Một Số Giải Pháp Nhằm Năng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Thuốc Tân Dược Và Nguyên Liệu Sản Xuất Thuốc Tân Dược Của Công Ty Cổ Phần

III. Một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược của Công ty cổ phần nhập khẩu y tế Việt Nam‌

1. Kiến nghị với cơ quan chức năng

“Nhà nước quản lý thống nhất nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật”7. Kế hoạch, chính sách, phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp…nếu không nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các chủ thể trong nền kinh tế.

Để làm tốt hơn những chức năng kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và với kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, Nhà nước và cụ thể là các bộ phận, chức năng của Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện các chế độ chính sách để thúc đẩy hoạt động ngoại thương, đem lại hiệu quả cao hơn cho toàn bộ nền kinh tế.

Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có một chính sách thương mại quốc tế phù hợp. Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống chính sách của Nhà nước, nó phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, nó ảnh hưởng đến qúa trình tái sản xuất xã hội và sự tham gia của nền kinh tế quốc dân và quá trình phân công lao động quốc tế.

Chính sách thương mại quốc tế cuả Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị kinh doanh tham gia vào phân công lao động quốc tế, mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt mục tiêu yêu cầu kinh tế, chính trị xã hội trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

Chính sách thương mại quốc tế có quan hệ mật thiết với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, là công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách đối ngoại mở mang quan hệ hợp tác hữu nghị với các Nhà nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời nó tạo điều kiện cho các tổi chức kinh tế tiếp cận với thị trường nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động thương mại quốc tế.


7 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tr 3

1.1. Hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu đối với dược phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong nhiều năm qua, nhà nước đã không ngừng bổ sung, sửa đổi chính sách thương mại quốc tế nói chung và các biểu thuế xuất nhập khẩu nói riêng nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế nhanh chóng hội nhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới.

Cũng giống như nhiều biểu thuế khác, biểu thuế nhập khẩu đối với dược phẩm cũng được sửa đổi theo hướng đơn giản và phù hợp hơn với hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên biểu thuế suất đối với dược phẩm còn chưa chi tiết, cụ thể, việc áp mã và trị giá tính thuế còn chưa hợp lý. Do tình hình thị trường có nhiều biến động, Nhà nước luôn thay đổi biểu thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nói chung và dược phẩm nói riêng vì vậy gây khó khăn rất lớn trong việc định giá và xây dựng kế hoạch nhập khẩu ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - 11

Vì vậy thuế suất nói chung phải ổn định trong thời gian dài, nếu thay đổi cần phải thông trước một khoảng thời gian nhất định để doanh nghiệp có thời gian xây dựng phương án. Trong thời gian tới, khi tiến hành thay đổi biểu thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng, Nhà nước nên thông báo trước để doanh nghiệp chủ động đón nhận sự thay đổi này.

1.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường mới

Hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược cũng như doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như VIMEDIMEX, việc tiếp cận các thị trường mới là điều hết sức khó khăn. Đẩy mạn công tác tư vấn các thị trường mới được xem như kiến nghị đối với Tổng công ty Dược Việt Nam

Dược phẩm là một hàng hóa có tính đặc thù cao. Sử dụng thuốc phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người tiêu dung và gây ra những hậu quả khác nhau. Việc tìm kiếm nguồn hàng có giá cạnh tranh, chất lượng lại đảm bảo là điều trăn trở của VIMEDIMEX trong nhiều năm trở lại đây. Như đã phân tích trong phần thực trạng về thị trường nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân

dược của công ty, trong nhiều năm trở lại đây, công ty vẫn chỉ làm ăn với một nhóm các thị trường Châu Á truyền thống nhưng những thị trường này đang bộc lộ những rủi ro và hạn chế nhất định. Thị trường dược phẩm Châu Á đang được đánh giá là phát triển ngày càng mạnh mẽ, giá nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dược phong phú đã tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả nhất định cho các thị trường này. Tuy nhiên trong các năm qua, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì thị trường này luôn tiềm ẩn những nguy cơ biến động về giá đồng thời chất lượng không hiệu quả là phổ biến. Hàng năm, số lượng tân dược nhập khẩu từ các thị trường này bị đình chỉ nhập khẩu và lưu hành là rất cao. Sự biến động của những thị trường này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do vậy, để cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào tìm được thị trường ổn định và giá cả cạnh tranh sẽ thắng thế. Tuy nhiên việc tìm kiếm những thị trường này không hề đơn giản với doanh nghiệp. VIMEDIMEX và nhiều doanh nghiệp khác đểu gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin về các thị trường nhập khẩu. Hơn nữa, kinh phí để tiếp cận thị trường này thì không hề nhỏ nhất là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ như VIMEDIMEX.

Tổng công ty dược Việt Nam có một vai trò rất lớn trong ngành dược hiện nay. Có thể xem đây như người anh cả của thị trường dược. Là một tổng công ty nhà nước, trực thuộc Bộ Y tế, Tổng công ty dược Việt Nam có chức năng chỉ đạo đối với các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm khác. Với thế và lực của một tổng công ty nhà nước, là người anh cả trên thị trường, tổng công ty dược Việt Nam bên cạnh những thành công đạt được thì còn có những thiếu sót đối với ngành. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất tân dược trực thuộc tổng công ty đang mong chờ nhiều sự hỗ trợ từ phía Tổng công ty nhất là về việc tiếp cận thị trường nhập khẩu mới. Để hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty, tổng công ty dược Việt Nam cần chú trọng các vấn đề như sau:

- Tổ chức các hội nghị, các buổi tọa đàm giữa các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu dược phẩm trong nước để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm về các thị trường tiềm năng đồng thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cũng như thảo luận một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu cho các doanh nghiệp.

- Tích cực tổ chức các triển lãm dược phẩm để doanh nghiệp trong nước có thêm cơ hội tiếp cận với thị trường mới.

- Phối hợp cùng với Bộ công thương, các đại sứ quán, cơ quan lãnh sự ở nước ngoài để có thêm thông tin cung cấp cho doanh nghiệp.

Sự quan tâm của Bộ Y tế, của Tổng công ty dược Việt Nam sẽ tạo cơ hội, động lực để VIMEDIMEX và các đơn vị khác trực thuộc tổng công ty kinh doanh nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược có hiệu quả.

1.3. Đơn giản thủ tục đăng ký tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược nhập khẩu

Trong bối cản hiện nay, thủ tục hành chính rườm rà, gây khó dễ cho các doanh nghiệp được xem là khá phổ biến. Việc đơn giản thủ tục là điều cần thiết, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực nói chung và đơn giản thủ tục đăng ký lưu hành tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược nói riêng. Đây được xem là kiến nghị với Cục quản lý dược.

Cục Quản lý dược là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược và mỹ phẩm trong phạm vi cả nước. Hiện nay, dược phẩm nhập khẩu nói chung, tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược nhập khẩu nói riêng, sau khi nhập khẩu về Việt Nam, muốn lưu hành trên thị trường nội địa thì doanh nghiệp khập khẩu phải tiến hành đăng ký lưu hàng thuốc.

Để đăng ký lưu hành tân dược và nguyên liệu nhập khẩu tại Việt Nam cần phải trải qua 3 bước chính:

- Hồ sơ đăng ký về Cục quản lý dược

- Cục quản lý dược tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tổ chức hội đồng xét duyệt thuốc và ban hành danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký.

- Trả cho đơn vị thông báo, quyết định ban hàng số đăng ký tại nơi tiếp nhận.

Thời hạn thẩm định hồ sơ là 20 ngày và phí thẩm định là 1.500.000 VNĐ. Thời gian dài và phí cao, hồ sơ đăng lý lại rườm ra là một trong những khó khăn đối với doanh nghiệp. Nhiều trường hợp thuốc nhập về để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường trong nước nhưng do thủ tục đăng ký rườm rà và chờ đợi lâu đã để mất cơ hội kinh doanh. Cục quản lý dược nên thực hiện đơn giản hóa và rút ngắn thời gian đăng ký để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tiến hành kinh doanh hiệu quả hơn.

1.4. Thực hiện minh bạch và công khai các quy định pháp luật trong quản lý nhập khẩu dược phẩm

Xuất phát từ đặc điểm của dược phẩm, đó là mặt hàng đặc biệt. Sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng nên việc quản lý nhập khẩu dược phẩm là cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc có chất lượng, an toàn và hợp lý. Vấn đề đặt ra là phải công khai, minh bạch hóa các chính sách quản lý đối với dược phẩm nhập khẩu sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Mục tiêu của minh bạch và công khai các quy định pháp luật trong quản lý nhập khẩu dược phẩm là để đảm bảo mọi doanh nghiệp, cá nhân và người tiêu dùng nắm bắt được chính sách để thuận tiện cho việc triển khai các quy định. Để công khai minh bạch các quy định vần thực hiện những giải pháp sau:

- Xác định rõ những tiêu chí, yêu cầu trong các văn bản quy định về việc cấp phép nhập khẩu dược phẩm

- Xây dựng và công bố các quy chế làm việc của các hội đồng, tổ chức thẩm định của Cục quản lý dược.

- Định kỳ rà soát, bổ sung, sửa đổi nếu cần các văn bản pháp lý về quản lý dược phẩm.

- Cập nhập thường xuyên và kịp thời các chính sách, quy định có liên quan đến nhập khẩu dược phẩm trước khi thực hiện.

2. Giải pháp vi mô

2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa các nhà cung cấp trong nước và quốc tế

Có thể nói công tác nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ tương đối quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, đặc biệt là với hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. Chính vì vậy công ty cần nâng cao công tác này nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như kịp thời ứng phó với những diễn biến của tình hình thị trường trong nước và thế giới để đưa ra những giải pháp hợp lý.

Cũng như nhiều doanh nghiệp mới cổ phần khác, hoạt động nghiên cứu thị trường còn chưa được công ty chú trọng đúng mức bởi hầu hết các đơn đặt hàng tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược của công ty là những đơn hàng truyền thống nên nhiều khi khâu nghiên cứu thị trường chưa được triển khai. Hiện nay công ty chưa có phòng ban chức năng riêng cho công tác nghiên cứu thị trường mà công việc này được đưa về từng bộ phận kinh doanh trong công ty nên hoạt động chưa mang tính hệ thống mà chỉ mang tính chất cá nhân, chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Do đó công ty cần lập một phòng marketing nhằm thu thập, phân tích và xử lý thông tin để tiến hành tổ chức nghiên cứu thị trường. Phòng này có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xác định chiến lược phát triển qua đó để xác định nhu cầu về thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược của tập hợp khách hàng.

- Nghiên cứu nhu cầu của thị trường từ đó định hướng tạo nguồn cung ứng cho thị trường, tránh tồn kho hàng hóa và ứ đọng vốn trong quá trình kinh doanh.

- Dự đoán xu thế biến động của tỷ giá, tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng của chúng đến giá cả thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược.

- Xác định khả năng hiện tại của đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm năng để từ đó xem xét hành động của đối thủ để vạch ra chiến lược đúng đắn cho mặt hàng mà công ty cung cấp.

- Dự báo các biến động của môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… tác động đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược nói riêng của công ty.

Nghiên cứu thị trường không chỉ là nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng trong nước về tân dược và nguyên liệu sản xuất tân dược mà còn là nghiên cứu để lựa chọn ra các nhà cung cấp tân dược và nguyên liệu tân dược đảm bảo cung cấp hàng đầy đủ và chi phí thấp nhất. Như đã trình bày ở phần cơ cấu thị trường nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược, Vimedimex đang tập trung vào thị trường nhà cung cấp ở khu vực Châu Á. Lý do đơn giản vì khu vực này có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và giá nhân công tương đối rẻ nên nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược từ các thị trường này giá cả tương đối cạnh tranh hay nói một cách khác là giá cả hợp lý. Tuy nhiên nhóm thị trường này có một hạn chế đó là giá cả thường xuyên biến động, tăng giảm khó kiểm soát nên nhiều khi khó có thể dự đoán và gây tổn thất cho công ty. Hơn cả tân dược từ các nhóm thị trường này thường bị làm giả nên đó cũng là điều cần lưu ý.

Trong thời gian tới, cùng với việc nghiên cứu nhu cầu trong nước, công ty nên tập trung nghiên cứu mở rộng thêm thị trường nhà cung cấp tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành dược, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu dược nên nghiên cứu hơn nữa thị trường EU, đặc biệt là Pháp và Thụy Sỹ. Ưu điểm nổi trội của thị trường này là chất lượng thuốc ổn định, ít bị làm giả, tuy giá thành cao hơn so với thuốc nội nhưng nếu so sánh với các loại thuốc có xuất xứ từ Ấn Độ, Hàn Quốc… thì giá thuốc của Pháp hợp lý hơn do tỉ lệ chênh lệch giữa giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ không có sự chênh lệch cao.

Có thể nói rằng, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất lớn cho công ty vào thời điểm này khi mà trên thị trường xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký, đó không chỉ là những đối thủ trong nước mà còn cả đối thủ nước ngoài khi trong thời gian tới họ được phép xuất nhập khẩu mặt hàng này. Công ty nên đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng trong nước để xác định nhập khẩu bao nhiêu để mang lại lợi nhuận cao nhất. Đồng thời nghiên cứu và lựa chọn bạn hàng tốt nhất trên cơ sở phát huy những đối tác truyền thống và tìm kiếm những đối tác mới tiềm năng hơn.

2.2. Nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu


Đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, khâu đàm phán và ký kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện hợp đồng một cách nhanh chóng, đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả nhất.

Mỗi khi thực hiện một thương vụ, VIMEDIMEX đều đã cố gắng và đầu tư nhiều thời gian và công sức cho các cuộc đàm phán. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định về thế và lực của công ty trên thương trường quốc tế nên có những cản trở nhất định, nhiều khi gây thiệt hại cho công ty. Để nâng cao hiệu quả đàm phán và ký kết hợp đồng, công ty nên chú trọng các hoạt động dưới đây.

* Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho công tác đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu

Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng cho những quyết định mang tính chiến lược. Nó quyết định trực tiếp tới thành công hay thất bại của công tác đàm phán và ký kết hợp đồng. Riêng đối với hoạt động nhập khẩu, thông tin cung cấp chính xác giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn đối tác tốt nhất đặc biệt với mặt hàng tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược đòi hỏi khắt khe về mặt chất lượng. Công ty có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022