địa phục vụ du lịch Cát Bà theo quy hoạch. Đầu tư xây dựng bãi đỗ xe du lịch hiện đại tại đảo Cát Bà.
- Ưu tiên tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước và đảm bảo môi trường tại khu du lịch Cát Bà theo khả năng cân đối ngân sách và nguồn lực huy động của ngân sách thành phố Hải Phòng;
- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác, lò đốt rác và hệ thống các công trình xử lý nước thải trên đảo Cát Bà.
- Phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, cung cấp mạng wifi miễn phí tại khu du lịch Cát Bà;
4.4.3.2. Giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và về thân mến khách du lịch, quan hệ thị trường
Có thể nói rằng, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch. Đó là đội ng lao động đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, cân đối, được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, có tính chuyên nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề. Muốn vậy Nhà nước phải tăng cường sự quản lý về công tác đào tạo, bồi dư ng nhân lực du lịch, từng bước chuẩn hóa đội ng lao động trong ngành du lịch trong tất cả các l nh vực và ngành nghề du lịch theo yêu cầu thực tế ở trong nước, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trước hết là bộ tiêu chuẩn nghề của hiệp hội du lịch ASEAN để tạo điều kiện hội nhập quốc tế của đội ng lao động du lịch.
Để xây dựng đội ng nhân lực ngành du lịch Cát Bà đủ năng lực cạnh tranh, trước hết, cần có kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung cho thành phố Hải Phòng. Yêu cầu các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động làm việc trong ngành du lịch bắt buộc phải qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Thứ hai, cần tổ chức điều tra xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo cụ thể đối với từng nhóm đối tượng lao động tham gia hoạt động du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch
Cát Bà; ưu tiên cho đào tạo hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch, chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, diễn giải viên là người dân bản địa; nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ng hướng dẫn viên, diễn giải viên. Đào tạo diễn giải viên là yêu cầu bắt buộc đối với việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch xanh... Thứ ba, cần chủ động tổ chức các lớp bồi dư ng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ cho đội ng lao động du lịch hiện có của địa phương và Vườn Quốc gia Khu di tích danh thắng quốc gia đ c biệt Khu bảo tồn biển Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. Phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, bồi dư ng nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, nấu ăn), ngoại ngữ cho đội ng lao động trong ngành du lịch tại Cát Bà, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Cát Bà. Mở các lớp dạy về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho những người dân trực tiếp tham gia làm du lịch cộng đồng. Thứ tư, tổ chức các cuộc thi về tay nghề, nghiệp vụ du lịch như đầu bếp giỏi, lễ tân giỏi, bartender giỏi...để qua đó khuyến khích lực lượng lao động tự học tập, sáng tạo, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo và liên kết đào tạo tay nghề, nghiệp vụ về du lịch. Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch cần đánh giá kết quả công việc của lao động phục vụ du lịch theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS), bao gồm: kỹ năng cá nhân, kỹ năng làm việc, kết quả thực hiện công việc. Sau khi đánh giá, cần tiến hành phân loại lao động theo tiêu chí phù hợp hay không phù hợp, phù hợp với những công việc nào, từ đó, có kế hoạch đào tạo, luân chuyển, ho c cho thôi việc. Cần ban hành chính sách thưởng - phạt, chế độ tiền lương và kỷ luật lao động, cải thiện điều kiện lao động, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp, tính dân chủ, ý thức tập thể.
4.4.4. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về chính sách du lịch, hoạch định, phát triển
Vấn đề chính sách du lịch, hoạch định, phát triển của Cát Bà còn hạn chế về năng lực cạnh tranh cần có giải pháp khắc phục gồm: quản lý nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tiêu Chí Về Độ Tin Cậy, Cởi Mở, Chuyên Nghiệp Của Cư Dân, Nhân Viên, Cán Bộ Bản Địa
- Một Số Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch Và Lữ Hành Theo Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới
- Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch Cát Bà
- Ubnd Huyện Cát Hải (2017), Báo Cáo Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Ban Chỉ Đạo Phát Triển Du Lịch Thành Phố Trên Địa Bàn Huyện Cát Hải Năm 2017.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà - 20
- Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà - 21
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
về du lịch; quản lý quảng bá du lịch địa phương, ra chính sách, lập kế hoạch và phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực; quản lý môi trường.
4.4.4.1. Giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về quản lý nhà nước về du lịch
Do Cát Bà hiện nay đang thiếu những quy hoạch du lịch thống nhất và bài bản ở cả 3 cấp: huyện, khu vực (quần đảo) và các địa điểm du lịch cụ thể, chưa có những quy định và chính sách cụ thể cho phát triển du lịch dựa trên đ c thù của địa phương, chưa tạo ra được những lợi thế cạnh tranh động nên trong thời gian tới, Nhà nước nói chung, thành phố Hải Phòng và huyện Cát Hải nói riêng cần đổi mới cơ chế, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách du lịch. Cụ thể:
Về thuế, cần thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế hiện hành, đ c biệt là đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn, phát triển cộng đồng, có ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và công nghệ hiện đại mà Việt Nam chưa có.
Về chính sách thu hút vốn đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư, m t bằng xây dựng, hạ tầng và đảm bảo hài hòa lợi ích.
Về chính sách thị trường khách, cần tạo môi trường dịch vụ công tốt nhất (bảo hiểm, y tế, ngân hàng, viễn thông...) và điều kiện đi lại thuận lợi nhất để khách du lịch tiếp cận Cát Bà.
Chính sách về phát triển cộng đồng, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch; khuyến khích sử dụng nhân lực địa phương.
Chính sách về bảo vệ tài nguyên và môi trường, cần miễn giảm ho c không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi trường du lịch ho c đầu tư kinh doanh du lịch với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường; khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở
dịch vụ du lịch, sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng và thực thi cơ chế xã hội hoá trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch; cơ chế khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, thừa nhận và tôn vinh thương hiệu, nhãn hiệu, danh hiệu và địa danh đối với các điểm đến du lịch trong cả nước nói chung và du lịch Cát Bà nói riêng.
4.4.4.2. Giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về quản lý quảng bá du lịch địa phương, ra chính sách, lập kế hoạch và phát triển du lịch
Do Cát Bà còn nhiều hạn chế trong hoạt động quảng bá, nâng cao chất lượng nhận biết hình ảnh điểm đến của du lịch Cát Bà trong lòng du khách nên trong thời gian tới, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cần được tăng cường và có những đột phá. Thành phố Hải Phòng và huyện Cát Hải cần tăng cường công tác quảng bá du lịch trên hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng trong nước và quốc tế; Đầu tư nâng cấp trang website của du lịch Cát Bà (www.catba.com.vn) theo nhiều thứ tiếng như: tiếng Việt, tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung..); Đăng tải cụ thể, đầy đủ thông tin trên về du lịch Cát Bà trên trang website du lịch Cát Bà để du khách dễ dàng truy cập và tìm hiểu thông tin như:
+ Thông tin về tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên; các tour, tuyến, điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dư ng, nhà hàng, các bãi tắm, hang động...
+ Thông tin về giao thông đi và đến: khoảng cách, đường đi, các loại phương tiện, tuyến vận chuyển, ngày giờ hoạt động của tàu, xe ...
+ Thông tin về các tài nguyên du lịch nhân văn (di tích lịch sử văn hóa, đền, chùa, miếu) và văn hóa bản địa.
+ Thông tin về các trung tâm thông tin, lực lượng hỗ trợ khách du lịch, cứu hộ, cứu nạn, cảnh sát, bệnh viện....
+ Thông tin về giá cả hàng hóa, dịch vụ, hàng lưu niệm, ẩm thực...
4.4.4.3. Giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về phát triển nguồn nhân lực
Cát Bà cần tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch, cụ thể là:
- Đối với đội ngũ quản lý và điều hành kinh doanh: Tập trung vào các hình thức đào tạo dài hạn và tham quan nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Đào tạo theo dự án, phối hợp ch t ch với các Viện nghiên cứu và trường Đại học để tổ chức các khoá đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn và chuyên môn cao.
- Đối với đội ngũ hướng dẫn viên và lao động trực tiếp trong ngành: Tập trung mở các khoá đào tạo nghề khách sạn, lữ hành và ngoại ngữ cho các đối tượng này. Hình thức chủ yếu là đào tạo ngắn hạn. Phối hợp ch t ch với các trường trung cấp nghiệp vụ và trung tâm dạy nghề để tổ chức các khoá học này với nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ kinh phí đào tạo hỗ trợ của nhà nước và một phần từ các đơn vị kinh doanh.
- Đối với các thành phần có liên quan khác và cộng đồng địa phương: Chủ yếu tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan tới các HĐDL như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức pháp luật có liên quan,... Đối với các cộng đồng có khả năng tham gia vào các HĐDL cần được hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch. Công tác này được tiến hành bởi chính các tổ chức đoàn thể của địa phương, bằng nguồn ngân sách địa phương và có sự giúp đ của các tổ chức liên quan bên ngoài.
4.4.4.4. Giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về quản lý môi
trường
Triển khai thực hiện nghiêm các quy định về Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ đa dạng sinh học và các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Thực hiện
nghiêm các cam kết, điều quốc tế về bảo vệ môi trường Quần đảo Cát Bà và quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà.
Xây dựng Quy chế quản lý giao thông trên đảo với mục đích không sử dụng các phương tiện giao thông có động cơ đốt trong hoạt động, chỉ sử dụng cáp treo và các loại xe điện làm phương tiện giao thông chủ yếu trên đảo để đưa đón khách du lịch. Ủy ban nhân dân thành phố thỏa thuận với nhà đầu tư xây dựng phương án cụ thể để thực hiện việc miễn phí sử dụng phương tiện giao thông đối với người dân sinh sống trên đảo.
Thực hiện tốt cơ chế quản lý quy hoạch, quản trị đầu tư, khai thác, kinh doanh các dịch vụ du lịch trên toàn bộ quần đảo Cát Bà nhằm bảo đảm không bị phá v quy hoạch và khai thác đồng bộ, hiệu quả.
Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng; đấu tranh, ngăn ch n và xử lý nghiêm các đối tượng săn, bắt động vật, khai thác lâm sản trái phép; đấu tranh, kiểm tra, xử lý các nhà hàng, các tụ điểm mua bán, chế biến thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tổ chức chiến dịch toàn dân bài trừ, tố giác các đối tượng săn bắt, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã và sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã trên địa bàn huyện.
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
4.4.5. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về quản lý điểm đến
4.4.5.1. Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh điểm đến cho du lịch
Cát Bà.
Cát Bà chưa xây dựng và định vị cho mình một thương hiệu du lịch thuyết phục theo đúng ngh a của nó. Các hoạt động xây dựng và triển khai thương hiệu điểm đến du lịch Cát Bà chưa được tiến hành một cách liên tục, đồng bộ trên nhiều l nh vực hoạt động và là một nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình phát triển, từ khâu nghiên cứu thị trường, sản phẩm, thiết kế biểu
trưng, khẩu hiệu, triển khai các hoạt động tiếp thị truyền thông, quản trị thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, làm mới thương hiệu... Do đó, trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng và huyện Cát Hải cần tiến hành quyết liệt hơn nữa việc định vị và xây dựng thương hiệu du lịch Cát Bà đã được xác định là: “Cát Bà xanh”, “Đảo ngọc thuần khiết” với thiên nhiên hoang sơ, nơi hội tụ những giá trị toàn cầu về sinh thái - cảnh quan; và “Cửa đến” của không gian Di sản thiên nhiên thế giới vùng Duyên hải Đông Bắc, Việt Nam.
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Để phát triển du lịch xanh đúng với thương hiệu “Cát Bà xanh”, thành phố Hải Phòng và huyện Cát Hải cần có quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa vào thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hoá và sinh thái; thực hiện chính sách phát triển bền vững với chính sách ưu đãi phát triển du lịch sinh thái nghỉ dư ng chất lượng cao, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; khuyến khích xã hội hoá, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước vào các l nh vực liên quan của du lịch.
Huyện Cát Hải cần xây dựng chiến lược cạnh tranh điểm đến cả trung và dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh của Cát Bà như một điểm đến đầy hấp dẫn của Việt Nam và khu vực. Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Cát Bà c ng như Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2 25, tầm nhìn đến năm 2 5 , huyện Cát Hải cần tiến hành xây dựng chiến lược marketing du lịch cho du lịch Cát Bà đến năm 2 25 và tầm nhìn đến năm 2 5 . Chiến lược marketing du lịch này nhằm mục tiêu quan trọng nhất là đánh thức tiềm năng du lịch Cát Bà vốn đang chỉ phát triển dưới mức tiềm năng. Trong nội dung của chiến lược marketing phải xác định được những thị trường du lịch trọng điểm, với thế mạnh về đa dạng sinh học, địa hình, bản sắc văn hóa và truyền thống lịch sử c ng như
xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch theo hướng du lịch biển, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách của những thị trường trọng điểm này.
4.4.5.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về khả năng tiếp cận điểm đến.
Du lịch Cát Bà hiện chưa khai thác được hết những tiềm năng thế mạnh, chưa trở thành trọng điểm du lịch của Thành phố Hải Phòng. Do đó, trong thời gian tới, huyện Cát Hải cần thực hiện hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực tiếp cận điểm đến. Cụ thể:
- Xây dựng hệ thống xe buýt thân thiện với môi trường hoạt động vận tải hành khách trong phạm vi đảo. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường mono rail xuyên đảo Phù Long - Vườn Quốc gia Cát Bà - Trung tâm du lịch Cát Bà. Tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương tiện giao thông tư nhân vào đảo Cát Bà. Xây dựng Cát Bà trở thành trung tâm du lịch có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, tạo cho Cát Bà một không gian giao thông khác biệt, một hòn đảo du lịch sinh thái không có tiếng còi xe ô tô, không sử dụng phương tiện giao thông tư nhân trên các tuyến du lịch.
- Mọi phương tiện tư nhân đến Cát Bà s được để lại bãi xe đầu mối khu vực Bến Gót, đảo Cát Hải và bãi xe đảo Tuần Châu; khách du lịch sau khi lên đảo Cát Bà s sử dụng hệ thống xe buýt công cộng thân thiện với môi trường trên đảo Cát Bà.
- Hỗ trợ lãi suất vay đầu tư phương tiện đón trả khách từ các đầu mối giao thông tới khu du lịch, khu vui chơi giải trí (xe ô tô, tàu vận chuyển hành khách đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch): Ngân sách hỗ trợ 5 lãi suất vay ngân hàng nhưng lãi suất được hỗ trợ tối đa không quá 7,5 năm, thời gian hỗ trợ lãi vay bằng thời gian cho vay nhưng tối đa không quá 24 tháng và không quá 1 tỷ đồng dự án.