi ảnh kỹ thuật số, gửi các tệp tin dung lượng lớn, xem phim từ các chương trình truyền hình, kiểm tra tài khoản ngân hàng và nhiều dịch vụ tiện ích khác.
- Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone
Thành lập ngày 26 tháng 6 năm 1996, VinaPhone là mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM với 100% vốn của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Vinaphone cũng có mạng lưới phủ sóng và mạng lưới bán hàng qua các Bưu điện tỉnh rất mạnh trong nhiều năm nay nên đã giành được một bộ phận lớn khách hàng ở các khu vực này. Trên phương diện chiến lược, Vinaphone không có nhiều ý tưởng khác biệt với MobiFone nên không có tính đối kháng cao nếu MobiFone luôn đi trước và làm tốt hơn. Tuy nhiên, Vinaphone lại luôn được thừa hưởng những bài học của MobiFone để làm tốt hơn và trong nhiều trường hợp lại đi trước MobiFone trong việc triển khai các ý tưởng do tốc độ triển khai và sự ưu đãi của VNPT. Vinaphone hiện này đang đầu tư rất mạnh vào vùng phủ sóng và hình ảnh.
- Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel
Do Bộ Quốc phòng quản lý, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động ngày 15/10/2004. Viettel thiết lập mạng thông tin di động GSM-900 công nghệ GPRS (2,5G) trong phạm vi toàn quốc để cung cấp dịch vụ TTDĐ cho khách hàng. Hiện nay Viettel đang nỗ lực mở rông vùng phủ sóng trên toàn quốc. Tuy là nhà cung
cấp ra đời tương đối muộn trên thị trường Việt Nam nhưng Viettel đã rút ra được bài học từ S-fone và CityPhone là không cố gắng khai thác dịch vụ ngay từ giai đoạn 1, mà khai thác thương mại ở giai đoạn 2, khi đã có vùng phủ sóng tương đối rộng và chất lượng cuộc gọi tương đối ổn định. Giai đoạn đầu họ tập trung nỗ lực phát triển thuê bao. Viettel áp dụng phương pháp cạnh tranh tổng thể, về giá cước họ có lợi thế hơn VinaPhone do được phép định giá cước, cách tính cước (block 6 giây ngay từ đầu). Hoạt động marketing của Viettel tương đối hiệu quả và đã thu được một số thành tựu với khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn”. Mặc dù chỉ mới xuất hiện từ tháng 10/2004, nhưng Viettel có được hơn 100.000 thuê bao vào cuối năm 2004, đến cuối năm 2006 đã có hơn 3 triệu thuê bao. Đây là một tốc độ phát triển đáng để các đối thủ quan tâm. Hiện nay, Viettel đang là nhà cung cấp đứng đầu trên thị trường Việt Nam.
Các nhà khai thác thuộc công nghệ CDMA như S-Fone, EVN (nay đã sáp nhập vào Viettel) và HT Mobile trước đây không thu hút được khách hàng chủ yếu do sự hạn chế về vùng phủ sóng và khả năng thay đổi máy đầu cuối. Tuy nhiên, hạn chế về máy đầu cuối đang dần được khắc phục và nếu đầu tư mạnh mẽ về phủ sóng kết hợp với một chiến lược đúng đắn, họ sẽ mạnh lên đáng kể trong thời gian tới. Cơ hội gia nhập của các nhà khai thác quốc tế có danh tiếng thông qua liên doanh với các nhà cung cấp đã được cấp giấy phép cũng là một giải pháp thúc đẩy phát triển. Điều này dẫn đến nguy cơ chia sẻ thị trường và áp lực cạnh tranh trên thị trường dịch vụ TTDĐ sẽ tăng lên đáng kể.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2012, tổng thị phần của 3 công ty VinaPhone, MobiFone và Viettel trên thị trường cung ứng dịch vụ TTDĐ là xấp xỉ 90% (gần như toàn bộ thị trường). Do vậy, tác giả sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ TTDĐ của ba công ty này.
Số liệu sử dụng ở phần này được thu thập từ các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, số liệu và đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, các số liệu công bố về TTDĐ của Bộ Thông tin và Truyền thông, các báo cáo hàng năm, hàng quý của 3 công ty nói trên và của VNPT, của các tổ chức Phi chính phủ, tổ chức nước ngoài đánh giá tốc độ phát triển ngành TTDĐ của các nước khu vực Châu Á, Đông Dương và Việt Nam.
3.2.1. Yếu tố bên trong
3.2.1.1. Những yếu tố nội lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của Viettel
Về nguồn nhân lực, sau đợt tái cấu trúc chuyển đổi từ Tổng công ty Viễn thông Quân đội thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội năm 2009, có tới hơn 50% giám đốc, phó giám đốc chi nhánh Viettel tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc nằm trong độ tuổi thanh niên (dưới 32 tuổi) và hầu hết đã làm việc tại Viettel từ 5 năm trở lên. Đây là đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý, chỉ huy và chuyên môn tốt, hiểu cách làm và văn hóa Viettel. Phần lớn trong số này là thế hệ tham gia xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới, tổ chức thực hiện kinh doanh các dịch vụ viễn thông của Viettel ngay từ những ngày đầu. Đội ngũ cán bộ này đã được đào tạo, thử thách và trưởng thành, trở thành nguồn cung dồi dào cho nhu cầu phát triển của Viettel trong giai đoạn hiện nay, cũng như chiến lược đầu tư đa ngành nghề và đầu tư ra thị trường nước ngoài.
Hình 3.1 : Nguồn nhân lực của Viettel
Nguồn: [24]
Hiện nay, tổng số lao động của Viettel Telecom là 3610 người (1990 nam và 1620 nữ), trong đó có 3180 lao động Việt Nam và 430 lao động nước ngoài nắm giữ các vị trí: Tổng giám đốc, Giám đốc Điều hành, trưởng bộ phận Kỹ thuật và quản lý quan hệ khách hàng. Số lao động thời vụ dao động từ 100 – 150 người, tùy từng thời điểm khác nhau trong năm hoặc theo từng lĩnh vực công việc.
Tính chung trong toàn tập đoàn có tới 80% cán bộ quản lý từ trưởng phó phòng chi nhánh, trung tâm trở lên trong độ tuổi dưới 30. Độ tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên Viettel là 28,4 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 80%. Đây chính là đội ngũ lao động đang ở độ tuổi sung sức nhất và có thể phát huy khả năng của mình một cách cao nhất. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại những thuận lợi và khó khăn nhất định trong công tác quản trị nhân lực, đòi hỏi Viettel phải có những chính sách nhân sự thích hợp để khuyến khích, thu hút và giữ chân người tài, bồi dưỡng và phát triển để phát huy được sức lao động trẻ cho Viettel.
Hiện toàn tập đoàn Viettel có hơn 25.000 cán bộ, năng suất lao động bình quân tại tập đoàn này là 4,7 tỷ đồng/người/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 18 triệu đồng/tháng. Theo báo cáo của Tập đoàn gửi lên Bộ Thông tin truyền thông thì thu nhập bình quân người lao động của Viettel tăng 12%/năm. Viettel trả lương theo khối quản lý với mức lương cao nhất là Tổng giám đốc và khối chuyên gia. Các chuyên gia giỏi (cả người Việt và cả người nước ngoài) cũng có thể được trả lương như Tổng giám đốc, không cần có chức vụ và không cần phải làm công việc quản lý.
Viettel xác định chiến lược về phát triển nguồn nhân lực là đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ từ nội bộ. Ngay từ đợt tái cấu trúc chuyển đổi từ Công ty Viễn thông Quân đội thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội (năm 2005), Viettel đã thực hiện hàng loạt chính sách tuyển dụng, thu hút và giữ gìn người tài kèm theo là các chế độ đãi ngộ tốt với người lao động. Bắt đầu từ năm 2008, hàng năm Viettel đã thực hiện tuyển chọn các cán bộ trẻ trong nội bộ ở tất cả các cấp, cử đi đào tạo ở nước ngoài cả trong lĩnh vực kinh doanh và kỹ thuật viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung cán bộ quản lý các cấp trong quá trình phát triển mở rộng.
Nhân viên làm việc trong Viettel đều có trình độ tối thiểu là tốt nghiệp hết phổ thông trung học. Trong đó, 783 nhân viên có trình độ trên đại học đều là những nhân viên giữ các vị trí như Giám đốc hay quản lý bộ phận.
1.5%
46.5% 21.0%
31.0%
Trên Đại học
Đại học
Cao đẳng, trung cấp
Tốt nghiệp PTTH
Hình 3.2 : Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn của nhân viên Viettel năm 2012
Nguồn: [24]
Khoảng 20% nhân viên đào tạo không đúng chuyên môn công việc đang thực hiện. Nguyên nhân là từ thế hệ cũ kế nhiệm và kể cả các tuyển dụng mới của Viettel trong đầu những năm 2000. Điều này gây nên khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của Viettel và đòi hỏi Viettel phải đầu tư khá nhiều vào công tác đào tạo nghiệp vụ cũng như kiến thức chuyên môn.
Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của nhân viên Viettel chưa thực sự cao so với mặt bằng chung. Ngôn ngữ chính được sử dụng là Tiếng Anh. Tuy các trưởng bộ phận