Từ những quan niệm trên có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà giữa thể lực, trí lực và đạo đức tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động.
2.1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực có giá trị
đóng vai trò cốt lõi trong mọi
hoạt động của doanh nghiệp, không thể thiếu đối với một hoạt động
của tổ chức hay doanh nghiệp, đồng thời hoạt động của bản thân nó
thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố như môi trường bên ngoài, chiến
lược phát triển của từng công ty...chính vì vậy các yếu tố đó đã tạo
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh trang thiết bị giáo dục bậc học mầm non Khánh An - 1
- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh trang thiết bị giáo dục bậc học mầm non Khánh An - 2
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Các Doanh Nghiệp Nhật Bản
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
- Hoạt Động Kinh Doanh Thương Mại
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
nên tính đa dạng và phức tạp của nguồn nhân lực. Chính vì vậy nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của 1 tổ chức cũng như của một doanh nghiệp :
+ Con người với vai trò là động lực của sự phát triển : Con người muốn tồn tại và phát triển cần được đáp ứng mọi nhu cầu vật chất và tinh thần. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng của con người chính là động lực của sự phát triển và là mục tiêu của mọi doanh nghiệp luôn hướng tới. Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Mọi sự phát triển về kinh tế xã hội đều dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực...nhưng chỉ có nguồn lực của con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển. Để không ngừng thỏa mãn những nhu cầu của con người trong điều kiện nguồn lực khan hiếm con người ngày càng phát huy khả năng về thể lực và trí lực của mình để đáp ứng
nhu cầu của mình. Chính vì vậy sự
thỏa mãn và đáp
ứng nhu cầu của
con người là động lực của sự phát triển.
+Con người có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Con người là nguồn lực sản xuất chính là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất sự phát triển của mọi tổ chức và doanh nghiệp. Quyền quyết định nằm trong
tay của con người và được con người toàn quyết quyết định mọi vấn đề mà không bị chi phối bởi nhân tố nào khác.
Vì thế mà nguồn nhân lực đã trở thành một tài nguyên quý báu nhất
của mọi tổ
chức và doanh nghiệp. Mọi tổ
chức và doanh nghiệp muốn
thành công thì việc khai thác và phát huy những đặc tính ưu việt của nguồn nhân lực là tất yếu.
2.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực
2.1.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân
lực thể
hiện mối quan hệ
giữa các yếu tố
cấu thành nên bản chất bên
trong của nguồn nhân lực.
2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Thể lực nguồn nhân lực
Con người có vai trò là động lực của sự phát triển và có vai trò quyết
định sự
phát triển nên sức khỏe là mục tiêu của sự
phát triển đồng thời
cũng là điều kiện của của sự phát triển. Sức khỏe chính là trạng thái con người cảm thấy thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải đơn thuần là không có bệnh. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng dẻo dai của con người, là khả năng lao động bằng chân tay và cơ bắp. Sức khỏe tinh thần là khả năng vận dụng trí tuệ, sự sáng tạo vào công việc, là khả năng chịu áp lực công việc cao của con người. Đặc biệt trong môi trường làm việc hiện đại với sức ép lớn của công việc thì càng đòi hỏi con người có khả năng chịu áp lực tốt. Người lao động có sức khỏe tốt sẽ mang lại hiệu quả công việc cao chính vì vậy việc đầu tư chăm sóc sức khỏe cho con người là cần thiết và trong các doanh nghiệp cần chú ý đến dịch vụ y
tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng cường chất lượng nguồn nhân lực ở
hiện tại lẫn tương lai.
Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về thể lực có nhiều yếu tố được sử dụng trong đó có 2 yếu tố cơ bản sau:
+ Chiều cao trung bình ( đơn vị cm).
+ Cân nặng trung bình (đơn vị kg).
Sự hài hòa của 2 yếu tố trên là tiền đề cơ bản cho một cơ thể có sức
khỏe
Trí lực của nguồn nhân lực
Nhân tố trí lực của nguồn nhân lực được đánh giá và xem xét trên hai giác độ: trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động thực hành của người lao động.
Trình độ
văn hoá: Là trình độ
tri thức, khả
năng nhận thức của
người lao động về kiền thức chuyên môn, kiến thức xã hội. Trình độ văn
hoá được người lao động tiếp thu qua hệ trình học tập và tự nghiên cứu.
thống giáo dục pháp quy, quá
Trình độ văn hoá được đánh giá qua các chỉ tiêu như sau:
+ Tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
+ Tốt nghiệp phổ thông trung học.
+ Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.
+ Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng.
Trình độ
văn hóa cao tạo khả
năng tiếp thu, vận dụng một cách
nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiến tiến trên thế giới vào trong môi trường làm việc của mình.
Trình độ
chuyên môn kỹ
thuật: Là kiến thức chuyên môn và kỹ
năng cần thiết để đảm nhận các chức năng chuyên môn, vị trí quan trọng trong quản lý, trong hoạt động kinh doanh.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật được đánh giá qua các chỉ tiêu như:
+ Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.
+ Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo.
trung cấp.
+ Cơ
cấu bậc đào tạo theo cấp bậc Đại học cao đẳng và
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức và doanh nghiệp, phản ánh khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức.
Về đạo đức, tác phong của người lao động: Phẩm chất đạo đức, tác
phong của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn
nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt đạo đức, tác phong của người lao động, đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ lao động của mình đạt được những phẩm chất tâm lý xã hội cơ bản như sau:
Có tác phong công nghiệp.
Có ý thức kỷ luật tự giác, hợp tác cao.
Có niềm say mê nghề nghiệp, chuyên môn.
Sáng tạo, năng động trong công việc.
Có khả năng chuyển đổi công việc cao, thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý.
Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đối với doanh nghiệp: Việc đảm bảo cho nguồn nhân lực của
doanh nghiệp có thể
thích
ứng nhanh và theo sát kịp thời sự
tiến hoá và
phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của nó. Nền kinh tế mở cửa làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thay đổi cách tư duy và hoạt động hiện tại. Việc đào tạo, bồi dưỡng, cải thiện kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng của nguồn nhân lực giúp cho nguồn nhân lực của công ty được nâng cao và được hoạt động trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn với các đối tác nước ngoà nhân viên được nâng cao thì họ sẽ có điều kiện nhận thức tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp (như giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động...) cải thiện mối quan hệ, tạo không khí tốt, giảm căng thẳng.
Đối với người lao động: Trong điều kiện môi trường làm việc ngay càng đòi hỏi yêu cầu trình độ chuyên môn cao, khả năng thích ứng nhanh thì người lao động luôn phải tự hoàn thiện mình về kiến thức chuyên môn,
khả
năng giao tiếp, khả
năng thích
ứng công việc...để
không bị
tụt hậu
trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt.
Ngày nay các nhà quản lý giỏi không chỉ dừng lại ở các chương trình đào tạo có tính chất đối phó mà họ cần nhạy bén, nhìn xa trông rộng trong nhiều năm tới để chẩn bị cho tương lai.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố thuộc về nguồn lực bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp. (Nguyễn Hoài Bảo, 2009).
Chính sách thu hút nguồn nhân lực: Chính sách thu hút nguồn nhân lực thể hiện quan điểm về mục đích, yêu cầu, đối tượng và cách thức tuyển chọn lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện tại hay tương lai.
Một doanh nghiệp có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp và hấp dẫn, xuất phát từ việc hoạch định nguồn nhân lực chính xác và khoa học, sẽ thu hút được nhiều người đảm bảo chất lượng hơn, tức là nhân lực có chất lượng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Chế
độ bố
trí sử
dụng nguồn nhân lực: Chế
độ bố
trí, sử
dụng
nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Phân công đúng người, đúng
việc, đánh giá đúng tính chất và mức độ tham gia, đóng góp của từng
người lao động để khích lệ, đãi ngộ họ kịp thời sẽ mang lại mức độ sinh lợi cao của hoạt động chung và tạo ra sự động viên to lớn đối với người lao động. Khi nào, ở đâu có cách sử dụng nhân lực như vậy, khi đó, ở đó người lao động không chỉ thể hiện, cống hiến tối đa những phẩm chất lao động sẵn có mà còn tự đầu tư, tự tổ chức không ngừng nâng cao trình độ (kiến thức và kỹ năng) của mình. Nó tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Tuyển dụng nhân viên: Người lao động là nguyên nhân chính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và tổ chức. Người lao động chính là những người đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao, và cũng chính họ là người lựa chọn, tiêu dùng
các sản phẩm dịch vụ đó. Do đó, chiến lược tuyển dụng nhân viên đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tiến hành việc tuyển dụng nhằm tìm ra được các ứng cử viên đáp ứng được yêu cầu của tổ chức của vị trí cần tuyển yêu cầu. Trong môi trường làm việc hiện đại cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật thì những yêu cầu của các vị trí trong tổ chức sẽ ngày càng có những tiêu chuẩn cao hơn. Chính vì vậy quá trình tuyển dụng
càng có vai trò quan trọng hơn trong hoạt động của tổ nghiệp.
chức và doanh
Chế độ đãi ngộ: Các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với người lao động là một trong những yếu tố cốt lõi để duy trì và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp. Cụ thể là thiết lập và áp dụng các chính sách hợp lý về lương bổng, khen thưởng, kỷ luật, hoàn thiện môi trường, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ về y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Để giữ được nhân viên giỏi, về lâu dài xét trên mặt bằng chung, doanh nghiệp thường phải có mức lương cao hơn mức trung bình của thị trường cùng lĩnh vực. Hình thức khen thưởng cũng nên nghiên cứu và cải thiện, thực tế cho thấy các hình thức khen thưởng mang tính đại trà không đem lại hiệu quả cao, không tạo những động lực rõ rệt thúc đẩy sự làm việc tích cực hơn của nhân viên.
Môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp: Môi trường làm
việc là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để tạo lập môi trường làm việc thực sự thân thiệt,
gắn bó và được duy trì bền vững, việc xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết.
Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu
thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được
gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại
được. Về công tác quản lý, điều hành, các nhà quản trị đều hiểu rằng phương thức dựa vào sự giám sát và chỉ huy nghiêm ngặt là không phù
hợp. Nó dần bị
thay thế
bởi một phương thức quản lý chú trọng
nhiều hơn đến tính nhân văn, một phương thức có khả năng kích thích
tính tự
chủ, sáng tạo. Dưới góc độ
môi trường làm việc trong phát
triển nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp được phân tích trên các
tiêu chí cơ bản: Tác phong làm việc, phong cách lãnh đạo, quan hệ
giữa các nhân viên và đặc điểm nhân viên.
Tài chính: Tài chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần phải được xem xét phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp.
2.1.4 Phát triển nguồn nhân lực
Khái niệm
Cũng như khái niệm
“nguồn nhân lực”,
khái niệm “phát triển
nguồn nhân lực”
ngày càng được
hoàn thiện
và được tiếp cận
theo
những gốc độ khác nhau.
Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc