Các Phương Pháp Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh:

thiệt hại lớn về kinh tế ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú khác, đồng thời gây tác động xấu đến hình ảnh của ngành du lịch quốc gia nói chung.

Môi trường chính trị ảnh hưởng tuy không lớn tới hoạt động du lịch như môi trường luật pháp song nó lại tác động trực tiếp tới cung cầu trên thị trường du lịch, tới tổng lượng khách đi và đến của một quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến lượng khách quốc tế đến lưu trú tại các khách sạn. Khách du lịch quốc tế ngoài lý do thăm quan thắng cảnh văn hóa, thiên nhiên của nước du lịch, họ cùng cần được đảm bảo an toàn về tính mạng. Sự ổn định về chính trị ảnh hưởng rất lớn đến quyết định du lịch của khách du lịch. Sự ổn định chính trị được thể hiện ở chỗ: thể chế, quan điểm chính trị có được đa số nhân dân đồng tình hay không, Đảng cầm quyền có đủ uy tín lãnh đạo hay không, có xảy ra nội chiến hay đảo chính không...

Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách đầu tư ưu đãi, chính sách phát triển sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực nhất định.

Sự phát triển nền sản xuất xã hội, nền kinh tế quốc gia là điều kiện để nâng cao thu nhập quốc dân, tạo ra nhiều điều kiện để phát triển du lịch - khách sạn. Nền sản xuất phát triển là điều kiện nâng cao cơ sở hạ tầng, cung cấp cho ngành du lịch - khách sạn những phương tiện, tiện nghi, trang thiết bị phục vụ và đầu tư ngày càng hiện đại. Thu nhập tăng là tiền đề để gia tăng chi tiêu trong lĩnh vực du lịch. Những điều này góp phần củng cố vị thế cạnh tranh của ngành du lịch nước ta trên thương trường quốc tế.

Môi trường văn hoá:

Văn hóa là những giá trị tinh thần của mỗi một dân tộc. Văn hóa xã hội ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc, là đặc trưng của mỗi dân tộc. Nó sẽ hình thành nếp nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách du lịch - đây cũng chính là nhân tố tác động lớn tới hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng và kinh doanh du lịch nói chung.

Khách đi du lịch nhằm mở rộng kiến thức, học hỏi các nét văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc đó. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nên xem những sự

kiện văn hóa – xã hội như các festival, hội nghị quốc tế, các cuộc thi sắc đẹp… là những cơ hội tốt để kinh doanh thu hút khách du lịch, đồng thời quảng bá hình ảnh Việt Nam với du khách quốc tế.

Về phía doanh nghiệp, môi trường văn hóa xã hội trong một chừng mực nhất định sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, mô hình quản lý, điều tiết kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới mục đích gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Cơ sở hạ tầng vật chất xã hội:

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước... là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch sử dụng các phương tiện cơ sở hạ tầng chung của xã hội như: mạng lưới giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… Với tình trạng kém chất lượng và lạc hậu về mạng lưới giao thông như hiện nay ở nước ta nói chung và ở Tp.HCM nói riêng (sửa chữa cầu đường hàng loạt, ngập lụt, kẹt xe), thì sự phát triển du lịch và kinh doanh khách sạn gặp không ít khó khăn. Một khi du khách không thể đến được điểm du lịch hoặc giao thông làm hạn chế lượng khách đến địa điểm du lịch thì khách sạn cũng thất thu. Về lâu dài, phát triển du lịch không đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng sẽ không thu hút được đầu tư cũng như khách du lịch.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn Queen Ann Tp.HCM - 4

1.3.2.2. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vi mô:

Các yếu tố nội tại Doanh nghiệp:

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố về nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, giá cả và sản phẩm.

- Nhân lực: Đối với sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc và làm hài lòng khách hàng đòi hỏi người làm dịch vụ phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng giao tiếp và phải được phân công công việc hợp lý, khoa học và được quản lý một cách chắc chắn. Do đó, hiệu quả hoạt động của khách sạn phụ thuộc vào kỹ năng, phẩm chất của những nhân viên phục vụ, đồng thời được quyết định bởi tài năng của những người lãnh đạo.

- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là yếu tố hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khách sạn, đó là yếu tố thể hiện chất

lượng dịch vụ và đóng vai trò cần thiết cho việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ. Cơ sở vật chất trong khách sạn bao gồm các khu vực phục vụ khách như buồng, nhà hàng, quầy bar, đại sảnh, hành lang... và trang thiết bị, tiện nghi, máy móc phục vụ cho việc lưu trú của khách, đồng thời là các đồ dùng trang trí tạo nên vẻ đẹp bên ngoài cho khách sạn. Sản phẩm dịch vụ không chỉ tốt về chất lượng bên trong mà còn phải đẹp về hình thức. Có 4 tiêu chí để đánh giá chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn là: sự tiện nghi, tính thẩm mỹ, sự an toàn và điều kiện vệ sinh. Bốn tiêu chí này thường đi kèm với nhau, nếu một khách sạn mà có sự tiện nghi và tính thẩm mỹ thấp thì thường dẫn đến một tình trạng là mức độ an toàn và điều kiện vệ sinh của nó không tốt. Kết cục là chất lượng dịch vụ bị đánh giá thấp. Do đó, điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

- Nguồn lực tài chính: Khả năng về tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế. Một khách sạn nếu có nguồn lực tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục ổn định, mà còn giúp cho khách sạn có khả năng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa chữa bổ sung các tiện nghi, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất phục vụ. Hơn nữa, khả năng tài chính dồi dào là cơ sở cho khách sạn thực hiện các chiến lược phát triển phù hợp với sứ mạng kinh doanh của mình. Có thể coi nguồn lực tài chính là nhân tố quyết định khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình kinh doanh việc xác định cơ cấu vốn, trình độ quản lý và sử dụng vốn là cần thiết vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

- Giá cả: Giá cả là nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó tác động đến doanh thu bán hàng, dịch vụ và tác động đến đầu vào là giá trị vốn nguyên liệu hàng hóa và chi phí để tạo ra sản phẩm dịch vụ.

Giá cả ngoại tệ là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, giá cả ngoại tệ tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng đến tiền tệ trong nước, do đó ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và dịch vụ, nguyên liệu v.v…

Để có thể đánh giá đúng thực chất hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh, cần phải loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố giá cả.

Ngoài ra, vấn đề cơ bản của kinh doanh khách sạn là giải quyết mâu thuẫn giữa giá cả và chất lượng. Như đã phân tích ở trên, tăng chất lượng mà không quan tâm đến chi phí thì chi phí sẽ tăng tăng giá khách không hài lòng mất khách hàng. Hoặc không tăng giá thì lợi nhuận của khách sạn sẽ giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Do đó, một khó khăn nữa của các nhà quản trị là giải bài toán giá cả sao cho duy trì tỷ lệ hợp lý giữa kết quả thu được và chi phí đã bỏ ra – chính là tỷ lệ phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thể hiện ở cả hai yếu tố, sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Sản phẩm hữu hình là những trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và các tiện nghị phục vụ cho quá trình lưu trú của khách, được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn riêng đối với từng hạng khách sạn. Sản phẩm vô hình là sự phục vụ cá nhân, không thể xác định cụ thể chất lượng phục vụ là như thế nào vì nó phụ thuộc vào sự cảm nhận chủ quan của khách hàng. Khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, họ sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm cùng loại. Do đó, việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Người cung ứng:

Nhà cung ứng tham gia vào việc sản xuất, tạo ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà cung ứng (công ty lữ hành, đơn vị cung cấp thực phẩm, thức uống và các vật dụng sinh hoạt trong khách sạn) do sức tiêu thụ mạnh (tùy thuộc quy mô của khách sạn). Nhưng các doanh nghiệp này cũng bị tạo ra những sức ép về giá cả, phương thức cung cấp và phương thức thanh toán từ phía các đối tượng cung cấp dịch vụ có liên quan, có nguy cơ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh. Vì thế, giải pháp hợp tác có lợi nhất là liên kết, liên minh chiến lược, hợp đồng cung ứng… nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

Khách hàng:

Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm của khách sạn. Các khách sạn phải đảm bảo lợi ích và tìm mọi cách để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Họ là người đem đến lợi nhuận cho khách sạn nhưng cũng có thể là người tạo ra sức ép và làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách sạn.

Đối thủ cạnh tranh:

Các doanh nghiệp đang hoạt động cùng ngành là những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thị trường có hạn, các doanh nghiệp tranh nhau giành lấy thị phần bằng nhiều biện pháp như: giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo, nâng cao chất lượng và tạo sự khác biệt trong sản phẩm… để tăng doanh thu và lợi nhuận. Trong quá trình phát triển, nếu các doanh nghiệp không quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược phát triển phù hợp, thì thị phần sẽ bị thu hút về phía các đối thủ đó, ảnh hưởng tới lợi ích và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn thường sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ.

Phương pháp chi tiết:

Đây là phương pháp mà việc phân tích chi tiết cần được thực hiện theo các nội dung cụ thể.

Thứ nhất, phân tích chi tiết theo các bộ phận cấu thành tổng thể để xác định cơ cấu: khách, kinh doanh, chi phí, lợi nhuận của khách sạn nhà hàng trong kỳ phân tích.

Thứ hai, phân tích chi tiết theo thời gian: hàng ngày, hàng tuần, hàng quý và hàng năm hoặc theo mùa vụ.

Thứ ba, phân tích chi tiết theo không gian: nhà hàng trong khách sạn, nhà hàng ở bên ngoài khách sạn, khách sạn ở điểm A? điểm B?.....


Phương pháp so sánh:

Yêu cầu của phương pháp này là:

Thứ nhất, phải xác định được số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh.

Thứ hai, so sánh theo thời gian và không gian. Khi so sánh theo thời gian cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Bảo đảm thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và được qui định thống nhất.

- Bảo đảm tính thống nhất về các phương pháp tính chỉ tiêu

- Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng, thời gian và

giá trị.

- Bảo đả m các điều kiện tương đồng tức là có thể so sánh được của các chỉ tiêu

phân tích.


Phương pháp loại trừ:

Đây là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

Phương pháp liên hệ:

Mọi kết quả kinh doanh của khách sạn đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận. Để lượng hóa các mối liên hệ đó trong phân tích kết quả kinh doanh còn sử dụng phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ như: liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến và liên hệ phi tuyến.

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Đề tài chỉ đề cập một số chỉ tiêu có thể áp dụng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Queen Ann Tp.HCM.


1.3.4.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp:

Chỉ tiêu nguồn khách của khách sạn.

Chỉ tiêu doanh thu:

Tổng doanh thu của khách sạn bao gồm tất cả các khoản tiền thu từ việc tiêu thụ sản phẩm của khách sạn trong kỳ phân tích.

TRKS = TR1 + TR2 + TR3


Trong đó:

TRKS : Tổng doanh thu của khách sạn trong kỳ phân tích TR1 : Doanh thu dịch vụ buồng

TR2 : Doanh thu dịch vụ ăn uống

TR3 : Doanh thu dịch vụ bổ sung


Chỉ tiêu lợi nhuận:


Lợi nhuận thuần là phần còn lại cho khách sạn sau khi trừ tất cả các khoản chi phí.

P= TR – TC


Trong đó:

P : Lợi nhuận thuần của khách sạn trong kỳ phân tích TR : Tổng doanh thu của khách sạn trong kỳ phân tích TC : Tổng chi phí của khách sạn trong kỳ phân tích

Chỉ tiêu kết quả:


Chỉ tiêu kết quả phản ánh việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh đã đạt được kết quả về mức doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp.

TR

H=

TC

Trong đó:

P

Hoặc: H=

TC


H : Chỉ tiêu kết quả

P : Lợi nhuận thuần của khách sạn trong kỳ phân tích TR : Tổng doanh thu của khách sạn trong kỳ phân tích TC : Tổng chi phí của khách sạn trong kỳ phân tích

Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận:

∑P


Trong đó:

KP = x 100%

∑TR


KP : Tỉ suất lợi nhuận

P : Lợi nhuận thuần của khách sạn trong kỳ phân tích TR : Doanh thu của khách sạn trong kỳ phân tích

Chỉ tiêu suất chi phí (Mp):

Suất chi phí là một chỉ tiêu tổng hợp làm căn cứ cho việc đánh giá, kết luận, thể hiện chi phí trên 100 đơn vị tiền tệ doanh thu.

Mp = Tổng chi phí /Tổng doanh thu x 100


1.3.4.2. Các chỉ tiêu bộ phận đánh giá hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả sử dụng lao động.

Hiệu quả sử dụng chi phí:


Chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết (bao gồm lao động sống và lao động vật hóa) phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh (ở đây không bao gồm giá trị nguyên liệu, hàng hóa) được biểu hiện bằng tiền.

H = TR

Hoặc: H= P

TC TC

Trong đó:


H : Hiệu quả sử dụng chi phí TR : Doanh thu trong kỳ

P : Lợi nhuận của khách sạn trong kỳ phân tích TC : Tổng chi phí của khách sạn trong kỳ phân tích

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:


Hiệu quả sử dụng đồng vốn cố định trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn được xác định bằng các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh với vốn cố định được sử dụng trong kỳ, bao gồm các chỉ tiêu sau:

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí