Yêu Cầu Về Thể Lực Và Tâm Lực Nnl Trong Các Dncncbg Vn


có khoa học hay không? Liên quan đến sinh hoạt tập thể, bầu không khí nơi làm việc, thái độ làm việc…và ảnh hưởng đến hiệu quả SX KD.

Bảng 3.2. Yêu cầu về thể lực và tâm lực NNL trong các DNCNCBG VN



Nam

Nữ

1. Thể lực tối

thiểu

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

≥ 160

≥ 50

≥ 150

≥ 45

2. Tỷ lệ

70%

30%

3. Bố trí

90% công việc khâu sơ chế và

khâu tinh chế

70% công việc khâu lắp ráp và

hoàn thiện

4. Thái độ

Không đi làm muộn, nhiệt tình, sẵn sàng tăng ca và không tán gẫu

trong giờ làm việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 22

Nguồn: Đề xuất của NCS 2012 Căn cứ để NCS đưa ra các đề xuất về thể lực dựa trên tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo Thông tư số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17/10/2011 của Bộ Y tế và Bộ quốc phòng (bảng 1.1 trang 45) .Với yêu cầu thể lực tối thiểu theo đề xuất của NCS có thể đảm bảo NNL trong các DNCNCBGVN khỏe mạnh, phù hợp chiều cao của

máy móc thiết bị.

Căn cứ đề xuất tỷ lệ nam, nữ và bố trí theo giới tính NNL trong các khâu dựa vào nhu cầu tuyển dụng NNL hàng năm của các DN. Hiện tại NNL trong các DNCNCBGVN đang có mức chệnh lệch nam/nữ không nhiều và các DN đang cố gắng cải thiện thông qua nhu cầu tuyển dụng hàng năm.

3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ hiện đại Việt Nam

- Các doanh nghiệp trong ngành phải tuân thủ các quy định của nhà nước, pháp luật và các thông lệ kinh doanh quốc tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài lãnh thổ. Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, định hướng xây dựng và phát triển của ngành CNCBG để tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.

- Nhất thiết thành lập tổ chức Công đoàn đối với các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. Công đoàn là một tổ chức chính trị, xã hội rộng lớn. Chức năng


cơ bản và quan trọng nhất của tổ chức Công đoàn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và rất nhỏ là không có tổ chức Công đoàn. Các lao động làm việc trong các doanh nghiệp này phần lớn là ký hợp đồng lao động ngắn hạn, thậm chí còn không có hợp đồng lao động. Hàng tháng với số tiền công (tiền lương) eo hẹp mà không có thêm các khoản trợ cấp, chế độ như đối với những lao động có hợp đồng. Thậm chí, chính bản thân những lao động này cũng không hiểu quyền và lợi ích của bản thân mình được hưởng những gì từ công sức lao động bỏ ra cho hiện tại và tương lai của mình. Do đó, những lao động này rất thiệt thòi trong việc đòi hỏi các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Chính vì vậy, xây dựng một tổ chức Công đoàn là những người lao động trong chính DN đó, có sự hiểu biết về các mảng kiến thức khác nhau để thực hiện các chức năng cơ bản của một tổ chức Công đoàn, cũng như tham gia góp phần làm phong phú cuộc sống vật chất và tinh thần cho người lao động, để đảm bảo quyền và lợi ích của đoàn viên Công đoàn được thực hiện.

Theo một cách hiểu thông thường, khi tổ chức Công đoàn thay mặt người lao động đấu tranh vì quyền và lợi ích của người lao động thường hay bị coi là đối kháng với lợi ích của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, một trong những biện pháp kích thích và tạo động lực cho người lao động là việc được đánh giá đúng công sức lao động của họ bỏ ra và các chế độ thù lao tương xứng. Những điều đó tạo nên một niềm tin, một sự trung thành và gắn bó để cống hiến công sức và trí tuệ của bản thân người cho tổ chức mà họ làm việc. Bản thân những người sử dụng lao động ở Việt Nam nói chung và các DNCNCBG nói riêng đôi khi còn không hiểu rõ được điều này nên không khai thác và tận dụng được tiềm năng nguồn nhân lực trong chính tổ chức của mình.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng và thực hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp từ các cấp quản trị trong doanh nghiệp để làm gương cho mọi thành viên trong mỗi doanh nghiệp. Điều đó giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, uy tín và phát triển thương hiệu cho các DNCNCBG hiện đại. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp tạo ra mối liên kết, gắn bó không chỉ mọi thành viên trong


mỗi DN mà trở thành niềm tin tưởng trong mỗi cá nhân; Tạo nên những nét riêng và nổi bật trong hành vi ứng xử, trong mối quan hệ giữa các DNCNCBG với nhau và tạo thành sức mạnh của ngành CNCBGVN.

- Đầu tư cho phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp trong sự phát triển của một ngành của một nền kinh tế quốc dân. Điều đó bắt nguồn từ việc đầu tư vào con người. Khi NNL trong doanh nghiệp có chất lượng sẽ là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Từ ý chí và nghị lực của con người, kết hợp với sự đầu tư vào khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị càng làm cho xác suất thành công của doanh nghiệp ngày một cao hơn, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững.

Đầu tiên là đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng nhà xưởng, dây chuyền SX đồng bộ…Các máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan dùng trong công nghiệp SX cần hiện đại. Sự cải thiện NNL bằng điều kiện làm việc để thu hút và giữ chân NNL cho ngành. Không chỉ sản xuất mà cần nâng cao khả năng tự thiết kế và SX để mở rộng thị trường, đáp ứng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ cơ sở đó, hình ảnh và thương hiệu của ngành ngày một có hiệu quả rõ rệt.

- Xây dựng các nhà vệ sinh, phòng thay quần áo (trang phục bảo hộ lao động) tại các xưởng, các khu nhà làm việc thuận tiện cho việc đi lại và nhu cầu sinh hoạt cá nhân cho NNL trong doanh nghiệp . Đặc biệt là quan tâm đến nhu cầu trong sinh hoạt của NNL là nữ giới. Hiện tại có nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có tỷ lệ công nhân là lao động phổ thông, sự đầu tư cho nhà xưởng và máy móc còn thấp nên cũng không đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh thuận lợi cho công nhân, đặc biệt là không có phòng thay quần áo cho phụ nữ. Sự thiếu thuận tiện đó không tạo ra sự thoải mái trong sinh hoạt tại nơi làm việc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của NNL, nhất là lao động nữ. Thêm vào đó, sự thiếu thuận tiện gây ra lãng phí về thời gian di chuyển, thời gian của các sinh hoạt cá nhân tạo ra tác phong làm việc tùy tiện và thiếu tính chuyên nghiệp trong tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

- Tổ chức khám bệnh định kỳ thường xuyên cho nguồn nhân lực. Một hoạt động mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong ngành CNCBG không thực


hiện đối với người lao động. Điều này là một thiệt thòi rất lớn đối với người lao động cũng như không tuân thủ việc bảo vệ sức khỏe cho NNL theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đây cũng chính là thể hiện chế độ đãi ngộ và sức thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, khiến cho tỷ lệ lao động rời bỏ ngành hoặc di chuyển đơn vị công tác diễn ra thường xuyên hàng năm.

- Thực hiện nghiêm túc các chế độ liên quan đến người lao động theo Luật lao động về hợp đồng lao động, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thai sản... để đảm bảo quyền được hưởng các chế độ của người lao động, đặc biệt là chế độ đối với lao động nữ.

3.3. Các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Để đảm bảo các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ hiện đại Việt Nam thực hiện được, Ngoài bản thân các doanh nghiệp trong ngành, Hiệp hội Lâm sản và chế biến gỗ Việt Nam, cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp và trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan. Do vậy, nghiên cứu sinh đề xuất một số các kiến nghị nhằm thực hiện 5 nhóm giải pháp trên.

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

(i) Xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, phải lấy NNL làm tài nguyên gốc thay thế việc dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao chất lượng con người và chất lượng sống của con người để có NNL có sức cạnh tranh với NNL trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng chiến lược phát triển NNL tầm nhìn từ 30 đến 50 năm để có những mục tiêu định hướng cần đạt được.

Có biện pháp thiết thực lâu dài cho phát triển NNL: khai thác, đào tạo, sử dụng, phát triển NNL trong tất cả các bộ phận dân cư và các ngành nghề khác nhau.

(ii) Có chính sách sử dụng nguồn nhân lực trong từng ngành

Với những nét đặc thù của mỗi ngành cần có chính sách đúng đắn đối với việc sử dụng nhân lực trí thức, trọng dụng nhân tài; Cải thiện chính sách kinh tế vĩ mô, thống nhất và đồng bộ giữa các hoạt động của các ngành trong việc phát triển cơ sở


hạ tầng; Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là những vấn đề quan trọng nhằm tạo ra NNL chất lượng cao.

(iii) Không ngừng nâng cao trình độ học vấn cho nguồn nhân lực;

Trình độ học vấn của nhân dân cả nước bình quân rất thấp. Cần tăng cường thông tin học vấn và tác dụng của học vấn trong đời sống kinh tế xã hội và phát triển trong dân cư các vùng trong cả nước, để chính nhân dân thấy được tầm quan trọng của học vấn, của kiến thức và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới. Tiến hành nghiên cứu tổng thể thường kỳ về nguồn nhân lực để có thông tin và số liệu cho phát triển kinh tế xã hội. Cần đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, NNL Việt Nam để hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH với việc tập trung phát triển NNL chất lượng cao. Đó là mục tiêu tổng quát và lâu dài cho đất nước.

(iv) Hoàn thiện Bộ luật lao động, Luật Công đoàn, Luật doanh nghiệp chặt chẽ và đồng bộ hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong nên kinh tế thị trường có mối quan hệ và hội nhập quốc tế về nhiều mặt;

(v) Hoàn thiện các chính sách đối với người sử dụng lao động và người lao động trong tất cả các ngành, tạo ra một sự bình đẳng giữa sức lực, chất xám của NNL bỏ ra với thù lao xứng đáng được nhận. Đặc biệt đối với một ngành có thế mạnh trong xuất khẩu nhưng tỷ lệ lao động nữ tham gia cũng tương đối lớn, cần có các chính sách dành riêng cho lao động nữ trong một ngành cần dùng nhiều lao động kỹ thuật.

(vi) Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa ba bên - Nhà nước, người sử dụng lao động và các lao động trong các ngành, các doanh nghiệp. Điều này thể hiện mối quan hệ ba bên đang được đề cập đến không chỉ ở Việt Nam mà còn được tiến hành tại nhiều nước tiên tiến, phát triển trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc... Điều đó thể hiện sự hội nhập quốc tế của Việt Nam và mối quan hệ đối ngoại với các nước không chỉ về mặt kinh tế, mà sự hội nhập trong các vấn đề liên quan đến cuộc sống và sự phát triển của NNL toàn cầu.

(vi) Các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động một cách chặt chẽ tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước


(vi) Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng cho DN chế biến gỗ vay vốn với lãi suất ổn định trong thời gian dài; Do ngành gỗ là ngành có lợi thế cạnh tranh cao, cần được thống nhất giá bán, mua ngoại tệ và có đủ vốn vay theo nhu cầu của DN.

Nhà nước xem xét giảm dần thuế tài nguyên đối với nguồn gỗ khai thác trong nước đối với rừng đã được quy hoạch; tổ chức trồng rừng kinh doanh, chú trọng công tác theo hướng chuyên canh bảo đảm chất lượng và số lượng cho công nghiệp chế biến.

(vii) Hình thành trung tâm đánh giá quốc gia về kỹ năng nghề của ngành công nghiệp chế biến gỗ

(viii) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề cấp quốc gia để các cơ sở đào tạo phải nghiêm chỉnh thực hiện theo hệ thống tiêu chuẩn đó. Các cơ sở đào tạo phải trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập tiếp cận được với trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ tại các doanh nghiệp.

(ix) Các cơ sở đào tạo thực hiện giảng dạy theo yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường nên được phép tự chủ trong xác định chi phí đào tạo. Doanh nghiệp, nhà trường và người học cùng thực hiện nghĩa vụ và hoạch định chiến lược học tập, đáp ứng khả năng ứng dụng kiến thức ngay sau khi ra trường

(x) Không nên cho tồn tại các DNCNCBG sản xuất với quy mô siêu nhỏ như hiện nay (không kể các doanh nghiệp thương mại). Một doanh nghiệp quy mô quá nhỏ khiến khả năng đầu tư cho công nghệ, máy móc và nguồn nhân lực thấp, cho dù có khả năng thực hiện một công đoạn sản xuất thì cũng khiến chi phí kinh doanh tăng lên do vận chuyển, do sản xuất nhỏ lẻ khó kiểm soát chất lượng và mẫu mã hoàn toàn ( ) đồng bộ với quy mô sản xuất lớn.

3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam

(i) Phối hợp với chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và quy định của Nhà nước, của Ngành tới các doanh nghiệp và giám sát việc thực hiện theo pháp luật, thực hiện theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của Ngành;

(ii) Khảo sát và xây dựng hệ thống thông tin quản lý toàn ngành, kể cả các cơ sở sản xuất thủ công truyền thống trong toàn quốc nhằm cung cấp mọi thông tin cần


thiết cho các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế: khả năng tiêu thụ sản phẩm, nguồn nguyên liệu, giá cả, xu hướng tiêu dùng, luật pháp của các quốc gia, nguồn lực và mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới... Đồng thời có thể cung cấp thông tin thực tế cho các nhà khoa học nghiên cứu, phân tích, nhận định đưa ra chiến lược phát triển toàn diện cho Ngành.

(iii) Phối hợp với Tổng cục dạy nghề, Cục kiểm định và đo lường chất lượng, các trường trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho lao động kỹ thuật. Phối hợp với các Bộ, các Ngành khác nhau nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh trong nước và quốc tế.

(iv) Quy định trình độ sàn trong việc sử dụng lao động phổ thông. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ và quy định tuyển dụng lao động phổ thông phải có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông. Kiên quyết không sử dụng lao động có trình độ thấp hơn như lao động có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

(v) Xác định sản phẩm mũi nhọn, tận dụng được nguồn lực trong nước và phát huy lợi thế cạnh tranh của ngành nên là sản xuất gỗ nhân tạo và các sản phẩm từ gỗ ép nhân tạo. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam với khoảng 80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Để hạn chế nhập khẩu và tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước tuy còn thiếu lợi thế cạnh tranh. Xác định đặc điểm địa lý để xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu, có thể căn cứ vào từng vùng nguyên liệu trong nước để tiến hành chuyên môn hóa theo vùng nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

(vi) Thành lập chợ nguyên liệu và sản phẩm gỗ tập trung, ngoài việc tạo nên sự đầy đủ cho thị trường sản xuất và kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ, thị trường nguyên liệu tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, các doanh nghiệp không có điều kiện và lợi thế nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Mặt khác, chợ này sẽ tạo ra sự phong phú, đa chiều và hùng mạnh về nguyên liệu, sản phẩm và thông tin thị trường cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

(vii) Thiết lập kênh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm gỗ xuất khẩu mà không cần phụ thuộc vào đối tác và thông qua thương hiệu cảu các đối tác khác, đặc biệt là


các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường vị thế và thương hiệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ đặc biệt là sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường các nước có những yêu cầu cao và chặt chẽ về sản phẩm.


Kết luận chương 3

Nâng cao chất lượng NNL trong các DNCNCBG không không chỉ đơn thuần là cho riêng từng doanh nghiệp, mà cho cả một ngành trong nền kinh tế và trên hết là cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Điều đó là cần thiết và cần được quan tâm nghiên cứu. Do vậy, từ nghiên cứu thực trạng chất lượng NNL trong các DNCNCBG, NCS đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao trí lực, tâm lực và thể lực:

Nhóm các giải pháp nâng cao trí lực đặt trọng tâm vào công tác đào tạo NNL: đây là các giải pháp quan trọng hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng NNL cho các DNCNCBG cả trước mắt và lâu dài.

Nhóm giải pháp nâng cao thể lực và tâm lực được ghép chung vì NNL là những con người trong đó mỗi cơ thể sống có đều có tinh thần và thể xác được hòa quyện với nhau không thể tách rời: thể xác khỏe mạnh thì tinh thần phấn khởi, tinh thần sảng khoái thì thể xác phấn chấn hoạt bát hơn, thể xác ốm yếu thì tinh thần rệu rã, tinh thần bất ổn thì thể hiện hành vi của thể xác khó kiểm soát. Vì vậy, ghép chung các giải pháp nhằm nâng cao tâm và thể lực sẽ hiệu quả hơn.

- Tạo động lực cho NNL góp phần nâng cao thể lực và tâm lực: khi được ứng dụng sẽ tạo ra động lực cho NNL cống hiến trí lực, tâm lực và thể lực đồng thời có động lực để học, phát triển bản thân và phát triển doanh nghiệp.

- TuyÓn dụng vạch ra những điều kiện căn bản giúp cho việc nâng cao chất lượng NNL có điều kiện thực hiện dễ dàng và có căn cứ vững chắc hơn.

- Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực đúng tạo ra động lực thúc đẩy sự phát huy tài năng và tạo ra điều kiện và môi trường nơi làm việc phù hợp chuyên môn và bầu không khí làm việc thoải mái.

Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ hiện đại Việt Nam: là giải pháp cần thiết để hoạt động quản trị NNL có hiệu quả cũng như quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN có hiệu quả hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022