Vĩnh Long đã diễn ra hai sự kiện du lịch lớn đó là : hội chợ Nông nghiệp và Thương mại ĐBSCL 2012 tại khu du lịch Trường An Vĩnh Long, hội thi trái ngon an toàn vùng ĐBSCL cũng được tổ chức tại khu du lịch Trường An Vĩnh Long, nhờ vào hai sự kiện nổi bật này mà lượng khách du lịch đến Vĩnh Long đã gia tăng đáng kể so với cùng kì năm 2011.
Năm 2013, với sự kiện Hội thi Ẩm thực “ Hương vị Miền Tây” MDEC Vĩnh Long 2013, đã thu hút đông đảo khách tham quan đến Vĩnh Long, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Long đến mọi người.
Năm 2014, tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra nhiều hoạt động phong trào phong phú, đặc sắc với hội thi đua ghe Ngo của đồng bào Khmer và đua Tam Bản thu hút đông đảo người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đến tham dự
2.2.2.2 Doanh thu du lịch tỉnh Vĩnh Long
Doanh thu du lịch là tất cả các khoản thu mà khách du lịch chi trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: y tế bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí,…
(ĐVT: tỷ đồng)
250
210
200
200
185
165
150
120
100
50
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu du lịch của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long)
Doanh thu du lịch tỉnh Vĩnh Long tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2011 (120- 165 tỷ đồng). Bước sang giai đoạn 2012 đến 2014 mức tăng tương đối ít nhưng lại đều.
Năm 2014, tổng doanh thu đạt được là 210 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm 2014 và tăng 05% so với cùng kỳ năm 2013.
2.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Hệ thống cơ sở lưu trú
Vĩnh Long hiện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng hiện tại đóng góp cho kinh tế của tỉnh chỉ khoảng 5% trong GDP, do cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh còn thiếu.
Về cơ sở lưu trú du lịch: hàng loạt các nhà trọ tư nhân ra đời, không theo quy hoạch chỉ giải quyết nhu cầu ăn nghỉ tạm thời của khách nhưng về lâu dài sẽ không thể phát triển tốt do chất lượng sản phẩm kém, làm giảm lòng tin của du khách.
Về quy mô khách sạn: khách sạn từ 4 sao trở lên ở Vĩnh Long hiện tại chưa có, các khách sạn 2,3 sao quy mô trung bình 30 phòng/khách sạn, 1 sao 12 phòng/khách sạn, chất lượng dịch vụ chỉ ở mức trung bình khá.
Vĩnh Long có 3 loại hình cơ sở lưu tú du lịch chủ yếu là khách sạn, nhà nghỉ, homestay, tập trung chủ yếu ở thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ, và một số huyện thị trong tỉnh.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 81 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó có 1 khách sạn hạng 3 sao; 5 khách sạn hạng 2 sao, 32 khách sạn hạng 1 sao, số còn lại đạt chuẩn và với hơn 1000 phòng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, còn có trên 200 cơ sở lưu trú loại hình “Nhà trọ” cũng tham gia phục vụ khách du lịch. Với số liệu thống kê như trên, cơ sở lưu trú du lịch đạt hạng cao nhất là 3 sao (1 cơ sở). Vì vậy, hạn chế trong việc thu hút khách có chi tiêu cao và hạn chế trong việc đăng cai tổ chức các sự kiện lớn cấp vùng và cấp quốc gia.
Bảng 2.2: Thực trạng phát triển CSLT du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Số CSLT | 70 | 71 | 74 | 76 | 81 |
Khách sạn 3 sao | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Khách sạn 2 sao | 4 | 4 | 4 | 5 | 5 |
Khách sạn 1 sao | 15 | 27 | 34 | 31 | 34 |
Nhà nghỉ | 13 | 15 | 17 | 15 | 15 |
Homestay | 19 | 21 | 21 | 21 | 26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hình 2.1: Bản Đồ Ranh Giới Hành Chính Tỉnh Vĩnh Long
- Khái Quát Về Du Lịch Và Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long
- Nhận Thức Của Người Dân Vĩnh Long Đối Với Những Tác Động Của Du Lịch
- Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Bùi Thị Quỳnh Ngọc (2012), Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long - Đường Đến Cơ Cấu Kinh Tế Dịch Vụ - Nông
- Nhận Thức Của Người Dân Về Tác Động Du Lịch
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long)
Dịch vụ ăn uống
Về ăn uống: ngoài các cơ sở ăn uống thuộc hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng, còn có nhiều cơ sở ăn uống khác cũng có thể tham quan vào phục vụ khách du lịch. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 10 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch như nhà hàng Thiên Tân, Hương Sen, Ẩm Thực Phố, Nhà hàng Sông Tiền, quán ăn Tân Tân, . . . . Ngoài ra, còn có các quán ăn chay đều có thể tham gia phục vụ du khách có nhu cầu ăn kiêng trong chuyến đi.
Các sơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh có thể phục vụ một lượng lớn khách đến Vĩnh Long trong những sự kiện cấp vùng và cấp quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở lớn, đạt chuẩn đều tập trung tại TP. Vĩnh Long. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc định hướng phát triển du lịch đều giữa các địa phương.
Về dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao
Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí bao gồm bể bơi, sân tennis, bóng đá mini, thể dục thẩm mỹ, võ thuật tập trung tại trung tâm văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm hoạt động thanh thiếu niên; vũ trường, bar, câu lạc bộ bi-da, các cơ sở massage tập trung nhiều ở trung tâm thành phố Vĩnh Long. Các dịch vụ trên đã góp
phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của khách du lịch.
b. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Về giao thông đường bộ
Có trục Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 80 chạy ngang qua nối liền với các tỉnh như Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ và Quốc lộ 57 nối liền với tỉnh Bến Tre. Với hệ thống giao thông đường bộ như trên, Vĩnh Long rất thuận lợi trong liên kết, nối tuyến với các địa phương trong vùng.
Về giao thông đường thủy
Có hai nhánh sông chính bao trọn lãnh thổ Vĩnh Long là sông Tiền và sông Hậu, cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và phân bố đều trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các cù lao trên tuyến sông Tiền và sông Hậu. Ngoài ra, còn có sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền và sông Hậu tạo thuận lợi cho việc phát triển tuyến du lịch đường sông và du lịch sinh thái sông nước miệt vườn.
Điện, nước
Hệ thống lưới điện phủ khắp toàn tỉnh với 100% số xã và 96% hộ dân có điện, ngành điện lực Vĩnh Long tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hệ thống đường dây, hoàn chỉnh lưới điện theo tiêu chuẩn, lắp đặt thêm và nâng cấp các trạm biến áp để tăng cường công suất các trạm phân phối. Hệ thống cấp nước khá hoàn chỉnh, tổng công suất cấp nước phát ra trên địa bàn tỉnh là 85 000 m3/ngày gồm nhà máy nước Vĩnh Long và các nhà máy nước ở các huyện. Mạng lưới đường ống đã được mở rộng đến các xã ven Thành phố Vĩnh Long, thị trấn các huyện với tổng độ dài 150km.
c. Các tiện nghi khác
Hệ thống thông tin liên lạc
Dịch vụ bưu chính viễn thông được phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh; 100% xã, phường đều được phủ sóng điện thoại và có kết nối Internet tạo thuận lợi cho việc liên lạc, trao đổi thông tin thông suốt, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.
Dịch vụ tài chính
Hầu hết, hệ thống ngân hàng trên toàn quốc đều có chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động tại Vĩnh Long (kể cả thanh toán quốc tế). Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ đã chấp nhận hanh toán qua thẻ tín dụng. Điều đó đã tạo thuận lợi cho khách trong việc thanh toán chi phí các dịch vụ đảm bảo an toàn.
Dịch vụ y tế
Hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển đều trên địa bàn toàn tỉnh (bao gồm nhà nước và tư nhân). Việc chăm sóc sức khỏe với dịch vụ y tế chất lượng cao cũng được đáp ứng theo yêu cầu của khách du lịch (thông qua dịch vụ y tế chất lượng cao tại TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh).
2.3 Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển du lịch Vĩnh Long thời gian qua
Ngành du lịch thời gian qua đã đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật cũng như nhân lực cho ngành du lịch tỉnh nhà trong giai đoạn hội nhập quốc tế với những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.3.1 Thuận lợi
Vĩnh Long là nơi đến an toàn của du khách, có nhiều tài nguyên và tiềm năng du lịch. Các văn bản qui phạm pháp luật về du lịch đã được ban hành tương đối đầy đủ, bao quát các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tạo thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước.
Bên cạnh đó những tiềm năng và lợi thế của Vĩnh Long rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn. Loại hình du lịch homestay đã được hình thành từ rất sớm so với các tỉnh trong vùng và được được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Loại hình này từng bước ổn định và nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Giao thông đường thủy và đường bộ đều đến được các điểm du lịch. Các đơn vị kinh doanh vận chuyển, nhất là phương tiện vận chuyển thủy nội địa thường xuyên cải tiến mẫu mã tạo tính hấp dẫn cho du khách. Ngoài ra, các cơ sở lưu trú du lịch cũng được nâng cấp về cơ sở vật chất và dịch vụ. Đến nay đã có 01 khách sạn đã được công nhận hạng 3 sao;
Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua tăng về số lượng và chất lượng. Hầu hết, lao động đều được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ từ lao động phổ thông cho đến cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch đều có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm trong hoạt động du lịch. Lao động trong các doanh nghiệp đa số là lao động trẻ, năng động, tự tin, sáng tạo; lãnh đạo các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và nhạy bén trong kinh doanh.
2.3.2 Khó khăn
Du lịch Vĩnh Long với đặc thù là du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, nhưng hiện tại chưa có bến tàu du lịch đạt chuẩn. Hai tuyến kênh Mương Lộ và sông Cái Muối chưa được nạo vét thông luồng, việc vận chuyển khách du lịch gặp nhiều khó khăn, . . Từ đó cũng ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh nhà.
Thời gian lưu trú của khách còn quá ngắn, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn không kích thích sự chi tiêu của du khách. Nhà nước chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho phát triển du lịch, chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó giá trị gia tăng của các sản phẩm du lịch chưa khai thác tốt, do đó rất khó có sản phẩm du lịch mang tính đột phá.
Công tác quy hoạch, sau quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện đồng bộ và sự phối hợp cao giữa các đơn vị liên quan, các dự án đầu tư và xây dựng các khu, điểm du lịch thiếu sự nghiên cứu, tính toán sự hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, cộng đồng dân cư và đảm bảo các vấn đề môi trường, về xã hội và cảnh quan tự nhiên xung quanh. Kết quả là dự án này gặp nhiều khó khăn trong đền bù giải tỏa mặt bằng, triển khai xây dựng chậm thực hiện, đôi khi phải quy hoạch lại.
Chưa có những giải pháp hữu hiệu thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào các dự án lớn về du lịch của tỉnh. Công tác xã hội hóa du lịch đạt hiệu quả chưa cao và thiếu quy hoạch nên không động viên được người dân địa phương tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch.
2.4 Kết quả nghiên cứu đánh giá nhận thức của người dân và sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch Vĩnh Long
2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 200 bảng, thu về là 190. Trong số 190 bảng thu về có 14 bảng không hợp lệ do thiếu nhiều thông tin. Kết quả là 176 bảng câu hỏi hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu.
2.4.1.1Tuổi
trên 60
5.7
56 đến 60
4.0
36 đến 55
38.6
26 đến 35
26.7
18 đến 25
25.0
0.0
5.0
10.0 15.0
20.0
Phần trăm
25.0 30.0 35.0 40.0
Tuổi
Nghiên cứu này thực hiện phỏng vấn người dân đã trên 18 tuổi vì nhận thức của họ lúc này đã rõ ràng về các sự việc xung quanh nên mức độ tin cậy sẽ tốt hơn. Trong đó có 6 nhóm tuổi được đưa ra trong bảng nghiên cứu này.
Hình 2.4: Biểu đồ mẫu phân bố theo nhóm tuổi
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Theo biểu đồ 2.4 cho thấy, nhóm tuổi phỏng vấnviên phỏng vấn nhiều nhất là ở độ tuổi từ 36-55 (38.6%), nhóm tuổi từ 26-35 (26.7%) và nhóm tuổi từ 18-25 (25%), ba nhóm tuổi này là lực lượng lao động chính ở địa phương. Còn lại là nhóm tuổi từ 56-60 (4.0%), nhóm tuổi trên 60 (5.7%)
2.4.1.2 Giới tính
Nam
44.3%
Nữ
55.7%
Nữ
Nam
Hình 2.5: Biểu đồ mẫu phân bố theo giới tính
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Qua biểu đồ 2.5 cho thấy trong 176 người được khảo sát trong đó có 98 người là nữ chiếm tỷ lệ 55.7%, và có 78 người phỏng vấn là nam chiếm tỷ lệ 44.3%.
2.4.1.3 Dân tộc
97.70%
100.00%
50.00%
2.30%
0.00%
Kinh
Khác
Dân tộc
Kinh Khác
Phần trăm
Những người được phỏng vấn đa phần là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 97.7%, dân tộc khác chỉ chiếm 2.3%.
Hình 2.6: Biểu đồ mẫu phân bố theo dân tộc
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)