Các Biến Số Trong Mô Hình Nghiên Cứu Và Giả Thiết Nghiên Cứu


1995), khả năng sinh lợi của ngân hàng (Fiordelisi, 2009),…Thông thường, một mô hình SEM gồm có hai mô hình con là mô hình cấu trúc (1) và mô hình đo lường (2):

η = B η + Γ ξ + ζ (1) Y = Λy η + ε (2)

X = Λx ξ + δ (2) Trong đó:

B và Γ lần lượt là ma trận (mxm) và (mxn) của hệ số cấu trúc (hệ số đường dẫn). Y là vector (p x 1) của những biến quan sát liên quan đến biến ẩn nội sinh η.

X là vector (q x 1) của những biến quan sát liên quan đến biến ẩn ngoại sinh ξ. Λy là ma trận (p x m) của hệ số tải từ Y lên biến ẩn nội sinh η.

Λx là ma trận (q x n) của hệ số tải từ X lên biến ẩn ngoại sinh ξ.


ε là vector (p x 1) của sai số của những biến quan sát liên quan đến biến ẩn nội sinh η.

δ là vector (q x 1) của sai số của những biến quan sát liên quan đến biến ẩn ngoại sinh ξ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phân tích mô hình cấu trúc được tiến hành qua sáu bước: chỉ định mô hình (Model Specification), nhận dạng mô hình (Model Identification), ước lượng mô hình (Model Estimation), đánh giá mức độ phù hợp của mô hình (Model Evaluation), hiệu chỉnh mô hình (Model Modification) và cuối cùng là giải thích kết quả (Interpretation). Mô hình nghiên cứu sẽ được chỉ định dựa trên cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu. Mô hình có thể xác định (Just-identification), kém xác định (Under-identification) hoặc quá xác định (Over-identification). Thông thường mô hình quá xác định được quan tâm nhiều hơn do chúng có bậc tự do dương và cho phép chúng ta kiểm định các giả thiết. Một số phương pháp được đề xuất để ước lượng tham số trong mô hình như: GLS


Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

(Generalized Least squares), ML (Maximum Likelihood), ADF (Asymptotically Distribution Free), v..v. Phương pháp ML được chọn để ước lượng mô hình trong luận văn này:

() ( )


Trong đó


∑ là ma trận tương quan tổng thể


S là ma trận tương quan của mô hình p là số lượng biến quan sát ngoại sinh q là số lượng biến quan sát nội sinh

Trước khi diễn giải kết quả ước lượng tham số, mô hình phải được đánh giá mức độ phù hợp. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đối với tổng thể mẫu có ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng mô hình cấu trúc trong kiểm định giả thuyết nghiên cứu (MacCallum, Browne và Sugawara, 1996). Mô hình không phù hợp với tổng thể mẫu dẫn đến kết quả ước lượng có thể được diễn giải sai. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất khoảng 30 chỉ số để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Luận văn này sử dụng một số chỉ số thường được sử dụng trong nghiên cứu:

Tỷ số Chi square trên bậc tự do ( ); Goodness of Fix Index (GFI);

Tucker-Lewis Index (TLI); Comparative Fit Index (CFI);

Root Mean-Square Error of Approximation (RMSEA).


Với quy tắc mô hình phù hợp tốt khi < 3, GFI, TLI, CFI > 0.9 và RMSEA < 0.08. Trong trường hợp các chỉ số trên chỉ ra rằng mô hình không phù hợp với tổng thể mẫu thì mô hình sẽ được chỉ định lại cho đến khi phù hợp sau đó kết quả ước lượng mới được diễn giải.


3.2. Mô hình nghiên cứu


Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng chịu tác động bởi hai nhóm yếu tố chính là nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong bao gồm những yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được như: quy mô, tính thanh khoản, nợ, nợ quá hạn, chi phí quản lý, quản lý rủi ro,v..v. Các yếu tố bên ngoài là các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng như lạm phát, chu kỳ kinh tế, mức độ tập trung của thị trường, quy định của nhà nước, v..v.

Khả năng sinh lợi của ngân hàng bị tác động bởi một số nhóm yếu tố chính: thu nhập, hiệu quả, khả năng chấp nhận rủi ro và đòn bẫy tài chính (ECB, 2010). Dựa vào phương trình lợi nhuận bằng thu nhập trừ đi chi phí, ta thấy rằng nếu ngân hàng có thu nhập gia tăng hoặc chi phí giảm thiểu sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi tăng. Bên cạnh đó, do đặc điểm của ngành ngân hàng, mức độ chấp nhận rủi ro và đòn bẫy tài chính cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Về mặt lý thuyết, có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Đòn bẫy tài chính, với chức năng là hệ số nhân, có thể làm gia tăng khả năng sinh lợi trong giai đoạn phát triển nhưng ngược lại cũng có thể làm giảm khả năng sinh lợi trong giai đoạn khó khăn (ECB, 2010). Ngoài ra, môi trường mà trong đó ngân hàng đang hoạt động cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng bao gồm các yếu tố thuộc về vĩ mô và các yếu tố thuộc về đăc điểm ngành.

Nghiên cứu trong luận văn này sẽ sử dụng mô hình của Fiordelisi (2009) và Dietrich và Wanzenried (2011) đồng thời thay đổi một số biến số cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nghiên cứu của Fiordelisi (2009) sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) với ba biến ngoại sinh là: mức độ tập trung ngành ngân hàng, mức độ thay đổi công nghệ của ngân hàng, khuynh hướng ngân hàng bán lẻ và năm biến nội sinh: hiệu quả quản trị của ngân hàng, quyền lực thị trường, khuynh hướng chấp nhận rủi ro, rủi ro hoạt động, khả năng sinh lợi của ngân hảng. Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011) sử dụng mô hình GMM với mười một biến bên trong: Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, tỷ số chi phí/thu nhập, dự phòng nợ khó đòi/tổng nợ, tốc độ phát triển hàng năm của vốn huy động, chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng tổng nợ của ngân hàng so với thị


trường, kích cỡ của ngân hàng, tỷ lệ thu nhập từ lãi, chi phí vốn, tuổi của ngân hàng, hình thức sở hữu ngân hàng, loại hình ngân hàng (ngân hàng trong nước hay ngân hàng nước ngoài) và bốn biến bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng GDP thực, chính sách thuế, cấu trúc lãi suất và chỉ số HHI, trong đó có xét đến ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước thể hiện thông qua việc nắm cổ phần chi phối trong các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần cũng như việc yêu cầu tăng vốn điều lệ và kiểm soát mức độ tăng trưởng của ngân hàng, đặt ra trần lãi suất, những rào cản gia nhập ngành, v..v. Mô hình nghiên cứu bao gồm ba biến ngoại sinh: quy mô ngân hàng (ξ1), mức độ tập trung của ngành ngân hàng (ξ2) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (ξ3) với giả định rằng trong ngắn hạn ba biến này không bị ảnh hưởng bởi bất cứ biến nào trong mô hình, năm biến nội sinh: khả năng sinh lợi của ngân hàng (η1), rủi ro tín dụng (η2) và cấu trúc vốn (η3), quyền lực ngân hàng (η4), hiệu quả quản trị (η5) với giả định rằng các biến này bị ảnh hưởng bởi ít nhất là một biến trong mô hình.

26



Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu


ε7 ε6 ε2


y7

y6

y2

𝜆

𝜆

𝜆

𝑦 𝑦 𝑦

75 65


𝜆𝑥

ζ5

𝛾5

𝛾


MAN.EFF (η5)


𝛽5

𝛽5

CRL

(η2) ζ2

δ1 x1


δ2x2


δ3


δ4 x4

SIZE

(ξ1)


𝜆

𝑥

CONC

x3

𝜆

𝑥 (ξ2)

3


𝜆

𝑥

43 GROW

(ξ3)


𝛾

𝛾3

4

𝛾5

𝛾

𝛾3

𝛾4

𝛾53

𝛾3

𝛾33

𝛾43

ζ4


𝛽45


MKT.PWR (η4)

𝑦 𝜆𝑦


𝛽4


𝛽35


CAPST R (η3)

𝑦


𝛽3

𝛽


ζ3

ζ1


PROF

(η1)


y1 ε1

y5

𝜆54 44

𝜆33

y4

y3


ε5 ε4 ε3


Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam


3.2.1. Các biến số trong mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu


3.2.1.1. Khả năng sinh lợi của ngân hàng


Trong nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả đã đề xuất một số chỉ số nhằm đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng như tỷ lệ lãi cận biên (NIM) (Demirgüç-Kunt và Huizinga, 1999), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (Goddard và ctg, 2004), tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (Athanasoglou và ctg, 2008) và một số tác giả còn đề nghị sử dụng chỉ số ROAA và ROEA (Dietrich và Wanzenried, 2011) với tử số là lợi nhuận nhưng mẫu số lần lượt là trung bình tổng tài sản và trung bình vốn chủ sở hữu. Mỗi chỉ số đều có ưu và nhược điểm riêng và được sử dụng tùy theo mục đích của nghiên cứu tuy nhiên ROA là chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng vì đây là chỉ số phản ảnh khả năng quản trị của ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận từ tài sản (Athanasoglou và ctg, 2006). Tuy nhiên, chỉ số này có thể bị lệch do hoạt động ngoại bảng biểu hiện qua tử số bao gồm lợi nhuận từ hoạt động ngoại bảng nhưng mẫu số lại không bao gồm tài sản ngoại bảng. Ngược lại, ROE không bị ảnh hưởng bởi hoạt động ngoại bảng do chỉ số này đo lường lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ROE có nhược điểm là khi phân tích bỏ qua rủi ro liên quan đến đòn bẫy tài chính và đòn bẫy tài chính thường được quy định bởi cơ quan chức năng (Dietrich và Wanzenried, 2011). Tử số của ROE bao gồm lợi nhuận được tạo ra từ vốn có nguồn gốc từ nợ trong khi mẫu số chỉ đề cập đến vốn chủ sở hữu. Do đó, khi môi trường ngành có sự biến động lớn, ROE không phản ảnh hết khả năng sinh lợi của ngân hàng. NIM được tính bằng thu nhập lãi ròng chia cho tổng tài sản do đó không bị lệch do ảnh hưởng của hoạt động ngoại bảng tuy nhiên trong ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao, sử dụng chỉ số NIM để đo lường khả năng sinh lợi là không phù hợp. Trong luận văn này khả năng sinh lợi được đo bằng ROA (y1) và có thể bị ảnh hưởng bởi sai số đo lường (ε1).

3.2.1.2. Mức độ chấp nhận rủi ro


Đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Luận văn sử dụng rủi ro tín dụng (y2) với sai số đo lường (ε2) để kiểm tra ảnh hưởng của khả năng chấp nhận rủi ro đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Đây là


rủi ro chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam do hoạt động chủ yếu vẫn là huy động và cho vay, những hoạt động khác chỉ chiếm phần nhỏ. Rủi ro tín dụng được đo bằng dự phòng nợ khó đòi trên tổng nợ (Athanasoglou và ctg, 2008; Dietrich và Wanzenried, 2011). Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu càng lớn sẽ phải trích lập dự phòng càng cao với tỷ lệ dự phòng được quy định bởi ngân hàng trung ương. Lý thuyết ngân hàng cho thấy rằng rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi giảm.

H1: Rủi ro tín dụng có tác động âm đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.


3.2.1.3. Cấu trúc vốn của ngân hàng


Cấu trúc vốn của ngân hàng thể hiện mức độ an toàn vốn và khả năng chống đỡ khi gặp rủi ro của ngân hàng. Cấu trúc vốn của ngân hàng được đo lường bằng tỷ số vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Theo lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, tỷ số này càng cao thì khả năng sinh lợi càng giảm. Nhưng có một số nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại như nghiên cứu của Berger (1995). Luận văn sử dụng tỷ số vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản (y3) để đo lường cấu trúc vốn của ngân hàng với sai số đo lường (ε3).

H2: Cấu trúc vốn của ngân hàng có tác động âm đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.


3.2.1.4. Quyền lực thị trường


Quyền lực thị trường thể hiện qua thị phần của ngân hàng trong ngành. Theo giả thuyết RMP, ngân hàng có thị phần lớn có thể định giá cao và gia tăng lợi nhuận. Trong luận văn này, quyền lực thị trường được đo lường bằng hai chỉ số thị phần huy động vốn của ngân hàng (y4) với sai số đo lường (ε4) và thị phần tài sản của ngân hàng (y5) với sai số đo lường (ε5).

H3: Quyền lực thị trường có tác động dương đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.


3.2.1.5. Hiệu quả quản trị của ngân hàng


Đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Đánh giá hiệu quả quản trị có nhiều cách tiếp cận khác nhau như tối đa hóa đầu ra với đầu vào cố định, tối thiểu hóa đầu vào để đạt được đầu ra mục tiêu, giảm thiểu chi phí hoạt động. Đồng thời nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả quản trị cũng được đề


xuất. Về mặt phương pháp nghiên cứu, phương pháp tham số cho phép xác định tính phi hiệu quả không bị ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiêu nhưng phải xác định được dạng hàm mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong khi phương pháp phi tham số không cần xác định dạng hảm nhưng kết quả đánh giá tính hiệu quả có thể bao gồm sai số ngẫu nhiên. Để đo lường hiệu quả quản trị, các nghiên cứu trước đã sử dụng nhiều chỉ số khác nhau: tỷ số chi phí trên thu nhập (Pasiouras và Kosmidou, 2007; Dietrich và Wanzenried, 2011), hiệu quả X (X-efficiency) (Berger, 1995), hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) (Hung, 2008; Fiordelisi, 2009; Ngo, 2012), hiệu quả năng suất (Productive Efficiency) ((Hung, 2008; Fiordelisi, 2009), …Trong luận văn này sử dụng đồng thời chỉ số hiệu quả chi phí (y6) với sai số đo lường (ε6) và hiệu quả kỹ thuật (y7) với sai số đo lường (ε7) để đo lường hiệu quả quản trị của ngân hàng. Phương pháp phân tích đường bao (DEA) được sử dụng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả năng suất.

H4: Hiệu quả quản trị của ngân hàng có tác động dương đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

3.2.1.6. Quy mô ngân hàng


Ngân hàng có quy mô lớn thường có lợi nhuận cao do lợi thế về quy mô. Tuy nhiên, khi mô quá lớn vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng, khả năng sinh lợi sẽ giảm. Do đó, tác động của quy mô đến khả năng sinh lợi là không tuyến tính, khả năng sinh lợi sẽ gia tăng đến một mức độ nào đó dựa vào lợi thế kinh tế nhờ quy mô và sau đó sẽ giảm do ngân hàng đã trở nên quá phức tạp vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit của tổng tài sản (x1) với sai số đo lường (δ1).

H5: Quy mô ngân hàng có tác động dương đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.


3.2.1.7. Mức độ tập trung của thị trường


Mức độ tập trung của thị trường được đánh giá giá qua chỉ số Herfindahl- Hrschmann Index (HHI) hoặc chỉ số Concentration Ratio (CR).

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí