Giá Trị Thực Tế Hay Giá Trị Bảo Hiểm Của Tài Sản.

hạn tối đa bởi quyền lợi có thể được bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm có trong

đối tượng bảo hiểm và không thể vượt quá giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, do đặc thù khác nhau về giới hạn quyền lợi có thể được bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm, cũng như việc xác định giá trị thực tế của từng loại đối tượng bảo hiểm là khác nhau, vì vậy nguyên tắc xác định số tiền bảo hiểm cũng khác nhau.

- Thứ hai: Thuật ngữ "giá trị bảo hiểm" hay "giá trị thực tế" của đối tượng bảo hiểm chỉ được sử dụng trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản mà không được sử dụng trong Hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là con người hay trách nhiệm dân sự. Khác biệt này xuất phát từ đặc thù của đối tượng bảo hiểm. Một tài sản chỉ có thể trở thành đối tượng bảo hiểm khi xác định được giá trị thực của chúng, nếu tài sản không thể xác định được giá trị hoặc thiệt hại của nó không thể tính toán và quy ra được bằng tiền thì sẽ không thể trở thành đối tượng bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Vì vậy, về nguyên tắc, khi giao kết Hợp

đồng bảo hiểm tài sản các bên phải xác định rõ được giá trị bảo hiểm hay giá trị thực tế của tài sản đó để làm giới hạn xác định số tiền bảo hiểm. Đối với các Hợp

đồng bảo hiểm khác có đối tượng bảo hiểm là con người (tính mạng, sức khoẻ) hay trách nhiệm dân sự thì về nguyên tắc, không thể xác định được giá trị thực tế của tính mạng, sức khoẻ hay trách nhiệm dân sự tại thời điểm giao kết hợp đồng (vì tính mạng, sức khoẻ của con người là vô giá, không thể tính toán được bằng tiền; trách nhiệm dân sự của một chủ thể là trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai), vì vậy, không có căn cứ để xác định bằng một giá trị thực tế cụ thể khi giao kết hợp đồng.

Từ những phân tích trên cho thấy: Đối với Hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là con người và trách nhiệm dân sự, do không thể xác định hay giới hạn được giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp

đồng, vì vậy có thể coi Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm không giới hạn đối với đối tượng bảo hiểm, theo đó họ có quyền yêu cầu bảo hiểm với bất kỳ số tiền nào, tuỳ thuộc vào mong muốn và khả năng tham gia bảo hiểm, trả phí bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm con người và trách nhiệm dân sự được xác định trước, theo nguyên tắc khoán, bằng việc các bên tự

thoả thuận về một số tiền bảo hiểm cụ thể - đó chính là giới hạn trách nhiệm bảo hiểm tối đa của Doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trong bảo hiểm tài sản, nguyên tắc xác định số tiền bảo hiểm hoàn toàn khác, xuất phát từ quyền lợi có thể được bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm bị giới hạn bởi giá trị thực tế của đối tượng tài sản, mà Bên mua bảo hiểm chỉ có quyền yêu cầu tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm thấp hơn hoặc bằng giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm. Pháp luật nghiêm cấm Doanh nghiệp bảo hiểm và Bên mua bảo hiểm giao kết Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị (Khoản1Điều 42 Luật KDBH).

2.8.2. Giá trị thực tế hay giá trị bảo hiểm của tài sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Thông thường, giá trị thực tế của tài sản được xác định theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 42 Luật KDBH). Giá trị này có thể được xác định căn cứ trên các chứng từ hoá đơn hay hợp đồng mua bán l hàng hoá, tài sản, trong nhiều trường hợp giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm còn có thể bao gồm cả khoản phí bảo hiểm và lãi ước tính.

Trong bảo hiểm hàng hải, theo qui định của Điều 210 BLHH, thì giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của đối tượng tài sản bảo hiểm được xác định như sau:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 8

- Giá trị bảo hiểm của tầu là tổng giá trị của tầu vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng, dự trữ của tầu cộng với toàn bộ phí bảo hiểm phí. Tuỳ theo hợp đồng, giá trị tầu còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến

đi;

- Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng ghi trên hoá đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá trị thị trường ở nơi và thời điểm bốc hàng cộng với phí bảo hiểm và có thể cả tiền lãi ước tính;

- Giá trị bảo hiểm của tiền cước vận chuyển là tổng số tiền cước vận chuyển cộng với bảo hiểm phí. Trong trường hợp người thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho tiền cước vận chuyển, thì số tiền cước này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hoá để bảo hiểm.

Khi giao kết Hợp đồng bảo hiểm tài sản, căn cứ trên giá trị thực tế của tài sản, các bên có thể thoả thuận về số tiền bảo hiểm tương ứng. Trong thực tế, thường tồn tại những trường hợp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng đúng giá trị

thùc tÕ của tài sản; thấp hơn giá trị thực tế; hay vượt quá giá trị thực tế của tài sản; hoỈc tham gia bảo hiểm trùng (Double insurance). Việc đánh giá và xác

định đúng giá trị thực tế của tài sản nhiều khi không thể chính xác xuất phát từ sự nhận thức chủ quan và lỗi vô ý của các bên hoặc do tình hình biến động giá cả trên thị trường, mà có thể dẫn đến trường hợp tham gia bảo hiểm trên giá trị (hoặc thậm chí lại có thể trở thành tham gia bảo hiểm dưới giá trị). Trường hợp bảo hiểm trên giá trị do lỗi vô ý của Bên mua bảo hiểm thì Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với phần vượt quá giá trị bảo hiểm cho Bên mua bảo hiểm, sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan (Điều 42.2 Luật KDBH). Nếu Bên mua bảo hiểm cố ý giao kết Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm thì Hợp đồng bảo hiểm có thể bị coi là vô hiệu, do hành vi lừa dối của Bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng (Khoản 1.d Điều 22 Luật KDBH). Nếu việc bảo hiểm trên giá trị chỉ được phát hiện sau khi đã xảy ra sự kiện bảo hiểm thì Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản bảo hiểm được xác định tại thời điểm xảy ra tổn thất (Điều 42 và Điều 46 Luật KDBH).

Trong bảo hiểm tài sản, bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi của Bên mua bảo hiểm theo giá trị thực tế của tài sản, Doanh nghiệp bảo hiểm có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với một số quyền lợi và chi phí liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài sản hoặc chi phí phát sinh khi có tổn thất, chẳng hạn như chi phí

điều hành, vận hành thử, chi phí dọn dẹp hiện trường sau tai nạn, thiệt hại gián

đoạn kinh doanh...

Tóm lại, việc xác định số tiền bảo hiểm tài sản theo nguyên tắc không vượt quá giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng là nguyên tắc quan trọng, xuyên suốt trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Một chủ thể chỉ có quyền yêu cầu bảo hiểm và hưởng tiền bồi thường trong phạm vi giới hạn quyền lợi có thể được bảo hiểm mà chủ thể đó có trong tài sản được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm tài sản là giới hạn trách nhiệm bồi thường của Doanh nghiệp bảo hiểm.

Đây là tiền đề quan trọng cho việc hình thành và áp dụng nguyên tắc bồi thường trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản, bảo đảm không ai có thể được hưởng lợi nhiều

hơn thiệt hại mà người đó phải chịu khi tài sản bị tổn thất, không cho phép việc kiếm lời bất hợp pháp từ quan hệ bảo hiểm, ngăn chặn ý đồ trục lợi bảo hiểm.

2.9. Hợp đồng bảo hiểm trùng

Qui định về bảo hiểm trùng là đặc thù pháp lý cơ bản và chỉ áp dụng đối với Hợp đồng bảo hiểm tài sản, được xây dựa trên nguyên tắc chấp nhận bảo hiểm không vượt quá giá trị tài sản tham gia bảo hiểm, ngăn chặn sự trục lợi bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm bằng việc giao kết nhiều Hợp đồng bảo hiểm, với số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm của tài sản bảo hiểm.

Xuất phát từ đặc thù của đối tượng bảo hiểm là tài sản, mà quyền yêu cầu bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm bị giới hạn bởi giá trị thực tế của tài sản được xác

định tại thời điểm giao kết hợp đồng, hay Bên mua bảo hiểm chỉ có quyền lợi thể

được bảo hiểm trong giới hạn giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm. Vì vậy, về nguyên tắc, trong giới hạn quyền lợi có thể được bảo hiểm - Bên mua bảo hiểm có quyền ký kết nhiều Hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm cho quyền lợi đó, nhưng không thể thông qua việc ký kết nhiều Hợp đồng bảo hiểm tài sản mà chủ thể này lại có thể được đảm bảo nhiều hơn quyền lợi mà họ có, cũng như được bù đắp bồi thường nhiều hơn những thiệt hại mà họ thực tế phải gánh chịu khi tài sản bị tổn thất. Đó chính là nội dung cơ bản của qui định về bảo hiểm trùng, được áp dụng nhằm hạn chế và điều chỉnh trường hợp khi Bên mua bảo hiểm tham tham gia bảo hiểm với nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm có thể dẫn đến khả năng gia bảo hiểm vượt quá giá trị tài sản bảo hiểm. Trong trường hợp như vậy gọi là tham gia bảo hiểm trên giá trị bằng bảo hiểm trùng tại nhiều công ty bảo hiểm, khi đó mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà Bên mua bảo hiểm đã giao kết, đảm bảo nguyên tắc - tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Trái lại, trong bảo hiểm con người, nhìn chung, không áp dụng qui định về bảo hiểm trùng ( mặc dù, về nguyên lý bảo hiểm thương mại cũng có ngoại lệ đối với các nghiệp vụ bảo hiểm con người có liên quan đến bảo hiểm các chi phí thiệt hại thực tế, chi phí y tế, chi phí phẫu thuật.., nhưng pháp luật thực định của Việt nam đã không ghi nhận vấn đề này.). Xuất phát từ sự vô giá của đối tượng bảo hiểm là con người (đã được phân tích ở mục trên), mà một chủ thể được coi là

không bị giới hạn về quyền lợi bảo hiểm đối với tính mạng và cuộc sống của con người, họ có quyền yêu cầu bảo hiểm với bất kỳ số tiền bảo hiểm nào, và có thể

đồng thời được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng với một hoặc nhiều nguời bảo hiểm khác nhau, và họ có quyền nhận tiền bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Cho dù có trả bao nhiêu tiền, thì cũng không thể coi là đủ đề bù

đắp cho một thiệt hại về con người, việc trả tiền bảo hiểm trong bảo hiểm con người không thể được coi là khoản bồi thường ngang giá theo nghĩa bù đắp thiệt hại thực tế của đối tượng bảo hiểm bị tổn thất như trong bảo hiểm tài sản.

Hiện nay, định nghĩa về bảo hiểm trùng (Double insurance) đã được ghi nhận trong các qui định của Luật KDBH và BLHH, tuy nhiên nội dung các qui

định này đưa ra định nghĩa không thống nhất. Theo qui định của Điều 44 Luật KDBH, thì Hợp đồng bảo hiểm trùng được hiểu là "1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp Bên mua bảo hiểm giao kết Hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm". Qua đó cho thấy, nội dung qui định này đã không đề cập đến dấu hiệu bảo hiểm cho "cùng một quyền lợi bảo hiểm" hay cùng một phần quyền lợi bảo hiểm (mà có thể dẫn đến sự trùng lắp về quyền lợi được bảo hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ trục lợi bảo hiểm, do có khả năng được nhận bồi thường nhiều hơn một lần trên cùng một quyền lợi bảo hiểm), như là dấu hiệu đặc trưng cơ bản để phân biệt "bảo hiểm trùng" với quan hệ " đồng bảo hiểm". Trong quan hệ " đồng bảo hiểm", các Hợp đồng bảo hiểm cùng tồn tại để chia xẻ rủi ro và bảo hiểm cho từng phần quyền lợi bảo hiểm, tổng số tiền bảo hiểm từ các hợp đồng không bao giờ vượt quá giá trị thực tế cuả tài sản bảo hiểm, do không có sự trùng lặp về quyền lợi

đuợc bảo hiểm. Như vậy, Điều 44 Luật KDBH đã không biệt được bảo hiểm trùng với quan hệ đồng bảo hiểm. ( Nội dung vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong nội dung kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản tại Chương III của Luận văn).

Như vậy, có thể xem xét các đặc trưng pháp lý cơ bản của bảo hiểm trùng thông qua khái niệm bảo hiểm trùng trong các giáo trình giảng dạy về nguyên lý kỹ thuật bảo hiểm bảo hiểm [26; tr 38], theo đó, một cách chung nhất có thể hiểu về bảo hiểm trùng như sau:

"Bảo hiểm trùng là một thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp một đối tượng bảo hiểm được đồng thời baỏ hiểm bởi nhiều hợp đồng; phạm vi bảo hiểm bảo hiểm của các hợp đồng đó có một hoặc nhiều rủi ro được bảo hiểm giống nhau và tổng số tiền bảo hiểm từ các hợp đồng lớn hơn giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm".

Nội dung định nghĩa này cũng được thể hiện thông qua các qui định của BLHH liên quan đến bảo hiểm trùng trong bảo hiểm hàng hải, cụ thể Điều 212 BLHH qui định " Trong trường hợp đối tượng bảo hiểm được nhiều người bảo hiểm đối với cùng một hiểm hoạ và tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm, thì tất cả những người bảo hiểm đó chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi giá trị bảo hiểm và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm theo tỉ lệ tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm. Bảo hiểm này gọi là bảo hiểm trùng";

- Hay, theo qui định của Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906, Điều 32 (1) qui định " Nếu hai hay nhiều đơn bảo hiểm do người được bảo hiểm hoặc người thay mặt họ ký kết về cùng một hành trình và quyền lợi hoặc một phần quyền lợi

đó và số tiền bảo hiểm vượt quá mức bồi thường mà luật này qui định thì người

được bảo hiểm được coi đã bảo hiểm quá mức bằng cách bảo hiểm trùng".

Từ đó cho thấy đặc trưng pháp lý cơ bản của bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản bao gồm những nội dung sau:

+ Phải tồn tại từ hai Hợp đồng bảo hiểm tài sản trở lên;

+ Các Hợp đồng bảo hiểm phải bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo

hiÓm;

+ Các Hợp đồng bảo hiểm phải cùng bảo hiểm cho một quyền lợi bảo

hiểm chung (hoặc một phần quyền lợi) mà có thể dẫn đến sự trùng lắp về quyền lợi được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tổng cộng vượt quá gía trị tài sản bảo hiểm;

+ Các Hợp đồng bảo hiểm phải bảo hiểm cùng một sự kiện bảo hiểm dẫn

đến tổn thất cho đối tượng bảo hiểm (điều này là bắt buộc nhằm đảm bảo khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, đồng thời có nhiều Hợp đồng bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường).

Từ những dấu hiệu đặc trưng này cho phép phân biệt bảo hiểm trùng với trường hợp bảo hiểm trên giá trị - ở đó chỉ có một Hợp đồng bảo hiểm tài sản, có một Doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm. Phân biệt với quan hệ "đồng bảo hiểm" - trong quan hệ này, các Hợp đồng bảo hiểm chỉ bảo hiểm một phần quyền lợi bảo hiểm, không có sự bảo hiểm trùng lặp về quyền lợi, và tổng số tiền bảo hiểm không thể vượt quá giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm.

Trong trường hợp tham gia bảo hiểm trên giá trị bằng bảo hiểm trùng tại nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm, nếu được phát hiện trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì các bên có thể thoả thuận lại các Hợp đồng bảo hiểm cho hợp lý. Nếu chỉ được phát hiện sau khi đã có sự kiện bảo hiểm xảy ra, thì mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng

đã giao kết, đảm bảo nguyên tắc - tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Bảo hiểm trùng là nguyên tắc quan trọng của Hợp đồng bảo hiểm tài sản, được áp dụng nhằm ngăn chặn sự trục lợi bảo hiểm. Một người không thể được thu lợi không chính đáng từ việc tham gia bảo hiểm; họ không thể thông qua việc ký kết nhiều Hợp đồng bảo hiểm tài sản mà có thể được đảm bảo nhiều hơn quyền lợi mà họ có, cũng như

được bù đắp bồi thường nhiều hơn những thiệt hại mà họ thực tế phải gánh chịu khi tài sản bị tổn thất.

2.10. Tổn thất và đề phòng hạn chế tổn thất bảo hiểm tài sản.

2.10.1. Khái niệm và phân loại tổn thất.

Tổn thất theo nghĩa thông thường được hiểu là tình trạng, hoàn cảnh thực tế dẫn đến sự giảm bớt giá trị của vật sở hữu xảy ra ngoài ý muốn của chủ sở hữu tài sản. Trong bảo hiểm tài sản, tổn thất xảy ra đối với tài sản là tình trạng đối tượng tài sản bảo hiểm đã bị thiệt hại, mất mát hay hư hỏng không còn nguyên vẹn giá trị so với tình trạng ban đầu của tài sản. Tổn thất là hậu quả của những sự cố rủi ro, tai nạn bất ngờ gây ra, hay có thể nói rủi ro chính là nguyên nhân gây ra tổn thất. Tổn thất gắn liền với thiệt hại và trực tiếp là thiệt hại về quyền lợi tài chính của Bên mua bảo hiểm, đó chính là sự kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Doanh nghiệp bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm taì sản đã ký kết.

Có nhiều dạng tổn thất, thông thưòng, kỹ thuật bảo hiểm tài sản phân biệt những dạng tổn thất chính theo mức độ và qui mô của tổn thất, đó là tổn thất bộ phận tổn thất toàn bộ. Ngoài ra, trong bảo hiểm hàng hải căn cứ theo quyền lợi và trách nhiệm bảo hiểm, còn có cách phân loại theo tổn thất riêng tỉn thÊt chung.

a. Tổn thất bộ phận: Là sự mất mát hoặc giảm một phần giá trị và giá trị sử dụng của tài sản nhưng chưa ở mức độ mất hoàn toàn. Đối với tài sản hay hàng hoá, các dạng tổn thất bộ phận bao gồm: Giảm giá trị, giá trị sử dụng do bị lây hại, lây bẩn, mất mùi, lên men..., giảm về trọng lượng do rơi vãi, mất mát..., giảm về số lượng, giảm về thể tích.

Trong bảo hiểm tài sản, pháp luật qui định đối với những tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản thì không thuộc trách nhiệm bảo hiểm (Điêù 45 Luật KDBH). Chẳng hạn đó là những hư hỏng săm lốp do hao mòn trong quá tình sự dụng; tổn thất do khuyết tật bên trong (nội tỳ) như máy móc bị gẫy vỡ do khuyết tật bên trong của sắt thép tạo lên chúng; hoặc do tính chất bên trong của tài sản mà gây tổn thất như hàng hoá bốc cháy tự phát, hàng rời hay ngấm nước, hàng lỏng dễ bốc hơi gây hao hụt tự nhiên về trọng lượng...đều là những tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

b. Tổn thất toàn bộ: Là tình trạng tài sản bị tiêu huỷ hoàn toàn, bị mất hoặc tước quyền sở hữu, bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Tổn thất toàn bộ được chia thành các dạng:

- Tổn thất toàn bộ thực tế: Là tình trạng tài sản bị tổn thất toàn bộ vật chất làm mất hoàn toàn giá trị và giá trị sử dụng. Các dạng của tổn thất toàn bộ thực tế có thể xảy ra khi: Tài sản bị phá huỷ hoàn toàn về mặt vật chất (thiệt hại hoàn toàn do bị cháy, nổ, chìm đắm); Tài sản có thể bị chiếm đoạt, mất cắp hoàn toàn, hay bị tuyên bố là mất tích, dẫn đến không thể lấy lại được tài sản hay hàng hoá, mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài sản.

- Tổn thất toàn bộ ước tính: là dạng tổn thất thương mại xảy ra đối với tài sản, tuy chưa ở mức độ tổn thất toàn bộ thực tế, nhưng sẽ khó tránh khỏi bị tổn thất toàn bộ thực tế cho dù có dùng mọi biện pháp để cứu chữa, hoặc chi phí bỏ ra để cứu giúp tài sản không kinh tế, có thể lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cứu

được hoặc lớn hơn số tiền bồi thường theo Hợp đồng bảo hiểm Thông thường thì

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 13/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí