Đặc Tính Kinh Doanh Du Lịch Của Dnnvv Trong Mẫu Khảo Sát


Khảo sát về đặc tính kinh doanh du lịch của DN : Thống kê ở bảng 4.17 cho thấy, các đối tượng DNNVV kinh doanh du lịch, cơ sở lưu trú trải đều các dạng từ homestay, khách sạn 1 sao đến 4, 5 sao. Trong đó, đối tượng kinh doanh khách sạn 1 sao và homestay chiếm 59,7%, đối tượng khách sạn từ 2-3 sao là 32,6%, khách sạn từ 3 đến 5 sao chiếm 7,6%. Điều này cũng cho thấy, phần lớn hộ kinh doanh, khách hàng cá nhân nằm trong phân khúc khách sạn bình dân, với số phòng bình quân từ 10 đến 20 và 60 phòng, đây là những đối tượng kinh doanh truyền thống trong ngành du lịch Lâm đồng, quy mô nhỏ lẻ, tự phát chiếm đa số, còn lại phân khúc 4-5 sao là các tập đoàn kinh tế có yếu tố nước ngoài, tỷ suất đầu tư lớn, liên doanh, tập trung tại khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, trung tâm thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, Huyện Đức trọng..Thời gian đi vào hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú có thời gian dưới 5 năm, cũng chiếm 60%, từ 5 -10 năm chiếm 23%, tỷ lệ còn lại là thời gian hoạt động trên 10 đến 15 năm.

Bảng 4.17 Đặc tính kinh doanh du lịch của DNNVV trong mẫu khảo sát


Tiêu thức

Phân loại

Số lượng

Tỷ lệ %

Lưu trú, homestay, khách sạn (DNNVV)

Dưới đến 1 sao

110

56,7%

2 đến 3 sao

60

30,93%

3 đến 5 sao

24

12,37%

Thời gian hoạt động kinh doanh du lịch

Dưới 5 năm

112

57,73%

Từ 5 đến 9 năm

42

21,65%

Từ 10 đến 15 năm

25

12,89%

Trên 15 năm

15

7,06%

Số lượng phòng/ cơ sở

10-20 phòng

75

39%

20-49 phòng

41

21 %

50-80 phòng

60

31%

80 trên 100 phòng

18

9,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 15

Nguồn: Khảo sát của tác giả


Theo thống kê ở Bảng 4.18, khi được hỏi rằng nếu lãi suất của ngân hàng tăng lên, thì đến 84,30% các đối tượng lựa chọn sẽ không tiếp tục vay vốn từ


NHTM. Trong khi đó, nếu các NHTM giữ nguyên lãi suất và mở rộng hạn mức cho vay, thì đến 89,26% các đối tượng lựa chọn sẽ đồng ý vay thêm. Từ kết quả khảo sát, có thể kết luận rằng các đối tượng DN, cá nhân, hộ kinh doanh rất nhạy cảm về vấn đề lãi suất, và nhu cầu vay ngân hàng của họ thì vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, nếu mức lãi suất cho vay của NHTM tăng thêm, họ sẽ sẵn sàng tìm kiếm những nguồn vốn khác thay thế.

Bảng 4.18 : Kết quả khảo sát về nhu cầu vay NHTM đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng



Nội dung

Trả

lời

Số

lượng


Tỷ lệ

Nếu mức lãi tăng thêm, KH có vay ít lại

102

52,58%

Không

92

47,42%

Nếu được mở rộng mức vay với cùng lãi suất thì

đối tượng khảo sát có sẵn sàng vay thêm

148

76,29%

Không

13

23,71%

Có đồng ý sự hỗ trợ vay vốn từ việc liên kết sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm

90

46,39%

Không

104

53,61%

2.2.1 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)


Khi nhóm đối tượng là các KH đã từng vay vốn tín dụng từ các NHTM được hỏi về những khó khăn trong quá trình vay vốn, kết quả khảo sát cho thấy có hai khó khăn lớn nhất được đề cập đến là việc định giá tài sản đảm bảo và thời hạn vay (Bảng 4.19).

Bảng 4.19 : Khảo sát khó khăn trong quá trình vay các NHTM đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng


Khó khăn

Số lượng

Tỷ lệ

1. Định giá tài sản đảm bảo còn thấp

51

26,29%

2. Thời hạn cho vay quá ngắn

46

23,71%

3. Không có nhiều hình thức thế chấp khác

29

14,95%

4. Số tiền được duyệt vay thấp hơn nhu cầu

26

13,40%

5. Thời gian giải quyết hồ sơ quá lâu

15

7,73%



6. Bắt buộc phải có tài sản đảm bảo

15

7,73%

7. Thủ tục quá phức tạp

12

6,19%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát


4.5. Thảo luận kết quả

Qua thu thập, thống kê đánh giá, phân tích số liệu tín dụng NHTM đối với lĩnh vực du lịch giai đoạn 5 năm từ 2015-2019, có thể đánh giá chung đó là cấp tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ nợ xấu nằm trong mức chung của Lâm đồng < 0,5%, cho thấy công tác quản trị nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là khá tốt.

Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu từ khảo sát ý kiến của các chuyên gia ngân hàng cho thấy có 4 nhân tố tác động đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: Nhóm nhân tố vĩ mô (Chính sách đồng bộ hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch của Nhà nước, tăng trưởng GDP, kiểm soát tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…); Nhóm nhân tố về phía ngân hàng (nguồn vốn, chi phí, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất, quy định của ngân hàng); Nhóm nhân tố về khoản vay (giá trị, kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo, khả năng quản lý rủi ro); Năng lực khách hàng. Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mô được đánh giá là yếu tố tác động nhiều nhất đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

Khảo sát ý kiến từ đối tượng khách hàng vay ngân hàng là DN kinh doanh trong lãnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thấy khách hàng vẫn còn gặp những khó khăn trong quá trình vay NHTM đối với lĩnh vực du lịch được đúc kết qua nghiên cứu như : Các NHTM định giá tài sản đảm bảo nợ vay còn thấp; NHTM có ít hình thức thế chấp tài sản, khó đáp ứng được yêu cầu để vay vốn; Thời hạn cho vay của NHTM đối với lĩnh vực du lịch ngắn; + Lãi suất là vấn đề khá nhạy cảm trong quá trình vay vốn NHTM đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Chương 4 đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về thực trạng tín dụng du lích của các NHTM tại Lâm Đồng trong giai đoạn 2015 – 2019, gồm những vấn đề chính như: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của ngành ngân hàng Lâm đồng lớn hơn hoặc bằng mặt bằng chung của toàn Ngành, tình hình tăng trưởng huy động vốn thấp hơn dư nợ tín dụng. Về nợ xấu trong giới hạn cho phép của ngành. Doanh số cho vay du lịch, vẫn chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Về số lượng khách hàng vay du lịch, vẫn chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có 4 nhân tố tác động đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: Nhóm nhân tố vĩ mô

; Nhóm nhân tố về phía ngân hàng ; Nhóm nhân tố về khoản vay ; Năng lực khách hàng. Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mô được đánh giá là yếu tố tác động nhiều nhất đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.


CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI LÂM ĐỒNG


5.1. Đánh giá các thành tựu, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cấp tín dụng ngân hàng đối với DN trong lãnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng

5.1.1. Đánh giá về các thành tựu, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cấp tín dụng ngân hàng đối với DN trong lãnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng

* Thành tựu :

- Một là, dư nợ tín dụng đối với du lịch tại chi nhánh NHTM Lâm Đồng có sự tăng trưởng trong những năm gần đây (2017-2019).

- Hai là, cho vay đối với du lịch tại các chi nhánh NHTM Lâm Đồng cơ cấu cho vay trung dài hạn 40%, ngắn hạn 60% tương đối hợp lý

- Ba là, đối tượng khách hàng vay du lịch tại chi nhánh NHTM Lâm Đồng tương đối trải đều cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cho thấy mức độ quan tâm dòng vốn tín dụng các đối tượng vay là tương đối ổn định

- Bốn là, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay du lịch tại chi nhánh NHTM Lâm Đồng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ.

*Hạn chế :

-Thứ nhất là, dư nợ tín dụng đối với du lịch tại chi nhánh NHTM Lâm Đồng có sự tăng trưởng nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở một số chi nhánh ngân hàng.

- Thứ hai là đối tượng khách hàng là DNNVV vay và còn dư nợ tại chi nhánh NHTM Lâm Đồng chiếm tỷ trọng thấp.

Cuối cùng là tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực du lịch tại chi nhánh NHTM Lâm Đồng chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng dư nợ, đến năm 2019 chiếm 1.82% trên tổng dư nợ tại Lâm đồng

*Nguyên nhân hạn chế

Từ thực trạng cấp tín dụng du lịch tại tỉnh Lâm Đồng của các NHTM trên địa bàn, mặc dù đã đạt những kết quả bước đầu trong cho vay du lịch chi nhánh ngân hàng đã quan tâm triển khai cho vay lãnh vực này như tỷ lệ dư nợ cho vay còn thấp,


so với nhu cầu về vốn tín dụng thì nguồn cung tín dụng chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tín dụng cho du lịch. Việc hạn chế dòng chảy vốn tín dụng từ các NHTM vào lĩnh vực này do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Về phía khách hàng:

Một là, Nhiều doanh nghiệp / hộ kinh doanh bị hạn chế tiếp cận tín dụng do chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương sản sản xuất kinh doanh, dự án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế, tổ chức kế toán còn thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, dẫn đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng NHTM còn hạn chế.

Hai là, Doanh nghiệp muốn tiếp cận NHTM để vay vốn, tuy nhiên thời gian thành lập mới thời gian dưới 1 năm chưa đủ thời gian hoạt động và đánh giá theo tiêu chuẩn cho vay của NHTM.

Ba là, Tài sản đảm bảo không đủ hoặc chưa đảm bảo, hoặc định giá không đủ giá trị quy định cho khoản vay

Bốn là, Mô hình liên kết du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh , vùng miền còn hạn chế do khả năng hợp tác, liên kết còn yếu, nhiều cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chưa quan tâm đến hiệu quả của việc tham gia vào các chuỗi liên kết giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm,

Về phía ngân hàng

- Một là, Các NHTM chưa có quy trình riêng đặc thù trong cho vay du lịch, mặc dù “ngành du lịch không khói” tại địa phương là một thế mạnh vượt trội so với các thành phố du lịch trong nước như Nha trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Vũng tàu… điều này ảnh hưởng đến việc xem xét tư vấn cho khách hàng có nhu cầu vay trong lãnh vực này, đa số các hộ kinh doanh còn chưa thành thạo trong việc xây dựng phương án kinh doanh, hồ sơ vay vốn v.v. dẫn đến giới hạn cho vay.

- Hai là, Ngân hàng chưa có nhiều hình thức bảo đảm tiền vay, Do đó, giá trị tài sản được định giá hầu như không đủ đảm bảo cho nhu cầu của khoản vay, việc thẩm định tài sản thế chấp cho vay tại ngân hàng cũng bị giới hạn theo khung giá nhà nước, dẫn đến việc định giá tài sản đảm bảo nợ vay còn quá thấp, căn cứ vào giá trị tài sản theo giá nhà nước mà chưa căn cứ vào giá trị thị trường, giá thời điểm, so sánh..

- Ba là, Các NHTM nói riêng chưa có báo cáo riêng biệt, đánh giá về ngành nghề thế mạnh này tại địa bàn, ngành Ngân hàng Lâm đồng nói chung, chưa có


tiếng nói chung giữa hiệp hội du lịch, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các NHTM trên địa bàn.

- Bốn là, lãi suất cho vay chưa ưu đãi, chưa có gói lãi suất thích hợp với thời hạn đầu tư, nhất là các khoản vay có thời hạn vay vốn trên 5 năm , nguồn vốn các NHTM còn hạn chế, do còn cân đối giữa nguồn huy động trung dài hạn và ngắn hạn của hệ thống, một số NHTM, năng lực chuyên viên quan hệ khách hàng của các TCTD về thẩm định các dự án trung dài hạn, vẫn còn hạn chế

- Năm là, tỷ trọng cho vay lưu trú du lịch rất thấp so với tỷ trọng cho vay dịch vụ ăn uống, nhà hàng, tỷ lệ hai danh mục này là 1:4

Cuối cùng là các NHTM Lâm đồng chưa xác định tín dụng du lịch là thế mạnh, chưa có sản phẩm du lịch cụ thể, chưa có chính sách đặc thù vùng miền để hướng dẫn và tiếp cận khách hàng trong lãnh vực tín dụng đối với du lịch.

5.1.2. Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng và quyết định vay của DNNVV trong lãnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng :

Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: Nhóm nhân tố vĩ mô (Chính sách đồng bộ hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch của Nhà nước, tăng trưởng GDP, kiểm soát tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…); Nhóm nhân tố về phía ngân hàng (nguồn vốn, chi phí, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất, quy định của ngân hàng); Nhóm nhân tố về khoản vay (giá trị, kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo, khả năng quản lý rủi ro); Năng lực khách hàng. Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mô được đánh giá là yếu tố tác động nhiều nhất đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

Số lượng DN tiếp cận vốn tín dụng còn rất thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng còn nhiều hạn chế. Qua việc khảo sát lấy ý kiến từ đối tượng khách hàng vay là DN kinh doanh trong lãnh vực du lịch cho thấy khách hàng vẫn còn có những khó khăn trong quá trình vay tại NHTM trên địa bàn.


5.2. Giải pháp nhằm phát triển tín dụng du lịch tại Tỉnh Lâm Đồng


5.2.1. Giải pháp từ phía NHTM góp phần thúc đẩy phát triển tín dụng du lịch tại tỉnh Lâm Đồng

- Thứ nhất, chính sách tín dụng và cơ cấu danh mục tín dụng ngân hàng cần bổ sung phù hợp.

NH cần bổ sung chỉnh sửa các chính sách phù hợp với địa bàn có tiềm năng tăng trưởng du lịch, NHTM cần có những chính sách, tiêu chí dành riêng cho khách hàng vay vốn tín dụng trong lĩnh vực du lịch. Chính sách tín dụng và tiêu chí rõ ràng minh bạch sẽ góp phần làm cho thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng tích cực hơn.

Cần đa dạng hóa cơ cấu danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro, mỗi ngân hàng đều có thị trường khách hàng truyền thống, thế mạnh riêng, nhưng điều đó không có nghĩa là các ngân hàng quá tập trung dư nợ tín dụng vào đối tượng khách hàng này. Khi xây dựng chính sách cho vay, ngân hàng phải tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay theo luật cũng như thông tư về việc đảm bảo an toàn trong cho vay của NHTM. Trên cơ sở phân tích thị trường khách hàng, ngân hàng cần có sự uyển chuyển trong việc duy trì cơ cấu danh mục cho vay. Để làm được điều này, ngân hàng cần tiến hành phân tích, dự báo ngành nhằm phổ biến, triển khai trong toàn hệ thống.

- Thứ hai, NHTM cần nâng tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo


Tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo rất tốt đối với cả ngân hàng và khách hàng, căn cứ vào xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, căn cứ vào lịch sử quan hệ tín dụng, báo cáo tài chính, dòng tiền kinh doanh…Việc đánh giá chính xác tình trạng khách hàng sẽ giúp cho các NHTM quyết định mức cho vay không có tài sản đảm bảo phù hợp, giảm thiểu cảm nhận rủi ro, tăng thêm cơ hội kinh doanh cho khách hàng. Do vậy các TCTD cần thay đổi tư duy trong thẩm định cho vay: Tình trạng chung ở nhiều ngân hàng hiện nay khi cho vay là dựa trên tài sản đảm bảo và kết quả lợi nhuận hoạt động của khách hàng. Mặc dù đây không phải là một quan điểm sai nhưng không hoàn toàn là đúng. Mục đích chính của tài sản đảm bảo là

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí