Bộ Gd&đt (2008), “Đào Tạo Nhân Lực Đáp Ứng Nhu Cầu Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Và Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân”, Tham Luận Hội Thảo Quốc Gia


Để thực hiện được các giải pháp trên, cần có các điều kiện thực hiện. NCS đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước và Hiệp hội lâm sản và Chế biến gỗ với mong muốn chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ được nâng lên, khả năng cạnh tranh của ngành ngày một được nâng lên hơn nữa trên thị trường quốc tế.


PHẦN KẾT LUẬN

Trong môi trường toàn cầu hóa ngày nay, các quốc gia luôn trong trạng thái chạy đua về tốc độ phát triển kinh tế. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ càng góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong guồng quay không ngừng nghỉ đó, sự đóng góp của mỗi ngành hay mỗi doanh nghiệp trong từng ngành tạo nên sự thịnh vượng và uy lực của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực là chủ yếu. Chất lượng nguồn nhân lực cao là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cao nhất so với các nguồn lực khác, vì nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định và chi phối mọi nguồn lực khác. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu bức thiết và rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành và mỗi quốc gia.

Nhận thức được vấn đề này, nghiên cứu sinh đã nỗ lực nghiên cứu và đặt ra mục đích nghiên cứu cho luận án. Thông qua những tài liệu trước đó, tác giả đã nghiên cứu và trình bày khái quát nhất về nguồn nhân lực, các quan điểm về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua tìm hiểu các quan niệm khác nhau trong nước và trên thế giới và đưa ra những nhận định riêng của bản thân tác giả. Dựa vào quá trình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình lý thuyết về các tiêu chí sử dụng làm thước đo đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cho các DNCNCBG hiện đại Việt Nam; Dựng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam.

Tác giả đã tìm hiểu và trình bày khái quát nhất về hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực và quy trình công nghệ sản xuất đồ mộc hiện đại trong CNCBGVN để người đọc có thể hiểu được lý do chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tập trung phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thông qua mô hình lý thuyết đã xây dựng những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam bằng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được và các phương pháp sử dụng trong phân tích các số liệu;

Tác giả đã trình bày được quan điểm, định hướng của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các mục tiêu phát triển ngành CNCBG, các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như khuyến khích để nguồn nhân lực nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức và tự nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và đó


chính là nâng cao chất lượng nguồn nhõn lực. Đồng thời có thể khái quát được những thành tựu trong sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhõn lực, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhõn lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Từ việc phân tích bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong trong một số các doanh nghiệp nước ngoài; phân tích các quan điểm về giáo dục, đào tạo để phát triển và nâng cao nguồn nhân lực của một số quốc gia và lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho ngành CNCBG VN nói riêng và cho Việt Nam nói chung.

Tác giả đã phân tích về vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong các DNCNCBG hiện đại. Đánh giá ưu và nhược điểm của nguồn nhân lực tại các DNCNCBG, từ đó đưa ra các giải pháp trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp này. Thông qua quá trình khảo sát, phân tích và nhận định, tác giả đã đưa ra một số giải pháp trong nhiều mặt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các DNCNCBG hiện đại và cũng có thể áp dụng cho ngành CNCBGVN. Tác giả mạnh dạn đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước, với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Mọi ý kiến đề xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng NNL cho các DNCNCBG, cho sự phát triển của quốc gia.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 23

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên nghiên cứu sinh không thể kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng những mô hình toán, mô hình kinh tế lượng phức tạp để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng chưa nghiên cứu sâu được về nguồn nhân lực làm việc gián tiếp bằng việc phân chia thành cán bộ quản trị các cấp riêng, cán bộ thừa hành gián tiếp riêng… Đồng thời, còn một số các tiêu chí có thể để định lượng làm thang đo về thể lực, trí lực và tâm lực của nguồn nhân lực trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam như: trình độ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị, khả năng suy đoán tình hình thị trường, kỹ năng nghiên cứu và phát triển, khả năng ngoại giao…(dành cho nguồn nhân lực làm việc gián tiếp); khả năng phát triển tư duy, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kỹ năng làm theo mẫu…(đối với nguồn nhân lực sản xuất trực tiếp).


Mọi vấn đề đặt ra cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng giải quyết và hy vọng có thể giải quyết được trọn vẹn, tuy nhiên không thể tránh được khiếm khuyết. Do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến ủng hộ chân thành nhất để có thể có được luận án hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn.

Trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban quản lý khu kinh tế Bình Định (2011), Báo cáo tình hình sử dụng lao động các năm 2000-2010, Phòng quản lý các doanh nghiệp tỉnh Bình Định, Bình Định.

2. Ban quản lý khu kinh tế Bình Dương (2011), Báo cáo tình hình sử dụng lao động 2000 - 2010, Phòng quản lý các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, Bình Dương.

3. Ban quản lý khu kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo tình hình sử dụng lao động 2000 - 2010, Phòng quản lý các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

4. Bộ GD&ĐT (2008), “Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và đào tạo nghề cho nông dân”, Tham luận Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực, Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT (2008), “Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam”, Tham luận Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực, Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT (2008), “Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, Đào tạo nhân lực chế biến Nông-Lâm-Thủy sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam”, Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT (2008), “Trường CĐ Nông Lâm, Khả năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chế biến Nông-Lâm-Thủy sản”, Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT (2008), “Trường đại học Lâm nghiệp, Đào tạo nguồn nhân lực ngành chế biến Lâm sản phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực, Hà Nội.

9. Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT (2008), “Trường đại học Thành Tây, Đào tạo nguồn NL cho ngành chế biến Nông-Lâm-Thủy sản theo nhu cầu xã hội tại trường đại học Thành Tây”, Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực, Hà Nội.

10. Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT (2008), “Trường đại học Trà Vinh, Đào tạo nguồn NL cho ngành chế biến Nông-Lâm-Thủy sản theo nhu cầu xã hội tại trường đại học Trà Vinh, Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực, Hà Nội.

11. Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng thế giới (2000), Nghiên cứu tài chính cho giáo dục Việt Nam, Ngân hàng thế giới, Hà Nội.


12. Bộ Lâm nghiệp (1977), Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977, Ban hành bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước, Hà Nội.

13. Bộ Lâm nghiệp (1988), Quyết định 334/CNR ngày 10/5/1988, Điều chỉnh việc xếp hạng một số loại gỗ sử dụng trong bảng phân loại 8 nhóm, Hà Nội.

14. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1998), Tác động của những biến đổi kinh tế đến sự phát triển nguồn nhân lực, việc làm và khu vực phi kết cấu ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Lao động, Hà Nội.

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr.13.

16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Báo cáo Nhu cầu đào tạo nhân lực chế biến Nông - Lâm - Thủy sản theo nhu cầu xã hội, Hà Nội.

17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2015, Hà Nội.

18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Quyết định số 2375/NN-CBNLS- QĐ ngày 30/12/1996 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quy chế xét duyệt quy hoạch mạng lưới và cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác, Hà Nội.

19. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư Liên tịch số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17/10/2011 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, Bộ Y tế, Hà Nội.

20. PGS.TS. Mai Quốc Chánh (2000), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nxb đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

21. Vũ Hy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. PGS.TS. Phạm Văn Chương (2008), Đào tạo nguồn nhân lực ngành chế biến lâm sản phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

23. PGS.TS. Đỗ Minh Cương và TS. Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam-lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr. 12-13.

24. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


25. Lê Minh Cương (2002), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Công ty tư vấn du học Quốc tế Hồng Nhung (2010), Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, www.duhocnhatban.edu.vn

27. “Danh sách quốc gia theo chỉ số phát triển con người”, Wikipedia truy cập ngày 19/7/2012

28. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1998), Tác động của những cải cách kinh tế đối với sự phát triển vùng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. PGS.TS. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Vũ Huy Đại (2008), “Thuận lợi khó khăn và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành CBG xuất khẩu”, Hội thảo Đánh giá tác động hội nhập sau hai năm gia nhập WTO đối với ngành CBG và thủ công mỹ nghệ, TP.HCM.

32. Vũ Huy Đại (2008), Báo cáo Thuận lợi khó khăn và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ xuất khẩu, trường đại học Lâm nghiệp, TP. HCM.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.

36. PGS.TS. Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

37. PGS.TS. Phạm Văn Đức (1993), Mấy suy nghĩ về vai trò nhân lực con người trong sự nghiệp CNH-HĐH, Tạp chí Triết học.

38. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


39. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người: đối tượng và những hướng chủ yếu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

42. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Chu Sĩ Hải, Võ Thành Minh (2006), Giáo trình Công nghệ mộc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

44. Tạ Ngọc Hải (2006), “Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực”, Cải cách hành chính.gov.vn, ngày 17/11/2006.

45. Ths. Phan Ánh Hè (2008), “Một số giải pháp quản lý nhà nước đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu”, Quản lý nhà nước, (153), tr.19.

46. Ths. Phan Ánh Hè (2008), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của đồ gỗ - mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam”, Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, (35), tr. 24.

47. Ths. Phan Ánh Hè (2008), “Thị trường gỗ thế giới và những triển vọng, thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”, Phát triển kinh tế, (214), tr.15.

48. Nguyễn Thanh Hòa (2008), Báo cáo Thiếu lao động chất lượng cao, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu, Hà Nội.

49. Bùi Quốc Hồng (2010), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tạo lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập từ nguồn nhân lực doanh nghiệp, Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Bình Định, Bình Định.

50. Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Bản tin hiệp hội, www.veia.org.vn

51. Hiệp hội da giày Việt Nam, Bản tin hiệp hội, www.lefaso.org.vn

52. Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (2008), “Cơ hội và thách thức ngành CNCBG Việt Nam sau khi gia nhập WTO”, Tham luận hội thảo, Hà Nội.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí