Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xét Trên Phương Diện Xã Hội


chấp nhận được ở mức cao thì kỳ vọng lợi nhuận cao, theo đó hệ số an toàn vốn giảm và ngược lại. Đây là quy luật đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, tài sản có có mức độ rủi ro càng cao thì lợi nhuận có thể thu được càng lớn

Chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn tài sản

- Hoạt động cho vay

+ Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả gốc hoặc lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ * 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết trong 100 đơn vị vốn cho vay của ngân hàng có bao nhiêu đồng không thanh toán đúng hạn cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại.

+ Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là một khoản tổn thất của NHTM do người vay gặp khó khăn về tài chính và có thể không hoàn trả được. Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành tại Thông tư 02/2013/TT – NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ * 100%

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Theo Ngân hàng thế giới, tỷ lệ này ở dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức 1 – 3%.

+ Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu (LLR)

Quỹ dự phòng rủi ro

LLR =

Tổng nợ xấu * 100%

Tỷ lệ này cho biết khả năng ngân hàng bù đắp rủi ro đối với các khoản nợ xấu tại ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế, hoạt động ngân hàng an toàn nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%.


NHTM phải thực hiện trích lập DPRR theo quy định của NHTW nước sở tại. Tuy nhiên, nếu các NHTM trích lập mức dự phòng cao hơn so với quy định để đảm bảo tỷ lệ LLR lớn hơn 100% cũng là một hình thức “hi sinh” lợi nhuận để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Hoạt động đầu tư

+ Cơ cấu hoạt động đầu tư

Giá trị khoản đầu tư loại i

Giá trị đầu tư loại i = Tổng giá trị hoạt động đầu tư * 100%

Cơ cấu hoạt động đầu tư cho biết tỷ trọng các khoản mục đầu tư của NHTM. Nếu tỷ trọng đầu tư vào các loại tài sản có mức độ rủi ro cao thì mức độ an toàn các khoản đầu tư thấp nhưng khả năng tạo ra thu nhập cao và ngược lại.

+ Tỷ lệ DPRR/Giá trị đầu tư của từng khoản mục đầu tư


Giá trị đầu tư loại i

DPRR loại i * 100%

Tỷ lệ DPRR/ Giá

trị đầu tư loại i =

Tỷ lệ này cho biết mức độ rủi ro của khoản mục đầu tư mà NHTM đang nắm giữ. Nếu tỷ lệ thấp chứng tỏ chất lượng khoản đầu tư này cao, đảm bảo an toàn, khả năng sinh lời cho ngân hàng và ngược lại

+ Chất lượng tín dụng của chứng khoán nợ của các tổ chức kinh tế

ngân hàng nắm giữ.

Tỷ lệ chứng khoán nợ nhóm i

Giá trị chứng khoán nợ nhóm i

= Tổng giá trị chứng khoán nợ các nhóm * 100%

Tỷ lệ chứng khoán nợ thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư của ngân hàng càng thấp. Tỷ lệ chứng khoán nợ thuộc các nhóm nợ có độ rủi ro tăng dần cao chứng tỏ mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư của ngân hàng cao.

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh an toàn thanh khoản của NHTM

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ an toàn thanh khoản của NHTM căn cứ vào thông lệ quốc tế hoặc quy định của NHTW nước sở tại. Nếu các chỉ số thanh khoản nằm trong giới hạn theo quy định của NHTW nước sở tại thì NHTM đó có thể được đánh giá là an toàn và ngược lại.


- Khả năng đáp ứng yêu cầu thanh khoản của NHTW

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHTW các nước đưa ra tỷ lệ bảo đảm thanh khoản và buộc các NHTM phải thực hiện. Chẳng hạn, ở Việt Nam, theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT – NHNN, NHNN Việt Nam quy định hàng ngày, các TCTD phải lập bảng dòng tiền vào, dòng tiền ra vào thời điểm cuối ngày làm việc; tỷ lệ dự trữ thanh khoản đối với từng loại hình TCTD; tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với từng loại hình TCTD. Đồng thời, NHNN cũng đưa ra các chế tài xử phạt khi TCTD không thực hiện đúng quy định. Như vậy, khi xem xét khả năng thanh khoản của một NHTM, cần phải xem xét mức độ chấp hành các yêu cầu về thanh khoản theo quy định của NHTW nước sở tại.

- Chỉ số trạng thái ngân quỹ


Chỉ số trạng = thái ngân quỹ

Tiền mặt+Tiền gửi KKH tại TCTD khác+TG thanh toán tại NHTW

Tổng tài sản * 100%

Tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác và tại NHTW là các loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi trả của ngân hàng. Nếu chỉ số này quá cao chứng tỏ lượng tài sản không sinh lời và khả năng sinh lời của ngân hàng thấp dẫn tới đảm bảo thanh khoản nhưng giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu chỉ số này quá thấp thì khả năng sinh lời cao nhưng không đảm bảo an toàn thanh khoản.

- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản


Tỷ lệ dự trữ thanh khoản =

Tài sản có tính thanh khoản cao

Tổng nợ phải trả * 100%

Tài sản có tính thanh khoản cao gồm: tiền mặt, vàng, tiền gửi tại NHTW, các loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch của NHTW, tiền gửi thanh toán tại các TCTD trong và ngoài nước, các loại chứng khoán nợ do Chính phủ và NHTW các nước phát hành và bảo lãnh thanh toán. Đây là các tài sản có tính thanh khoản cao dự trữ để đáp ứng các nhu cầu chi trả khi đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. Nếu tỷ lệ này quá cao chứng tỏ lượng tài sản không sinh lời và khả năng sinh lời của ngân hàng thấp dẫn tới đảm bảo thanh khoản nhưng giảm


hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu tỷ lệ này quá thấp thì khả năng sinh lời cao nhưng không đảm bảo an toàn thanh khoản. Ở Việt Nam, theo quy định của Thông tư 36/2014/TT – NHNN, tỷ lệ dự trữ thanh khoản của các NHTM tối thiểu là 10%.

- Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn : Khi nguồn vốn dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngân hàng, các NHTM có thể sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ NHTM khả năng cân đối nguồn vốn của ngân hàng thấp, ngân hàng sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, khi đến hạn thanh toán cho khách hàng gửi tiền, ngân hàng có thể không có nguồn trả, dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Ở Việt Nam, tỷ lệ này được NHNN quy định trong từng thời kỳ. Ví dụ, từ năm 2019, các NHTM phải đảm bảo tỷ lệ này tối đa là 40%

- Tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi

Chỉ tiêu này được NHTW nhiều nước sử dụng để đánh giá năng lực hoàn trả của NHTM đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo với chi phí quá đắt cũng như điều kiện quá khắt khe

Dư nợ cho vay

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (LDR) =

Tổng tiền gửi * 100%

Tỷ lệ này cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng để phục vụ cho hoạt động cho vay, đầu tư của mình. Nếu tỷ lệ này quá thấp thể hiện vốn huy động của ngân hàng tồn tại nhiều ở dạng tài sản có không sinh lời hoặc khả năng sinh lời thấp. Điều đó giúp khả năng thanh khoản của ngân hàng cao nhưng hiệu quả hoạt động thấp. Ngược lại, nếu tỷ lệ này quá cao tức là tỷ lệ cho vay, đầu tư của ngân hàng cao. Điều này có thể đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc đáp ứng thanh khoản với khách hàng gửi tiền

Bảng 1.1: Tỷ lệ LDR theo quy định tại một số nước

Đơn vị tính : %


Nước

Indonesia

Hàn Quốc

Trung Quốc

Philipines

Quata

Bahrain

Việt Nam

LDR

75 – 102

100

75

75

95

75

80 - 90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 7

Nguồn:[73]


1.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xét trên phương diện xã hội

- Tỷ trọng dư nợ của NHTM so với toàn ngành


Dư nợ của NHTM năm N

Dư nợ toàn ngành ngân hàng năm N * 100%

Tỷ trọng dư nợ của NHTM = trong toàn ngành NH

Tín dụng ngân hàng giúp các chủ thể trong nền kinh tế có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng dư nợ của NHTM trong toàn ngành ngân hàng cho biết mức độ đóng góp của ngân hàng vào sự tăng trưởng kinh tế. Nếu tỷ trọng càng lớn chứng tỏ mức độ đóng góp của NHTM này nhiều và ngược lại.

- Mức độ đóng góp vào việc giảm tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt Tại các nước đang phát triển, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thanh toán của nền kinh tế. Với những nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt, số lượng máy POS, máy ATM,… là sự đóng góp của NHTM đó vào cơ sở hạ tầng của thanh toán không dùng tiền mặt của

toàn xã hội.

- Mức độ đóng góp vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp

NHTM là doanh nghiệp cần nhiều lao động để vận hành. Do vậy, số lượng nhân viên ngân hàng là một trong những yếu tố để đóng góp trực tiếp vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội. Ngoài ra, NHTM cho vay đối với các doanh nghiệp để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra việc làm, từ đó có thể đánh giá là sự đóng góp gián tiếp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội.

1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.2.5.1. Nhân tố khách quan

NHTM được xem như mạch máu trong nền kinh tế, hoạt động của NHTM liên quan tới mọi đối tượng, thành phần trong nền kinh tế. Do vậy, hoạt động của NHTM chịu sự ảnh hưởng ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nhân tố khách quan như: môi trường chính trị - xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp


luật, tập quán tiêu dùng, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh từ phía các đối thủ trong thị trường ngân hàng và từ phía khách hàng.

* Về môi trường chính trị xã hội

Trong điều kiện toàn cầu hóa, hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị xã hội của quốc gia đó mà còn chịu ảnh hưởng từ tình hình chính trị của quốc tế.

Môi trường chính trị xã hội ổn định, khi dân cư có niềm tin vào giá trị đồng tiền và việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, họ sẽ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng để an toàn và sinh lời. Khi đó, hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn. Phát triển hoạt động huy động vốn cũng là cơ sở cho ngân hàng mở rộng các dịch vụ hiện đại khác như: thanh toán qua tài khoản, internet banking, mobile banking,…

Ngoài ra, môi trường chính trị xã hội ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Môi trường ổn định giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thu nhập của người lao động nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng, thúc đẩy thị trường hàng hóa phát triển. Từ đó, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Đồng thời, gia tăng các dịch vụ khác của ngân hàng như : dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn,… Ngược lại, nếu môi trường chính trị bất ổn, hoạt động của doanh nghiệp không khả quan, thu nhập của người lao động giảm, tiêu dùng giảm, hàng hóa tiêu thụ chậm, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, chất lượng tín dụng cũng như khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đều sụt giảm. Cùng với đó, hoạt động của doanh nghiệp bị thu hẹp thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ phi tín dụng cũng thu hẹp. Như vậy, môi trường chính trị xã hội ổn định là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và ngược lại.

* Về môi trường pháp lý

Bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Môi trường pháp lý minh bạch, chặt chẽ, rõ ràng là nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng hoạt động có hiệu quả.

NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên so với các doanh nghiệp thông thường, NHTM chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía NHTW, Bộ, ngành về


các yếu tố như: cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu tổ chức,… Ngoài ra, Nhà nước luôn có sự kiểm soát hoạt động của ngân hàng cả về pháp luật và chính sách trên theo tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM như: các quy định về đảm bảo thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn, các quy định trong hoạt động tiền gửi, cho vay, thanh toán… Do vậy, môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, ít thay đổi là cơ sở để NHTM chủ động xây dựng chiến lược và thực thi hoạt động kinh doanh của mình nhằm đạt được hiệu quả đã đề ra.

Đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng, môi trường pháp luật đồng bộ, ổn định là cơ sở vững chắc để họ tiếp tục và mở rộng đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, tạo cơ hội cho việc mở rộng tín dụng cũng như phát triển các dịch vụ khác của NHTM, từ đó, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và ngược lại.

* Về môi trường kinh tế

NHTM với vai trò là trung gian tài chính trong nền kinh tế do đó bất cứ sự biến động nào của nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động của NHTM.

Sức khỏe của nền kinh tế là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập của dân cư tăng thì kích thích tiêu dùng và tiết kiệm. Dân cư sử dụng nhiều hàng hóa dịch vụ sẽ kích thích hoạt động của các doanh nghiệp, khoản tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm giúp hoạt động huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng. Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa tốt có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất đồng thời có nguồn thu để hoàn trả gốc và lãi đúng hạn, tăng chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Số lượng mua bán giao dịch của dân cư và doanh nghiệp nhiều thì số lượng các món thanh toán qua ngân hàng tăng. Do vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế, thu nhập của dân cư sụt giảm, hạn chế tiêu dùng và tiết kiệm. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Dân cư sử dụng hàng hóa dịch vụ ít dẫn đến hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao, nguồn thu của doanh nghiệp sụt giảm có thể dẫn tới việc hoàn trả nợ cho ngân hàng không đúng hạn, chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm, chi phí dự phòng rủi ro tăng cao. Cùng với đó, số lượng giao dịch mua bán của dân


cư và doanh nghiệp ít thì số lượng các món thanh toán qua ngân hàng giảm. Do vậy, khi nền kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Thêm vào đó, môi trường kinh tế còn được hiểu là mức độ phát triển của thị trường tài chính. Sự phát triển của thị trường tài chính là điều kiện quan trọng giúp NHTM thực hiện nghiệp vụ linh hoạt, kịp thời trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính, từ đó, đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, khi thị trường tài chính phát triển, các NHTM có thể cung cấp cũng như ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh. Từ đó đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đồng thời, có thể linh hoạt hơn điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn và tăng thu nhập của ngân hàng thông qua các công cụ phái sinh mà NHTM cung cấp và sử dụng.

Ngoài ra, môi trường kinh tế còn là chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong từng thời kỳ. Chính sách kinh tế vĩ mô thể hiện quan điểm điều hành nền kinh tế nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống NHTM. Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, với việc điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt, bằng các công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp, NHTW điều tiết giảm khối lượng tiền cung ứng qua đó, làm giảm khả năng cấp tín dụng của NHTM cho nền kinh tế. Khi đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHTM bị suy giảm, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM giảm và ngược lại.

* Tập quán xã hội

Với đặc điểm đối tượng khách hàng đa dạng phong phú, hoạt động ngân hàng mang tính xã hội hóa cao, hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng rất lớn từ tập quán xã hội tại quốc gia, khu vực đó. Tại các nền kinh tế phát triển, dân cư có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng như: thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, vay tiêu dùng… nên thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cao, từ đó tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, dịch vụ ngân hàng còn đang khá “lạ lẫm” với số lượng lớn dân cư. Thói quen sử dụng tiền mặt; tích trữ tiền mặt, vàng; chỉ mua sắm khi có đủ tiền đã “ăn sâu” vào tiềm thức của người dân. Tập quán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023