Tổng Hợp Các Vấn Đề Đã Được Nghiên Cứu Và Khoảng Trống Nghiên Cứu Cho Luận Án 79217


- Luận án “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương” [56] của tác giả Đặng Thị Minh Nguyệt, bảo vệ năm 2017 tại Đại học Thương mại. Ở luận án này, tác giả nghiên cứu theo hướng hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank theo các giác độ: hiệu quả vốn, hiệu quả tài sản, hiệu quả lao động và hiệu quả chi phí. Tác giả sử dụng mô hình DEA để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh để từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với VietinBank. Luận án không đi sâu nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM xét trên giác độ đảm bảo an toàn trong hoạt động. Đồng thời, các giải pháp mà luận án đưa ra phù hợp với VietinBank – NHTM cổ phần mà Nhà nước nắm vai trò cổ đông chi phối và là ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt nhất Việt Nam hiện nay. Trong các giải pháp này, có những giải pháp chưa phù hợp với điều kiện cũng như tiềm lực của MB. Do vậy, phạm vi nghiên cứu không trùng lặp với phạm vi của luận án của NCS.

Ngoài ra, còn một số đề tài nghiên cứu nổi bật đã được công bố như: Bài báo “Quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng và chất lượng tăng trưởng kinh tế

[58] của tác giả Châu Đình Phương (2006) đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 12/2006; Bài báo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Công thương Việt Nam” [11] của tác giả Trần Xuân Hiệu (2007) đăng trên tạp chí Ngân hàng số 24/2007; Sách chuyên khảo “Phân tích hiệu năng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam – Một thực nghiệm mô hình S – C - P” [69] Trương Quang Thông (2010); Đề tài cấp Ngành năm 2013 “Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại do Nhà nước giữ cổ phần chi phối” [68] của Kiều Hữu Thiện; Sách chuyên khảo “Hiệu quả và rủi ro trong hoạt động ngân hàng – Nghiên cứu tình huống các Ngân hàng thương mại Việt Nam” [3] của Nguyễn Thị Cành (2015), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Bài báo “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc


tế” [12] của Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 19, số Q1- 2016; Nghiên cứu“Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất, mua lại: Tiếp cận phương pháp DEA” [21] của tác giả Phan Thị Hằng Nga, Trần Phương Thanh, Tạp chí ngân hàng, số 24, 2017.

* Các nghiên cứu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

- Luận án “Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” [6] của Lê Công, bảo vệ 2013 tại Học viện Tài chính. Luận án đã hệ thống được những vấn đề cơ bản về dịch vụ bán lẻ, phát triển dịch vụ bán lẻ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ của MB giai đoạn 2008 – 2012 thông qua số liệu và phiếu điều tra, tác giả đã đề xuất được những nhóm giải pháp có tính thực tiễn và đã được áp dụng thành công tại các NHTM hàng đầu Thế giới. Do vậy, luận án không có sự trùng lặp với đề tài mà NCS lựa chọn.

- Luận án “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” [10] của Nguyễn Quang Hiện, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Tài chính. Luận án đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là những đổi mới khi NHTM triển khai quản trị theo hiệp ước Basel 2. Trên cơ sở đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB giai đoạn 2011 – 2015, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại MB. Do vậy, luận án không có sự trùng lặp với đề tài mà NCS nghiên cứu.

- Luận án “Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” [15] của Lê Thị Lợi bảo vệ năm 2016 tại Học viện Tài chính. Luận án đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về vốn chủ sở hữu, quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM. Luận án đã đánh giá được thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại MB giai đoạn 2010 – 2015. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn chủ sở hữu cho MB. Do vậy, luận án này không có sự trùng lặp với đề tài mà NCS lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


- Luận án “Hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”[1] của Nguyễn Thế Anh bảo vệ năm 2017 tại Học viện Tài chính. Luận án tập trung nghiên cứu về chất lượng thẩm định năng lực tài chính trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MB. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng này trong giai đoạn 2012 – 2016, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ này tại MB. Đây là một khâu tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, không có sự trùng lặp với đề tài mà NCS lựa chọn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 3

2.1.3. Tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu cho luận án

* Các vấn đề đã được nghiên cứu

- Đối với các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Các nghiên cứu này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về NHTM, hoạt động của NHTM, Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại xét trên giác độ khả năng sinh lời (Lợi nhuận sau thuế, ROA, ROE). Đây là những nội dung mà luận án có thể kế thừa. Ngoài ra, các nghiên cứu nước ngoài, các nghiên cứu của nước ngoài đã chỉ ra được chiều hướng biến động của các tỷ lệ ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều tới khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại. Đây cũng là cơ sở để NCS thực hiện phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố này tới thực tế hiệu quả hoạt động kinh doanh của MB.

- Đối với các nghiên cứu về MB: Đây là những nghiên cứu về những nội dung đơn lẻ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, đối với luận án “Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”, NCS kế thừa được những nghiên cứu về thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ tại MB giai đoạn 2008 - 2012. Đây là cơ sở để NCS nghiên cứu, đánh giá về kết quả các hoạt động bán lẻ trong giai đoạn 2011 - 2017 đã phát huy thế mạnh và khắc phục những khó khăn của giai đoạn trước như thế nào. Đối với luận án “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”, NCS kế thừa được một số nghiên cứu về mô hình, kết quả quản trị rủi ro


tín dụng tại MB giai đoạn 2010 - 2015. Đây cũng là một trong những kết quả thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh mà MB đã đạt được trong giai đoạn 2011 - 2017 mà NCS thực hiện nghiên cứu. Đối với luận án “Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”, NCS có thể kế thừa được chiến lược, mô hình quản trị vốn chủ sở hữu mà MB áp dụng trong giai đoạn 2010 – 2015. Đây là cơ sở để NCS thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB giai đoạn 2011 - 2017 bởi lẽ vốn chủ sở hữu luôn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và MB nói riêng. Đối với luận án “Hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”, NCS có thể kế thừa được các nội dung liên quan đến chất lượng thẩm định năng lực tài chính DNNVV để từ đó xem xét chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này tại MB, tạo cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

* Khoảng trống nghiên cứu

- Về lý luận: các nghiên cứu trên thực hiện nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh theo khía cạnh khả năng sinh lời. Theo NCS, ngoài khả năng sinh lời, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM. Do vậy, ngoài việc thực hiện nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh trên giác độ khả năng sinh lời, NCS đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, luận án thực hiện nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh cuẩ ngân hàng xét theo giác độ xã hội, đó là đóng góp của ngân hàng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

- Về thực tiễn:

Các nghiên cứu thực tiễn trong nước về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTM trước năm 2010, chủ yếu thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 2000

- 2005. Đây là giai đoạn các hoạt động ngân hàng tại Việt Nam chưa phát triển, các yêu cầu về quản trị theo thông lệ mới thực hiện theo Basel 1, các chính sách


chưa thực sự hoàn thiện. Do vậy, hệ thống giải pháp mà các luận án đưa ra đến nay đã được hoàn thiện. Đối với các luận án bảo vệ trong giai đoạn 2015 – 2017, các luận án này chủ yếu tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh trên giác độ khả năng sinh lời, đưa ra giải pháp tập trung vào nâng cao khả năng sinh lời của NHTM. Do vậy, hệ thống giải pháp chưa đề cập nhiều đến đảm bảo an toàn trong hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4. Do vậy, đây là khoảng trống về thực tiễn so với các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh mà NCS thực hiện nghiên cứu.

Ngoài ra, đối với các nghiên cứu về MB, mới chỉ có những nghiên cứu về từng mảng riêng lẻ mà chưa có nghiên cứu nào bao quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Do vậy, khoảng trống để NCS nghiên cứu luận án này đó là nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của MB theo các khía cạnh về khả năng sinh lời và mức độ an toàn của ngân hàng.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

(i) Nội hàm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại là gì?

(ii) Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, MB có thể học hỏi được gì từ những ngân hàng khác

(iii) Thực trạng hiệu quả hoạt động tại MB như thế nào

(iv) Những nguyên nhân nào tạo nên những kết quả đạt được và hạn chế trong thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB

(v) Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho MB khi ngân hàng đang triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị NH.

(vi) Để thực hiện những giải pháp đó, MB có cần hỗ trợ gì từ các cơ quan hữu quan?

3. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB giai đoạn 2011 – 2017, luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB đến năm 2025.


4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của MB.

- Về thời gian: phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB giai đoạn 2011 – 2017. Giải pháp thực hiện đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đảm bảo việc nhận thức về hiệu quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế tại NHTM nói chung và tại MB nói riêng luôn đảm bảo tính logic giữa nhận thức trực quan đến tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp với các quy luật vận động vốn có của nó.

Trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, NCS sử dụng các phương pháp:

- Các phương pháp tư duy khoa học: quy nạp, diễn dịch, loại suy, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các dữ liệu mà NCS đã thu thập để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM và thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB.

- Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước và xuống quan sát trực tiếp tại Sở giao dịch, một số chi nhánh để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của luận án.


- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Thông qua việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo thống kê của MB, NCS đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB giai đoạn 2011 – 2017.

- Phương pháp suy luận logic:Từ những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đặc biệt những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân tại MB về hiệu quả hoạt động kinh doanh, NCS suy luận logic để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.


Mục tiêu nghiên cứu

- Bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tư duy khoa học

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

- Phương pháp suy luận logic

Vấn đề nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB


Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng hoạt động tại MB, đề xuất 4 nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB đến năm 2025


Kết quả nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB trên giác độ khả năng sinh lời và mức độ an toàn

- Chỉ rõ những hạn chế trong hoạt động kinh doanh, chỉ ra 11 nguyên nhân của các hạn chế đó

Sơ đồ 0.1: Thiết kế nghiên cứu của luận án

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí