Việc Làm Của Trẻ Sau Khi Cha Mẹ Ly Hôn Qua Khảo Sát Người Nuôi Dưỡng Chăm Sóc

nuôi con của cha và mẹ. Không ít cha mẹ không cấp dưỡng đối với con sau ly hôn. Với câu hỏi phỏng vấn người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ “trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống cùng anh, chị có được bố, mẹ cấp dưỡng không?”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 48% cha, mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn.


Không thuộc trường hợp cấp dưỡng

Cha mẹ cấp dưỡng

21%

31%

Cha, mẹ không

cấp dưỡng


48%

Biểu đồ 2.5: Cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Trong số 31% cha mẹ cấp dưỡng đối với con cái sau ly hôn phần đông không cấp dưỡng thường xuyên, với câu hỏi “anh, chị hãy đánh giá mức độ thường xuyên cấp dưỡng của cha, mẹ đối với trẻ sau ly hôn anh, chị đang nuôi dưỡng?” kết quả thu thập cho biết chỉ có khoảng 3% cha mẹ sau ly hôn cấp dưỡng đầy đủ đối với con trẻ.


80%

67%

70%


60%


50%


40%

30%

30%


20%


10%

3%

0%

Cấp dưỡng đầy đủ

Thỉnh thoảng cấp dưỡng

Ít cấp dưỡng

Biểu đồ 2.6: Mức độ cấp dưỡng đối với con sau ly hôn

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Còn với câu hỏi “anh, chị nhận thấy cha, mẹ không đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn có tạo ra khó khăn đối với trẻ không?” Hầu hết người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ cho rằng cuộc sống trẻ bị ảnh hưởng khi cha mẹ không cấp dưỡng.

Để biết cuộc sống trẻ em trong gia đình sau ly hôn bị ảnh hưởng như thế nào đề tài đưa ra câu hỏi phỏng vấn “cuộc sống của em sau khi cha mẹ ly hôn có bị ảnh hưởng không?” 91% trẻ trả lời cuộc sống bị ảnh hưởng.


90%

82%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

71%

66%

40%

5%

Cuộc sống khó khăn hơn

Thiếu tình thương của cha mẹ

Hạn chế

Dể bị dụ dỗ Mọi mặt đời

trong tiếp cận lôi kéo vào tệ sống điều bị

các dịch vụ y tế, giáo dục

nạn XH

xáo trộn

Biểu đồ 2.7: Cuộc sống của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Từ biểu đồ trên cho thấy 66% trẻ nạn nhân của các gia đình sau ly hôn có hoàn cảnh sống trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là các trường hợp cha, mẹ, người thân ít quan tâm. Điều này còn được minh chứng bởi câu hỏi “sau khi cha mẹ ly hôn em có tham gia lao động tạo ra thu nhập phụ giúp gia đình không?” 29% trẻ từ 12 đến 16 tuổi qua khảo sát trả lời từng lao động tạo thu nhập phụ giúp gia đình, với các công việc như: hái dưa, cà, ớt nuôi tôm, chặt xả thuê, phụ hồ, buôn bán,

.v.v. Cuộc nghiên cứu thu được kết quả gần giống khi khảo sát đối tượng người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ với 21% người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trả lời trẻ từng tham gia lao động phụ giúp gia đình bằng nhiều công việc khác nhau.


Bảng 2.2: Việc làm của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn qua khảo sát người nuôi dưỡng chăm sóc

Công việc

Tỉ lệ %

Ai thuê gì làm nấy

2%

Bắt tôm thuê

1%

Bốc, xếp bia, nước ngọt

2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 5


Chặt xả thuê

4%

Giữ tôm thuê, ai thuê gì làm nấy

1%

Hái dừa thuê

1%

Hái dưa, cà, ớt thuê

1%

May công nghiệp tại TP HCM

1%

Nuôi tôm mướn

1%

Phụ bán quán nước

2%

Phụ hồ

1%

Phụ hồ, hái thanh long thuê

1%

Phụ nuôi tôm

1%

Phụ tiệm bán xe Văn Hải

2%

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Cuộc nghiên cứu chỉ ra số trẻ em nam tham gia lao động nhiều hơn trẻ em nữ, 62% ở trẻ em nam so với trẻ em nữ là 38%. Còn với câu hỏi “trung bình mỗi ngày em kiếm được khoảng bao nhiêu tiền?”, kết quả nghiên cứu cho thấy từ 2 giờ đến 12 giờ lao động trên ngày mỗi trẻ kiếm được từ 30.000 đồng đến 150.000 đồng, với hình thức lao động bán, lẫn toàn thời gian, một số trẻ phải tăng ca dài đến 12 giờ trên ngày để có thu nhập cao, tuy vậy tiền công người sử dụng lao động trả cho các em thấp hơn rất nhiều so với những lao động bình thường. Còn với câu hỏi “tham gia lao động tạo ra thu nhập phụ giúp gia đình có ảnh hưởng gì đến em không?” hầu hết trẻ trả lời cảm thấy mệt mỏi sau những giờ lao động vất vả, 20.6% trả lời bị lạm dụng sức lao động. Điều này cho thấy khó khăn của trẻ em trong các gia đình cha mẹ ly hôn gắn liền với ý thức trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Trường hợp cha mẹ cấp dưỡng đầy đủ và thường xuyên quan tâm, lo lắng cho trẻ cuộc sống trẻ trở nên bớt khó khăn, vất vả hơn và ngược lại.

2.3.2. Đời sống tâm lý trẻ

Cha mẹ ly hôn không những ảnh hưởng đến cuộc sống còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ. Với câu hỏi “xin em cho biết cha mẹ ly hôn đã ảnh hưởng

như thế nào đến tâm lý của em?” có đến 67% trẻ em nạn nhân của các gia đình ly hôn trả lời buồn chán đối với cuộc sống hiện tại, thấy cuộc sống bế tắt. 52 % cảm thấy hụt hẫng, suy nghĩ bi quan về tương lai, bị stress. 26% sợ lập gia đình. 13% tính tình trở nên nóng nảy, dễ cáu gắt. chỉ có 25% trường hợp trẻ trả lời tâm lý không bị ảnh hưởng sau khi cha mẹ ly hôn, chủ yếu những trẻ cha mẹ ly hôn lâu năm, ly hôn khi trẻ còn nhỏ.

Các nhà tâm lý học còn cho rằng, phản ứng tức thời cũng như diễn biến tâm lý về sau của con cái đối với sự ly hôn của cha mẹ khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, cách thức mà đứa trẻ biết về sự ly hôn của cha mẹ, hoàn cảnh sống trước và sau ly hôn, tính chất mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trước và sau ly hôn. Mức độ phản ứng này phụ thuộc vào việc đứa trẻ sống trong một gia đình như thế nào. Trước khi ly dị, đứa trẻ càng được yêu thương và chăm sóc đầy đủ bao nhiêu thì khi cha mẹ ly hôn chúng càng cảm thấy bị tổn thương và hoảng sợ bấy nhiêu. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường phản ứng mạnh mẽ với những thay đổi của hoàn cảnh sống. Nhiều trẻ biểu lộ sợ hãi bị cha mẹ bỏ rơi bằng những dấu hiệu như không ngủ được, la hét trong giấc ngủ, lặp lại những hành vi trong thời kỳ môi miệng như mút tay, đái dầm hoặc gắn bó thái quá với những đồ vật quen thuộc. Tuy nhiên, tình trạng này ở trẻ nhỏ sẽ ổn định lại khá nhanh nếu sự chia ly của cha mẹ tỏ ra êm ấm, nếu đứa bé vẫn được mẹ chăm sóc cẩn thận, chu đáo. Trẻ khoảng từ 5 đến 8 tuổi khi cha mẹ ly hôn thường sinh ra tính cáu kỉnh, hay la khóc, khó tập trung chú ý. Ở một số trẻ xuất hiện các rối loạn cơ thể do quá đau khổ, đặc biệt là mặc cảm tội lỗi thường giày vò chúng. Trẻ từ 8 đến 12 tuổi bắt đầu có những dự định trong cuộc sống sự ly dị của cha mẹ làm sụp đổ những dự định đó. Do vậy, nhiều trẻ có thái độ khó chịu, bực bội, tức giận đối với cha mẹ. Chúng đau khổ vì cảm thấy cô đơn và bất lực. Nếu thời điểm ly dị của cha mẹ xảy ra khi trẻ ở độ tuổi vị thành niên phản ứng tức thời của nhiều đứa trẻ cũng là tức giận, oán hận vì đối với chúng, gia đình ly tán đồng nghĩa với việc sụp đổ tất cả những dự định, những kế hoạch, những hoài bão tương lai của mình. Nếu như sự thay đổi hoàn cảnh sống sau ly hôn tác động lớn đến trẻ nhỏ thì ở trẻ lớn hơn, khó khăn đối với chúng lại thường xuất hiện trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là

quan hệ bạn bè. Trẻ em có cha mẹ ly dị cảm thấy vị thế của mình trong nhóm không còn như trước. Các em sinh ra tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với bạn bè, có xu hướng co mình hoặc chỉ thích chơi với một nhóm nhỏ hai người [8]. Điều này cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa tình trạng hôn nhân của cha mẹ với tâm lý của trẻ.

2.3.3. Ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Một trong những chức năng chủ yếu của gia đình là chức năng giáo dục. Bản chất của giáo dục gia đình là cơ sở quyết định cho sự hình thành nền tảng nhân cách ở tuổi niên thiếu, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ gìn nhân cách ở tuổi trưởng thành và khi về già. Chính vì vậy, giáo dục gia đình mang tính chất thường xuyên, lâu dài và có hệ thống chặt chẽ. Đứa trẻ trở thành người có nhân cách như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn tuổi thơ giai đoạn sống chủ yếu trong gia đình và đứa trẻ là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ, những người thân sống trong gia đình.

Nhưng khi cha mẹ ly hôn, ở đứa trẻ dễ thiếu đi sự hài hòa trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của bản thân, khi chỉ sống với cha hoặc mẹ, thậm chí không sống với cả cha và mẹ, tức là mất đi cả hai chỗ dựa vô cùng cần thiết. Việc con cái thiếu người mẹ, sẽ thiếu đi sự hiện thân của lòng tốt, lòng thương cảm, tính dịu hiền và sự quan tâm chăm sóc, còn thiếu người bố là sự thiếu hụt tính cứng rắn, tính nguyên tắc, tính nghiêm khắc, dũng cảm, có tổ chức trong nhân cách của trẻ.

Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trang bị cho con tri thức về chuẩn mực đạo đức. Nếu thanh, thiếu niên được gia đình giáo dục đạo đức một cách đầy đủ từ khi còn nhỏ thì những nhận thức về thiện và ác, lương tâm, danh dự,...sẽ giúp chúng kiềm chế những ý muốn tiêu cực. Đối với trẻ vị thành niên, giai đoạn đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời luôn là thời kỳ rất khó khăn. Để trưởng thành, các em phải có tính độc lập, biết tạo ra và nắm bắt các cơ hội trong cuộc sống. Trong tình cảm, các em phải có khả năng thiết lập được những mối quan hệ mật thiết,

chân thành và biết cách nuôi dưỡng, giữ gìn nó. Gia đình là nơi cung cấp cho trẻ sức mạnh và những kỹ năng đó, là nơi tạo ra hình mẫu định hướng cho các quan hệ khác giới sau này. Khi tổ ấm gia đình bị tan vỡ, có thể làm cho trẻ mất đi niềm tin vào tình cảm tốt đẹp của con người, đồng thời thiếu các kĩ năng để xây dựng các mối liên hệ tình cảm tích cực với người khác, đặc biệt là người khác giới.

2.3.4. Học tập của trẻ

Để khảo sát việc học tập của trẻ bị ảnh hưởng như thế nào sau khi cha mẹ ly hôn đề tài đưa ra câu khảo sát đối với người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ “trẻ em trong gia đình sau ly hôn sống cùng anh (chị) có đi học không?” kết quả nghiên cứu chỉ ra có đến 23% trẻ qua khảo sát không đi học, trong đó chưa đến tuổi đi học 11%, nghỉ học sớm do điều kiện khó khăn sau khi cha mẹ ly hôn chiếm 9%, trẻ không muốn đi học 3%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong 77% trẻ đến trường có 81.6% thiếu trẻ kinh phí trang trải việc học. 32.7% phải chuyển trường do đổi nơi ở mới ảnh hưởng đến kết quả, 30.6% trẻ cảm thấy buồn chán và ít hứng thú học, 2% thường xuyên nghỉ học do ảnh hưởng của cuộc ly hôn giữa cha và mẹ, 1% bị bạn bè xấu dụ dỗ lôi kéo vào tệ nạn xã hội.

Phỏng vấn trẻ em nạn nhân trong các gia đình sau ly hôn cũng cho thấy có đến 46% trẻ đến trường trong điều kiện khó khăn, thiếu kinh phí học tập vì vậy trẻ phải tham gia lao động kiếm tiền duy trì việc học.


50%

40%

30%

20%

10%

0%

37%

46%

27%

3%

3%

Thường xuyên nghỉ học sau khi cha mẹ ly hôn

Chuyển trường do đổi nơi ở

Cảm thấy buồn chán ít hứng thú học tập

Thiếu kinh phí trang trải học tập

Ảnh hưởng khác

Biểu đồ 2.8: Thể hiện ảnh hưởng của cha mẹ ly hôn đến việc học tập qua kết quả khảo sát đối với trẻ

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu cũng cho thấy việc học tập của trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc ly hôn giữa cha và mẹ. Kết quả phỏng vấn trẻ, đa phần trẻ bị sa sút trong việc học, không ổn định như chuyển trường theo nơi ở mới của người nuôi dưỡng, trẻ dễ mặc cảm bởi những lời nói vui của bạn bè xung quanh.

Hội Nghiên cứu Trẻ em Quốc gia của Mỹ (National Survey of Children) cũng chỉ ra đối với trẻ trong các gia đình ly hôn trung bình 13% trẻ sẽ bỏ học giữa chừng và có đến 60% các trẻ học hành sa sút, 15% trẻ bị ức hiếp ở trường [23].

Tạp chí Xã hội học Mỹ (American Sociological Review) cũng chỉ ra những đứa trẻ có bố mẹ li hôn thường kém môn Toán và các kỹ năng xã hội so với bạn cùng trang lứa. Ông Hyun Sik Kim, tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ khoa học xã hội trường Đại học Wisconsin - Madison, đã viết những đứa trẻ gặp hoàn cảnh trên thường gặp khó khăn trong việc kết bạn và giữ gìn tình bạn, bộc lộ cảm xúc theo hướng lạc quan, hiểu được cảm xúc người khác, an ủi các bạn đồng lứa và làm quen với những người khác [22].

2.3.5. Sức khỏe của trẻ

Theo nghiên cứu khác do Jane Mauldon (1990) đại học California Mỹ cũng công bố tương đồng rằng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn có nguy cơ mắc bệnh

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí