Năng Lực Cạnh Tranh Của Sản Phẩm - Dịch Vụ : Yếu Tố Chất Lượng, Công Nghệ


công ty cùng thời. Tuy nhiên, cùng với thời gian các công ty này có thể đã đẻ sự dân chủ phát triển quá mức trở thành hỗn loạn hay ngược lại áp dụng kỷ luật khắt khe, kìm hãm sự sáng tạo, làm cho nhiều nhân tài ra đi và do vậy không phát triển được. Trong cuộc cạnh tranh đầy quyết liệt, FPT đã sớm khẳng định được bản sắc văn hoá riêng.

3. Hình ảnh doanh nhân tại FPT

Như đã giới thiệu ở trên, FPT được thành lập bởi một nhóm những nhà khoa học trăn trở làm giàu cho bản thân và đất nước, mong muốn được cống hiến tài năng và sức lực cho nền công nghệ nước nhà. Và thực tế đã chứng minh họ không chỉ là những nhà khoa học tài ba mà còn là những doanh nhân lỗi lạc. Ở đây, người viết chỉ xin giới thiệu về một trong những nhà sáng lập, đại diện của công ty FPT, một người đã góp phần quan trọng cho sự thành công của FPT cũng như đặt nền móng cho VHDN tại đây; đó là PGS-PTS Trương Gia Bình, Tổng Giám đốc công ty qua bài viết “ Trương Gia Bình và công cuộc kiến tạo nền Công nghiệp phần mềm Việt Nam” của ông Hoàng Minh Châu, Giám đốc chi nhánh FPT tại thành phố Hồ Chí Minh:

Đây không phải là câu chuyện về máy tính hay về ngành công nghiệp phần mềm đang là tâm điểm chú ý của cả nước trong mấy năm qua mà là câu chuyện về một bộ óc tài năng cùng với tập thể những đồng sự xuất sắc đang quyết tâm làm nên một thành tích chói lọi chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Câu chuyện được viết không có sự hợp tác của ông Trương Gia Bình. Hầu hết các tư liệu được lấy từ nguồn báo chí quốc gia, các tập san chuyên ngành và 50 cuộc phỏng vấn những người đã từng gặp gỡ và làm việc với ông Bình. Không chỉ mô tả chân dung của Trương Gia Bình, câu chuyện còn cho các bạn có cái nhìn tường tận về FPT, phong cách quản lí đặc thù, các chiêu bài, các chiến lược kinh doanh và nhiều bài học kinh nghiệm qúy báu về quản trị doanh nghiệp.’’


Vào cuối năm 1998, khi FPT tròn 10 tuổi thì Trương Gia Bình đã là một người nổi tiếng không chỉ ở ấn Độ mà ở cả Mỹ. Còn ở Việt Nam quê hương ông, nơi mà một viên tướng nhỏ của FPT cũng dám mơ làm thủ tướng thì sự nổi tiếng của ông quả là không có giới hạn. Là một người thông minh, ông biết cơ hội của mình đã đến và là một người giàu tham vọng, ông không có ý định để cơ hội cứ thế trôi qua.

Ông thuộc thế hệ thanh niên Việt Nam sinh ra trong khói lửa chiến tranh. Cái đói, cái rét, đạn bom, chết chóc... đối với ông hoàn toàn không phải chuyện nghe ai đó kể lại. Song cũng nhờ có chiến tranh mà con người Việt Nam đã kết thành một khối thống nhất “ vì độc lập dân tộc, vì thống nhất tổ quốc” và mỗi thanh niên trong thế hệ ông đều có một niềm tự hào sâu sắc được sinh ra là người Việt Nam.

Năm 1974, một năm trước khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, ông được chính phủ Việt Nam cử đi nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước sau 30 năm chiến tranh. Tại phương Tây, hay chính xác hơn là tại Liên Xô, ông đã chứng kiến cảnh người Việt nam bị chửi rủa, khinh bỉ, thậm chí bị đánh đập khi họ mua hàng gửi về nước. Hoá ra thế giới không hề biết đến niềm tự hào là người Việt Nam của ông. Tâm hồn ông bị tổn thương nặng nề. Nhưng chính điều đó đã giúp ông mở to mắt nhìn thẳng vào sự thật: nghèo đi liền với hèn. Sau khi tốt nghiệp phó tiến sĩ tại một trường đại học danh giá nhất Liên Xô (MGU), ông cùng một số đồng đội của mình từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học cơ bản để chuyển sang làm kinh tế, hi vọng mang lại sự giàu có cho bản thân và đất nước. Việc chia tay với nghiên cứu khoa học cơ bản của ông được nhiều người so sánh với sự kiện Bill Gate bỏ đại học để để một công ty phần mềm. Cũng như Bill Gate, sự sang ngang của ông đã tác động to lớn đến toàn bộ tương lai của ngành công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới. Vào thời điểm năm 1998, ông và các cộng sự của mình đã dựng nên một công ty tin học có tiếng tăm lẫy lừng, bề


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

thế hơn cả công ty Microsoft lúc mới ra đời. Lễ kỷ niệm 10 năm và lễ đón nhận Huân Chương lao động hạng hai của công ty FPT là một sự kiện gây nhiều dư luận đến mức hàng tháng sau dân Hà Nội vẫn còn bàn tán. Thông thường sau những thành công như thế người ta bắt đầu hưởng thụ. Nhưng Trương Gia Bình không phải người thường. Ông chưa có ý định hưởng thụ và ông đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình chung ý chí đó. Quyết định của ông nhận được sự ủng hộ tối đa của Lê Quang Tiến, là một trong số ít sáng lập viên có thực quyền trong công ty đến ngày hôm nay. Ông Tiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam (vào thời điểm đó) là hết sức bi đát, chắc chắn Việt Nam và Trung Quốc sẽ kéo cả thế giới chết theo, vì vậy thời gian sắp tới sẽ là hết sức khó khăn.

Một văn kiện quan trọng định hướng cho công ty tin học số một quốc gia lúc này là bản “ Báo cáo 10 năm công nghệ FPT”. Báo cáo dài 10 trang A4 và theo ông Bình tâm sự thì ông đã viết đi viết lại tới bảy lần. Những người gần gũi với ông Bình đều nói rằng ông có khả năng viết rất nhanh và khá hay. Việc ông phải viết lại tới bảy lần chứng tỏ ông đã rất dao động khi ngồi đúc kết những kinh nghiệm dẫn đến thành công. Phải chăng ông cảm nhận được rằng, việc lặp lại kinh nghiệm những năm trước tương đối may mắn vừa qua sẽ đảm bảo cho công ty một thất bại chắc chắn và muốn đạt được thành công trong giai đoạn tiếp theo, FPT cần phải đổi mới toàn diện. Vì thế trong “Báo cáo 10 năm công nghệ FPT”, ông đã khôn khéo chỉ đề cập đến một kinh nghiệm cốt lõi cần phải giữ gìn bằng mọi giá: con người FPT, trong đó nhấn mạnh đến con người hiền tài. Phần kết của bản Báo cáo mới thực sự quan trọng, là mở đầu cho một cái mới mà ông muốn mọi người đi theo: “Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, chúng ta đứng trước những thách thức mới và vận hội mới to lớn hơn nhiều mà tiêu điểm chính của nó là phát triển và xuất khẩu phần mềm”. Lúc đó không ai đặc biệt chú ý đến tuyên bố này và ông Bình hiểu rằng còn quá nhiều việc phải làm để thay đổi tư duy cũ, để lôi

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp - 5


kéo những con người đang hân hoan với chiến thắng bước vào một cuộc chiến đấu mới gian khổ hơn nhiều, nhưng nếu thành công thì ông sẽ trở thành người Việt Nam đầu tiên là tỉ phú đô la Mỹ.

Trong những ngày này, câu hỏi duy nhất trăn trở trong đầu ông Bình là: làm thế nào để chuyển hướng FPT đang rất thành công ở các lĩnh vực khác nhau sang xuất khẩu phần mềm? Là con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng lỗi lạc nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, ông Bình chịu ảnh hưởng nhiều phong cách lãnh đạo “lấy dân làm gốc” của vị tướng này. Ông không muốn quyết định một cách độc đoán, quân chủ. Ông thực tâm muốn thi hành dân chủ....

Một chiến dịch học tập và quán triệt “Báo cáo10 năm công nghệ FPT” đã diễn ra, kết thúc bằng hội nghị tổng kết rầm rộ tại Đồ Sơn có tên là “ Hội nghị Diên Hồng” - trùng tên với một hội nghị nổi tiếng trong lịch sử của các vua Trần lấy ý kiến toàn dân nên hoà hay nên đánh giặc Thát vào thế kỷ 13. Chủ ý của ông Bình là muốn có sự ủng hộ cao của đội ngũ tướng lĩnh cho quyết tâm xuất khẩu phần mềm. FPT đã trở thành công ty tin học số một Việt Nam, bỏ xa các đối thủ thứ hai thứ ba... Không có thách thức đồng nghĩa với mất phương hướng. Vì vậy, ông Bình nói rằng, điều quan trọng nhất vào thời điểm này là phải tìm ra những thách thức mới. Và thách thức đó phải là xuất khẩu phần mềm....

Những người không có cơ hội gần gũi với ông Bình sẽ không bao giờ hiểu được ông là người có nghị lực và quyết tâm lớn lao nhường nào. Ông hiểu thành công của Hội nghị Diên Hồng tại Đồ Sơn chỉ là khởi đầu. Sự ủng hộ của các tướng lĩnh mới chỉ là nói chứ chưa phải bằng việc làm. Mà ai cũng đang bận làm một việc gì đó, nên ông sẽ là người duy nhất trong lúc này phải lo giải quyết từng việc một. Ông Bình thuộc típ người, càng khó khăn, tiềm năng càng trỗi dậy.


Việc đầu tiên là ông nói chuyện với Lê Quang Tiến, Phó tổng giám đốc tài chính, một nhân vật đang giữ toàn bộ tiền của FPT. Vốn thông minh, nên ông Tiến nhanh chóng đồng ý xuât khẩu phần mềm là một định hướng đúng.... Sau nhiều ngày thảo luận ông Tiến đã đồng ý chi khoản ngân sách một triệu đô la Mỹ cho dự án đầu tư phát triển phần mềm xuất khẩu....

Một vấn đề quan trọng khác đối với xuất khẩu phần mềm là quy trình sản xuất. Vào thời điểm đó FPT còn chưa có, hoặc có thì cũng không ra gì. Ông Bình nói chuyện với Lê Thế Hùng, một bộ óc điện tử của FPT, phó tiến sĩ toán lý. Ông Hùng có khả năng đặc biệt trong việc tìm hiểu các vấn đề mới. Mặc dù khả năng đối khẩu của ông không được đánh giá cao nhưng khả năng trình bày các vấn đề dưới dạng văn bản thì không ai bằng ông về tính hệ thống và sự mạch lạc, khúc chiết. Rất yêu mến Trương Gia Bình, ông Hùng nhận lời ngay trách nhiệm xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001 cho toàn bộ quá trình của FPT, trong đó đặc biệt chú trọng đến quá trình sản xuất phần mềm...

Để triển khai kinh nghiệm 10 năm “con người là cốt lõi của thành công”, ông Bình đã phát động một chiến dịch cầu hiền tài. “Chiếu cầu hiền tài” của ông đăng trên báo Chúng ta và được nhiều báo khác đăng tải lại đã gây xúc động mạnh mẽ trong giới trẻ...

Một vấn đề làm đau đầu ông Bình là khả năng giao tiếp với thế giới. Đây là bất lợi lớn nhất của Việt Nam so với Ấn độ khi làm việc với thị trường Mỹ... Theo kinh nghiệm của bản thân, ông Bình hiểu rằng, quan trọng nhất đối với việc học ngoại ngữ là tạo được môi trường sử dụng ngoại ngữ thường xuyên. Vì vậy, ngoài các lớp học ngoại ngữ nâng cao, các kỳ thi TOEFL, ông yêu cầu mọi nhân viên phần mềm phải giao dịch và báo cáo bằng tiếng anh...

Ngày 13 tháng 6 năm 1999, một bộ phận tinh nhuệ từ Xí nghiệp Giải pháp phần mềm FSS được tách ra thành một FSU (FPT Strategic Unit), lãnh ấn tiên phong thực hiện gia công phần mềm đầu tiên có tên Life-Serve, một


phần mềm bảo hiểm nhân thọ của công ty Winsoft. Để động viên cán bộ của mình, ông Bình đã gọi họ là những chiến sĩ trên tiền tuyến và cam kết là những người còn lại - hậu phương lớn sẽ làm tất cả những gì cần làm để tạo điều kiện cho tiền tuyến chiến thắng...

Lúc này lực lượng làm phần mềm của FPT chỉ khoảng 70 người, trong đó số đang làm hợp đồng nội địa khoảng 40 người. Cần phải tuyển thêm rất nhiều.... Ông Bình suy nghĩ nhiều về vấn đề này và đi đến kết luận, Việt Nam cần thiết phải có tổ chức đào tạo chuyên nghiệp quốc tế mới có thể đào tạo các lập trình viên đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành công nghệ phần mềm... Giữa tháng 9 năm 1999, FPT khai trương hai trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT-Aptech...

Cuối năm 1999, ông Bình quyết định một chi nhánh tại Bangalore, Ấn độ... Vì mục tiêu của FPT-India quá chung chung nên tính thuyết phục không cao. Quyết định thành lập chi nhánh FPT tại ấn độ đã gây tranh cãi nhiều ngày trong hàng ngũ cán bộ tham mưu, nhưng ông Bình thấy không cần phải giải thích hay đính chính... Sự việc này chứng tỏ tầm nhìn của ông Bình cao hơn hẳn mọi người và đã vươt qua giới hạn thông thường của một giám đốc công ty.

Trên thực tế Ấn độ không mang lại lợi nhuận hay triển vọng lợi nhuận nào cả. Nhưng những có một sứ mạng chính trị to lớn mà chỉ những người có tầm nhìn bao quát mới thấy hết được. Ông Bình nhận thấy một FPT đơn độc sẽ có rất ít cơ hội thành công. Ông cần sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam. Ông muốn làm các nhà lãnh đạo Việt Nam được tận măt chứng kiến những gì đã làm ông sửng sốt ở đây. Việc một công ty Việt Nam có chi nhánh ở thung lũng phần mềm nổi tiếng nhất châu á là sự kiện có sức thu hút đặc biệt và trên thực tế đã lôi kéo được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Sau chuyến công tác của Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, các đoàn công tác của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã lần


lượt đến thung lũng phần mềm Bangalore. “ Trăm nghe không bằng mắt thấy”, những chuyến đi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách của nhà nước đối với định hướng chiến lược xuất khẩu phần mềm một năm sáu đó...”

Qua đây, có thể thấy ông Trương Gia Bình, giám đốc công ty FPT không chỉ đơn thuần là một doanh nhân biết tạo ra hiệu quả kinh tế mà còn có những chiến lược và tầm nhìn hơn người. Ông cũng là người rất giỏi trong việc dùng người, tạo môi trường phát huy hết khả năng của cá nhân, từ đó tạo ra một tập thể vững mạnh, dẫn đến những thành công của FPT. Và ông cũng góp phần quan trọng tạo nên VHDN cho công ty, mà một nét không thể thiếu, đó là STC.‌


II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA FPT


1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm - dịch vụ : yếu tố chất lượng, công nghệ

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, FPT đã trở thành một doanh nghiệp lớn có cấu trúc tập đoàn. Năm 2003 FPT cho ra đời 6 Công ty chi nhánh, đánh dấu sự thay đổi, chuyên môn hoá các loại hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

FPT đang phấn đấu để trở thành nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trên các lĩnh vực giải pháp và thiết bị công nghệ trong xu hướng Hội tụ số (Digital Convergence). Công ty luôn đi tiên phong, xâm nhập và chiếm các thị trường có lợi nhuận cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. 6 Công ty chi nhánh của FPT tập trung vào các mảng kinh doanh chính hiện nay.

Sản xuất phần mềm.

- Công ty Phần mềm FPT tập trung vào việc gia công, xây dựng các sản phẩm phần mềm theo đơn đặt hàng của các đối tác, khách hàng bên ngoài Việt Nam. Công ty Phần mềm FPT là Công ty xuất khẩu phần mềm. Để xây


dựng được hình ảnh Công ty phần mềm đẳng cấp quốc tế, Công ty Cổ phần phần mềm FPT không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các mô hình chất lượng, các quy trình bảo mật hệ thống thông tin tiên tiến nhất, tập trung phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực chất lượng cao - giá trị cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của Công ty.

Hiện tại Công ty Cổ phần phần mềm FPT đang triển khai để đạt được CMM Integration mức 5 (phiên bản mới của CMM mức 5) vào cuối năm 2006. CMM (capability Maturity Model) là "Mô hình trưởng thành về năng lực" nhằm đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong một tổ chức phát triển phần mềm. Mô hình này do SEI (Sofware Engineering Institute - Viện công nghệ phần mềm Hoa Kỳ) phát triển vào năm 1993 dựa trên tiêu chuẩn "quản lý chất lượng tổng hợp - TQM" và dành riêng cho quy trình phát triển phần mềm, trong đó đưa ra 5 mức độ trưởng thành của một tổ chức, trong đó CMM mức 5 là mức cao nhất.

- Công ty Giải pháp phần mềm FPT hướng trọng tâm vào việc cung cấp giải pháp, những dự án, hợp đồng phát triển phần mềm cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước.

Kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông.

Công ty công nghệ di động FPT tập trung phân phối sản phẩm điện thoại di động, máy ảnh, Camcorder kỹ thuật số hướng tới thị trường sản phẩm công nghệ cao.

Công ty Phân phối FPT là tổng đại lý phân phối các mặt hàng công nghệ thông tin như: máy in, máy chiếu, linh kiện, máy vi tính.

Cung cấp dịch vụ truyền thông và Internet.

Công ty Viễn thông FPT đã trở nên quen thộc với người Việt Nam với các sản phẩm dịch vụ Internet. Công ty viễn thông FPT là một trong những nhà cung cấp dịch vụ kết nối cổng Internet ở Việt Nam.

Ngày đăng: 09/05/2022