Cơ Cấu Gdp Và Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Ở Tỉnh Cao Bằng Các Năm 2001, 2005, 2010 [55; Tr.13 - 14]

Bảng 2.8: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Cao Bằng các năm 2001, 2005, 2010 [55; tr.13 - 14]

Ngành kinh tế

2001

2005

2010

1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản (%)




- GDP

43.87

39.73

34.54

- Lao động

84.58

80.82

80.38

2. Công nghiệp – xây dựng (%)




- GDP

15.83

18.49

24.65

- Lao động

4.06

7.664

6.5851

3. Dịch vụ (%)




- GDP

40.30

41.778

40.83

- Lao động

11.36

11.51

13.031

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 8


Từ số liệu trong bảng 2.8 cho thấy cơ cấu kinh tế của Cao Bằng có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần và tỷ trọng GDP trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đồng thời cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu GDP ở cả 3 khu vực nông- lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của các thành phần kinh tế trên thì nhóm ngành dịch vụ có giá trị sản xuất hàng hóa cao nhất chiếm 40,83% giá trị GDP với 2.258 tỷ đồng, cơ cấu lao động chiếm 13%; nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản vẫn là ngành sản xuất ra nhiều hàng hóa có giá trị lớn thứ hai với 1.909 tỷ đồng, chiếm 34,53%, cơ cấu lao động chiếm 80,4% tổng số lực lượng lao động toàn tỉnh; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có giá trị sản xuất hàng hóa là 1.363 tỷ đồng chiếm 24,65% giá trị GDP, cơ cấu lao động chiếm gần 6,6%.

Tuy nhiên, tỷ trọng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm chậm, vẫn chiếm phần lớn lực lượng lao động xã hội từ 84.58% xuống 80.38%. Điều đó cho thấy: số lao động dôi ra từ nông nghiệp chuyển sang làm việc ở ngành công nghiệp và dịch vụ là rất khó khăn. Bởi vì, số dôi ra này chưa qua đào tạo nghề nghiệp, từ đó dẫn đến tình hình vừa thừa lại vừa thiếu lao động; thừa lao động giản đơn, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Điều này cho thấy nhu cầu đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề cho người lao động của tỉnh đang đặt ra rất bức thiết.

2.3. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng trong những năm qua

Quy hoạch phát triển nông nghiệp qua từng giai đoạn được cụ thể hóa theo nhiệm kỳ đại hội Đảng các cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo đề ra các giải pháp, ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nên đã có những chuyển biến tích cực, đã tạo ra được sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Sức sống mới ở nông thôn Cao Bằng đã cơ bản hình thành trên những đường nét lớn. Đặc biệt nhận thức về cung cách làm ăn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi kết hợp với mở mang ngành nghề, dịch vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… đang trở thành xu thế phổ biến ở mọi vùng quê nông thôn. Toàn tỉnh đã xuất hiện hàng nghìn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hàng trăm mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng thâm canh, chuyên canh đem lại năng suất, chất lượng cao. Thực tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng trong những năm qua đã đem lại một số thành tựu cơ bản như sau:

Thứ nhất, từ 2006 đến nay, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh đã có những chuyển biến hết sức quan trọng, tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm nghiệp đạt 2,8%, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng/ha, tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt trên 240 nghìn tấn, tăng 10,15% so với năm 2005, không những đủ lương thực cho người mà còn dành cho phát triển chăn nuôi. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu

kinh tế chiếm 33,2%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52%, tăng 4% so với năm 2005. Nông nghiệp bước đầu đã đạt được kết quả rất khả quan về chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa mang lại thu nhập cao, ổn định cho nông dân. Trong quá trình chuyển đổi đi tới nền nông nghiệp hàng hóa nhưng tổng sản lượng lương thực tăng trưởng vững chắc và vẫn đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, cơ sở hạ tầng khu vực nông nghiệp nông thôn ngày càng được tăng cường.

Thứ hai, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có chuyển biến tích cực từ sản xuất tự túc, tự cấp chuyển sang hình thành và phát triển sản xuất hàng hóa. Bước đầu xóa thế độc canh cây lúa - ngô chuyển sang phát triển các cây, con thế mạnh mang tính hàng hóa. Những năm qua trên địa bàn tỉnh đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, các vùng chuyên canh cây trồng tập trung gắn với công nghiệp chế biến, bắt đầu hình thành một số sản phẩm nông nghiệp chiếm được vị thế quan trọng có sức cạnh tranh cao trên thị trường như: Vùng ngô hàng hóa với tổng diện tích 15.000 ha tập trung ở 5 huyện Trùng Khánh, Quảng Uyên, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng; vùng sản xuất thuốc lá sợi vàng tại các huyện Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Thông Nông, Trà Lĩnh và Nguyên Bình đưa diện tích trồng thuốc lá từ 629 ha từ năm 1995 lên 2.150 ha năm 2002 và năm 2011 là 3.435,9 ha, đã tạo ra được một khối lượng hàng hóa khoảng 6.000 tấn/năm; bước đầu thành công trong việc hình thành vùng sản xuất mía nguyên liệu ở Phục Hòa, Quảng Uyên, Hạ Lang từ những diện tích đất đồi, bãi chưa sử dụng, diện tích ngô, lúa không chủ động nước tưới với diện tích khoảng 2000 ha, hàng năm cung cấp

150.000 tấn mía nguyên liệu cho nhà máy đường Phục Hòa và xuất khẩu sang Trung Quốc; vùng trúc sào 2.500 ha tại Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Hòa An mỗi năm cung ứng cho thị trường 2,5 triệu cây trúc nguyên liệu, phục vụ sản xuất cho xí nghiệp trúc xuất khẩu; vùng hồi 5.000 ha tại Thạch an, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Bảo Lâm mỗi năm đưa ra thị trường khoảng 350 - 4000 tấn hoa hồi; vùng sản xuất lạc giống hè - thu tại vùng cao Lục Khu, Thông Nông, Trà Lĩnh mỗi năm cung cấp trên 500 tấn lạc giống chất lượng cao cho các tỉnh Bắc Trung Bộ; các loại cây ăn quả cũng từng bước

phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đến nay đã có hơn 2.000 ha, với sản lượng gần

9.000 tấn/năm; Riêng cây đỗ tương do chưa chú trọng nên diện tích và năng suất không ổn định và có xu hướng giảm; sản xuất rau đậu đã có sự chuyển biến theo nhu cầu thị trường, hằng năm tăng từ 200 - 300 ha, chủ yếu là những loại có giá trị cao. Sản lượng rau năm 2010 đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2003, song việc tổ chức sản xuất rau an toàn mới được thí điểm ở diện hẹp tại vành đai thị xã, chưa được nhân rộng; Một số dự án sản xuất hàng hóa mới đã được đầu tư thực hiện như: nuôi cá nước lạnh ở Phia Đén; sản xuất phân bón ở Bản Tấn; sản xuất lạc giống, ngô giống ở huyện Hà Quảng; trồng hoa Tuy líp, hoa Ly…ở huyện Trà Lĩnh.

Thứ ba, các sản phẩm hàng hóa, vùng sản xuất hàng hóa đã cơ bản giải quyết những vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là giúp nông dân giảm nghèo, nâng cao và ổn định thu nhập của người sản xuất và cho người nông dân kiến thức sản xuất gắn với thị trường. Thông qua các sản phẩm hàng hóa đang có của tỉnh, các địa phương biết cách khai thác các lợi thế của quê hương tạo ra những sản phẩm mới có nhu cầu lớn trên thị trường để nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, những người nông dân ở vùng sản xuất hàng hóa đều có sự thay đổi trong nhận thức, hình thành thói quen mỗi khi làm gì đều tính toán có hiệu quả và có sự lựa chọn trong các phương án đầu tư sản xuất có lợi nhất, phù hợp với điều kiện, năng lực, sở trường của mình. Như vậy, người sản xuất đã biết tận dụng quy hoạch của tỉnh, góp phần hoàn thiện hơn quy hoạch của ngành nông nghiệp - nông thôn.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, áp lực lớn nhất và chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất chính là khu vực nông nghiệp - nông thôn và những người nông dân, đó là thách thức; nhưng những người nông dân Cao Bằng đang đứng trước những cơ hội “vàng” đó là có nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh mà các địa phương khác không có như khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao và giá thành thấp có sức cạnh tranh cao trên thị trường, có phần lớn diện tích đất nương rẫy, đất ruộng bậc thang, dễ làm, không yêu cầu cao về kỹ thuật, cây trồng có khả năng chịu hạn rất cao, ít rủi ro,

phù hợp với trình độ canh tác và tập quán của nhân dân. Nhìn chung, từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, đời sống nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện rò nét, nhiều hộ đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. An ninh lương thực được đảm bảo, đời sống dân cư ổn định, góp phần đảm bảo trật tự trị an xã hội và củng cố nền quốc phòng toàn dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ nhất, trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chính, chăn nuôi, dịch vụ chưa phát triển tương xứng, giá trị cơ cấu của lâm sản và thủy sản còn rất nhỏ. Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở một số vùng chưa rò nét, sản xuất ở nhiều vùng còn mang tính tự cung tự cấp. Trong tổ chức chỉ đạo còn lúng túng: một số diện tích, năng suất cây trồng chưa đạt chỉ tiêu đề ra và chưa ổn định như: mía, thuốc lá. Nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa chưa phá được thế độc canh thuần nông theo lối cổ truyền lạc hậu, còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tỷ lệ sử dụng giống mới đã tăng nhưng các hộ nông dân nghèo vẫn trông chờ vào nguồn hỗ trợ của nhà nước.

Thứ hai, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, điều kiện đất đai thổ nhưỡng. Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết không tuân theo quy luật như trước, nhưng các địa phương, ngành nông nghiệp chưa tập trung chỉ đạo để chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng kịp thời nên đã gây một số thiệt hại cho nông dân.

Thứ ba, trình độ công nghệ trong nhiều lĩnh vực lạc hậu, một số sản phẩm chất lượng kém, mẫu mã và quy cách chưa thu hút thị hiếu người tiêu dùng. Khả năng cạnh tranh hàng hóa thấp, sản phẩm tiêu thụ ngoài tỉnh và xuất khẩu ít. Chưa linh hoạt trong áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nông - lâm nghiệp còn hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng sản xuất hàng hóa nông - lâm nghiệp.

Thứ tư, ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Dịch vụ nuôi trồng thủy sản chưa phát triển, vì vậy việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản còn nhiều khó khăn. Chăn nuôi thủy sản nói riêng nhằm khai thác mặt nước để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có giá trị theo nhu cầu thị trường còn rất hạn chế, đặc biệt là việc tận dụng ruộng trũng, ruộng chủ động nước để kết hợp trồng lúa với nuôi cá, tôm mang lại giá trị gấp 2 - 3 lần trồng lúa còn rất ít. Tiềm năng phát triển ngành nghề về các mặt sản xuất chế biến, bảo quản nông lâm sản, sử dụng đất lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, sản xuất giống… còn nhiều nhưng chưa khai thác được đầy đủ thế mạnh đó.

Thứ năm, cán bộ cơ sở và nông dân nhận thức về chuyển đổi kinh tế nông thôn và áp dụng kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân của các cấp, ngành và đoàn thể chưa sâu rộng nên nhân dân chưa hiểu để tích cực thực hiện; đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu và hạn chế về nhiều mặt; vốn đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư còn hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ yêu cầu đưa khoa học kỹ thuật đến với đồng bào; chưa tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.

Thứ sáu, tập quán sản xuất của bà con vẫn còn manh mún, còn mang tư tưởng sản xuất nhỏ, thủ công, ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất do đó việc hình thành mới các vùng sản xuất hàng hóa chưa rò nét.

Thứ bảy, các chính sách hỗ trợ của nhà nước về đất đai, tín dụng còn có những bất cập; Các dự án sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp tại một số địa phương còn triển khai chậm, thiếu tính đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Việc nắm bắt thị trường chậm, ý thức người dân về phát triển sản xuất hàng hóa còn ở mức thấp.

Với những hạn chế còn tồn tại như trên, đòi hỏi quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở Cao Bằng cần phải tìm ra những giải pháp và hướng đi mới trong thời gian tới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA

Ở CAO BẰNG

3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng trong thời gian tới

Phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến, quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản…”[12, tr.191 - 192].

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới…”[21, tr.113 - 114].

Quán triệt quan điểm của Đảng và để thực hiện chiến lược kinh tế của tỉnh có hiệu quả, chất lượng, Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung để tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế, trong đó nhiệm vụ thứ 3 đã nhấn mạnh: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính. Tạo bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Ổn định dân cư, xóa đói, giảm nghèo vững chắc.

3.1.1. Thâm canh tăng năng suất cây trồng để giảm diện tích cây lúa chuyển sang cây, con có giá trị cao

Trong quá trình chuyển đổi đi tới nền nông nghiệp hàng hóa, việc bảo đảm an ninh lương thực là điều kiện quan trọng nhất để người nông dân yên tâm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, cần phải sử dụng hợp lý quỹ đất theo hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất để giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn đạt năng suất cao và đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa cho năng suất và chất lượng hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, cây rau quả, cây dược liệu và các cây đặc sản khác. Những vùng có cây chủ lực phải được lựa chọn và tập trung sản xuất lớn ngay từ đầu, nếu khả năng phát triển hàng hóa còn lớn và có điều kiện thì cần có dự án và chính sách khuyến khích mở rộng, gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở chế biến tương ứng.

Năm 2011, Cao Bằng có gần 95.000 ha (chiếm 14,12% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh) đất dành cho sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa là 29420 ha chiếm 31,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng ngô là 38.454,3 ha; đất trồng cây công nghiệp là 18.000 ha; đất lâm nghiệp là 464.151 ha.

Dự kiến đến năm 2020 đất trồng lúa sẽ giảm bớt 3000 ha và được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc theo phương thức lúa cá và chăn nuôi, trồng màu. Mở rộng diện tích cây trồng vụ xuân và vụ đông trên đất ruộng bỏ hóa.

Nâng cao trình độ thâm canh, tăng năng suất, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm. Tổ chức thâm canh cao diện tích chủ động nước, tăng diện tích lúa xuân

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí