Chỉ Tiêu Phản Ánh An Toàn Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhtm


Nhóm 1: Chỉ tiêu phản ánh thu nhập của ngân hàng

Thu nhập (doanh thu) là một khoản tiền trong một kỳ kế toán mà NHTM nhận được khi thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng ra thị trường. Thu nhập là yếu tố đầu tiên cần phải xem xét khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi lẽ cũng như các doanh nghiệp thông thường, hoạt động sinh lời của NHTM để đáp ứng mục tiêu lấy thu bù chi và có lãi. Thu nhập tăng trưởng tốt là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập

Tốc độ tăng trưởng thu nhập

=Thu nhập năm N – Thu nhập năm N-1 Thu nhập năm N - 1


*100%


Tốc độ tăng trưởng thu nhập phản ánh thu nhập năm sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng thu nhập cao chứng tỏ các hoạt động tạo ra thu nhập của ngân hàng được mở rộng hoặc hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được hiệu quả hơn và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

- Cơ cấu thu nhập

Tỷ trọng thu nhập =

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 6

từ hoạt động i

Thu nhập từ hoạt động i

Tổng thu nhập *100%


Tỷ trọng này cho biết hoạt động i đóng góp tỷ lệ bao nhiêu vào tổng thu nhập. Tỷ trọng này cho biết hoạt động thế mạnh, đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng để từ đó ngân hàng xác định rõ ràng hơn chiến lược hoạt động, phát huy các lĩnh vực thế mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thu nhập của NHTM bao gồm: thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu nhập từ hoạt động đầu tư, thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng và đầu tư là các khoản thu nhập tiềm ẩn nhiều rủi ro, còn thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng tiềm ẩn ít rủi ro. Do vậy, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và an toàn thì tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng có xu hướng gia tăng.

- Tốc độ tăng trưởng từng loại thu nhập

Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ HĐ i

= Thu nhập từ HĐ i năm N-Thu nhập từ HĐ i năm N-1

Thu nhập từ HĐ i năm N-1


*100%


Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động i phản ánh thu nhập năm sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động này cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng được mở rộng, đem lại nhiều thu nhập cho ngân hàng và ngược lại.

Nhóm 2: Chỉ tiêu đánh giá chi phí của NHTM

Chi phí là khoản tiền trong kỳ kế toán mà NHTM phải trả để thực hiện hoạt động kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, song song với thu nhập, cần phải xác định chi phí mà NHTM bỏ ra để tạo ra được lượng thu nhập đó. Nếu thu nhập tăng nhưng chi phí tăng cao hơn so với thu nhập thì hoạt động kinh doanh của NHTM cũng không được coi là có hiệu quả. Do vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trên giác độ chi phí, có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau :

- Tốc độ gia tăng chi phí

=

Chi phí năm N - Chi phí năm N-1

* 100%

Chi phí năm N-1

Tốc độ gia tăng chi phí

Khi đánh giá tốc độ gia tăng chi phí cần so sánh với tốc độ tăng trưởng thu nhập. Nếu tốc độ gia tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập thì hoạt động kinh doanh của NHTM năm sau có hiệu quả hơn năm trước và ngược lại.

- Cơ cấu chi phí

Chi phí loại i

Cơ cấu chi phí = Tổng chi phí * 100%

Chi phí loại i bao gồm: chi phí cho hoạt động tín dụng, chi phí cho hoạt động phi tín dụng và chi phí hoạt động. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, không thể phân bổ một cách rõ ràng chi phí hoạt động (chi về lương, chi về TSCĐ…) cho từng hoạt động. Do vậy, sự phân chia một cách tương đối. Chi phí hoạt động tín dụng là chi phí trả lãi cho lượng vốn huy động được để sử dụng cho hoạt động tín dụng. Chi phí cho hoạt động phi tín dụng là chi phí liên quan đến hoạt động đó như (các khoản chi phí cho ngân quỹ, đại lý, tư vấn…


đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, khoản lỗ trong kinh doanh ngoại tệ, chi phí bồi thường trong hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm…)

Cơ cấu chi phí cho biết chi phí loại i chiếm bao nhiêu phần trăm tổng chi phí của NHTM. Đối với NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chi phí đầu vào là chi phí lãi, do vậy, tỷ trọng chi phí lãi là chi phí chủ yếu trong tổng chi phí của NHTM. Do vậy, nếu tỷ trọng chi phí hoạt động cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa tiết kiệm chi phí. Tỷ trọng chi phí dự phòng rủi ro cao tức là hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Tốc độ gia tăng từng loại chi phí


Tốc độ gia tăng chi phí loại i =

Chi phí loại i năm N - Chi phí loại i năm N-1

Chi phí loại i năm N-1 * 100%

Tốc độ gia tăng chi phí của từng loại cho biết loại chi phí đó tăng/ giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước.

Đối với chi phí lãi, so sánh tốc độ gia tăng chi phí lãi so với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ tín dụng, đầu tư và so sánh quy mô mở rộng nguồn vốn huy động để đánh giá. Nếu tốc độ gia tăng chi phí lãi thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ tín dụng, đầu tư và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tức là NHTM đã huy động được nhiều nguồn vốn giá rẻ để tiết kiệm chi phí và ngược lại.

Đối với chi phí cho các hoạt động phi tín dụng, so sánh chi phí của từng hoạt động phi tín dụng với thu nhập dịch vụ đó mang lại, xem xét nguyên nhân để đánh giá mức độ hiệu quả của dịch vụ đó.

Đối với chi phí hoạt động, mục tiêu của các NHTM là tiết kiệm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh mở rộng thì chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng. Do vậy, cần phải xem xét nguyên nhân của việc tăng chi phí hoạt động để đánh giá chi phí hoạt động.

Đối với chi phí dự phòng rủi ro, tốc độ này tăng cao chứng tỏ khoản mục tài sản/ cam kết ngoại bảng đó của ngân hàng có giá trị lớn hơn hoặc có nhiều rủi ro hơn so với năm trước và ngược lại

Nhóm 3: Thu nhập thuần từ các hoạt động kinh doanh của NHTM


- Thu nhập thuần từ lãi

Thu nhập thuần từ lãi là khoản chênh lệch giữa lãi thu được từ hoạt động tín dụng và chứng khoán đầu tư và chi phí trả lãi phải bỏ ra để huy động vốn (không tính các chi phí liên quan đến vận hành) trong một khoảng thời gian nhất định.

Thu nhập thuần phản ánh mức độ tối đa hóa thu nhập và tối thiểu hóa chi phí của NHTM, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng và đầu tư có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

+ Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ lãi


Tốc độ tăng trưởng

thu nhập thuần từ lãi =

TN thuần từ lãi năm N-TN thuần từ lãi năm N-1

TN thuần từ lãi năm N-1 *100%

Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng và đầu tư phản ánh thu nhập thuần từ hoạt động này năm sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần cao chứng tỏ hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng được mở rộng hoặc hoạt động của ngân hàng đạt được hiệu quả hơn và ngược lại.

+ Tỷ lệ chênh lệch lãi ròng (NIM)



NIM =

Thu nhập lãi thuần

Tổng tài sản *100% =

Thu nhập lãi-Chi phí lãi

Tổng tài sản * 100%

Phản ánh hiệu quả trong việc tạo vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu huy động được nhiều nguồn vốn giá rẻ và đầu tư vào các tài sản có tỷ suất sinh lời cao thì NIM càng lớn. NIM lớn chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có hiệu quả trên một đồng tài sản. Đối với những ngân hàng có kinh doanh tín dụng truyền thống có hệ số sử dụng vốn sinh lời trên tổng tài sản cao (trên 80%) thì chỉ số NIM cao phản ánh hiệu quả cao trong việc tạo vốn và sử dụng vốn của NHTM.

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua NIM là căn cứ vào NIM của bản thân NHTM năm trước đó, NIM trung bình của ngành hoặc NIM của các NHTM có quy mô tương đương trên cùng thị trường. Nếu NIM năm sau lớn hơn năm trước, hoặc lớn hơn so với trung bình ngành, các NHTM khác thì đánh giá hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và ngược lại.


- Thu nhập thuần ngoài lãi

Thu nhập thuần ngoài lãi là khoản thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng. Đây là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và chi phí cho các hoạt động đó (không tính các chi phí vận hành) trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động phi tín dụng là hoạt động chứa đựng mức độ rủi ro thấp nên thu nhập từ hoạt động này càng cao chứng tỏ hoạt động này được mở rộng và mức độ đảm bảo an toàn trong tổng thu nhập của NHTM. Thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng có thể đánh giá qua chỉ tiêu sau :

+ Thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng


Thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng

= Thu nhập từ hoạt - động phi tín dụng

Chi phí từ hoạt động phi tín dụng

+ Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng


Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ HĐ phi TD

= TN thuần từ HĐ phi TD năm N-TN thuần từ HĐ phi TD năm N-1 *100%

Thu nhập thuần từ HĐ phi tín dụng năm N-1

Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng phản ánh thu nhập thuần từ hoạt động này năm sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần cao chứng tỏ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng được mở rộng, hoạt động ngân hàng an toòa, hiệu quả hơn và ngược lại.

- Tỷ lệ chi phí hoạt động/ Thu nhập thuần từ các hoạt động (CIR)

Chi phí hoạt động

CIR = Thu nhập thuần từ các hoạt động * 100%

Tỷ lệ này cho biết mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng tiết kiệm chi phí hoạt động của NHTM thấp, hiệu quả hoạt động thấp và ngược lại.

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua CIR là căn cứ vào CIR của bản thân NHTM năm trước đó, CIR trung bình của ngành hoặc CIR của các NHTM có quy mô tương đương trên cùng thị trường. Nếu CIR năm sau nhỏ hơn năm trước, hoặc nhỏ hơn so với trung bình ngành, các


NHTM khác chứng tỏ NHTM tiết kiệm được chi phí hoạt động nên có thể đánh giá hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và ngược lại.

Nhóm 4: Khả năng sinh lời

- Lợi nhuận trước thuế là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí (không kể khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) mà NHTM thu được trong một kỳ kế toán.

Lợi nhuận trước thuế = Thu nhập – Chi phí

- Lợi nhuận sau thuế là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) mà NHTM thu được trong một khoảng thời gian.

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập

Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của NHTM. Số liệu này lớn chứng tỏ mức độ sinh lời tại NHTM cao và ngược lại. Ngoài ra, LNST còn phụ thuộc vào chính sách thuế theo quy định của Nhà nước.

LNST năm N-LNST năm N-1

- Tốc độ tăng trưởng LNST =

LNST năm N-1 * 100%

Chỉ tiêu này cho biết LNST năm nay tăng/ giảm bao nhiêu phần trăm so với LNST năm trước. Tốc độ này càng cao chứng tỏ năm sau hoạt động có hiệu quả hơn năm trước và ngược lại.

- Tỷ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE) =

Vốn chủ sở hữu *100%

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt được trong mối quan hệ cấu trúc vốn hoạt động ngân hàng. ROE là chỉ tiêu được các cổ đông quan tâm hàng đầu bởi lẽ nó phản ánh thu nhập của họ mỗi năm. Do đó đây được xem như chỉ tiêu thu hút các nhà đầu tư và được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu.

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua ROE là căn cứ vào ROE của bản thân NHTM năm trước đó, ROE trung bình của


ngành hoặc ROE của các NHTM có quy mô tương đương trên cùng thị trường. Nếu ROE năm sau lớn hơn năm trước, hoặc lớn hơn so với trung bình ngành, các NHTM khác thì đánh giá hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và ngược lại.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)


Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản * 100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nó đo lường tính hiệu quả và năng lực của ban quản trị điều hành trong việc sử dụng tài sản để tạo ra các khoản thu nhập thuần.

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua ROA là căn cứ vào ROA của bản thân NHTM năm trước đó, ROA trung bình của ngành hoặc ROA của các NHTM có quy mô tương đương trên cùng thị trường. Nếu ROA năm sau lớn hơn năm trước, hoặc lớn hơn so với trung bình ngành, các NHTM khác thì đánh giá hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và ngược lại.

- Mối quan hệ ROE và ROA


ROE =

LNST

Tổng tài sản

Tổng tài sản

* Vốn chủ sở hữu


= ROA *

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Từ công thức trên có thể thấy ROE rất nhạy cảm với phương thức ngân hàng dùng nguồn vốn nào để tài trợ hình thành nên các tài sản. Một ngân hàng có thể có ROA thấp, nhưng vẫn có thể đạt được ROE cao nếu ngân hàng này chủ yếu kinh doanh bằng vốn huy động. Ngược lại, một ngân hàng có thể có ROA cao nhưng vẫn chỉ có thể đạt được ROE thấp nếu ngân hàng này sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu trong kinh doanh để hình thành nên tài sản. Vấn đề đặt ra là đòn bẩy tài chính cao đồng nghĩa với rủi ro của ngân hàng càng cao.

1.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh an toàn hoạt động kinh doanh của NHTM

a. Nhóm 1: Nhóm chỉ tiêu phản ánh an toàn tài chính

Chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn

An toàn vốn là lượng vốn có thể giúp ngân hàng ứng phó được với các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường để hấp thụ được những tổn thất và bảo vệ được quyền lợi của người gửi tiền.


Để xác định mức độ an toàn vốn đối với từng tổ chức tín dụng, người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Đây là chỉ số được đưa ra để gợi ý về tỷ lệ vốn tối thiểu cho các ngân hàng trên thế giới. Mục tiêu của tỷ lệ này là để đảm bảo chắc chắn rằng ngân hàng có thể chống đỡ được một tỷ lệ mất vốn nhất định trước khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Theo chuẩn mực Basel 2,


CAR

=

Vốn tự có

RWA rủi ro tín dụng+RWA rủi ro thị trường+RWA rủi ro hoạt động * 100%

Tr

ong

đó :

- Vốn tự có gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2

+ Vốn cấp 1 (vốn tự có cơ bản): bao gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không phân chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Đây chính là phần vốn điều lệ và các quỹ dự phòng được công bố.

+ Vốn cấp 2 (vốn tự có bổ sung): vốn này được xem là vốn có chất lượng thấp hơn gồm : dự trữ không được công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/ dự phòng tổn thất cho vay chung. Các công cụ vốn lai (nợ/ vốn chủ sở hữu), nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không đảm bảo không nằm trong định nghĩa vốn này.

Giới hạn trong tính toán tổng vốn của ngân hàng : Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1, nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1, dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro, dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%, thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm, vốn ngân hàng không bao gồm tài sản vô hình.[78]

- RWA là tổng tài sản được điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động

Tỷ lệ này là thước đo cơ bản để NHTW đánh giá sự lành mạnh về tài chính của ngân hàng. Nếu ngân hàng không đảm bảo vốn tự có thì ngân hàng này được xem như không còn khả năng hoạt động bình thường và bị đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc bị buộc phải đóng cửa. Theo Basel 2, CAR ≥8% [78].

Hệ số này phản ánh sự ảnh hưởng của cơ cấu tài sản đến mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Nếu ngân hàng xác định mức độ rủi ro có thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023