triển, khoa học kỹ thuật còn non kém thì con người đã dùng chính sức của mình làm ra mọi của cải vật chất nuôi sống bản thân, ngoài ra còn có thể đáp ứng nhu cầu của XH. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, trường phái NNL đã cho rằng: “NNL là nguồn lực dồi dào, có tiềm năng vô hạn”. Đại hội Đảng lần thứ X: “Phát triển mạnh kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với GD&ĐT để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực thúc đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển KT tri thức”[31].Vì thế, khi XH phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, vai
trò của con người trong XH càng được củng cố. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp GD&ĐT, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển tiềm lực con người. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi thế giới biến đổi không ngừng, nền kinh tế thế giới ngày càng thịnh vượng, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và đào tạo và phát triển NNL càng trở nên cấp thiết.
Với NNL trong các DNCNCBG, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và nâng cao CLNNL. Có những yếu tố khách quan nhưng cũng có rất nhiều yếu tố chủ quan do chính con người mang lại. Có những yếu tác động trực tiếp nhưng cũng có những yếu tố tác động gián tiếp đến CLNNL trong các DNCNCBG. Tuy nhiên, trong khuôn khổ còn nhiều hạn chế, tác giả đã phân tích được một số yếu tố nhất định tác động đến chất lượng và việc nâng cao CLNNL trong các DNCNCBG VN. Đồng thời, tác giả phân tích thực trạng CLNNL thông qua một số tiêu chí nhất định. Các tiêu chí này tuy không thực sự lột tả được chi tiết toàn bộ CLNNL nhưng cũng phần nào nói lên được đúng thực trạng CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại VN hiện nay. Trong những năm qua, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành CNCBG đã thực hiện được nhiều chính sách, giải pháp nhằm phát triển NNL về số lượng, chất lượng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế để nâng cao vị thế và vai trò của ngành và của quốc gia.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Việt Nam đang có lợi thế “dân số vàng” thể hiện NNL trong độ tuổi lao động cao. Tuy nhiên CLNNL thấp nên cần được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng. Hơn 86 triệu dân nhưng chỉ khoảng 2,2% tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ; gần 10% là công nhân; còn lại gần 70% nguồn nhân lực là nông dân, nhân lực có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ đại đa số. Ngân hàng thế giới đánh giá Việt Nam thiếu LĐ có trình độ, có tay nghề, thiếu công nhân kỹ thuật bậc cao và xếp hạng theo thang điểm 10 về CLNNL thì Việt Nam được 3,79 điểm; Hàn Quốc được 6,91điểm; Ấn Độ được 5,76
điểm; Malaysia được 5,59 điểm; Thái Lan SX 4,94 điểm. Như vậy, so với các nước cùng khu vực Châu Á, chất lượng NNL của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều [117].
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Cân Nặng Của Nnl Trong Các Dncncbg Hiện Đại Vn
- Áp Lực Công Việc Đối Với Nnl Sản Xuất Trực Tiếp
- Chế Độ Đãi Ngộ Đối Với Nnl Trong Các Dncncbg Tại Bình Định
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Công Nghiệp Chế Biến Gỗ Việt Nam
- Yêu Cầu Về Trí Lực Nnl Trong Các Dncncbgvn Đến Năm 2025
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Nhận thức rõ điều đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Việt Nam nhấn mạnh: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; Nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện
cho mọi công dân được học tập suốt đời” [35].
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, chúng ta đã đặt ra mục tiêu “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”, “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trong phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và các cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trong phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”
“Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao” [33].
Như vậy, điều quan trọng then chốt ban đầu chính là giáo dục và đào tạo, nguồn gốc để phát triển NNL và nâng cao chất CLNNL.
Ngành CNCBGVN dựa vào cương lĩnh phát triển đất nước và chiến lược phát triển NNL quốc gia để xây dựng định hướng phát triển NNL của ngành theo định hướng đó. Ngành phối hợp với Tổng cục dạy nghề để xây dựng các tiêu chuẩn nghề và chương trình đào tạo nghề cho ngành CNCBGVN.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ
- Thị trường và dự báo nhu cầu thị trường phải được coi là căn cứ để xác định mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến, đồng thời là động lực để từng bước đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp, tiên tiến gắn với khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu và công tác quản lý, sử dụng rừng bền vững.
- Phát triển CNCBG theo hướng đầu tư chiều sâu, chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ rừng tự nhiên sang rừng trồng, từng bước đổi mới công nghệ thiết bị nhằm tăng giá trị gia tăng của SP gỗ, giảm khối lượng gỗ phế thải trên cơ sở chế
biến tổng hợp, bao gồm SX ván nhân tạo. Thúc đẩy đầu tư các SP và khu vực có lợi thế cạnh tranh, không dàn trải nguồn lực để tăng hiệu quả đầu tư.
- Cơ cấu sản phẩm gỗ phải được đặt trong tổng thể Quy hoạch cấp quốc gia trên cơ sở đảm bảo hai mục tiêu cơ bản là nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì tốc độ tăng trưởng của CNCBG dựa vào sự năng động, lấy công nghệ là nền tảng căn bản để phát triển và phải hoàn thiện mối quan hệ SX với các ngành công nghiệp khác.
Quy hoạch chi tiết giữa các địa phương phải đảm bảo tránh phát triển tràn lan cùng một mô hình giống nhau giữa các vùng để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của Quy hoạch và phát triển CNCBG. Từng bước hạn chế tiến tới không đầu tư mới các cơ sở băm dăm gỗ, đồng thời khuyến khích thúc đẩy phát triển sản xuất ván nhân tạo làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổ chức lại và xây dựng CNCBG trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành Lâm nghiệp với trình độ chuyên môn hóa cao và phân công sản xuất tối ưu theo vùng, tiểu vùng.
Mục tiêu phát triển ngành đến 2025
- Đến năm 2015, hình thành và phát triển các Tập đoàn phân phối sản phẩm gỗ Việt Nam cả trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa.
- Đến năm 2025, công nghiệp chế biến, thương mại sản phẩm gỗ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến, hiện đại cả về công nghệ thiết bị và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2025 đạt từ 8 đến 9 tỷ USD.
- Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình xây dựng, Chiến lược đã được tính toán kỹ dựa trên nhiều tham số và cách tiếp cận mới, phù hợp bối cảnh sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế, với sự hỗ trợ, tham vấn của nhiều cơ quan, tổ chức lớn trong và ngoài nước.
Trên thực tế, hiện tại phần lớn số DNCBG là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những yếu kém, hạn chế không dễ gì khắc phục trong giai đoạn ngắn hạn.
Một trong những mục tiêu phát triển là quá trình tái cơ cấu DNCBG. Mặt khác, bản thân các DN luôn phải vận động , quá trình vận động với bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia đầy đủ hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, với nhiều rủi ro như đã và đang diễn ra trong những năm gần đây. Vì vậy, việc lấy tốc độ tăng
trưởng nói chung của giai đoạn trước đây làm nền tảng tính toán phương án chiến lược có thể không hoàn toàn phù hợp cho giai đoạn dài từ nay đến năm 2025.
Về nguồn cung ứng nguyên liệu: Theo cách tiếp cận phù hợp xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng phát triển công nghiệp chế biến gắn với nguồn nguyên liệu không có nghĩa chỉ bao gồm nguồn nguyên liệu tại từng địa phương, trong nước mà còn có thể gắn với nguồn nguyên liệu nhập khẩu ổn định.
Khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ hiện tại, định hướng đến năm 2025 vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu với khối lượng giảm dần. Nguồn nguyên liệu phục vụ CNCBG gồm nhập khẩu giảm dần qua các năm; gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên được quản lý và sử dụng bền vững.
Quản lý bền vững và có hiệu quả tổng diện tích rừng sản xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha, trong đó có 3,63 triệu ha rừng tự nhiên và 4,15 triệu ha rừng trồng; Chú trọng xây dựng các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung; Quản lý sử dụng bền vững theo hướng đa mục đích. Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng SX còn lại 0,62 triệu ha rừng tự nhiên nghèo kiệt được sử dụng để phục hồi rừng và SX nông lâm kết hợp. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng SX có chứng chỉ rừng (là diện tích được đánh giá và cấp giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững).
Đáp ứng được 50% nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến vào năm 2015 và 80% nhu cầu về nguyên liệu sau năm 2020; Xây dựng các Trung tập nhập khẩu nguyên liệu gỗ (Chợ gỗ) phân phối cho các cơ sở chế biến.
Về sản phẩm: Từ nay đến trước năm 2025, CNCBG Việt Nam cơ bản vẫn dựa vào thị trường xuất khẩu, đồng thời cần nắm bắt nhu cầu tiêu dùng trong nước với mức sống ngày càng được cải thiện. CNCBG Việt Nam sẽ chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm gỗ nội thất với tỷ lệ tăng dần qua các giai đoạn. Sản phẩm chủ yếu gồm các nhóm nội thất phòng ngủ, nội thất trang trí phòng khách, phòng ăn, ghế, nội thất văn phòng, gỗ ván, đồ trang trí khác.
Theo xu hướng tiêu dùng sản phẩm gỗ, Việt Nam sẽ tập trung phát triển sản xuất ván nhân tạo phục vụ sản xuất đồ gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, trong đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất ván sợi.
Về quy mô và công nghệ chế biến
Từ nay đến năm 2015, tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống cơ sở chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ và phát triển CNCBG quy mô lớn sau năm 2015 thông qua các giải pháp về tổ chức sản xuất và điều hành vĩ mô của nhà nước.
Xây dựng và mở rộng các Khu công nghiệp chế biến gỗ ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Bên cạnh việc đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá CNCBG quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống, góp phần đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng.
Để đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội, các nhà máy sản xuất ván nhân tạo mới xây dựng cần xác định quy mô hiệu quả gắn với khả năng cung ứng nguyên liệu trên cơ sở đảm bảo thuận lợi về giao thông, điện, nước. Bố trí hợp lý các nhà máy theo các vùng, tiểu vùng, trong đó, ưu tiên xây dựng các nhà máy ở miền núi có đủ nguyên liệu để góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nông thôn miền núi, phát triển dân trí, tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển các dịch vụ hỗ trợ.
Cùng với việc nâng cấp và tái cơ cấu hệ thống cơ sở chế biến gỗ , khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dây chuyền tinh chế với công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ tay nghề công nhân để đủ khả năng sản xuất các mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hình thành cụm, điểm chế biến gỗ, có quy mô thích hợp để liên doanh liên kết cùng sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
Các cơ sở chế biến nói trên sẽ trở thành các trung tâm vừa sản xuất chế biến tổng hợp tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, vừa sản xuất các phụ kiện khác cho các cơ sở sản xuất trong vùng. Các trung tâm chế biến gỗ vừa là cơ sở sản xuất đồng thời cũng là nơi đào tạo công nhân, cán bộ quản lý cho ngành CNCBG.
Sử dụng công nghệ tiên tiến kết hợp công nghệ thích hợp, công nghệ sạch như:
- Công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Công nghệ tạo sản phẩm mới.
- Công nghệ sản xuất keo dán và chất phủ mặt đáp ứng yêu cầu môi trường.
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ, ván nhân tạo.
- Công nghệ xử lý nguyên liệu gỗ, đặc biệt xử lý gỗ rừng trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm: từng bước nghiên cứu, ứng dụng công nghệ biến tính, nano, enzim, sấy, bảo quản.
- Cộng nghệ sử dụng phế, thứ liệu nông lâm nghiệp, chất thải để làm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.
Việc sử dụng thiết bị cần đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, phù hợp với công nghệ lựa chọn, sử dụng thiết bị ít gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Cụ thể, định hướng phát triển một số loại thiết bị như sau:
- Các loại thiết bị xử lý nguyên liệu
- Các loại thiết bị sản xuất đồ mộc
- Các thiết bị sản xuất ván ghép thanh, ván MDF, ván dán, ván dăm: theo công nghệ mới, ít ô nhiễm...
- Các thiết bị sản xuất phụ kiện sử dụng trong sản xuất đồ mộc
Cụ thể, giai đoạn 2010-2015 sử dụng nhóm các thiết bị sau:Thiết bị ghép nối nguyên liệu gỗ (Ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng các loại keo gỗ giúp việc nối dài, nối rộng quy cách gỗ theo yêu cầu, tiết kiệm gỗ). Máy định hình: được sử dụng để thay thế một phần việc định hình sản phẩm bằng công cụ thủ công, máy định hình giúp tạo sản phẩm đồng đều, chất lượng cao một cách nhanh chóng. Máy bào: sử dụng máy bào 4 mặt, vừa có hiệu quả cao, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều. Thiết bị sơn: sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện kết hợp băng chuyền sấy sơn nhanh gọn, đảm bảo chất lượng đồng đều và tiết kiệm sơn. Thiết bị bảo quản phôi gỗ: sử dụng thiết bị tẩm sấy bằng phương pháp áp lực chân không, gỗ sẽ được thẩm thấu thuốc bảo quản tốt hơn, sẽ có chất lượng đồng đều, không bị cong vênh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống hút bụi, mùn cưa: các xưởng sản xuất cần có hệ thống hút bụi, mùn cưa để đảm bảo môi trường và phòng chống cháy nổ.
Thị trường trong nước: Cần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã và dịch vụ bán hàng của các
nhóm sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, đồ gỗ phục vụ cho giáo dục, y tế, văn hoá của nhân dân. Trong đó, đáp ứng nhu cầu xây dựng các cụm dân cư mới, khu đô thị, các khu du lịch, dịch vụ, bệnh viện, trường học.
Thị trường thế giới: Tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống có sức mua lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật bản với các sản phẩm chủ yếu gồm các nhóm nội thất phòng ngủ, nội thất trang trí phòng khách, phòng ăn, ghế, nội thất văn phòng, gỗ ván, đồ trang trí khác và sản phẩm ngoài trời. Đồng thời, tìm kiếm thị trường mới có tiềm năng; Tranh thủ sự hỗ trợ của các tham tán thương mại tại nước ngoài và tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường thế giới.
Định hướng quy hoạch
Căn cứ hiện trạng, trên cơ sở dự báo, quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng, tiểu vùng, Quy hoạch tổng thể, tập trung phát triển công nghiệp chế biến gỗ gắn với quy hoạch tổng thể ngành lâm nghiệp như sau:
Đồng bằng Bắc bộ: Hình thành tam giác phát triển công nghiệp chế biến gỗ Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh, trên cơ sở thúc đẩy đầu tư mở rộng các cơ sở chế biến hiện có và xây dựng mới các nhà máy chế biến gỗ. Khu vực này có lợi thế về cảng biển, hệ thông giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi và gần các tỉnh Đông Bắc, Trung du miền núi phía Bắc, nơi có tiềm năng về nguyên liệu gỗ rừng trồng.
Khu vực Đông Nam Bộ: Củng cố mạng lưới cơ sở chế biến gỗ hiện có tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, đồng thời khuyến khích hình thành các hệ thống chế biến theo hướng chuyên môn hóa cao.
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng, Quảng Nam: Nâng cấp công nghệ và thiết bị trong sản xuất đồ mộc xuất khẩu và phát triển sản xuất ván nhân tạo.
Vùng Tây Nguyên: Hình thành các Khu công nghiệp chế biến gỗ gắn với sản xuất gỗ lớn.
Việc thành lập mới các doanh nghiệp chế biến gỗ được thực hiện theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, các địa phương cần căn cứ Quy hoạch tổng thể, cân đối