Tình Hình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Ngân Hàng Việt Nam


Sử dụng một hướng nghiên cứu khác, Laeven và Levine (2009) đánh giá thực nghiệm ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu cũng như quy định đối với mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Kết quả cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro tăng lên khi chủ sở hữu có nhiều quyền bỏ phiếu hơn. Thêm vào đó, quy định sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng tùy thuộc vào cơ cấu sở hữu.

Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng là cơ cấu sở hữu. Mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và khả năng sinh lợi của ngân hàng thay đổi phụ thuộc vào khu vực khảo sát và bộ dữ liệu. Short (1979) tiến hành nghiên cứu ở một nhóm quốc gia và phát hiện ra rằng có mối tương quan âm giữa ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và khả năng sinh lợi. Nghiên cứu của Barth và ctg (2004) cũng cho thấy ngân hàng sở hữu nhà nước có mối tương quan âm với hiệu quả của ngân hàng. Iannotta và ctg (2007) tiến hành nghiên cứu các ngân hàng Châu Âu từ năm 1999 đến 2004 và kết quả cho thấy ngân hàng nhà nước và quỹ hỗ tương có khả năng sinh lợi thấp hơn ngân hàng tư nhân. Ngược lại, kết quả từ nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), với mẫu là các ngân hàng Châu Âu từ năm 1986 đến năm 1989, chỉ ra rằng ngân hàng nhà nước có khả năng sinh lợi cao hơn ngân hành tư nhân. Điều này có thể giải thích là do ngân hàng nhà nước có tỉ số vốn trên tài sản thấp do có nhà nước bảo lãnh dẫn đến tỉ số thu nhập trên vốn cao. Ngoài ra, nghiên cứu của Athanasoglou và ctg (2008) và Dietrich và Wanzenried (2011) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa cơ cấu sở hữu và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Mức độ ảnh hưởng của tốc độ lạm phát đến khả năng sinh lợi của ngân hàng phụ thuộc vào việc chi phí hoạt động của ngân hàng có tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát hay không. Nếu tốc độ lạm phát tương lai được dự đoán chính xác, ngân hàng sẽ có những hành động phù hợp nhằm mục đích quản lý chi phí hoạt động. Như vậy, tốc độ lạm phát ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng phụ thuộc vào việc dự đoán lạm phát kỳ vọng. Dựa vào đó, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất để doanh thu tăng nhanh hơn chi phí và kết quả là ngân hàng sẽ kiếm được lơị nhuận kinh tế cao hơn. Hầu hết những nghiên cứu trước đây (Bourke, 1989 và Molyneux và Thornton, 1992) cho thấy rằng có mối quan hệ dương giữa lạm phát và khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, nghiên cứu của Uche (1996) và Ogowewo và Uche (2006) lại cho kết quả âm. Họ giải thích rằng ở


Nigeria, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng dễ bị tổn thương và lạm phát là yếu tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính này. Lạm phát gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và khả năng sinh lợi giảm xuống. Không chỉ riêng ở Nigeria, nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) cũng cho kết quả tương tự ở Philippines.

Nghiên cứu trước cũng bao gồm một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng như tăng trưởng GDP, chính sách thuế, chu kỳ kinh tế (Molyneux và Thornton, 1992; Demirgüç-Kunt và Huizinga, 1999; Athanasoglou và ctg, 2008). Nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Huizinga (1999) cho thấy chính sách thuế làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng. Một nghiên cứu khác của Albertazzi và Gambacorta (2009) đưa ra kết luận ảnh hưởng của chính sách thuế đến khả năng sinh lợi của ngân hàng là tương đối nhỏ bởi vì ngân hàng có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho người gửi, người đi vay. Sử dụng biến tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP làm đại diện cho chu kỳ kinh tế, nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Huizinga (1999) cho thấy rằng có mối tương quan dương giữa chu kỳ kinh tế và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Kết quả tương tự được đưa ra từ nghiên cứu của Bikker và Hu (2002) với biến đại diện là một số biến vĩ mô như GDP, tỉ lệ thất nghiệp và sự khác biệt về lãi suất.

Mức độ tăng trưởng của thị trường cũng được xem xét trong nhiều nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bourke (1989) sử dụng lượng cung tiền hàng năm làm đại diện cho mức độ phát triển của thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ dương giữa mức độ phát triển của thị trường và khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại. Ngành ngân hàng càng mở rộng sẽ giúp gia tăng lợi nhuận đặc biệt là trong trường hợp có rào cản gia nhập ngành. Tuy nhiên, Molyneux và Thornton (1992) lặp lại nghiên cứu của Bourke (1989) sử dụng mẫu là các ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn 1986 – 1989 nhưng kết quả cho thấy không có mối quan hệ dương giữa mức độ phát triển của thị trường và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Điều này có thể được giải thích là do tính cạnh gia tăng làm suy giảm ảnh hưởng của mức độ tăng trưởng của thị trường đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng.


Hai mô hình thường được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu thị trường đối với hiệu quả của ngân hàng là lý thuyết Market Power (MP) và Efficiency Structure (ES) (Athanasoglou và ctg, 2006). Lý thuyết MP cho rằng cấu trúc thị trường có ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng. Trong thị trường có mức độ tập trung cao, một số ngân hàng có thị phần lớn dễ dàng cấu kết với nhau để khống chế thị trường biểu hiện qua lãi suất huy động thấp nhưng lãi suất cho vay cao, phí và hoa hồng dịch vụ cung cấp cho khách hàng cao. Ngoài ra, ngân hàng chiếm thị phần lớn và sản phẩm khác biệt có thể kiếm được lợi nhuận bất thường. Theo Berger (1995), có hai cách tiếp cận khi nghiên cứu ảnh hưởng của quyền lực thị trường đối với hiệu quả của ngân hàng: Structure – Conduct – Performance (SCP) và Relative Market Power (RMP). Theo cách tiếp cận SCP, mức độ tập trung trong ngành ngân hàng làm gia tăng quyền lực thị trường cho ngân hàng và dẫn đến gia tăng khả năng sinh lợi. Ngược lại, theo cách tiếp cận RMP, khả năng sinh lợi của ngân hàng ảnh hưởng bởi thị phần của ngân hàng. RMP giả định rằng chỉ có những ngân hàng lớn và có sản phẩm khác biệt mới có thể định giá cao và gia tăng lợi nhuận. Họ có thể sử dụng quyền lực thị trường để kiếm được lợi nhuận không cạnh tranh. Tuy nhiên, khác với lý thuyết MP, lý thuyết ES cho rằng ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn do hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng khác. Berger (1995) cũng đề xuất hai giả thuyết nghiên cứu là giả thuyết X – efficiency (ESX) và giả thuyết Scale – efficiency (ESS). Theo cách tiếp cận ESX, ngân hàng hoạt động càng hiệu quả (hiệu quả về mặt quản trị và công nghệ) dẫn đến chi phí càng giảm và do đó khả năng sinh lợi càng tăng. Cách tiếp cận ESS lại nhấn mạnh đến khía cạnh hiệu quả của ngân hàng do lợi thế kinh tế dựa trên quy mô. Ngân hàng có thể giảm chi phí đơn vị và kiếm được lợi nhuận cao hơn do lợi thế kinh tế dựa trên quy mô. Việc gia tăng hiệu quả quản trị và hiệu quả dựa trên quy mô dẫn đến gia tăng mức độ tập trung ngành và do đó gia tăng lợi nhuận (Athanasoglou, 2006). Vì lý do đó, cần thiết phải kiểm tra đồng thời giả thuyết MP và ES để có thể tìm ra yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi nhiều hơn (Claeys và Vennet, 2008). Vào đầu thập niên 1990, hầu hết nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến ảnh hưởng của mức độ tập trung và tính cạnh tranh thường sử dụng dữ liệu ở Mỹ để kiểm tra giả thuyết SCP có thể được áp dụng cho ngành ngân hàng hay không (Berger và ctg, 2004). Gilbert (1984) báo cáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


rằng chỉ có 27 trong số 56 nghiên cứu mà ông tập hợp được là có bằng chứng ủng hộ lý thuyết SCP. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng trên 12 quốc gia, Bourke (1989) cho rằng mức độ tập trung có mối quan hệ dương với tỉ số lợi nhuận trước thuế trên tài sản. Nghiên cứu được tiến hành bởi William, Molyneux và Thornton (1994) đối với hệ thống ngân hàng ở Tây Ban Nha và bởi Molyneux và Forbes (1995) đối với hệ thống ngân hàng ở Châu Âu cũng cho kết quả mối quan hệ dương giữa mức độ tập trung của thị trường và lợi nhuận. Berger và Hannan (1997) nghiên cứu hệ thống ngân hàng ở Mỹ và cũng tìm được bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết SCP. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Huizinga (1999) và Staikouras và Wood (2004) chỉ ra có mối quan hệ âm và không có ý nghĩa thống kê giữa mức độ tập trung của ngân hàng và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Một số tác giả cũng tìm được bằng chứng ủng hộ lý thuyết RMP. Smirlock (1985) phát hiện ra rằng thị phần có mối quan hệ dương và có ý nghĩa đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nghiên cứu của Evanoff và Fortier (1988) sử dụng dữ liệu của hơn 6300 ngân hàng trên 30 bang vào năm 1984 cũng có kết quả tương tự phát hiện của Smirlock (1985). Athanasoglou và ctg (2008) tiến hành nghiên cứu các ngân hàng ở Hy Lạp từ năm 1985 đến 2001 đưa đến kết quả sự cải tiến trong hoạt động quản trị dẫn đến khả năng sinh lợi tăng lên và đồng thời cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ tập trung của ngân hàng với khả năng sinh lợi.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

2.2.2.2. Các yếu tố bên trong


Xu hướng chấp nhận rủi ro cũng có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng (Fiordelisi, 2009). Quản trị rủi ro là nhu cầu thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng tài sản kém và khả năng thanh khoản thấp là hai yếu tố chính gây ra sự đổ vỡ của ngân hàng (Athanasoglou, 2008). Do đó, ảnh hưởng của rủi ro đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng do đó rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt và luôn gây ra hậu qủa nghiêm trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Bourke (1989) báo cáo rằng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng âm đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các nghiên cứu khác như của Athanasoglou và ctg (2006), Vong và Chan (2009), Sufian


(2011) cũng cho kết quả tương tự. Đối với rủi ro thanh khoản, các nghiên cứu cho thấy kết quả là không đồng nhất. Molyneux và Thorton (1992) tìm ra mối quan hệ âm giữa mức độ thanh khoản và khả năng sinh lợi. Cũng cho kết quả tương tự là nghiên cứu của Guru và ctg (2002). Tuy nhiên, nghiên cứu của Bourke (1989) và nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007) cho kết quả ngược lại rủi ro thanh khoản có quan hệ dương đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Quy mô ngân hàng là biến số được sử dụng nhiều trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Thông thường, khi ngân hàng có quy mô lớn sẽ đạt được lợi nhuận cao do lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Tuy nhiên, khi quy mô quá lớn vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng, lợi nhuận có khuynh hướng giảm. Do đó, tác động của quy mô ngân hàng đến khả năng sinh lợi là không rõ ràng. Nghiên cứu của Short (1979) cho thấy rằng quy mô của ngân hàng có quan hệ mật thiết với mức độ an toàn vốn do ngân hàng có quy mô tương đối lớn sẽ có khuynh hướng giảm chi phí và dẫn đến khả năng sinh lợi tăng. Nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002) cũng cho kết quả tương tự, quy mô ngân hàng tăng, đặc biệt là ngân hàng có quy mô trung bình và nhỏ, khả năng sinh lợi sẽ tăng. Tuy nhiên, theo Smirlock (1985), bất kỳ tác động nào đến khả năng sinh lợi do lợi thế kinh tế nhờ quy mô đều có sự đóng góp một phần bởi khả năng đa dạng hóa tài sản. Nghiên cứu của Berger (1987) cho thấy rằng, ngân hàng tiết kiệm chi phí không đáng kể khi gia tăng tài sản. Điều này có nghĩa là ngân hàng lớn có thể gặp tình trạng phi hiệu quả do quy mô.

Cấu trúc vốn của ngân hàng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Theo lý thuyết của Modigliani-Miller (1958), trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cấu trúc vốn không có mối liên hệ nào với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, cấu trúc vốn (tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có mối quan hệ âm với khả năng sinh lợi. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng dẫn đến đòn bẫy tài chính giảm (đòn bẫy tài chính là nghịch đảo của tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) dẫn đến rủi ro giảm và kết quả là khả năng sinh lợi giảm. Ngược lại, giả thuyết tín hiệu (signaling) và chi phí phá sản (bankruptcy cost) lại cho rằng tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có


ảnh hưởng dương đến khả năng sinh lợi. Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu của Bourke (1989) thực hiện với dữ liệu là 12 nước trong khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc đã tìm thấy mối liên hệ dương giữa tình trạng đủ vốn và khả năng sinh lợi. Molyneux và Thornton (1992) chỉ ra rằng tỷ số vốn có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng sử dụng dữ liệu ngân hàng của mười tám nước Châu Âu trong bốn năm 1986 – 1989. Nghiên cứu của Berger (1995) cũng cho kết quả tương tự với dữ liệu là các ngân hàng Mỹ. Và cũng là kết quả nghiên cứu của Athanasoglou và ctg (2006) với dữ liệu là các ngân hàng Hy Lạp trong khoảng thời gian 1985 – 2001 và nghiên cứu của Ben Naceur và Goaied (2008) với dữ liệu là các ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ 1980 – 2000.

2.2.3. Tình hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Việt Nam

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn rất ít vì lý do khó khăn trong việc tiếp cận dữ liệu của các ngân hàng Việt Nam (thông tin từ các tổ chức tài chính thường bảo mật ngoại trừ báo cáo thường niên) (Ngo, 2012). Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp tham số và phi tham số để đánh giá hiệu quả của ngân hàng Việt Nam như Hung (2008) với 13 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2001 – 2003, Nguyen và DeBorger (2008) với 15 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2003 – 2006. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có khuynh hướng đi xuống. Ngo (2012) nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn với hệ thống ngân hàng từ 1990 – 2010 sử dụng các chỉ số vĩ mô làm biến số đầu vào và đầu ra trong mô hình. Kết quả cho thấy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hoạt động ở khoảng 2/3 công suất. Thao Ngoc Nguyen và Chris Stewart (2013) là một trong những nghiên cứu đi tiên phong trong việc đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc thị trường đối với khả năng sinh lợi của các ngân hàng trong giai đoạn 1999 – 2009. Kết quả nghiên cứu không ủng hộ lý thuyết SCP và ES.

Tóm lại, khả năng sinh lợi của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể chia thành nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài. Nhóm yếu tố bên trong là những yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được và ngược lại, nhóm yếu tố


bên ngoài là những yếu tố mà ngân hàng không thể kiểm soát được. Kết quả của các nghiên cứu có thể khác nhau tùy theo mục đích, dữ liệu và thời đoạn nghiên cứu. Hầu hết những nghiên cứu được tiến hành trong thập niên 90 chủ yếu là phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và khả năng sinh lợi của ngân hàng (Fiordelisi, 2009) với giả thiết cấu trúc thị trường có mối quan hệ dương với khả năng sinh lợi. Những lý thuyết được sử dụng chủ yếu là Structure-Conduct-Performance (SCP), Relative- Market-Power (RMP), Efficient-Structure (ES). Thêm vào đó, nhiều yếu tố khác được đưa vào mô hình nghiên cứu như các biến vĩ mô (GDP, lạm phát, chu kỳ kinh tế, v..v.), xu hướng chấp nhận rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, v..v.), quy mô ngân hàng, cơ cấu sở hữu, công nghệ, v..v. Những nghiên cứu định lượng liên quan đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất ít do việc tiếp cận dữ liệu tương đối khó khăn.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU


Chương này sẽ mô tả phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, đưa ra mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Đồng thời, chương này cũng mô tả phương pháp thu thập dữ liệu, tính toán các biến số nghiên cứu.

3.1. Phương pháp nghiên cứu


Cho đến nay, hầu hết những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến khả năng sinh lợi của ngân hàng đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng (Scott và Arias, 2011). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phương pháp kinh tế lượng đã không mô tả biến số một cách tương xứng và/hoặc không xem xét một vài khía cạnh có liên quan đến lợi nhuận của ngân hàng dẫn đến kết quả đánh giá bị chệch và không đồng nhất (Athanasoglou và ctg, 2006). Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp hồi quy trong nghiên cứu có thể gặp phải những vấn đề như đa cộng tuyến giữa những biến độc lập với nhau, vi phạm những giả định nghiên cứu ban đầu (Chang và ctg, 2009). Đồng thời, phân tích hồi quy không kiểm soát sai số đo lường và chỉ có thể sử dụng một biến phụ thuộc duy nhất trong một lần nghiên cứu. Mô hình cấu trúc (SEM) cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư.

Mô hình cấu trúc (SEM) là một kỹ thuật thống kê nhằm kiểm tra và đánh giá mối quan quan hệ nhân quả cho phép sử dụng kết hợp dữ liệu thống kê và những giả định định lượng các mối quan hệ nhân quả khác nhau. Mô hình SEM được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực khoa học xã hội và quản trị chiến lược (Fiordelisi, 2009). Trong lĩnh vực tài chính, mô hình SEM được sử dụng để trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn (Chang và ctg, 2009), thị trường tài chính (Chan và Chung, 1995; Golinelli và Rovelli,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023