Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Công Nghiệp Chế Biến Gỗ Việt Nam


khả năng đáp ứng nguyên liệu, phân bố mạng lưới và nhu cầu thị trường để quy hoạch chi tiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề xuất bổ sung các quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế biến gỗ vì đây là ngành sản xuất liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầu.

Với số lượng và công suất của các nhà máy sản xuất dăm mảnh hiện tại vượt quá khả năng cung ứng nguyên liệu, cần thực hiện định hướng giảm dần sản xuất dăm gỗ theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Trước mắt, không xây dựng mới các nhà máy sản xuất dăm mảnh xuất khẩu.

SX ván nhân tạo là lĩnh vực đặc biệt trong công nghiệp chế biến gỗ. Cần có quy hoạch tổng thể tổng công suất theo vùng, tiểu vùng gắn với quy hoạch rừng trồng nguyên liệu để đảm bảo hiệu quả đầu tư chung.

Tiểu vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình): Vùng này có hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ và điều hoà nguồn nước cho các công trình thuỷ điện và cung cấp nước cho nhu cầu phát triển dân sinh cũng như bảo vệ an toàn vùng hạ lưu, trong đó có Hà Nội.

Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ sử dụng gỗ rừng trồng, bao gồm các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa.

Tiểu vùng Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh): Xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng cơ bản nhu cầu giấy, dăm, trụ mỏ và đồ mộc trên cơ sở thâm canh 1,5 triệu ha rừng sản xuất (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng). Xây dựng cụm công nghiệp chế biến - thương mại lâm sản cho miền Bắc trong khu tam giác phát triển Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh và các vùng phụ cận. Phát triển các làng nghề chế biến lâm sản. Vùng đồng bằng Bắc Bộ: (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng

Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình): Đổi mới công nghệ và tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến và các làng nghề truyền thống sản


xuất đồ mộc; Quy hoạch các khu công nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ, trong đó bao gồm sản xuất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh và Hải Dương là khu vực sản xuất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Quy hoạch tổng công suất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo như sau:

Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế): Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu gỗ gắn với công nghiệp chế biến để hình thành các vùng công nghiệp chế biến gỗ của các địa phương trên cơ sở tiềm năng và thị trường. Đẩy mạnh sản xuất đồ mộc và phát triển các làng nghề.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 19

Vùng duyên hải – Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận): Xây dựng vùng trọng điểm trồng rừng gỗ nguyên liệu công nghiệp gắn với khu chế biến xuất khẩu tập trung trọng điểm từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng. Nâng cấp công nghệ và thiết bị trong chế biến đồ mộc xuất khẩu, ván nhân tạo;

Vùng Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng): Hình thành các khu rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn và các cụm công nghiệp chế biến lâm sản tại Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Pleiku, An Khê, Kon Tum…

Vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu): Đẩy mạnh chế biến lâm sản trong vùng và trồng rừng thâm canh cung cấp một phần nguyên liệu cho cụm công nghiệp chế biến xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Bình Dương - Vũng Tàu.

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau): Xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản có quy mô thích hợp, ưu tiên nghiên cứu sử dụng nguyên liệu đước, tràm, bạch đàn... để sản xuất ván nhân tạo và đồ mộc cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Xây dựng, bổ sung hệ thống chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến lâm sản phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, với các nội dung chủ yếu sau:


- Rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy và các chính sách hiện có từ trung ương đến các địa phương, liên quan ngành chế biến lâm sản; Phân tích, đánh giá tác động chủ yếu của hệ thống chính sách hiện tại đối với ngành chế biến lâm sản; Đề xuất các khung chính sách cần sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới;

- Tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức tốt các chính sách hiện có, đề xuất xây dựng mới các chính sách: Khuyến khích đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ; Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ.

- Triển khai thực hiện công tác quản lý Quy hoạch sau khi phê duyệt;

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chế biến gỗ, thực hiện các chức năng quy hoạch, định hướng, giám sát, kiểm tra và hướng dẫn, tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi cho phép các doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (chế biến sâu), đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới;

- Giai đoạn 2015-2020, công nghiệp chế biến gỗ dần được cơ cấu lại, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. Để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong mô hình phát triển mới, cần kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chế biến lâm sản từ trung ương đến địa phương;

- Củng cố và nâng cao năng lực Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thực hiện vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, nghiên cứu chiến lược sản phẩm, chính sách phát triển, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh đồ gỗ, ngoài gỗ và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ, với các Tổ chức liên quan hỗ trợ ngành lâm nghiệp;

- Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở chế biến gỗ theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá, đa dạng hoá sản phẩm bằng các công cụ chính sách điều tiết của nhà nước để thúc đẩy các cơ sở sản xuất nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau và với các doanh nghiệp lớn đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ gắn với định hướng chuyển dịch vốn đầu tư mới (bằng các chính sách thu hút đầu tư) vào các vùng hiện


chưa phát triển công nghiệp chế biến nhưng có tiềm năng về nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, có NNL và hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện, có cảng biển.

- Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, không ô nhiễm môi trường. Đồng thời tăng cường giới thiệu, cập nhật thông tin về các thiết bị công nghệ mới, giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp phục vụ cho sản xuất.

- Xây dựng và phát triển chương trình hỗ trợ và chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, công nghệ chế biến gỗ.

- Hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực các Trung tâm nghiên cứu, thiết kế sản phẩm gỗ bằng kinh phí khoa học công nghệ của Nhà nước.

- Hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, COC, ISO…

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo tại chỗ, gắn đào tạo với sử dụng lao động để nâng cao tay nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch đánh giá nhu cầu đào tạo ngành chế biến gỗ đối với cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng cho yêu cầu phát triển ngành chế biến gỗ. Xây dựng định hướng phát triển và kế hoạch đào tạo NNL phù hợp với yêu cầu phát triển ngành chế biến gỗ.

- Khuyến khích và tạo điều kiện phát huy nguồn lực của các cơ sở sản xuất, tích cực tranh thủ các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo để tạo NNL cho các doanh nghiệp chế biến gỗ.

- Lồng ghép hỗ trợ tăng cường đào tạo tay nghề công nhân chế biến gỗ. Thường xuyên tổ chức tham quan trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường, công nghệ mới.

Việc xây dựng và phê duyệt Quy hoạch này là căn cứ để các cơ quan quản lý các cấp về lâm nghiệp nói chung, chế biến lâm sản nói riêng xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chiến lược định hướng. Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam


đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 được xây dựng và triển khai trên quan điểm quy hoạch mở, gắn với quá trình thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam. Quá trình dựng Quy hoạch được triển khai với sự tham gia, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị và các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Toàn bộ số liệu và nội dung dự báo được tổng hợp từ các nguồn khác nhau, đồng thời có khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ. Các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ có thêm căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với sự phát triển lành mạnh, đúng hướng của công nghiệp chế biến gỗ, tránh phát triển tràn lan cùng

một mô hình giữa các vùng[88][[89][90].

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Chính sách nâng cao CLNNL có hệ thống của nước ta cho rằng: Phát triển NNL thực chất là phát triển nguồn vốn con người phải được quan tâm từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của một cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực và thể lực, các phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn, văn hóa... Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đổi mới dạy và học, lấy người học làm trung tâm với hy vọng và quyết tâm cải thiện

chất lượng đào tạo và CLNNL trong tương lai[34]. Tuy nhiên, phần lớn các doanh

nghiệp thiếu chiến lược đào tạo và phát triển NNL kể cả ngắn hạn hay dài hạn nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp tổ chức đào tạo cho nhân viên nhưng hầu hết là huấn luyện ngắn hạn và kết quả còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, vấn đề CLNNL vẫn là một bài toán khó giải của các doanh nghiệp và của quốc gia.

Dựa vào sự phân tích thực trạng về chất lượng NNL trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam, kết hợp nghiên cứu định hướng phát triển NNL và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, định hướng phát triển và quy hoạch chi tiết của ngành công nghiệp chế biến gỗ. Dựa vào các lợi thế mà ngành CNCBG có được trong những năm qua. Nghiên cứu sinh mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL đối với các DNCNCBG Việt Nam.


Hiện nay, việc nhìn nhận NNL trong doanh nghiệp có chất lượng thường được đánh giá thông qua các loại bằng cấp, chứng chỉ mà một người LĐ có trong quá trình tham gia trong DN, đặc biệt ngay từ khâu tuyển dụng NNL. Không chỉ các đơn vị hành chính, sự nghiệp của Nhà nước mà ngay cả các DN hoạt động KD cũng quan tâm đến các loại bằng, chứng chỉ mà người LĐ có. Cách nhìn nhận đó đơn thuần chỉ là về trí lực của NNL trong tổ chức mà gần như lãng quên việc đánh giá về tâm lực hay thể lực của họ. Vì không có một thang đo cụ thể, không có các thước đó theo tiêu chuẩn ngành nghề và lượng hóa các tiêu chuẩn, nên việc đánh giá tại mỗi loại hình DN lại rất khác nhau.

Các DNCNCBG cần xác định rõ các tiêu chí cụ thể để đánh giá về chất lượng đối với NNL của mình, từ đó đặt ra các tiêu chuẩn và các thang đo cần thiết để đánh giá. Khi có tiêu chuẩn về chất lượng NNL thì việc các bằng, các chứng chỉ hay chứng nhận nghề nghiệp chỉ một loại giấy tờ, khi thực hiện kiểm tra hay sát hạch nghề nghiệp, việc NNL không đạt với những tiêu chuẩn đó cần được đào tạo hoặc đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.

Như vậy, việc nhìn nhận đúng về chất lượng NNL không phải là việc xem nhân lực đó có loại bằng cấp, chứng chỉ gì. Rất cần thiết phải căn cứ theo tiêu chuẩn nghề, căn cứ vào yêu cầu thực hiện công việc để đánh giá về chất lượng NNL trong các DNCNCBG một cách đúng đắn nhất trong từng công đoạn của quá trình sản xuất. Từ đó có căn cứ khoa học cho định mức lao động và bố trí lao động được phù hợp với yêu cầu sản xuất và có hiệu quả cao trong sử dụng NNL.

Từ nhận định này, nghiên cứu sinh đưa ra nhóm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các DNCNCBG hiện đại Việt Nam như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao trí lực nguồn nhân lực

GD&ĐT giữ vai trò quan trọng và quyết định trong việc nâng cao CLNNL. Trình độ học vấn của NNL thể hiện sự hiểu biết của NNL với các kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong phạm vi một quốc gia, trình độ dân trí của người dân được hiểu là trình độ học vấn của số dân (NNL) của quốc gia đó và là kết quả của Giáo dục và đào tạo - ảnh hưởng quyết định đến CLNNL quốc gia. Tuy nhiên, xem xét một cách đầy đủ hơn về ảnh hưởng của GD&ĐT đến CLNNL cần phân


khúc NNL thành các nhóm khác nhau: tuổi, giới tính, tình hình được tiếp nhận kiến thức phổ thông (theo vùng hoặc vị trí hành chính); Tình hình tiếp nhận kiến thức trong đào tạo chuyên môn, thời gian được đào tạo, độ tuổi, môi trường đào tạo… Trình độ học vấn cao là tiền đề để NNL tiếp thu và vận dụng kiến thức mới tốt hơn, nhanh hơn; Trình độ đào tạo càng cao, càng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục và nâng cao CLNNL. Thực tế này được chứng minh qua các nước phát triển chính là nước có trình độ dân trí cao và khai thác được năng lực của NNL.

Trong nền kinh tế tri thức, khi khoa học công nghệ phát triển trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững thì vai trò của NNL càng trở nên quan trọng. Tri thức và sự sáng tạo của con người là kết quả của Giáo dục và đào tạo, điều đó cho thấy Giáo dục và đào tạo là yếu tố không chỉ ảnh hưởng mà là yếu tố quyết định tới CLNNL. Một quốc gia muốn phát triển và theo kịp sự phát triển thì không thể đứng ngoài các vấn đề chung của thế giới. Do đó, coi trọng Giáo dục và đào tạo là yếu tố hàng đầu trong việc phát triển NNL là hết sức cần thiết cho chiến lược dài hạn phát triển quốc gia.

Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Rolihlahla Mandela – người có hàng trăm giải thưởng và đã học tại 4 trường đại học khác nhau đã có câu danh ngôn: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”[27]. Do vậy, giáo dục và đào tạo là khâu then chốt quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt trí lực. Từ kiến thức và sự hiểu biết của mình, nguồn nhân lực có ý thức nâng cao thể lực và tâm lực không chỉ cho bản thân mà cho cả cộng đồng và xã hội.

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan bên trong và bên ngoài cơ sở đào tạo và của bản thân nguồn nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Có 3 yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu:

(1)Cơ sở vật chất;

(2)Chương trình và trang thiết bị giảng dạy, đặc biệt trong đào tạo nghề cần chú trọng trang thiết bị và học cụ;

(3)Chất lượng đội ngũ giáo viên.


Ngoài ra, các yếu tố về quản lý trong đào tạo nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo cũng hết sức quan trọng để có được lực lượng học viên có chất lượng sau đào tạo. Từ nhận định này đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ.

- Xây dựng hệ thống quản lý kiến thức, kỹ năng, trình độ đào tạo nghề CBG bằng việc:

(1) Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu của thị trường chế biến sản phẩm gỗ phù hợp với những thay đổi của công nghệ và đáp ứng nhu cầu khách hàng;

(2) Sử dụng chương trình kết hợp theo hướng 70% kiến thức cốt lõi và kỹ năng thực hành thực tế còn 30% là các kỹ năng mềm và khả năng quan sát tự học hỏi, các chương trình ngoại khóa của người học.

(3)Khuyến khích các cơ sở đào tạo lựa chọn và nghiên cứu tổ chức đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước, nhất là chương trình của các quốc gia có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển hoặc các đối tác của các doanh nghiệp.

Đặc biệt quan trọng hiện nay cần tăng cường đào tạo số lượng học viên để công nhân kỹ thuật tốt nghiệp ra trường có kiến thức chuyên ngành về: Khoa học gỗ, công nghệ ván nhân tạo, Công nghệ sấy và bảo quản lâm sản, Công nghệ trang sức và hoàn thiện sản phẩm, Máy và thiết bị chế biến lâm sản. Số công nhân kỹ thuật có các chuyên ngành này hiện nay đang rất hiếm đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Số công nhân kỹ thuật nhiều nhất hiện nay chủ yếu có chuyên môn về xẻ

- mộc. Đây là chuyên ngành đào tạo công nhân kỹ thuật có thể ứng dụng trong toàn ngành chế biến gỗ chứ không chỉ riêng cho công nghiệp chế biến gỗ hiện đại

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kiến thức, kỹ năng trình độ đào tạo nghề cho lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Hiện nay, việc đánh giá chất lượng đào tạo tại các trường đào tạo nghề cho lao động kỹ thuật phần lớn còn đang trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra nên việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào sự đầu tư cho các

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí