Yêu Cầu Về Trí Lực Nnl Trong Các Dncncbgvn Đến Năm 2025


phương tiện giảng dạy và học tập, để người học được tiếp cận được với các máy móc, trang thiết bị có tính ứng dụng tương đương với sự đầu tư của doanh nghiệp. Sau khóa học, người học ứng dụng được ngay vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Vì vậy cần xây dựng, ban hành và tăng cường quản lý chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo chế biến gỗ cụ thể:

(1)Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề để đào tạo phù hợp với yêu cầu đòi hỏi trong sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ;

(2)Triển khai thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề;

(3)Hình thành trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cấp quốc gia tại các cụm công nghiệp chế biến gỗ lớn (Bình Dương- TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn – Tây Nguyên, Hà nội, Bắc Ninh).

Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung và các DNCNCBG hiện đại nói riêng chưa có tiêu chuẩn nghề được đánh giá theo định lượng. Từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước đều sử dụng hệ thống tiêu chuẩn nghề mang tính định tính. Các công đoạn sản xuất và cấp bậc của công nhân sản xuất hầu hết đều được đánh giá dựa theo cảm tính mà không có thang điểm lượng hóa mức độ phức tạp của công việc. Mỗi kỳ sát hạch tay nghề, thi tuyển công nhân kỹ thuật có các dạng bài thi cho mỗi cấp bậc công nhân được ra đề dựa vào cảm tính của người ra đề, hướng dẫn và người đánh giá. Sự đánh giá thông qua các bài thi cũng nghiêng về cảm tính khi người công nhân được mang thế mạnh của mình theo mỗi công đoạn sản xuất và bậc thợ để sát hạch, không phải kiểm tra một cách ngẫu nhiên bất kỳ một phần kiến thức và kỹ năng nào trong công đoạn sản xuất của mình. Chính vì thế, tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn và cấp bậc công việc hiện nay các DNCNCBG đang áp dụng chưa thực sự được gọi là tiêu chuẩn nghề chính thức, chưa được xây dựng tổng thể cho toàn ngành và cho từng công đoạn công việc trong chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp. Chính vì thế rất cần thiết phải xây dựng được tiêu chuẩn nghề đối với công nhân kỹ thuật trong các DNCNCBG và cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Tiêu chuẩn đó cần được định lượng và được kiểm tra, sát hạch ngẫu nhiên có tính tới thời


gian tác nghiệp, kỹ năng thao tác và thái độ biểu hiện trong cả quá trình hoạt động tại nơi làm việc, chứ không chỉ đánh giá thời điểm và biểu hiện trong kỳ sát hạch đó.

- Tăng cường đầu tư cho giảng dạy và học tập tại về chế biến gỗ. Khẩn cấp nhất trong thời gian tới phải bổ sung hệ thống giáo trình tài liệu bằng tiếng Việt

Cụ thể

(1) Huy động các nguồn lực đầu tư đào tạo nghề chế biến gỗ trong đó Hiệp hội Lâm sản và chế biến gỗ giữ vai trò chủ chốt. Tăng cường huy động nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong ngành cũng như các tổ chức trong và ngoài nước.

(2) Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư cả trong và ngoài ngành ở trong và ngoài nước đầu tư cho đào tạo nghề chế biến gỗ: vay vốn, miễn giảm thuế, cho thuê đất, hỗ trợ gỗ làm học liệu...;

(3) Các cơ sở đào tạo chế biến gỗ chủ động liên hệ với các doanh nghiệp sản xuất cho học viên có nơi thực tế và học tập, thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp và thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để phát triển hoạt động dạy nghề

Đối với các trường có đào tạo chế biến gỗ từ trung cấp đến đại học đều có các phòng có máy móc, thiết bị, công cụ và nguyên liệu gỗ cho học viên thực hành. Tuy nhiên, sự đầu tư cho các loại phương tiện thực hành này tại các trường, các trung tâm không cập nhật thường xuyên với các phương tiện làm việc tại các doanh nghiệp. Có những DN thường xuyên được đầu tư mới cho máy móc thiết bị, những phương tiện hiện đại, tự động hóa được ứng dụng cho hoạt động SX nhưng phương tiện thực hành tại các trường lại lạc hậu, cũ và ít được đổi mới.

Sự bất cập này khiến cho học viên được thực hành thực tế nhưng vẫn chỉ trong điều kiện hạn hẹp của trường. Điều này một phần làm hạn chế trình độ lành nghề và các kỹ năng của người học ngay từ khi ở trường. Chính vì tại mỗi trường đều có phòng thực hành nên việc đưa học viên đến học tập thực hành thực tế tại các doanh nghiệp không được phổ biến và thường xuyên. Do đó, rất cần thiết phải đầu tư cho phương tiện giảng dạy và học tập của học viên và giáo viên có thể dưới các hình thức:


Một là: Đầu tư của ngành cho các trường đào tạo nghề không chỉ các phương tiện thực hành mà đầu tư cho cả đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ giảng dạy và hướng dẫn thực hành bằng việc:

(1) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất đối với các cơ sở dạy nghề chế biến gỗ;

(2) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn khung danh mục các thiết bị trong dạy nghề chế biến gỗ. Sự đầu tư cần tập trung nhằm hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo trọng điểm và đặt tại khu vực có nhiều doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ nhất cả nước để thuận thiện và tạo động cơ học tập, nâng cao trình độ NNL.

(3) Khẩn trương bổ sung giáo trình, tài liệu công nghệ chế biến gỗ bằng tiếng

Việt

Hai là: Đầu tư từ doanh nghiệp cho các trường để đào tạo theo nhu cầu của

doanh nghiệp;

Ba là: Liên kết giữa trường và doanh nghiệp để các trường gửi học viên thực tập dài hạn tại doanh nghiệp;

Bốn là: Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với giáo viên và những người hướng dẫn nghề tại doanh nghiệp.

- Phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường để người học có điều kiện thực hành thực tế

Hiện nay, các trường từ trung cấp đến đại học có đào tạo về chế biến gỗ, hầu hết đào tạo theo nhu cầu của người học và đào tạo các chuyên ngành hẹp theo các bậc học và chương trình học có sẵn tại các trường. Mức độ chênh lệch giữa nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp với chuyên môn, trình độ của người học được đào tạo tại các trường là một khoảng cách khá lớn. Khi tuyển dụng về các doanh nghiệp phải đào tạo lại và hướng dẫn nghề nghiệp trong công việc để sự thực hiện công việc của NNL không xảy ra sai sót. Nhu cầu sử dụng NNL được đào tạo theo yêu cầu đòi hỏi của công việc là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nhưng mức độ đáp ứng thực sự hạn chế.

Các doanh nghiệp hàng năm vẫn dành nhiều kinh phí cho việc nâng cao tay nghề của NNL qua các đợt tập huấn ngắn hạn, khả năng tiếp nhận kiến thức của


người lao động vừa làm vừa học cũng có nhiều hạn chế. Do đó, với nhu cầu NNL tại mỗi doanh nghiệp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với việc đào tạo của các trường để có thể cung cấp NNL phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể cùng với các trường đào tạo về công nghiệp gỗ xây dựng các chương trình đào tạo, các chuyên môn sâu cho chính nhu cầu của các doanh nghiệp. Tùy theo từng công đoạn sản xuất và yêu cầu tiêu chuẩn nghề của từng cấp bậc công việc, sự phối hợp giữ doanh nghiệp và nhà trường cần tạo ra chương trình đào tạo hợp lý và sâu sát nhất cho người học và nhu cầu của doanh nghiệp. Làm được như vậy, chuyên môn và kỹ năng nghề trong từng công đoạn, từng thao tác của người học chắc chắn sẽ nâng lên, góp phần làm chất lượng NNL trong các DNCNCBG được nâng lên. Sự phối hợp về:

- Chương trình đào tạo;

- Tham gia quá trình đào tạo;

- Chuyên môn hóa nội dung đào tạo và giao cho từng đơn vị cụ thể chứ không tổng hợp và giao phó cho các trường;

- Phân cấp đào tạo để các đơn vị tham gia đảm bảo chất lượng đào tạo;

- Tham gia đánh giá kết quả đào tạo.

- Xác định tiêu chuẩn đối với các giáo viên giảng dạy tại trường và người hướng dẫn nghề tại doanh nghiệp cần đạt trình độ nghề nghiệp nhất định

Hiện nay trong các trường và trung tâm đào tạo chế biến gỗ, chương trình giảng dạy và đội ngũ giáo viên thường tách rời giữa giảng lý thuyết và thực hành. Có những giảng viên chỉ đơn thuần giảng về lý thuyết và phần thực hành do giáo viên khác đảm nhiệm. Thêm vào đó, hầu hết các bài giảng do các giáo viên biên soạn và hệ thống giáo trình còn rất thiếu. Các giáo viên soạn bài giảng theo kinh nghiệm giảng dạy còn các giáo viên hướng dẫn thực hành cũng hướng dẫn thực hành theo lối mòn của bản thân. Điều đó khiến cho giữa lý thuyết được truyền đạt và phần thực hành của học viên đôi khi không khớp nhau. Do vậy, rất cần thiết cần có một quy chuẩn cho đào tạo nghề chế biến gỗ cả về đội ngũ giáo viên và người hướng dẫn nghề cho toàn ngành; Rất cần sự thống nhất về bài giảng và nội dung thực hành. Có thể thực hiện theo các biện pháp:


(1) Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy và quản lý đào tạo đủ về số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn của ngành gỗ không chỉ trong nước mà dần tiến tới tiêu chuẩn quốc tế. Đảm bảo cơ cấu giáo viên, máy móc thiết bị giảng dạy và học viên với trình độ đào tạo từng cấp bậc, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ thị trường;

(2) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chuyên môn và kỹ năng đối với giáo viên giảng dạy cho ngành công nghiệp chế biến gỗ các cấp từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và cán bộ quản lý đào tạo. Giáo viên dạy nghề phải đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm và chuẩn về kỹ năng nghề; Ban hành tiêu chuẩn đối với một hiệu trưởng (giám đốc) trường đào tạo nghề.

(3) Xây dựng chương trình đào tạo mới và đổi mới nội dung chương trình đào tạo về công nghiệp chế biến gỗ đã cũ. Đổi mới phương pháp đào tạo nhằm ứng dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới trong đào tạo; Đội ngũ giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành và hướng dẫn cho học viên; Cán bộ quản lý thường xuyên trau dồi nhằm nâng cao năng lực tổ chức đào tạo với sự sáng tạo và chuyên nghiệp trong quản lý đào tạo nghề; Tham khảo và sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài và cử người đi học nghề chế biến gỗ tại các nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển cạnh tranh với Việt Nam như Đài Loan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và một số nước khác như Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch và Pháp để học hỏi và nâng cao năng lực cho NNL. Hàng năm, các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch đưa giáo viên đi thực tế, cập nhật phương pháp sản xuất mới và các mẫu thiết kế sản phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng truyền đạt và thực hành của giáo viên; Tăng cường cho giáo viên nâng cao khả năng giảng dạy bằng cách đi học tập ở nước ngoài đối với các khâu chế biến cần kỹ thuật, công nghệ hiện đại và khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm. Thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng giáo viên dạy nghề tại mỗi cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi trường nhằm thu hút người học. Ưu tiên tuyển dụng giáo viên đã có kinh nghiệm thực tế để bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy trình độ tay nghề


Bảng 3.1. Yêu cầu về trí lực NNL trong các DNCNCBGVN đến năm 2025


Tiêu chí

Thực tế hiện nay

Yêu cầu đến 2015

Yêu cầu đến 2025

1.Học vấn

THCS và THPT

Tối thiểu hết

THPT

Không tuyển LĐPT

(trừ LĐ phục vụ)

2.Chuyên môn

- Trước khi vào DN

- Khoảng 20% đến 25% qua đào tạo

- Từ 50% đến 60% qua đào tạo

- 90% qua đào tạo

- Sau khi vào DN

- Tập huấn (3 đến 7

ngày)

- Đào tạo từ 3

tháng trở lên

- Tập huấn cho LĐ

phục vụ

3.Kỹ năng

- Nghề nghiệp

- Chưa toàn diện

Chưa phối hợp tốt

- Thuần thục mọi

thao tác

- Lành nghề toàn

diện

- Làm việc nhóm

- Phối hợp chưa tốt

- Phối hợp chặt chẽ

- Phối hợp chặt chẽ

- Hiểu biết hóa

chất

- Ít (< 3 loại)

- Nhiều (3-6 loại)

- Rất nhiều (7 loại)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 20

Nguồn: Đề xuất của NCS 2012

Cơ sở đề xuất về trình độ học vấn xuất phát từ định hướng phát triển của quốc gia và mục tiêu đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo: phổ cập trình độ trung học phổ thông cho nguồn nhân lực, đặc biệt khi NNL tham gia LLLĐ thì càng cần thiết phải có trình độ trung học phổ thông. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển dài hạn của các DNCNCBGVN, các khâu SX đều đỏi hỏi NNL có trình độ kỹ thuật nhất định nên mục tiêu đặt ra đến năm 2025, các DNCNCBGVN không sử dụng LĐPT trừ các LĐ phục vụ.

Đối với trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, tỷ lệ NNL làm việc trực tiếp hiện nay chỉ 20-25% qua đào tạo. Số NNL còn lại hầu hết do tập huấn nghề nghiệp hoặc đào tạo ngắn hạn để có kiến thức chuyên môn. Căn cứ theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì tỉ lệ LĐPT càng lớn thì mục tiêu càng khó có tính khả thi. Trong khi số


lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, hiện còn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa biết hoặc chưa được đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu gỗ.

Căn cứ theo theo Quy hoạch CNCBGVN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2015: “Lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; phúc lợi, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm”[17, tr.43]. Các cơ sở CBG sẽ trở thành các trung tâm vừa SX chế biến tổng hợp tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, vừa SX các phụ kiện khác cho các cơ sở sản xuất trong vùng. Các trung tâm CBG vừa là cơ sở SX đồng thời cũng là nơi đào tạo công nhân, cán bộ quản lý cho ngành công nghiệp chế biến gỗ’’[17, tr.44]. Vì thế, đây là những căn cứ rất xác đáng cho đề xuất của NCS có thể thực hiện được đối với các DNDNCBGVN.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao thể lực và tâm lực cho nguồn nhân lực

Mặc dù khi phân tích thực trạng chất lượng NNL trong các DNCNCBG, nghiên cứu sinh có tách rời thể lực và tâm lực, nhưng khi đề các ra các biện pháp giúp nâng cao thể lực và tâm lực cho NNL này, nghiên cứu sinh thấy cần phải ghép lại thì các giải pháp này sẽ có hiệu quả hơn. Bởi vì, trong một con người thì tinh thần và thể xác thường hòa quyện với nhau mọi nơi, mọi lúc. Tinh thần biến động thì chắc chắn thể xác bị chi phối và các hành động bị dẫn dắt bởi tư duy ảnh hưởng đến tinh thần của con người. Ví dụ: một người công nhân có mức tiền lương/công trong tháng rất thấp không đủ chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân (tiền ăn, tiền điện, các sinh hoạt phí khác...), ăn có thể không đủ no khiến cơ thể mỏi mệt (thể lực sẽ yếu). Lúc đó tinh thần làm việc không thể hăng say mà uể oải, thái độ làm việc thiếu tích cực và rất khó tập trung vào công việc (tâm lực kém). Cho dù người công nhân đó có được đào tạo bài bản, chuyên môn rất vững (trí lực tốt) thì tinh thần và thể xác vẫn mỏi mệt và không có động lực làm việc. Vì thế, nghiên cứu sinh nhận định có các giải pháp chung cho tâm lực và thể lực NNL trong các DNCNCBG Việt Nam. Cụ thể là các giải pháp sau:


(1)Thù lao lao động góp phần nâng cao thể lực và tâm lực

Các chương trình thù lao của các doanh nghiệp đưa ra nhằm thu hút và tuyển dụng những người có trình độ, có khả năng giải quyết công việc, động viên NNL nâng cao năng lực và giữ chân những người giỏi cho doanh nghiệp. Do đó, mức trả công cho NNL phải đảm bảo thỏa đáng cho cuộc sống, học tập phát triển và thu hút được NNL có chất lượng cao làm việc cho doanh nghiệp. Đặc biệt, thù lao lao động là động lực thúc đẩy động cơ làm việc hữu hiệu nhất được áp dụng từ trước đến nay.

- Đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc

Đánh giá sự thực hiện công việc của NNL là khâu quan trọng nhất luôn luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức, doanh nghiệp và là căn cứ trả thù lao lao động. Đồng thời kết quả đánh giá giúp cho các cấp quản trị trong doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn về công tác thuyên chuyển, đào tạo và phát triển, kỷ luật... Trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam chưa xây dựng hệ thống đánh giá sự thực hiện công việc theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề, vì hiện nay ngành công nghiệp chế biến gỗ chưa có tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Cấp bậc lao động kỹ thuật hiện nay theo 7 bậc lao động kỹ thuật là hệ thống cấp bậc đã quá cũ. Đồng thời, hệ thống cấp bậc cũ này cũng không hoàn toàn đánh giá định lượng được mức độ thực hiện công việc của NNL. Chủ yếu là ước lượng khoảng hoàn thành và chịu nhiều ảnh hưởng về tình cảm, đặc biệt là tính chủ quan và cảm xúc của người đánh giá. Sự thiên kiến trong đánh giá dẫn đến sai lệch của kết quả đánh giá. Do đó, rất cần thiết phải:

(i) Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc được lượng hóa bằng cách cho điểm đối với các tiêu chí đánh giá theo từng mức độ thực hiện công việc.

(ii) Xác lập chu kỳ đánh giá và thay đổi tiêu chuẩn theo từng thời kỳ cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của ngành và tốc độ phát triển kinh tế đất nước và xu hướng đánh giá mới được ứng dụng từ các nước tiên tiến.

- Năng lực thực hiện và chế độ thù lao phải tương xứng

Thực tế hiện nay: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, điều kiện làm việc, trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, chăm sóc sức khỏe... tại các DNCNCBG hiện đại hầu hết thấp hơn so với nhiều ngành khác trong nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Mặc dù các chế độ thù lao không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022