Các Biến Độc Lập Và Dấu Kỳ Vọng


sở tốt để du lịch Đồng Nai phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch Đồng Nai chưa khai thác được các lợi thế này, biểu hiện qua chi tiêu của du khách rất nhỏ, tương ứng với các dịch vụ nghèo nàn tại hầu hết các điểm du lịch được coi là giàu tiềm năng nhất. Càng khó khăn hơn, khi nguồn nhân lực trong ngành du lịch thiếu được đào tạo và chưa sẵn sàng để đón lượng khách lớn hơn, chi tiêu cao hơn.

Rõ ràng là, giá trị du lịch Đồng Nai chưa được khai thác hết, doanh thu đang dưới mức tiềm năng rất nhiều, và để phát triển du lịch cần phải làm ngay một loạt các biện pháp cả về chính sách công lẫn những thay đổi trong khu vực tư. Một trong các biện pháp đó, mà tác giả cho là cấp thiết, là cần phải đánh giá được giá trị của du lịch Đồng Nai. Đó cũng là nội dung mà chương 3 tiếp theo sẽ phải thực hiện.


Chương 3

Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch Đồng Nai


Chương 2 đã trình bày các đặc điểm của du lịch Đồng Nai, các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, và tình hình khai thác dưới mức giá trị hiện nay. Chương 3 sẽ cố gắng trả lời câu hỏi “Giá trị du lịch của Đồng Nai có thể ước lượng khoảng bao nhiêu?” và “Những yếu tố nào tác động chính lên cầu du lịch Đồng Nai?” Phần cuối chương, một số gợi ý về các giải pháp chính sách cũng sẽ được trình bày, rút ra từ kết quả hồi quy và từ phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách.


3.1. MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU DU LỊCH‌


3.1.1. Biến phụ thuộc


Lượng cầu du lịch, trong trường hợp ITCM, biểu thị bởi số lần viếng thăm của du khách tới một điểm trong một năm. Trong trường hợp ZTCM, đó là tỷ lệ lượt du khách đến vùng i từ vùng j, so với dân số vùng j, trong một năm, hay là cầu du lịch của vùng i đối với người dân từ vùng j (xem 1.1.3). Kể từ đây, biến phụ thuộc sẽ ký hiệu là IY trong phương pháp ITCM và Y trong phương pháp ZTCM.

3.1.2. Các biến độc lập và dấu kỳ vọng


Như 1.1.3 đã trình bày, các biến độc lập được quan tâm sẽ là chi phí du hành, thu nhập, độ tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, giá của sản phẩm thay thế và sự hài lòng của du khách do các đặc trưng điểm đến. Trong đó, theo lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, tác giả kỳ vọng chi phí du hành có một tác động âm; thu nhập, học vấn và giá sản phẩm thay thế có tác động dương; các biến độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân không xác định được chiều tác động, phải xem kết


quả hồi quy và biện luận trên những đặc trưng hiện tại của điểm đến. Tuy nhiên, có thể dự báo sơ bộ rằng, vì Đồng Nai chưa có nhiều điểm du lịch tốt, chủ yếu hiện nay đang thu hút giới trẻ trong những hoạt động ngắn ngày, nên độ tuổi bình quân sẽ thấp. Những du khách trung niên, cao tuổi là những người thành đạt, đi du lịch kết hợp công tác, sẽ đến những điểm du lịch có dịch vụ đầy đủ hoặc cao cấp. Vì đa phần là khách du lịch trẻ, nên giới tính và tình trạng hôn nhân có thể không có tác động. Hai dạng hàm semilog và log-log sẽ được thử và chọn lựa.

3.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI


Bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập dữ liệu cho các biến theo cả 2 phương pháp ITCM và ZTCM. Phần đầu (từ câu 1 đến câu 8) tìm kiếm thông tin về chi phí du hành và hành vi của du khách. Phần hai (câu 9,10,11) thăm dò sự đánh giá của du khách về những điều đã trải nghiệm qua chuyến đi và tìm hiểu về điểm đến thay thế. Phần ba (câu 12) hỏi về độ sẵn lòng chi trả cho môi trường và tôn tạo các di tích, nhằm mở rộng nghiên cứu về sau. Phần cuối (từ câu 13 đến câu

17) gồm các câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội của du khách.


Chi tiết kỹ thuật thiết kế Bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 7, các Bảng câu hỏi tại Phụ lục 8 (tiếng Việt) và Phụ lục 9 (Tiếng Anh).

3.3. TỔ CHỨC PHỎNG VẤN


Nhóm phỏng vấn bao gồm các chuyên viên thuộc Phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai), và cộng tác viên là tiếp tân tại một số khách sạn chính, người quản lý của các công ty lữ hành, điểm du lịch, và một số hướng dẫn viên du lịch. Hầu hết các thành viên đều có trình độ Đại học, một số tốt nghiệp Đại học chuyên ngành du lịch, và có thể sử dụng tiếng Anh. Các chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Du lịch đã đến từng nơi, giải thích mục đích, nêu yêu cầu, trao đổi về kỹ thuật phỏng vấn và cùng phỏng vấn một số trường hợp với các cộng tác viên khác.

Phỏng vấn được thực hiện trong 4 tháng, từ tháng 6 đến hết tháng 9/2008. Đối tượng được phỏng vấn là du khách được chọn ngẫu nhiên nhưng tương đối tỉ lệ với số du khách ghé thăm từng điểm du lịch (điểm nào đông khách sẽ phỏng vấn


nhiều du khách hơn). Tổng số 350 du khách được phỏng vấn, trong đó có 28 khách nước ngoài. Tiếp theo, việc tổ chức nghiệm thu phiếu phỏng vấn và nhập liệu thực hiện tại Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai, trong đầu tháng 10/2008. Bộ dữ liệu hiện đang được quản lý tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai.

3.4. HẠN CHẾ CỦA DỮ LIỆU THU THẬP


Nhiều khách nước ngoài không trả lời đầy đủ các câu hỏi về chi tiêu và thu nhập22. Do thiếu dữ liệu và khó khăn khi phân bổ chi phí du hành23, tác giả không xây dựng được đường cầu cho khách nước ngoài. Mặt khác, chi tiêu của khách nước ngoài tại Đồng Nai rất thấp (Bảng 2.2), lượt khách nước ngoài ít (từ 1,94% đến cao nhất là 4,91% - năm 2008 cũng chỉ có 2,45% - Bảng 2.1), nên chắc chắn đối tượng khách này chưa có đóng góp quan trọng vào doanh thu du lịch Đồng Nai. Do đó, từ đây tác giả chỉ xét đến đường cầu du lịch cho khách nội địa24, và, một cách an toàn, xem như đây là đường cầu du lịch Đồng Nai.25

Khách nội địa cũng không trả lời đầy đủ câu hỏi về chi tiêu. Sau khi loại bỏ 28 phiếu phỏng vấn khách nước ngoài, còn lại 322 phiếu, nhưng chỉ có 291 phiếu đạt yêu cầu xử lý. Trong 291 phiếu xử lý, 167 phiếu (bằng 57%) có câu trả lời về tổng chi tiêu. Các thành phần chi tiêu ít người được phỏng vấn trả lời: vận chuyển, chỗ ở, vé dịch vụ, ăn uống, mua sắm, vé tour lần lượt theo thứ tự trên



22 Đây là vấn đề riêng tư, đặc biệt đối với khách nước ngoài.

23 Đồng Nai chưa thể là một “điểm đến du lịch” đối với khách quốc tế, nên khả năng không khách quốc tế nào bỏ ra chi phí chỉ để đến du lịch Đồng Nai. Cũng không có cơ sở để phân chia theo một tỉ lệ chung chi phí du hành. Mục đích của chuyến đi theo khảo sát rất đa dạng, và không có ai đến Đồng Nai chỉ để du lịch. Qua trực tiếp phỏng vấn, khách nước ngoài du lịch “ba lô” (là đối tượng chính của khách quốc tế tại Đồng Nai) càng làm cho việc tính toán thêm phức tạp: khách ở lại Việt Nam khá lâu, đôi khi không xác định và đi đến rất nhiều nơi, cũng có thể chưa xác định.

24 Đã bao gồm khách du lịch là người nước ngoài, cư trú và làm việc trong nước.

25 Nguyễn thị Hải và Trần Đức Thanh trong nghiên cứu về giá trị du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương (1997, [5]), nghiên cứu về giá trị du lịch vịnh Hạ Long (2001, [21]) đã bỏ qua khách du lịch quốc tế, dù rằng các tác giả có tổ chức phỏng vấn đối tượng này.

Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn (2001, [39]) trong nghiên cứu về Hòn Mun cho rằng nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch hay giá trị giải trí của tài nguyên thiên nhiên tại châu Á cũng chỉ dựa vào dữ liệu phỏng vấn khách du lịch nội địa. Hai tác giả đã dẫn chứng trường hợp Vườn Lumpinee (Thailand) trong nghiên cứu của Dixon và Hufschmidt (1986).


chỉ có 54, 19, 38, 42, 7 và 9 trả lời.


