90
Bảng 4.2. Quy mô hệ thống NHTM Việt Nam
Đvt: ngàn tỷ đồng
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Tổng tài sản | 753,15 | 1.005,65 | 1.521,72 | 1.809,42 | 2.468,69 | 3.459,9 | 4.131,9 | 4.242,21 | 5.755,80 | 6.514,9 | 7,319,317 |
Vốn điều lệ | 28.928 | 42.063 | 78.142 | 113.062 | 144.454 | 208.808 | 235.327 | 274.226 | 423.900 | 435.650 | 460.279 |
Vốn huy động | 547,64 | 725,45 | 1.5054,96 | 1.302,11 | 1.295,76 | 2.314,31 | 2.534,34 | 3.027,6 | 3.651,29 | 4.272,01 | 5.293,19 |
Tốc độ tăng trưởng huy động (%) | 32,47 | 45,42 | 23,43 | -0,49 | 78,61 | 9,51 | 19,46 | 20,6 | 17 | 23,90 | |
Dư nợ tín dụng | 472,12 | 581,19 | 873,59 | 1.025,41 | 1.809,00 | 1.907,61 | 2.363,64 | 3.090,90 | 3.478,07 | 3.970,57 | 4.655,89 |
Dư nợ/GDP (%) | 56,26 | 59,69 | 76,40 | 69,39 | 86,68 | 96,3 | 86,05 | 82,57 | 97,04 | 100,83 | 110,02 |
Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) | 23,10 | 50,31 | 17,38 | 76,42 | 5,45 | 23,90 | 30,77 | 12,52 | 14,16 | 17,26 | |
Cho vay/huy động (%) | 86,21 | 80,11 | 82,81 | 78,75 | 110,94 | 82,43 | 86,13 | 80,48 | 95,26 | 92,94 | 87,96 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Tả Các Biến Dùng Trong Mô Hình Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu
- Mô Tả Các Biến Dùng Trong Mô Hình Tác Động Của Nợ Xấu
- Sự Phát Triển Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Dư Nợ Ngoại Tệ Và Tỷ Lệ Dư Nợ Ngoại Tệ/tổng Dư Nợ, 2005-2015
- Ma Trận Tương Quan Giữa Các Biến Trong Nghiên Cứu
- Kết Quả Đo Lường Hiệu Quả Kỹ Thuật (Te), Hiệu Quả Phân Bổ(Ae) Và Hiệu Quả Chi Phí (Ce) Của Các Nhtm Bằng Phương Pháp Dea
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
Nguồn: NHNN (2016), mục Thống kê hoạt động của hệ thống các TCTD
Tuy nhiên, lạm phát tăng tốc từ 6,5% vào đầu năm lên 12,6% vào cuối năm 2007. Tín dụng nội địa tăng lên liên tục trong năm 2007 và đầu 2008. Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ vào cuối năm 2007 là 53,9%. Trước áp lực lạm phát tăng cao, quyết định thắt chặt mạnh CSTT được NHNN thực hiện vào ngày 16/3/2008 với việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc kỳ hạn 364 ngày với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng để hút tiền khỏi lưu thông. Các TCTD, sau khi bắt buộc phải mua, không được phép sử dụng tín phiếu này trong các nghiệp vụ tái cấp vốn với NHNN. Tiếp theo đó vào ngày 19/5/2008, NHNN đã tăng mạnh tất cả các lãi suất điều hành. Trong năm 2009, tăng trưởng tín dụng đã giảm xuống còn 23,0%. Lạm phát, sau khi tăng cao đến 28,3% vào tháng 8/2008, cũng giảm xuống và đến tháng 8/2009 thì chỉ còn 2,0%.
Trong bối cảnh NHNN vừa thắt chặt CSTT ở Việt Nam để tái lập ổn định vĩ mô thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra xuất phát từ sự sụp đổ mang tính hệ thống của thị trường nợ dưới chuẩn tại Hoa Kỳ. Đầu năm 2008, CSTT được thắt chặt bằng một loạt biện pháp mạnh như: (i) Tăng tỷ lệ DTBB thêm 1%, áp dụng DTBB cho tất cả các kỳ hạn (Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN); (ii) Phát hành tín phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng cho các NHTM (Quyết định số 346/QĐ-NHNN); (iii) Khống chế tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không vượt 20% vốn điều lệ của TCTD, nâng hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán lên 250% (Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN). Với những phản ứng chính sách này, NHNN đã chủ động làm vỡ các bong bóng, nhưng lại gây ra cú sốc lớn đối với nhà đầu tư dù trước đó đã có những bước đệm chính sách nhằm hạn chế đầu tư vào TTCK. Trên thị trường tiền tệ, việc thắt chặt đột ngột đã làm xuất hiện tình trạng thiếu thanh khoản và đẩy mặt bằng lãi suất lên cao (Hạ Thị Thiều Dao, 2012). Từ 01/10/2008, NHNN cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để vay tái cấp vốn hay rút trước hạn. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các mức lãi suất chính sách được điều chỉnh giảm xuống bắt đầu từ 21/10/2008. Cùng với việc NHNN nới lỏng CSTT từ Q4/2008 đến hết Q1/2009, Chính phủ
đã đưa vào triển khai gói kích cầu để đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính sách tiền tệ vẫn được nới lỏng trong năm 2010. Đến đầu tháng 11/2010, NHNN mới điều chỉnh các lãi suất chính sách lên đều ở mức 1 điểm %. Tổng lượng tiền bơm ròng ra nền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở của NHNN trong năm 2010 là 98.500 tỷ đồng. Theo Báo cáo Thường niên 2010 của NHNN, cung tiền M2 và dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng lần lượt 33,3% và 31,2% trong năm 2010.
Hình 4.1. Lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, 2005- 2015
16%
14%
12%
10%
8%
6%
4%
2%
0%
Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất cơ bản Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Nguồn: NHNN, website NHNN mục CSTT, 2015
Trước thực tế tái diễn bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Nghị quyết, NHNN phải “điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán 15-16%” và “giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán”. Các mức lãi suất điều hành được NHNN điều chỉnh tăng (lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11% vào ngày 17/2/2011 và 12% ngày 1/5/2011; lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12% vào ngày 3/8/2011 và 14% ngày 1/5/2011). Lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giữ nguyên. Ngoài ra, sự gia tăng của số lượng ngân hàng dẫn đến cuộc cạnh tranh mạnh mẽ diễn ra giữa các ngân hàng.
Các ngân hàng nhỏ chỉ dựa vào mảng huy động và cho vay để kiếm lợi nhuận dẫn đến xu hướng giảm chuẩn cấp tín dụng nhanh chóng để gia tăng dư nợ. Đặc biệt, trong lúc thị trường bất động sản đang lên, xu hướng giảm chuẩn cấp tín dụng càng lớn.
4.1.2.1. Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong giai đoạn 2005-2015, hệ thống NHTM Việt Nam đạt mức sinh lời khá ổn định ở mức cao với tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA duy trì trên mức 1% đến năm 2010 (Hình 4.2). Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ này đã giảm mạnh. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ các NHTM trong mẫu chỉ đạt 0,54%. Điều này có thể là do hệ quả của tỷ lệ nợ xấu gia tăng và lạm phát tăng cao năm 2011 làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động của ngân hàng tăng nhanh dẫn đến thu nhập ròng giảm.
Quy mô tài sản tăng đều qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm, điều này là do bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, tín dụng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm. Năm 2014, hoạt động kinh doanh tiếp tục đi xuống, với lợi nhuận năm sau đã giảm hơn năm trước. Điều này được giải thích bởi một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp nhưng tín dụng tăng trưởng khó khăn, chủ yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, tạo áp lực lớn về sử dụng vốn đối với các ngân hàng.
Thứ hai, cơ chế, chính sách về xử lý tài sản đảm bảo, các quy định của pháp luật về đất đai, bất động sản, xây dựng… còn nhiều bất cập, dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, các NHTM phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định và làm ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Thứ ba, các NHTM chịu áp lực do vừa phải tự củng cố, xử lý những tồn tại theo yêu cầu tái cơ cấu của NHNN vừa phải bố trí nguồn lực thực hiện mục tiêu tăng
trưởng tín dụng, hỗ trợ cho nền kinh tế.
Hình 4.2. Lợi nhuận ròng và ROA của các NHTM Việt Nam, 2005-2015
Lợi nhuận ròng (tỷ đồng)
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
ROA (%)
3%
2%
2%
1%
1%
0%
NHTMNN
NHTMCP
ROANHTMNN
ROANHTMCP
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM, 2005-2015
4.1.2.2. An toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam tăng cao qua các năm (Hình 4.3). Một số lượng vốn mới có thể là vốn ảo khi các cổ đông vay tiền từ ngân hàng này góp vào ngân hàng khác dựa trên cấu trúc sở hữu chéo. Trong giai đoạn 2005-2008, với làn sóng chuyển đổi hàng loạt ngân hàng nông thôn lên thành thị, cộng với lộ trình tăng vốn pháp định theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP đã làm cho một số ngân hàng mới chuyển đổi gặp khó khăn khi giá cổ phiếu ngân hàng giảm sâu sau năm 2008, việc tìm kiếm đối tác chiến lược không còn thuận lợi như trước và để tồn tại các cổ đông lớn của các ngân hàng này liên kết vay mượn lẫn nhau bằng việc cầm cố cổ phiếu của mình. Khi vốn thực không nhiều thì hệ số an toàn sẽ không thực và ngân hàng gặp rủi ro nếu nguồn vốn này không đủ bù đắp rủi ro (Nguyễn Xuân Thành, 2016).
60000
Tỷ đồng
55000
50000
45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
Hình 4.3. Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam năm 2015 so với 2005
ABB ACB BID CTG EAB EIB HDB MBB MHB MSB SGB SHB STB TCB VAB VIB VCB VPB OCB SEA BAN NAB NCB PGB KLB LVP PVC MDB AGR SCB TPB NSB
2005 2015
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam, 2005 và 2015
Bên cạnh đó, hệ số an toàn vốn của các ngân hàng ở mức thấp. Đến tháng 9/2011, hệ số an toàn vốn bình quân toàn hệ thống là 11,85%. Hình 4.4 cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng giảm mạnh do thời gian qua tốc độ tăng tổng tài sản tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Thực tế này đang tạo áp lực buộc phải tăng vốn của một số ngân hàng. BIDV tính cuối năm 2015 hệ số CAR chỉ trên 9%, Vietinbank giảm về mức 10% trong khi tổng tài sản tăng nhanh 17,8%.
Hình 4.4. Tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam
15%
15%
14%
14%
13%
13%
12%
12%
14.55%
14.19%
14.111%3.75%
13.65%
13.76%
13.25%
12.80%
13.28%
12.95%
Tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu (%)
Nguồn: NHNN (2015)
So sánh số liệu năm 2014 trong Hình 4.5, hệ số CAR của Việt Nam là 12,80% vẫn thấp so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc (14,5%), Malaysia (14,6%), Philippines (17%), Singapore (16,4%) mặc dù hệ thống NHTM Việt Nam đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHNN yêu cầu là 9%.
Hình 4.5. Tỷ lệ CAR của một số quốc gia (31/12/2014)
25%
20%
19.80
15.20
17.0016.40 15.60
15%
10%
5%
0%
11.60
12.20
12.30
14.5014.60
14.40
12.80
Nguồn: Website Bizlive.vn. 2015
4.1.2.3. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam
- Quy mô tín dụng
Sự tăng trưởng NHTM trong giai đoạn 2005-2015 được thể hiện qua Hình 4.6. Trong vòng 11 năm, tổng dư nợ tín dụng của khối NHTMNN và khối NHTMCP tăng lên lần lượt là 7,1 lần và 26 lần. Tổng tài sản của khối NHTMCP tăng lên tới 13,2 lần trong giai đoạn này, vì ngoài cho vay, các NHTMCP còn đẩy mạnh đầu tư chứng khoán và ủy thác đầu tư. Tổng tài sản của NHTMCP tương đương với NHTMNN năm 2015.
Hình 4.6. Tổng tài sản và dư nợ tín dụng của NHTMNN và CP, 2005-2015
Nguồn: BCTC của các NHTM, năm 2005, 2010 và 2015.
Sự bùng nổ tín dụng giai đoạn 2006-2010 là do những nguyên nhân: Thứ nhất, đây là kết quả của CSTT vô cùng nới lỏng. Năm 2008 lạm phát gia tăng và cung tiền M2 cũng tăng. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng qua lớn trong danh mục cho vay. Năm 2010, tỷ lệ dư nợ/GDP đạt 96,3%. Chỉ số giá tiêu dùng không ổn định và có xu hướng gia tăng. Thứ hai, sự gia tăng số lượng ngân hàng và mạng lưới hoạt động dẫn đến cạnh tranh mạnh mẽ. Các ngân hàng nhỏ chỉ dựa trên mảng huy động và cho vay để kiếm lợi nhuận dẫn đến xu hướng giảm chuẩn cấp tín dụng nhanh chóng gia tăng dư nợ. Đặc biệt trong lúc thị trường bất động sản đang nóng lên, xu hướng giảm tiêu chuẩn cấp tín dụng càng lớn.
- Tăng trưởng tín dụng và an toàn hoạt động
Việc cho vay và đầu tư quá mức trong giai đoạn 2006-2010 dẫn đến hệ số sử dụng vốn của các NHTM Việt Nam rất cao và vượt mức an toàn. Tăng trưởng tín dụng quá nhanh và nhanh hơn huy động vốn trong thời gian dài làm cho bộ phận các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ, lệ thuộc vào nguồn vốn của NHNN và từ thị trường liên ngân hàng để tài trợ cho nguồn vốn mở rộng tín dụng và tài trợ thanh khoản thiếu hụt. Hình 4.7 thể hiện tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của NHTM Việt Nam rất cao, với mức cao nhất năm 2009 và năm 2012.