CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
4.1.1. Cấu trúc sở hữu
Kể từ 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới thể chế, chuyển sang nền kinh tế thị trường, thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là Pháp lệnh số 37- LCT/HĐNN8 về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh số 38/-LCT/HĐNN8 ngày 23/5/1990 về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 đã tạo tiền đề cho các NHTM có vốn tư nhân phát triển và làm thay đổi cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam.
Cùng với đó, trong môi trường kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước bộ lộ những khuyếm khuyết yếu kém, không năng động, hoạt động không hiệu quả. Để chủ động hội nhập quốc tế và khắc phục các yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Theo đó, điều 1 của Nghị định nêu rõ: “Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần (Sau đây gọi là cổ phần hóa) là chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp; Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; Khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; Gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán”.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) là NHTM 100% vốn Nhà nước đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa tại Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/9/2007. Đến tháng 12/2007, Vietcombank đã chính thức tiến hành đấu giá công khai cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoáng Tp. Hồ Chí Minh. Tiếp theo là NHTM Công thương Việt Nam (Vietinbank – CTG), ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Ngân hàng đầu tư Việt Nam (BIDV). Việc cổ phần hóa các NHTM 100% vốn nhà nước đã góp phần thúc đẩy đa dạng loại hình sở hữu và cấu trúc sở hữu của NHTM đã có sự thay đổi đáng kể.
Tiếp theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP, thông tư số 13/TT-NHNN, Quyết định 254/QĐ-TTg buộc các NHTM phải gia tăng nhanh chóng vốn pháp định lên 3.000 tỷ và đáp ứng các chuẩn mực an toàn quốc tế trong thời gian ngắn, điều này đã tạo nên làn sóng hợp nhất, sáp nhập giữa NHTM và thu hút vốn đầu tư trong nước, ngoài nước. Mở đầu cho làn sóng sáp nhập giữa NHTM là thương vụ sáp nhập của ba NHTM gồm ngân hàng TMCP Đệ Nhất - ngân hàng TMCP Tín Nghĩa – ngân hàng TMCP Sài Gòn. Sau đó số lượng ngân hàng mua bán sáp nhập tăng nhanh, đáng chú ý là tính đến cuối năm 2017 có bốn NHTM nhà nước thực hiện cổ phần hóa là ngân hàng Công thương, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng đầu tư và ngân hàng phát triển nhà đồng bàng sông Cửu long sáp nhập vào ngân hàng đầu tư. Hiện nay, tỷ lệ vốn Nhà nước còn lại trong các NHTM này là Vietinbank: 64,46%; Vietcombank: 77,11%; BIDV: 95,28%. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) chuẩn bị cổ phần hóa trong năm 2019. Trong năm 2015 cũng hoàn tất việc sáp nhập giữa các NHTM cổ phẩn khác như: ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) và ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB); Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernbBank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank). Có ba ngân hàng TMCP hoạt động yếu kém, không tự tái cấu trúc hay sáp nhập và rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Để đảm bảo hệ thống NHTM hoạt động ổn định, tránh đổ vỡ hệ thống, đảm bảo quyền lợi của người gởi tiền, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện mua cổ phần
bắt buộc với giá không đồng để thực hiện cơ cấu lại toàn diện, triệt để. NHTM này là ngân hàng TMCP Đại dương (Oceanbank), ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu (GPB), và ngân hàng TMCP xây dựng (CB). Như vậy qua làn sóng mua bán và sáp nhập, số lượng ngân hàng TMCP đã giảm từ 37 đơn vị vào cuối năm 2010 còn 31 đơn vị vào cuối năm 2017.
Các thương vụ mua bán sáp nhập NHTM có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đã làm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại NHTM Việt Nam. Một số thương vụ mua bán, sáp nhập tiêu biểu được liệt kê tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Các thương vụ mua bán sáp nhập các NHTM từ năm 2010 đến năm 2017
STT | Thời gian | Thương vụ |
1 | Tháng 4/2010 | Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) chuyển nhượng 15% cổ phần cho Commonwealth Bank of Australia (CBA) |
2 | Tháng 3/2011 | Vietinbank bán 10% cổ phần cho công ty tài chính Quốc tế (IFC) |
3 | Tháng 12/2011 | Hợp nhất ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, ngân hàng TMCP Đệ Nhất và NHTM Sài Gòn |
4 | 2011 | Mizuho mua 15% cổ phần VCB |
5 | Tháng 12/2012 | Vietinbank bán 20% cổ phần cho MUFGbank, Ltd |
6 | 2013 | Ngân hàng TMCP phát triển nhà thánh phố Hồ Chí Minh (HDB) sáp nhập với ngân hàng TMCP Đại Á |
7 | 2013 | HDB mua lại 100% vốn của công ty tài chính Việt Societe Generale (Pháp) |
8 | Tháng 9/2013 | Công ty tài chính cổ phần dầu khí Viêt Nam và ngân hàng Phương Tây sáp nhập thành |
Có thể bạn quan tâm!
- Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Mối Liên Hệ Giữa Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam - 5
- Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam - 6
Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.
STT | Thời gian | Thương vụ |
PVcombank | ||
9 | Tháng 01/2014 | Navibank chuyển thành ngân hàng hàng quốc dân (NCB) |
10 | Tháng 6/2014 | VPcombank mua lại công ty tài chính than khoáng sản Việt Nam |
11 | Tháng 3/2015 | HDB chuyển nhượng 49% cổ phần HDFinance cho tập đoàn tài chính Credit Saigon |
12 | Tháng 5/2015 | Sáp nhập MHB vào BIDV |
13 | Tháng 5/2015 | Sáp nhập ngân hàng TMCP dầu khí Petrolimex (PGBank) vào Vietinbank |
14 | Tháng 8/2015 | Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông sáp nhập vào Maritime Bank |
15 | Tháng 10/2015 | Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào ngân hàng TMCP sài Gòn thương tín |
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp trên các báo mạng Như vậy, từ năm 2007 đến nay, trải qua các thay đổi về môi trường kinh doanh như hội nhập quốc tế, khung Pháp lý, yêu cầu về các chuẩn mực an toàn, khủng hoảng kinh tế, NHTM Việt Nam đã có phát triển về quy mô, đa dạng về hình thức sở hữu, trình độ quản lý được nâng lên để thích ứng môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh an toàn hơn. Đặc biệt là việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa và tái cấu trúc hệ thống NHTM đã làm thay đổi rất lớn về cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam. Sở hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài được
nâng lên đáng kể, bên cạnh đó là tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTM giảm xuống.
Trong bài luận văn này, tác giả thu thập dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2002 - 2017 để tiến hành nghiên cứu định lượng. Bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 dưới đây mô tả sự biến động về cấu trúc sở hữu của 30 NHTM Việt Nam thuộc phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2002 – 2007.
Bảng 4.2: Cấu trúc sở hữu của 30 NHTM được chọn nghiên cứu (phụ lục
1) từ năm 2002 đến 2017
Năm | Vốn chủ sở hữu | ||||||
Tổng (tỷ đồng) | Sở hữu Nhà nước | Sở hữu Nước ngoài | Sở hữu Thể nhân | ||||
Tổng (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | Tổng (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | Tổng (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | ||
2002 | 20,806 | 15,983 | 76.82 | 1,322 | 6.36 | 1,392 | 6.69 |
2003 | 28,718 | 22,774 | 79.30 | 1,453 | 5.06 | 1,913 | 6.66 |
2004 | 26,707 | 18,755 | 70.23 | 1,610 | 6.03 | 3,261 | 12.21 |
2005 | 32,868 | 20,728 | 63.06 | 2,020 | 6.15 | 5,593 | 17.02 |
2006 | 58,374 | 34,696 | 59.44 | 3,379 | 5.79 | 12,364 | 21.18 |
2007 | 103,922 | 51,517 | 49.57 | 7,151 | 6.88 | 26,742 | 25.73 |
2008 | 131,896 | 56,364 | 42.73 | 11,548 | 8.76 | 36,905 | 27.98 |
2009 | 167,055 | 64,160 | 38.41 | 20,465 | 12.25 | 44,471 | 26.62 |
2010 | 221,800 | 88,407 | 39.86 | 25,405 | 11.45 | 55,715 | 25.12 |
2011 | 274,653 | 105,644 | 38.46 | 32,760 | 11.93 | 74,253 | 27.04 |
2012 | 315,091 | 124,206 | 39.42 | 40,947 | 13.00 | 83,836 | 26.61 |
2013 | 356,695 | 139,087 | 38.99 | 54,131 | 15.18 | 93,126 | 26.11 |
2014 | 374,970 | 144,436 | 38.52 | 61,458 | 16.39 | 94,011 | 25.07 |
2015 | 411,989 | 153,422 | 37.24 | 68,789 | 16.70 | 98,979 | 24.02 |
2016 | 448,651 | 167,395 | 37.31 | 76,087 | 16.96 | 110,849 | 24.71 |
2017 | 500,154 | 176,041 | 35.20 | 92,910 | 18.58 | 137,630 | 27.52 |
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nguồn Orbis, Bankscope, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (phụ lục 1)
Biểu đồ 4.1: Sự biến động các loại hình sở hữu của 30 NHTM được chọn nghiên cứu (phụ lục 1) từ 2002 đến 2017
% vốn nhà nước
% vốn thể nhân
% vốn nước ngoài
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nguồn Orbis, Bankscope, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (phụ lục 1)
Qua biểu đồ ta thấy, tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã giảm mạnh từ năm 2003 đến năm 2009. Bên cạnh đó tỷ lệ sở hữu Nước ngoài và thể nhân cũng đã tăng mạnh trong khoảng thời gian nói trên.
Sự biến động về cấu trúc sở hữu như trên có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, nếu có thì từng loại hình sở hữu tác động như thế nào? Điều này sẽ tiếp tục làm rõ trong kết quả nghiên cứu định lượng.
4.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Như đã trình bày ở chương 2, hiệu quả hoạt động kinh doanh chịu tác động của các nhân tố bên ngoài như môi trường Pháp lý, mô trường kinh tế trong và ngoài nước và các nhân tố bên trong như khả năng ứng dụng công nghệ, trình độ chất lượng người lao động, năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, cấu trúc
sở hữu.
Giai đoạn từ năm 1988 tới nay, các nhân tố bên ngoài cũng như bên trong có rất nhiều thay đổi. Điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Bảng 4.3, biểu đồ 4.2, biểu đồ 4.3 sẽ cho thấy rõ sự biến động hiệu quả hoạt động kinh doanh của 30 NHTM được chọn mẫu từ năm 2002 đến 2017.
Bảng 4.3: Bảng thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh của 30 NHTM được chọn nghiên cứu (phụ lục 1) từ năm 2002 đến 2017
Năm | Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) | ROA (%) |
2002 | (1,782) | (0.49) |
2003 | 870 | 0.19 |
2004 | 3,165 | 0.56 |
2005 | 4,692 | 0.67 |
2006 | 10,778 | 1.15 |
2007 | 18,074 | 1.31 |
2008 | 18,173 | 1.10 |
2009 | 26,429 | 1.18 |
2010 | 37,740 | 1.23 |
2011 | 41,066 | 1.10 |
2012 | 36,266 | 0.93 |
2013 | 32,178 | 0.73 |
2014 | 31,390 | 0.62 |
2015 | 33,836 | 0.57 |
2016 | 43,512 | 0.62 |
2017 | 62,179 | 0.74 |
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nguồn Orbis, Bankscope, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (phụ lục 1)
Biểu đồ 4.2: Sự biến động lợi nhuận sau thuế của 30 NHTM (phụ lục 1) được chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017
Tổng lợi nhuận
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nguồn Orbis, Bankscope, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (phụ lục 1)
Biểu đồ 4.3: Sự biến động tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của 30 NHTM được chọn nghiên cứu (phụ lục 1) từ 2002 đến 2017
ROA
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nguồn Orbis, Bankscope, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (phụ lục 1)
Qua các biểu đồ 4.2 và 4.3, ta thấy tổng lợi nhuận sau tăng mạnh từ năm 2002
đến 2010, sau đó có giảm một phần rồi tăng mạnh trở lại tứ năm 2013 đến 2017. Đối với chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo bằng chỉ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) thì có sự tăng rất mạnh từ năm 2002 đến 2007, sau đó có sự biến động tăng giảm cho đến cuối năm 2017.
4.1.3. Đánh giá về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Như trình bày tại mục 4.1.1 và mục 4.1.2, thấy rằng cấu trúc sở hữu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của 30 NHTM được chọn nghiên cứu có sự biến động rất lớn trong khoảng thời gian từ 2002 – 2017.
Biểu đồ 4.4, cho thấy rằng tỷ lệ sở hữu Nhà nước có tương quan nghịch với ROA. Ngược lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tương quan thuận. Đối với sở hữu thể nhân, có sự tương quan thuận với ROA nhưng không rõ.
Biểu đồ 4.4: Sự biến động cấu trúc sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của 30 NHTM được chọn nghiên cứu (Phụ lục 1) từ 2002 đến 2017
% Vốn nhà nước
% Vốn thể nhân
% Vốn nước ngoài
ROA
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nguồn Orbis, Bankscope, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (phụ lục 1)
Biến | Số quan sát | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất |
ROA | 443 | 1.078758 | 1.168033 | -9.378 | 7.5 |
GOE | 443 | 13.56787 | 33.02558 | 0 | 100 |
FOE | 443 | 14.32707 | 21.97428 | 0 | 100 |
IOE | 443 | 39.51737 | 31.10862 | 0 | 97.45 |
LOD | 443 | 0.9236995 | 0.3083398 | 0.0008071 | 2.432482 |
LOE | 443 | 6.639658 | 15.58025 | 0.0025763 | 252.0612 |
INF | 443 | 7.642957 | 5.437313 | 0.6 | 19.9 |
GDP | 443 | 6.651129 | 1.05083 | 5.03 | 8.48 |
4.1.4. Phân tích thống kê mô tả Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả mẫu
Nguồn: Tác giả tính toán, phân tích từ mẫu nghiên cứu
Bảng thống kê mô tả (Bảng 4.4) cho thấy được các số lượng quan sát, trung bình biến, độ lại chuẩn và giá trị lớn nhất - nhỏ nhất của các biến. Do mẫu có không gian lớn, thời gian dài, NHTM được chọn mẫu có quy mô và các đặc điểm khác nhau nên độ lệch chuẩn của mẫu tương đối lớn. Mẫu được chọn là hầu hết NHTM TMCP, NHTM liên doanh hoạt động liên tục tại Việt Nam có đa hình thức sở hữu, trong đó giá trị trung bình của sở hữu nhà nước có giá trị lớn nhất với 33%. Điều này cho thấy đặc điểm kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động của NHTM Việt Nam.
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.5: Ma trận tương quan biến
Biến | ROA | GOE | FOE | IOE | LOD | LOE | INF | GDP |
ROA | 1 | |||||||
GOE | -0.1531 | 1 | ||||||
FOE | -0.0281 | -0.1944 | 1 | |||||
IOE | 0.0905 | -0.5059 | -0.401 | 1 | ||||
LOD | -0.0066 | -0.0158 | -0.0057 | -0.0345 | 1 | |||
LOE | -0.1113 | 0.2888 | -0.0828 | -0.1056 | 0.1306 | 1 | ||
INF | 0.2014 | 0.0141 | -0.0453 | 0.0069 | 0.1424 | -0.0187 | 1 | |
GDP | 0.1603 | 0.0439 | -0.1126 | 0.0475 | 0.1611 | 0.0926 | 0.0186 | 1 |
Nguồn: Tác giả tính toán, phân tích từ mẫu nghiên cứu
Bảng 4.6: Tổng hợp nhân tử phóng đại (VIF - Variance Iflation Factor)
Biến | VIF | 1/VIF |
IOE | 2.08 | 0.481093 |
GOE | 1.93 | 0.519309 |
FOE | 1.61 | 0.622197 |
LOD | 1.07 | 0.930802 |
LOE | 1.12 | 0.890522 |
INF | 1.03 | 0.975567 |
GDP | 1.05 | 0.956541 |
Trung bình VIF | 1.41 |
Nguồn: Tác giả tính toán, phân tích từ mẫu nghiên cứu
Phân tích ma trận tương quan biến (Bảng 4.5), thấy rằng các biến độc lập, biến kiểm soát có trị tuyệt đối của hệ số tương quan lớn nhất là 0.509<0.8. Do đó kết luận rằng không có sự đa cộng tuyến hoàn hảo và mức độ đa công tuyến không đáng kể giữa các biến đơn với nhau.
Phân tích bảng tổng hợp nhân tử phóng đại (Bảng 4.6), thấy rằng giá trị nhân
tử phóng đại lớn nhất của biến là 2.08 và giá trị nhân tử phóng đại trúng bình là
1.41 đều nhỏ hơn 10. Kết luận rằng không bị đa công tuyến giữa một biến với nhóm biến còn lại.
4.2.2. Kết quả hồi quy sơ bộ và kết quả kiểm định
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled, REM, FEM và kết quả kiểm định lựa chọn mô hình, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan
POOLED | REM | FEM | |
GOE | -0.00614*** | -0.0268* | -0.00772** |
[-2.75] | [-1.87] | [-2.11] | |
FOE | -0.00291 | -0.0140* | -0.00384 |
[-0.95] | [-1.82] | [-0.86] | |
IOE | -0.00146 | -0.00781 | -0.00326 |
[-0.59] | [-1.31] | [-0.88] | |
LOD | -0.223 | 0.709*** | 0.334* |
[-1.25] | [3.15] | [1.65] | |
LOE | -0.00559 | -0.00488 | -0.00494 |
[-1.55] | [-1.40] | [-1.42] | |
INF | 0.0441*** | 0.0381*** | 0.0407*** |
[4.47] | [4.19] | [4.45] | |
GDP | 0.196*** | 0.167*** | 0.180*** |
[3.79] | [3.35] | [3.71] | |
_cons | -0.135 | -0.0745 | -0.412 |
[-0.34] | [-0.14] | [-0.97] | |
N | 443 | 443 | 443 |
R-sq | 0.103 | 0.129 | |
F-test | 0.0000 | ||
Hausman test | 0.0002 |
POOLED | REM | FEM | |
Breusch pagan test | 0.0000 | ||
Wooldridge test | 0.0000 | ||
t statistics in brackets | |||
* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 |
Nguồn: Tác giả tính toán, phân tích từ mẫu nghiên cứu
Thực hiện hồi quy theo mô hình Pooled và mô hình FEM, sau đó thực hiện kiểm định F để chọn mô hình phù hợp giữa hai mô hình Pooled và FEM. Kết quả cho thấy F=0.0000<5% nên quyết định chọn mô hình FEM sẽ phù hợp hơn.
Sau khi hồi quy theo mô hình REM, thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp giữa hai mô hình FEM và REM. Kết quả có được là P-value
= 0.0002<5% nên quyết định chọn mô mình FEM sẽ tốt hơn cho mẫu nghiên cứu.
Khi chốt được mô hình FEM phù hợp, tiến hành kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan (Breusch pagan test, Wooldridge test). Cả hai kiểm định này đếu chó kết quả P-Value = 0.0000<5% nên kết luận mô hình bị tự tương quan và bị phương sai thay đổi. Để khắc phục hai nhược điểm này tác giả dùng phương pháp ước lượng GLS để thực hiện hồi quy đồng thời khắc phục lỗi.
4.2.3. Kết quả hồi quy và khắc phục vi phạm giả thuyết thống kê
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy và khắc phục phương sai thay đổi, tự tương quan
Estimated covariances | = | 30 | Number of obs | = | 443 |
Estimated autocorrelations | = | 1 | Number of groups | = | 30 |
Estimated coefficients | = | 8 | Obs per group: min | = | 7 |
Estimated covariances | = | 30 | avg | = | 14.76667 |
max | = | 16 | |||
Wald chi2(7) | = | 46.32 |
Prob > chi2 | = | 0 |
Number of obs | = | 443 |
ROA | Coef. | Std. Err. | z | P>z | [95% Conf. | Interval] |
GOE | -0.0040306 | 0.0014428 | -2.79 | 0.005 | -0.0068585 | -0.0012028 |
FOE | 0.0064173 | 0.002898 | 2.21 | 0.027 | 0.0007374 | 0.0120973 |
IOE | -0.0011928 | 0.0019061 | -0.63 | 0.531 | -0.0049288 | 0.0025431 |
LOD | 0.2750988 | 0.1293166 | 2.13 | 0.033 | 0.021643 | 0.5285546 |
LOE | -0.0044765 | 0.0029638 | -1.51 | 0.131 | -0.0102853 | 0.0013324 |
INF | 0.0083881 | 0.0044532 | 1.88 | 0.06 | -0.00034 | 0.0171163 |
GDP | 0.0721791 | 0.0274803 | 2.63 | 0.009 | 0.0183188 | 0.1260395 |
_cons | 0.3227337 | 0.244498 | 1.32 | 0.187 | -0.1564737 | 0.801941 |
Nguồn: Tác giả tính toán, phân tích từ mẫu nghiên cứu
Hồi quy bằng phương pháp GLS đồng thời khắc phục lỗi phương sai thay đổi và lỗi tự tương quan cho kết quả như sau:
- Biến GOE có tương quan âm với ROA, hệ số tương quan là α1 = – 0.40306%, mức ý nghĩa là 99%.
- Biến FOE có tương quan dương với ROA, hệ số tương quan là α2 = 0.64173%, mức ý nghĩa là 95%.
- Biến IOE không có ý nghĩa thống kê với ROA.
4.2.4. Tổng hợp kết quả hồi quy
Bảng 4.9: Tổng các kết quả thực hiện hồi quy, kiểm định
POOLED | REM | FEM | GLS | |
GOE | -0.00614*** | -0.0268* | -0.00772** | -0.00403*** |
[-2.75] | [-1.87] | [-2.11] | [-2.79] | |
FOE | -0.00291 | -0.0140* | -0.00384 | 0.00642** |
POOLED | REM | FEM | GLS | |
[-0.95] | [-1.82] | [-0.86] | [2.21] | |
IOE | -0.00146 | -0.00781 | -0.00326 | -0.00119 |
[-0.59] | [-1.31] | [-0.88] | [-0.63] | |
LOD | -0.223 | 0.709*** | 0.334* | 0.275** |
[-1.25] | [3.15] | [1.65] | [2.13] | |
LOE | -0.00559 | -0.00488 | -0.00494 | -0.00448 |
[-1.55] | [-1.40] | [-1.42] | [-1.51] | |
INF | 0.0441*** | 0.0381*** | 0.0407*** | 0.00839* |
[4.47] | [4.19] | [4.45] | [1.88] | |
GDP | 0.196*** | 0.167*** | 0.180*** | 0.0722*** |
[3.79] | [3.35] | [3.71] | [2.63] | |
_cons | -0.135 | -0.0745 | -0.412 | 0.323 |
[-0.34] | [-0.14] | [-0.97] | [1.32] | |
N | 443 | 443 | 443 | 443 |
R-sq | 0.103 | 0.129 | ||
F-test | 0.0000 | |||
Hausman test | 0.0002 | |||
Breusch pagan test | 0.0000 | |||
Wooldridge test | 0.0000 | |||
t statistics in brackets | ||||
* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 |
Nguồn: Tác giả tính toán, phân tích từ mẫu nghiên cứu
Với mục tiêu là thực hiện ước lượng có kết quả hồi quy tin cậy nhất, tác giả thực hiện tiếp cận từ mô hình và phương pháp ước lượng đơn giản đến mô hình phức tạp. Đồng thời thực hiện kiểm định các giả thiết thống kê về hồi quy tuyến tính và khắc phục những nhược điểm.