Việc không thu thập được số liệu về chi tiêu là do hạn chế của khâu phỏng vấn: khách không thể trả lời được về chi tiêu khi chưa kết thúc hành trình (thời điểm được phỏng vấn). Hơn nữa, câu hỏi này là khá khó đối với du khách, vì phải phân chia chi phí ra chi tiết, điều mà trong khi đang vui chơi, du khách không thể trả lời một cách thoải mái được.

Phần hai cũng là những câu hỏi khó. Nhiều du khách chưa có trải nghiệm về các điểm du lịch tại Đồng Nai nên không thể trả lời được. ( Khi kiểm tra và phỏng vấn thử, tác giả chỉ phỏng vấn những người Đồng Nai nên không lường được tình huống này). Chỉ có 125 /291 bảng phỏng vấn có trả lời câu hỏi về việc đánh giá các loại dịch vụ cung cấp và các loại hình du lịch hiện có của Đồng Nai.

Đồng Nai chưa phải là địa phương có du lịch phát triển nên khách đến Đồng Nai chủ yếu ở cự ly gần. Với cỡ mẫu 291 phiếu, người từ các địa phương xa rất ít, nên việc tính tỉ lệ khách theo vùng trong phương pháp ZTCM cũng sẽ có hạn chế: độ tin cậy về tỉ lệ theo vùng không cao đối với những vùng ở xa.

Như 1.1.3 đã nêu, ngoài chi phí du hành, thu nhập, các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách, các biến có tác động đến cầu du lịch còn bao gồm đặc trưng điểm đến và giá của sản phẩm thay thế. Do những hạn chế trong quá trình tổ chức phỏng vấn, các đặc trưng điểm đến đã không có dữ liệu đầy đủ. Về sản phẩm thay thế, có 38% chọn Đà Lạt, cũng 38% chọn Nha Trang, 26% chọn Vũng Tàu, 18% chọn Phan Thiết. Các điểm đến này đã rất nổi tiếng và mang đặc trưng của vùng cao nguyên hoặc bờ biển, là những loại hình rất khác với các đặc trưng và thế mạnh của Đồng Nai. Do đó, trong Luận văn này, tác giả giới hạn không xem xét đặc trưng điểm đến và giá của sản phẩm thay thế.

3.5. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MẪU

Bảng 3.1 trình bày tổng quát các đặc trưng thống kê của du khách nội địa. Cỡ mẫu quan sát là 291.


Bảng 3.1. Các đặc trưng thống kê của mẫu



IY

ITC

IINCOME

ITRAVEL TIME

IAGE

IGROUP SCALE

IEDU

IGEN DER

IMS


Mean


2,076


180.321


3,47


1,28


27,54


15,97


0,38


0,53


0,36

Median

1,000

130.398

2,50

1,00

26,00

6,00

0,00

1,00

0,00

Maximum

30

1.268.846

12,00

7,00

58,00

700,00

1,00

1,00

1,00

Minimum

1

48.091

0,80

0,50

16,00

1,00

0,00

0,00

0,00

Std. Dev.

3,20

193.547,40

3,19

0,79

7,57

47,08

0,49

0,50

0,48

Skewness

6,76

3,16

1,74

3,92

0,79

11,25

0,49

-0,12

0,60

Kurtosis

55,74

14,41

5,05

21,26

3,28

156,36

1,24

1,01

1,35


Jarque-Bera


35.945,06


2.061,71


198,35


4.788,44


31,03


291.308,40


49,19


48,50


50,02

Probability

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000


Sum


604,000


52.473.451


1.009,10


373,50


8.014,00


4.646,00


111,00


154,00


104,00

Sum Sq. Dev.

2.976,34

1.09E+13

2.953,30

181,86

16.602,30

642.905,70

68,66

72,50

66,83

Observations

291

291

291

291

291

291

291

291

291

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai - 6

Nguồn: Kết quả khảo sát


Trong đó:


Ký hiệu

ĐVT

Ý nghĩa

Diễn giải

IY

lượt


Số lượt du lịch Đồng Nai/ năm

ITC

đồng

Travel Cost

Phí du hành

IINCOME

triệu đồng

Income

Thu nhập / tháng

ITRAVEL TIME

ngày

Travel time

Độ dài của chuyến du lịch


IEDU



Education

Học vấn, bằng 1 nếu có trình độ

Cao đẳng trở lên, bằng 0 với các

trường hợp còn lại

IAGE

năm

Age

tuổi

IGROUP SCALE

người

Group scale

Quy mô nhóm

IGENDER


Gender

Giới tính, bằng 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ


IMS



Marital status


Tình trạng hôn nhân, bằng 1 nếu đã có gia đình, bằng 0 nếu độc thân

Ghi chú: ký tự I đứng đầu các ký hiệu mang ý nghĩa Individual, do thống kê theo từng cá nhân du khách, để phân biệt với các số liệu trung bình theo vùng sẽ đề cập ở phần sau.


3.5.1. Số lần tham quan trong năm (IY)


Hay cũng gọi là tần suất du lịch, thể hiện nhu cầu du lịch của mỗi cá nhân.


Trung bình, khách du lịch được phỏng vấn đến Đồng Nai 2,076 lần trong một năm26. Có đến 61% (177 trường hợp) chỉ đến một lần (hoặc lần đầu), và 24% (69 trường hợp) đến 2 lần trong năm 2008. (Hình 3.1) Cá biệt có những trường hợp đến rất nhiều lần, người nhiều nhất đã đến 30 lần trong năm, là những thành viên chơi golf tại các sân golf Đồng Nai.27 Đây là những khách chủ yếu đến từ TP.HCM và là những người có khả năng chi trả cao.


Series: IY Sample 1 291

Observations 291

Mean Median Maximum Minimum Std. Dev. Skewness Kurtosis

2.075601

1.000000

30.00000

1.000000

3.203628

6.761110

55.74174

Jarque-Bera 35945.06

Probability 0.000000

200



160



120



80



40



0

5 10 15 20 25 30

Hình 3.1. Số lần du khách đến Đồng Nai/ năm

nguồn: dữ liệu khảo sát, kết xuất từ Eviews


3.5.2. Thu nhập (IINCOME)


Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh tế, trong đó có quyết

định tiêu dùng dịch vụ du lịch như là một loại hàng hoá.


Kết quả khảo sát chỉ ra rằng khách du lịch đến Đồng Nai có thu nhập cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân trong vùng. Theo website Tổng cục Thống



26 So sánh với Vũng Tàu trong [8] là 3,5 lần, với Hòn Mun trong [39] là 1,17 lần

27 Sân golf Long Thành của Đồng Nai được xem là sân golf có dịch vụ tốt nhất Việt Nam năm 2007. Ngoài ra, Golf Trảng Bom cũng là một điểm thu hút nhiều hội viên từ các tỉnh thành, nhiều nhất là TP.HCM.


kê,28 thu nhập bình quân đầu người một tháng, khu vực Đông Nam Bộ, 2006, là

1.065.000 đồng, trong khi bình quân dữ liệu khảo sát (2008) là 3,47 triệu đồng, người cao nhất 12 triệu đồng, và người thấp nhất 800 ngàn đồng. Trong nghiên cứu về Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003 [8], GS.TS. Hồ Đức Hùng cũng đã chỉ ra kết quả khảo sát du khách Bà Rịa Vũng Tàu có thu nhập trung bình 2,3 triệu đồng, trong khi thu nhập bình quân quốc gia năm 2003 khu vực thành thị chỉ khoảng

600 ngàn đồng.


5-7 triệu

8%


3-5 triệu

15%

7-10 triệu

2%


2-3 triệu

Hình 3.2: Thu nhập của du khách (đồng/ tháng)

22%

>10 triệu

9%


dưới 1 triệu

13%


1-1,5 triệu

16%


1,5 - 2 triệu

15%

Điều này một lần nữa nói lên rằng du lịch là một loại hàng hoá đối với nhiều người vẫn là xa xỉ. Mặt khác, nó cũng nói lên Đồng Nai có thể tạo ra nhiều loại dịch vụ hơn để thu hút số khách du lịch có khả năng chi trả

Hình 3.2. Thu nhập của du khách (đồng/ tháng)

nguồn: kết quả khảo sát

cao.


3.5.3. Ngày khách (ITRAVEL TIME)


Bình quân 1,28 ngày, cao nhất 7 ngày, thấp nhất 0,5 ngày, trong đó chủ yếu là 1 ngày. Xem 2.2.2.

3.5.4. Tuổi đời bình quân (IAGE)


Đa phần khách đến Đồng Nai là những người trẻ. Bảng 3.1 cho thấy tuổi cao nhất là 58, tuổi thấp nhất là 16, trung bình 27,5 tuổi.29 Khách trẻ thường rất dễ




28 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=395&idmid=3&ItemID=7674

29 Tác giả không có ý suy từ tỉ lệ của mẫu cho tổng thể, do các phỏng vấn viên đều là người trẻ nên có khuynh hướng dễ tiếp cận với người trẻ hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào các loại hình dịch vụ đang có tại Đồng Nai - chủ yếu là dã ngoại và vui chơi giải trí, thì cũng có thể dự đoán khách du lịch Đồng Nai đa phần là khách trẻ.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí