Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Còn Yếu.

cư trong bán kính hẹp với nhu cầu mua sắm nhanh các mặt hàng thiết yếu; Hệ thống siêu thị bán lẻ phục vụ đông đảo đối tượng người tiêu dùng với các mặt hàng trung bình thiết yếu trong cuộc sống thường nhật; hệ thống trung tâm thương mại phục vụ cho các đối tượng có khả năng mua sắm hàng cao cấp, khách du lịch, gắn liền với các dịch vụ giải trí, làm đẹp…

Thứ hai, thúc đẩy hình thành hệ thống phân phối hiện đại, văn minh phục vụ tốt cho sự sản xuất và đời sống dân cư, khắc phục các yếu điểm của hệ thống phân phối đang có (nhỏ lẻ, cục bộ, lạc hậu, chi phí cao, thiếu trung thực trong mua, bán hàng…), điều này mang lại cơ hội cho các nhà phân phối mở rộng kinh doanh trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, khách du lịch nước ngoài cũng như các doanh nghiệp và tổ chức trong nước có nhu cầu lớn về dịch vụ có chất lượng từ các nhà phân phối của Việt Nam. Trong tương lai, các đối tượng tiêu dùng dịch vụ, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch sẽ tiếp tục tăng lên do các yếu tố như Việt Nam đã là thành viên của WTO, có vị trí chiến lược, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định kinh tế vĩ mô, các khu vực kinh doanh năng động, thị trường nội địa đang mở rộng…

Thứ ba, tạo thuận lợi và khuyến khích các nhà phân phối Việt Nam mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài với sự hội tụ của các yếu tố như: Việt Nam đã là thành viên của WTO, một số cơ quan du lịch, công ty thương mại và ngân hàng thương mại đã thành lập văn phòng trên các thị trường trọng điểm quốc tế; hàng ngàn người Việt Nam đang làm việc cho người nước ngoài trong các ngành du lịch và nhiều người khác cũng sẽ đi làm việc thông qua những hợp đồng được ký giữa Việt Nam và các công ty nước ngoài ở nhiều nước châu Á, châu Âu và châu Phi; các công ty và các tổ chức nước ngoài lựa chọn Việt Nam làm trụ sở cho các hoạt động của họ ở tiểu vùng hoặc có những mối liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động của họ ở Việt Nam với các khu vực khác làm xuất hiện nhu cầu mua dịch vụ từ các nhà cung cấp của Việt Nam để tiêu dùng ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia và các khu vực khác của tiểu vùng sông Mêkông và Đông Nam Á; xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước đang tăng lên và các dự án mới do

các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài cũng tạo nên động lực cho cung cấp dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài.

Thứ tư, khuyến khích cải cách thể chế, cải cách hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh phân phối thông thoáng, thân thiện thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động ngành phân phối, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam. Các cải tổ về thể chế và hành chính phù hợp với những cam kết quốc tế tạo triển vọng dỡ bỏ rào cản đối với hầu hết các dịch vụ, hoạt động kinh doanh sẽ có một sân chơi bình đẳng cả trên thị trường quốc tế và trong nước. Những bước cải tiến mới này thực sự có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân. Hơn thế, ở tầm trung hạn và dài hạn, các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn có thể nghĩ đến việc đạt được giá trị tăng gia cao hơn, sử dụng công nghệ tốt hơn và nâng cao sức cạnh tranh của mình

Thứ năm, khuyến khích phát triển phong cách tiêu dùng văn minh, hiện đại ở Việt Nam. Tập quán “tiện đâu mua đấy” đang dần nhường bước cho lối tiêu dùng văn minh hơn, người dân có thể mua hàng trong môi trường cơ sở hạ tầng hiện đại, hàng hoá đa dạng, chất lượng giá cả ổn định và có nhiều hình thức khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, ở các thành phố và các đô thị lớn, nơi mà lối sống công nghiệp hoá, đô thị hoá du nhập mạnh mẽ và nhanh chóng hơn, cùng với mức sống ngày càng được cải thiện và quỹ thời gian hạn chế, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng tới các siêu thị, trung tâm mua sắm, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở tốt, tiện nghi, chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng có thể phục vụ cho nhu cầu mua sắm dưới “một mái nhà”, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn đăng ký và không mất thời gian vì mặc cả…

3.2. Những tác động tiêu cực


Thứ nhất, nguy cơ thị trường Việt Nam bị thao túng bởi các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, thông qua các cam kết về mở cửa thị trường, Việt Nam bắt buộc phải mở cửa thị trường bán lẻ. Vào WTO, Việt Nam có thể hưởng lợi trong thu hút nguồn vốn FDI nhưng lại phải đối mặt với khả năng các tập đoàn bán lẻ nước

ngoài thao túng thị trường nội địa nếu xét đến tiềm lực của các nhà bán lẻ quốc tế: Vốn, phương thức quản lý tiên tiến và kinh nghiệm phát triển hàng trăm năm.

Sự hiện diện của các nhà bán lẻ chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các nhà bán lẻ nội địa, đặc biệt các doanh nghiệp quy mô nhỏ và với hơn một triệu hộ kinh doanh cá thể.

Trên thực tế, các công ty phân phối Việt Nam đều có quy mô nhỏ và rất nhỏ, mới được thành lập và yếu về khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong khâu quản lý chất lượng. Các công ty này thiếu các nguồn lực quan trọng cho phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng cao, vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp thị, khả năng ngoại ngữ, thông tin và tri thức thị trường. Những yếu kém này thực sự là thách thức đối với các nhà phân phối Việt Nam khi cố gắng vượt qua tình trạng hiện tại để phát triển lên và đạt được các tiêu chí toàn cầu trong cạnh tranh quốc tế.

Thứ hai, thách thức đối với công tác quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững thị trường Việt Nam, duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế và duy trì cân bằng thương mại cho mọi khu vực và lực lượng thị trường.

Những yêu cầu đổi mới cải cách thể chế, cải cách hành chính khi Việt Nam gia nhập WTO là rất cần thiết. Để có thể quản lý điều hành tốt nền kinh tế tận dụng tốt cơ hội và vượt qua thách thức khi gia nhập WTO đòi hỏi năng lực thể chế và chuyên môn, đặc biệt là năng lực quản trị quốc gia phải đủ tầm. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, tình hình còn rất nan giải. Các nhà phân phối Việt Nam hoạt động trong một môi trường chưa thật sự thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Hệ thống pháp lý ở Việt Nam nhìn chung vẫn thiếu sự minh bạch, tính trách nhiệm, sự nhất quán và tính dự báo…Những điều này đã làm tăng thêm chi phí trong hoạt động kinh doanh. Hệ thống hành chính khá phức tạp, gây phiền hà và tốn thời gian. Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo và dịch vụ về cơ sở hạ tầng đắt đỏ mà chất lượng lại thấp. Các hệ thống hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam không tương xứng và còn yếu về năng lực trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vẫn còn có sự phân biệt đối xử đối với khu vực tư nhân trong nhiều lĩnh vực và còn phải nhiều thời gian để có được một sân chơi bình đẳng cho họ. Các doanh nghiệp nhà nước phần lớn hoạt động không

có hiệu quả và không có khả năng cạnh tranh, nhưng vẫn tiếp tục độc quyền ở một số lĩnh vực quan trọng và được hưởng những độc quyền trong phân bỏ các nguồn lực và các quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.

Việt Nam đã có những cam kết về tự do thương mại dịch vụ phân phối trong nhiều hiệp định quốc tế, khu vực và song phương. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa đưa ra được những chính sách và quy định thích hợp nhằm phát triển thị trường dịch vụ nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các công ty dịch vụ phân phối trong nước.

Trong bối cảnh thời gian mở cửa thị trường cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã mở ra (từ ngày 01 tháng 01 năm 2009), nếu Việt Nam không nhanh chóng tìm ra lời giải cho bài toán phát triển cân bằng dịch vụ phân phối thì nguy cơ chúng ta bị thua “ngay trên sân nhà” sẽ trở thành hiện thực.

Thứ ba, tác động tiêu cực về mặt xã hội có thể đến từ việc phá sản, thất nghiệp của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nhỏ của Việt Nam do phải trực tiếp đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức với các nhà phân phối lớn nước ngoài. Cạnh tranh cung cấp DVPP trên thị trường thế giới hiện nay rất khốc liệt. Các nhà phân phối Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các đối thủ rất mạnh và khi Việt Nam mở cửa thị trường trong nước hơn cho sự cạnh tranh quốc tế thì các công ty trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn để tồn tại. Một hệ thống thương mại truyền thống với hàng trăm nghìn thương nhân nhỏ lẻ và hơn một triệu hộ kinh doanh cá thể của một nền sản xuất hàng hoá nhỏ, trình độ thấp nhưng đầy tiềm năng sẽ đối phó ra sao với các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia hàng đầu thế giới như Wal-mart, Carrefour, Tesco…? Câu hỏi này được đặt ra không chỉ đối với các nhà phân phối trong nước mà còn làm đau đầu cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường DVPP. Do còn nhiều yếu kém và khả năng cạnh tranh thấp, các nhà phân phối Việt Nam thực sự cần một mội trường kinh doanh thích hợp, hệ thống chính sách và pháp lý hỗ trợ và một chương trình phát triển thương mại dịch vụ cần được thực hiện càng sớm càng tốt để hỗ trợ cho những nỗi lực nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đối phó với thách thức cạnh tranh mới và nắm bắt kịp thời cơ hội.

Thực tế, về vấn đề này, bài học mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ của Trung Quốc là rất đắt giá. Người ta tính rằng, trong bán kính 35 km trên đất Trung Quốc, nếu nhà bán lẻ số 2 thế giới Carrefour mở một siêu thị lớn thì đồng thời có 3 đại gia phân phối Trung Quốc phá sản. Nguy cơ này có thể lập lại tại Việt Nam trong thời gian tới, nếu mở cửa thị trường phân phối mà các nhà bán lẻ nội địa chưa có đối sách hợp lý.

Trong cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường DVPP, Việt Nam đã dành được quyền kiểm soát đối với việc mở điểm bán lẻ thứ hai của doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần cụ thể hoá quyền này trong một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn doanh nghiệp FDI mở điểm bán lẻ thứ hai nhằm thực hiện mục đích cân bằng thương mại cho mọi nhà cung cấp DVPP.

Thứ tư, kích thích thị hiếu sính hàng ngoại và sự hình thành xã hội tiêu dùng chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Việc gia nhập WTO sẽ mở rộng cánh cửa cho hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Các nhà phân phối nước ngoài vốn rất giỏi trong việc hoạt động marketing bán hàng, đặc biệt là việc khai thác tâm lý người mua hàng sẽ nhanh chóng áp dụng mọi nghệ thuật bán hàng…điều này sẽ kích thích thị hiếu chuộng hàng ngoại của người Việt Nam và với nhiều chiêu thức bán hàng, kể cả tín dụng thương mại dễ dàng được áp dụng sẽ dẫn đến việc hình thành một xã hội tiêu dùng (tiêu dùng nhiều hơn những gì mình có thể chi trả) chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay.

Thứ năm, các tác động tiêu cực khác về an ninh, xã hội và môi trường: Lợi dụng tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại quốc tế có thể thâm nhập thị trường Việt Nam, ví dụ như việc buôn bán vận chuyển ma tuý, vũ khí, các chất độc hại hàng nhái, hàng giả…Điều này đặt ra những thách thức đối với quản lý Nhà nước trong hoạt động ngăn ngừa, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường chống gian lận thương mại và buôn lậu quốc tế.

IV. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết trong WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối‌

1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phân phối còn yếu.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng tốc độ và quy mô đầu tư vào hệ thống phân phối bán lẻ trong nước đã tạo ra sức ép không nhỏ đối với các doanh nghiệp phân phối Việt Nam.

Hiện nay, kênh phân phối hiện đại ở Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng 15% nhưng với những điều kiện thuận lợi như mức tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người dân tăng, sự thay đổi về thị hiếu cũng như thói quen mua sắm của người tiêu dùng…nên kênh phân phối hiện đại ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng thị phần trong cán cân phân phối trong thời gian tới.

1.1. Khả năng về vốn và huy động vốn còn gặp khó khăn.

Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên lĩnh vực này là phải cạnh tranh với các tập đoàn phân phối hàng đầu trên thế giới có sức mạnh về tài chính có khả năng chi phối và thống lĩnh kênh phân phối và một thương hiệu nổi tiếng trong mạng lưới phân phối toàn cầu (Xem bảng 2).

Bảng 2 cho thấy bức tranh chung về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 3,62% số lượng doanh nghiệp nhưng lại chiếm tới gần 55% tổng lượng vốn sản xuất kinh doanh toàn xã hội năm 2005. Ở mức độ tập trung thấp hơn là khu vực doanh nghiệp FDI với 3,27% số lượng doanh nghiệp và 20,1% tổng lượng vốn sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, áo đảo về số lượng doanh nghiệp (93,11%) lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé vốn sản xuất kinh doanh (24,94%). Điều này giải thích cho sự thiếu vốn trầm trọng của khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong so sánh với các khu vực kinh tế khác.

Những hạn chế về quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh và vốn của doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến những khó khăn trong việc phát triển hệ thống phân phối của doanh nghiệp. Với tiềm lực tài chính và quy mô hạn chế, các doanh nghiệp không thể tự mình thiết lập một hệ thống phân phối như mong muốn, cũng không thể đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu giao hàng khác…

Bảng 2 – Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của DN Việt Nam 2001-2005


Năm

2001

2002

2003

2004

2005


Tỷ đồng

Tổng số

998423

1352076

1567179

1966165

2435048

Doanh

670234

858560

932942

1128483

1338255

Trung ương

577990

734004

798163

968447

1165902

Địa phương

92244

124556

134779

160036

172354

Doanh

98348

202396

289625

422892

607271

Tập thể

7887

9486

10882

12771

15085

Tư nhân

15828

27229

34397

43222

62177

Công ty


84

1422

124

38

Công ty

44491

99728

139444

204534

275881

Công ty cổ

10417

39161

56094

76992

109520

Công ty cổ

19725

26708

47386

85249

144570

DN có vốn

229841

291120

344611

414789

489521

DN 100%

83902

131896

160949

217653

277161

DN liên

145939

159224

183662

197136

212360


Cơ cấu – Structure (%)

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Doanh

67,13

63,50

59,53

57,39

54,96

Trung ương

57,89

54,29

50,93

49,25

47,88

Địa phương

9,24

9,21

8,60

8,14

7,08

Doanh

9,85

14,97

18,48

21,51

24,94

Tập thể

0,79

0,70

0,69

0,65

0,62

Tư nhân

1,59

2,01

2,19

2,20

2,55

Công ty

0,00

0,01

0,09

0,01

0,00

Công ty

4,46

7,38

8,90

10,40

11,33

Công ty cổ

1,04

2,90

3,58

3,91

4,50

Công ty cổ

1,98

1,98

3,02

4,34

5,94

Doanh

23,02

21,53

21,99

21,10

20,10

DN 100%

8,40

9,75

10,27

11,07

11,38

DN liên

14,62

11,78

11,72

10,03

8.72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO - 8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2006

So sánh với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài cho thấy nguồn vốn tự có của doanh nghiệp phân phối của Việt Nam là hết sức nhỏ bé. Ví dụ: Theo số liệu khảo sát cho thấy, cùng đầu tư cho 01 siêu thị nhưng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam bình quân là 9,5 tỷ đồng, trong khi đó các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư bình quân 130 tỷ đồng, gấp 14 lần mức đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó cho thấy nguồn vốn là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp phân phối Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia.

Như vậy, việc thiếu vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sức cạnh tranh yếu của doanh nghiệp phân phối 100% vốn trong nước, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Ở đây đặt ra bài toán về vốn và khả năng huy động vốn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập.

1.2. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế


Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước không chỉ nhỏ bé về quy mô vốn kinh doanh (bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có 5,77 tỷ VNĐ vốn kinh doanh năm 2005) mà còn nhỏ bé xét trên bình diện quy mô lao động. Trong năm 2005 có

105.169 doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh thì có tới 94.658 doanh nghiệp có quy mô dưới 50 lao động, chiếm tỷ trọng 90% trong khi chỉ có 0,8% hay 822 doanh nghiệp có từ 200 lao động trở lên. Điều này dễ hiểu vì sao nhân lực cũng là một vấn đề đau đầu đối với khu vực doanh nghiệp này. Nhiều doanh nghiệp không thể tuyển dụng đủ lao động đáp ứng tiêu chuẩn. Hiện nay, nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam được chia làm hai nhóm: cán bộ quản lý điều hành và nhân viên kinh doanh trong đó nhóm cán bộ quản lý điều hành giữ vai trò quyết định đối với quá trình cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng còn khá khiêm tốn, ở mức 19,3%; trong khi đó tại các siêu thị, trung tâm thương mại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học, cao đẳng chiếm đến 70,8%. Theo một điều tra

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí