Lý Luận Cơ Bản Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó phân tích, luận giải ý nghĩa của nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; Bổ sung và hoàn thiện tiêu chí đánh giá, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, giúp các nhà nghiên cứu, giảng dạy, nhà quản lý và người quan tâm có cái nhìn tổng quan, hệ thống về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó, luận án đúc kết được những bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho MB trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại một số NHTM trong nước và nước ngoài.

Luận án đã nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh theo khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn tại MB giai đoạn 2011 – 2017. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân của kết quả cũng như tồn tại trong hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Kết hợp với bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại một số NHTM trong và ngoài nước, luận án đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB trong thời gian tới.

7. Đóng góp mới của luận án

* Về mặt lý luận

Luận án đã hệ thống, bổ sung và luận giải chi tiết các vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM:

- Khái niệm, nội dung hiệu quả hoạt động kinh doanh trên giác độ của NHTM về khả năng sinh lời, an toàn và trên giác độ xã hội về sự đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

- Hệ thống và bổ sung chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trên giác độ đảm bảo an toàn theo các chỉ tiêu: an toàn tài chính (an toàn vốn, an toàn trong hoạt động tín dụng và đầu tư); đảm bảo thanh khoản và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

trên giác độ xã hội về sự đóng góp của ngân hàng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt.

- Phân tích sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư (cách mạng 4.0) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 4

* Về mặt thực tiễn:

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nước và quốc tế để rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho MB như: phát hành cổ phiếu cho các ngân hàng nước ngoài để gia tăng vốn chủ sở hữu và nhận được sự hỗ trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý; triển khai áp dụng Stress test trong quản trị rủi ro; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; sử dụng các phương thức truyền thông theo xu hướng hiện đại.

- Về phương pháp đánh giá thực trạng: NCS vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp ngiên cứu, luận án đã làm sáng tỏ được thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB giai đoạn 2011 - 2017 theo 3 nhóm: khả năng sinh lời, an toàn trong hoạt động và sự đóng góp vào các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra những đánh giá xác đáng về thực trạng nghiên cứu trên các mặt: kết quả đạt được, nguyên nhân tạo ra kết quả, một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Đề xuất giải pháp mới: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB và định hướng hoạt động trong thời gian tới, NCS đưa ra một số giải pháp mới cho ngân hàng:

+ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Basel theo từng giai đoạn; các phương thức để xử lý nợ xấu hiện tại ngân hàng; chuyển dịch cơ cấu cho vay phù hợp với đặc điểm và điều kiện của MB

+ Nhóm giải pháp đối với các hoạt động phi tín dụng tại ngân hàng và các công ty con.

+ Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất

+ Nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu


Ngoài ra, luận án đề xuất một số các giải pháp hỗ trợ: về sản phẩm dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng, phương thức phân phối, công nghệ ngân hàng và chất lượng nguồn nhân lực.

8. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 3 chương.

Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.


CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam “Hoạt động kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình nhằm mục tiêu sinh lời” [108]. Theo Từ điển Collins, hoạt động kinh doanh là những hành vi liên quan đến sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục tiêu sinh lời [81]

Như vậy, hoạt động kinh doanh được hiểu là: Hoạt động kinh doanh là những hoạt động thường xuyên, liên tục, có chủ đích do chủ thể thực hiện nhằm mục tiêu sinh lời.

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong tlinhx vực tiền tệ, tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân.

Vì là một loại hình doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu của mình, NHTM phải tiến hành các hoạt động kinh doanh. Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu, hoạt động ngân hàng là hoạt động nhận tiền gửi hoặc các quỹ có thể hoàn trả được từ công chúng, cho vay và cung ứng các dịch vụ tài chính khác [89]; Tại Việt Nam, theo luật các TCTD năm 2010, “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi; cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” [61].

Như vậy, hoạt động ngân hàng bao gồm các hoạt động liên quan đến huy động vốn, cho vay và cung ứng các dịch vụ khác cho nền kinh tế.

Từ các khái niệm về hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại, theo NCS: Hoạt động kinh doanh của NHTM là những hoạt động có chủ đích được


NHTM cung ứng ra thị trường đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng với mục tiêu sinh lời.

1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

* Thứ nhất, tiền tệ là đối tượng và phương tiện kinh doanh của ngân hàng

Với vai trò “đi vay để cho vay”, NHTM huy động vốn từ người có tiền nhàn rỗi, sử dụng nguồn tiền huy động được để cho vay đối với những người thiếu vốn và có thu nhập thông qua mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

* Thứ hai, đối tượng khách hàng của ngân hàng đa dạng và phong phú

Hoạt động ngân hàng mang tính xã hội hóa cao, liên quan mật thiết tới mọi lĩnh vực, mọi vùng miền và mọi thành phần trong nền kinh tế. Đặc tính này đòi hỏi các NHTM phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi tầng lớp, chủ thể, lĩnh vực trong nền kinh tế. Thêm vào đó, đối tượng khách hàng của ngân hàng thuộc nhiều trình độ khác nhau nên đội ngũ nhân viên ngân hàng phải làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch. Làm tốt điều này, ngân hàng mới có thể “giữ chân” khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, gia tăng thị phần. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho NHTM.

* Thứ ba, hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro

Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro môi trường chính trị - xã hội,… Điểm khác biệt rủi ro trong ngân hàng so với các doanh nghiệp thông thường là rủi ro ngân hàng mang tính hệ thống, gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với một ngân hàng mà có thể lan truyền nhanh ra toàn ngành ngân hàng và nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới, do đó hoạt động ngân hàng là hoạt động chấp nhận và quản lý rủi ro. Mỗi NHTM xác định khẩu vị rủi ro của mình, đồng thời có các công cụ để phòng ngừa, hạn chế cũng như ứng phó khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng nào quản lý rủi ro càng tốt thì nâng cao được hiệu quả hoạt động của mình.


* Thứ tư, hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng dây chuyền và chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng

Hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng dây chuyền là do NHTM là trung gian tài chính trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan chặt chẽ tới tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các cá nhân thông qua huy động vốn, cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, một thông tin thất thiệt hoàn toàn có thể gây nên “cơn địa chấn” lớn, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của NHTM. Thêm vào đó, các NHTM có mối liên hệ đối tác trong quá trình hoạt động kinh doanh nên việc một NHTM gặp khó khăn và có nguy cơ đổ vỡ sẽ có tác động tiêu cực tới các NHTM khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tài chính, NHTW các nước đều có sự giám sát chặt chẽ đối với thị trường ngân hàng và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro.

* Thứ năm, hoạt động của NHTM chịu sự chi phối của các yếu tố trong nước và quốc tế.

Điều này là do hoạt động ngân hàng liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn liên quan tới nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại nên hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự chi phối của môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, các thông lệ quốc tế.

* Thứ sáu, hoạt động ngân hàng phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý của khách hàng

Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh dựa trên niềm tin của khách hàng. NHTM sử dụng nguồn vốn đi vay từ người gửi tiền để cho vay với người thiếu tiền. Do vậy, nếu người gửi tiền mất niềm tin vào ngân hàng, ồ ạt đến rút tiền thì bất cứ NHTM nào cũng đứng trước bờ vực phá sản. Do vậy, NHTM chỉ hoạt động kinh doanh được khi tạo được niềm tin trong công chúng.

1.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, điều kiện tiên quyết với tất cả các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là phải có nguồn vốn. Nói cách


khác, nguồn vốn là tiền đề để doanh nghiệp tổ chức, thiết kế mọi hoạt động kinh doanh sinh lời. NHTM là doanh nghiệp đặc biệt, vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (khoảng 10%) trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, huy động vốn là cơ sở để NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh. Để huy động vốn từ nền kinh tế, các NHTM thường sử dụng các nghiệp vụ sau:

- Nhận tiền gửi:

Đây là hình thức huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế thông qua các sản phẩm tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch của khách hàng.

+ Tiền gửi giao dịch: là loại tiền gửi với mục đích chủ yếu để thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

+ Tiền gửi phi giao dịch là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích chủ yếu là an toàn, tích lũy và hưởng lợi nên đây chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, cá nhân.

- Phát hành GTCG:

Phát hành GTCG là hình thức huy động vốn không thường xuyên của các NHTM thông qua việc phát hành các công cụ nợ tại NHTM.

- Nguồn vốn đi vay của các TCTD khác và NHTW

+ Vay các TCTD khác: NHTM có lúc tạm thời thừa vốn, thiếu vốn, nên giữa các ngân hàng sẽ phát sinh quan hệ vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng tạm thời dư thừa vốn có thể cho các ngân hàng khác vay để kiếm lãi, ngược lại thiếu hụt vốn có thể đi vay để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách.

+ Vay của NHTW: NHTW đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Khi cần thiết, NHTM có thể vay vốn tại NHTW.

Bên cạnh các nguồn vốn trên, trong quá trình hoạt động, các NHTM còn có thể huy động vốn từ các nguồn khác như: vốn trong thanh toán, vốn ủy thác…

1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại

- Hoạt động ngân quỹ:

Nghiệp vụ này đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên cho ngân hàng nhưng không mang lại thu nhập hoặc thu nhập thấp cho ngân hàng. Ngân


quỹ của ngân hàng tồn tại ở các dạng như: tiền mặt trong két, tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác và tiền gửi tại NHTW.

- Hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng của NHTM là việc thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng để khách hàng sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền với mục đích nhất định, trong một khoảng thời gian xác định, dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.

Hoạt động cấp tín dụng của NHTM gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu GTCG, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính. Trong đó:

+ Cho vay: Đây là hình thức cấp tín dụng chủ yếu của NHTM cho nền kinh tế, mà theo đó, có sự chuyển giao giá trị tạm thời giữa NHTM và khách hàng để sử dụng cho một mục đích xác định, sau đó hoàn trả tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.

+ Bao thanh toán: bản chất bao thanh toán là nghiệp vụ ngân hàng ứng trước tiền hàng hóa dịch vụ cho người bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả.

+ Bảo lãnh: Trong các hợp đồng kinh tế, các bên tham gia luôn lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng, đòi hỏi phải có sự đảm bảo của bên thứ ba (NHTM) cam kết bồi thường cho bên bị thiệt hại do bên đối tác gây ra. Bảo lãnh ngân hàng là việc NHTM phát hành thư bảo lãnh gửi bên nhận bảo lãnh trong đó cam kết bồi thường thay cho bên được bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh. Khi đó, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và thực hiện hoàn trả cho NHTM theo thỏa thuận.

+ Chiết khấu, tái chiết khấu GTCG

Chiết khấu GTCG là hình thức NHTM mua các công cụ chuyển nhượng và GTCG còn hiệu lực của khách hàng. Tái chiết khấu GTCG là việc NHTM mua lại GTCG chưa đến hạn thanh toán và đã được chiết khấu theo phương thức mua hẳn của khách hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023