hàng tư nhân và chính điều này làm cho (ROA) cao hơn trong trường hợp các yếu tố khác không đổi. Những ngân hàng này có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp là do những đảm bảo từ chính phủ đối với các ngân hàng Nhà nước.
Theo nghiên cứu của Altunbas và các cộng sự (2001) xem xét liệu có sự khác biệt nào trong khả năng sinh lời của các nhóm ngân hàng: ngân hàng tư nhân, ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tương trợ hay không thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu các Ngân hàng tại Đức trong thời kỳ 1990 – 1996. Trái với kết quả nghiên cứu của Saunders và các cộng sự năm 1990, Altunbas và cộng sự nhận ra rằng vẫn chưa có cơ sở vững chắc để kết luận rằng ngân hàng tư nhân thì có khả năng sinh lời cao hơn ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng tương trợ. Tuy vậy các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tương trợ có ưu thế và chi phí cũng như lợi nhuận. Các ông đã giải thích như sau: các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tương trợ có chi phí vốn thấp hơn xuất phát từ việc phụ thuộc nhiều vào việc bán lẻ và các khách hàng là những doanh nghiệp nhỏ, những khách hàng này có lẽ ít nhạy cảm hơn so với những thay đổi lãi suất. Những nghiên cứu của Iannotta và cộng sự năm 2007 tin rằng các ngân hàng tương trợ và ngân hàng Nhà nước ít có khả năng sinh lời hơn so với các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân.
Nghiên cứu của Mico và các cộng sự năm 2007 sử dụng dữ liệu của 179 nước trong giai đoạn 1992 – 2002 tìm ra rằng các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước có khả năng sinh lời thấp hơn so với các ngân hàng tư nhân khi nghiên cứu tại các nước đang phát triển, trong khi đó tại các nước phát triển thì các tác giả không tìm ra được mối quan hệ tương tự.
Những kết quả nghiên cứu trên đều chưa rò ràng và tùy thuộc rất nhiều vào bộ dữ liệu và khu vực nghiên cứu.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ số từ bảng cân đối kế toán và khả năng sinh lời.
Phần trước đã trình bày lý giải mang tính lý thuyết cho mối quan hệ giữa chỉ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và khả năng sinh lời của ngân hàng. Lý giải thứ nhất chính là vì tỷ số này càng cao thì mức độ gánh chịu rủi ro của ngân hàng càng thấp (giảm đòn bẩy
tài chính thì sẽ rủi ro kiệt quệ tài chính), lý thuyết về tài chính doanh nghiệp cho rằng mức độ gánh chịu rủi ro càng thấp thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời. Theo nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992) sử dụng bộ dữ liệu 18 ngân hàng ở Châu Âu trong giai đoạn 1986 – 1989, họ đã tìm ra một tương quan dương khá mạnh giữa mức độ tập trung, lãi suất danh nghĩa, tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản và mức độ sở hữu nhà nước. Trong bài nghiên cứu này họ tìm ra mối tương quan dương giữa tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản với mức độ sở hữu nhà nước.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và các nhân tố đặc trưng của ngành Ngân hàng đối với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Xu Hướng Phát Triển Hiện Nay Đối Với Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Các Phương Pháp Đánh Giá Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Giai Đoạn 2007 – 2012.
- Kiểm Định Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Giai Đoạn 2007 – 2012 Bằng Mô Hình Định Lượng
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Những nghiên cứu gần đây các tác giả thường kết hợp các nhân tố về vĩ mô cùng với các nhân tố đặc trưng cho ngành ngân hàng như các nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992) thông qua sử dụng nhiều nhân tố hơn (chẳng hạn như nghiên cứu của Demirguc-kunt và Huizinga, 1999; Goddard, Molyneux, Willson, 2004; Pasiouras và Kosmidou, 2007, Athanasoglou và cộng sự 2008, Dietrich và Wanzenried (2011). Nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007) , Dietrich và Wanzenried (2011) sử dụng mô hình động để giải thích cho sự ổn định của lợi nhuận.
Pasiouras và Kosmidou (2007) nghiên cứu các ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn 1995
– 2001 với mẫu gồm 584 ngân hàng và 4.088 quan sát. Tác giả sử dụng mô hình tuyến tính cho toàn bộ mẫu. Bên cạnh đó tác giả cũng chạy mô hình hồi quy cho các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Pasiouras và Kosmidou (2007) sử dụng (ROA) là biến phụ thuộc, biến độc lập được phân thành hai loại biến: biên đặc trưng cho ngành (biến về vốn, biến về thanh khoán như tỷ số dư nợ cho vay trên dư nợ tiền gửi, tỷ số chi phí trên thu nhập, quy mô ngân hàng…) và biến vĩ mô ( lạm phát, tăng trưởng GDP). Các tác giả tìm ra được mối tương quan giữu tỷ số vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ cho vay khách hàng và số dư huy động ngắn hạn, tỷ lệ chi phí/thu nhập, quy mô ngân hàng có mối quan hệ với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Mối liên hệ giữa các biến vĩ mô và khả năng sinh lời cũng có ý nghĩa thống kế cho toàn bộ mẫu xem xét. Tác giả tìm ra rằng tồn tại mối tương quan dương tương đối thấp giữa biến lạm phát và khả năng sinh lời. Hệ số của
biên tốc độ tăng trường GDP thể hiện mối tương quan dương với biến khả năng sinh lời
đối với các ngân hàng nội địa.
Athanasoglou và cộng sự (2008) sử dụng phương pháp GMM để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001. Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả có dạng:
J M
πit = α + σ πi,t-1 + ∑βjXjit + ∑βmXmit + uit
j=1 m=1
πit đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được ước lượng thông qua hai chỉ tiêu (ROA) của ngân hàng i tại thời điểm t, với i=1,…N, và t=1,…,T. N chính là số lượng ngân hàng và T chính là độ dài của khoảng thời gian xem xét. Các biến phụ thuộc được chia thành các biến thuộc về đặc điểm của từng ngân hàng cụ thể, nhân tố thuộc về ngành ngân hàng và nhóm nhân tố vĩ mô. Phần cuối cùng của mô hình là sai số thống kê uit. Kết quả thực nghiệm cho thấy vốn, tăng trưởng năng suất lao động, kiểm soát chi phí hoạt động và yếu tố lạm phát ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận.
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, một trong những tiêu chí để đánh giá sự thành công của các doanh nghiệp là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Theo Daft (2008), hiệu quả hoạt động là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với đối thủ cạnh tranh. Điều này cho thấy khả năng sinh lời là một trong những yếu tố để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp phản ánh kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thường đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tài sản, vốn cổ phần.
Cũng là doanh nghiệp trong nền kinh tế, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
được hiểu là khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng đó và mối quan hệ giữa lợi nhuận
và các nhân tố tạo ra lợi nhuận đó như tài sản hay vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, với những đặc trưng trong hoạt động, khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ngoài việc xem xét đến khả năng tạo ra lợi nhuận cũng cần xem xét đến yếu tố rủi ro bởi nếu theo đuổi lợi nhuận nhưng không có sự kiểm soát rủi ro sẽ dễ tạo ra rủi ro hệ thống. Do đó, các ngân hàng luôn chú trọng đến khả năng sinh lời bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng mà còn tác động đến sự bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung.
Khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thường được đo lường thông qua 2 chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngoài ra, dựa trên đặc điểm hoạt động, ngân hàng cón có thêm 2 chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM).
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu (ROA) là chỉ tiêu tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời từ tài sản của ngân hàng thương mại.
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Doanh thu (ROA) = = x
Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản trị của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo thành thu nhập ròng. Nói cách khác, đây là chỉ tiêu giúp ta đánh giá một đồng tài sản của ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. (ROA) chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và vòng quay tài sản của các ngân hàng thương mại. Do đó, nếu mức (ROA) thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hoặc cho vay không hợp lý hoặc cũng có thể do chi phí hoạt động của ngân hàng ở mức cao. Ngược lại, (ROA) cao thường phản ánh một ngân hàng hoạt động tốt, cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục tài sản phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế.
1.2.2.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
(ROE) = = (ROA) x
Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu (ROE) cho thấy số tiền mà mỗi cổ đông có thể nhận được từ một đồng vốn bỏ ra. (ROE) bị tác động bởi 2 yếu tố là (ROA) và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều này cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản với việc sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Nói cách khác, trên thực tế, mối quan hệ giữa (ROE) và (ROA) phản ánh sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập mà các nhà quản trị ngân hàng phải lựa chọn.
Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi hoạt động OBS nhưng chỉ tiêu (ROE) vẫn có một nhược điểm lớn đó chính là chịu ảnh hưởng từ đòn bẩy tài chính và tác động của các quy định về đòn bẩy tài chính. Điều này làm cho những ngân hàng nào có xu hướng vay nợ cao hơn thì thường có tỷ suất sinh lợi cao hơn các ngân hàng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
1.2.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
(Thu từ lãi – Chi phí trả lãi) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = —————————————
Tổng tài sản sinh lời bình quân
Thu từ lãi bao gồm: tiền lãi, lãi phạt và phí sao kê, tạo tài khoản…khi cho vay khách hàng, các tổ chức tín dụng khác, các khoản thu từ đầu tư chứng khoán, các khoản lãi tiền gửi của ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác… còn chi phí phải trả lãi là chi phí phải trả cho các khoản vay, tiền gửi, giấy tờ có giá… Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng biên thể hiện cách thức đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng thương mại. Mức lãi ròng biên tốt là chỉ dẫn về: thu nhập từ khoản cho vay tốt; tỉ lệ chi phí thấp; hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng thu được lợi nhuận từ nguồn vốn.
Chỉ tiêu (NIM) khắc phục được sự ảnh hưởng của các hoạt động OBS khi chỉ tập trung phản ánh tỷ lệ giữa thu nhập lãi ròng chia cho tổng tài sản. Tuy nhiên, đây cũng chính là
nhược điểm lớn của (NIM) khi thu nhập từ ngoài lãi đang dần trở thành nguồn đóng góp quan trọng đối với thu nhập của ngân hàng (Goddard et al, 2004)
1.2.2.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM)
(Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = ——————————————
Tổng tài sản sinh lời bình quân
Các khoản thu ngoài lãi như thu phí thanh toán, phí giao dịch, phí tiền gửi, rút tiền, các dịch vụ tín thác… còn các chi phí ngoài lãi bao gồm các chi phí quản lý sao kê, chi phí thực hiện chuyển tiền…(NNIM) phản ánh hiệu quả hoạt động của các hoạt động ngoài lãi, tuy chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhưng trong quá trình hội nhập hiện nay, các dịch vụ này đang trở nên rất quan trọng nhằm thu hút thêm khách hàng và cần được chú ý hơn.
Nhược điểm của chỉ tiêu này là mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh các thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của ngân hàng. Vì vậy, mặc dù có xu hướng đang tăng dần lên khi ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động thu phí nhưng chỉ tiêu này vẫn thường có tỷ lệ khá thấp.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khả năng sinh lời của một ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào khả năng ngân hàng đó sử dụng các nguồn lực như thế nào để tăng thu nhập, giảm chi phí với mức rủi ro chấp nhận được để tạo ra lợi nhuận bền vững làm cơ sở cho việc phát triển lâu dài. Vì vậy, muốn nâng cao khả năng sinh lời, các ngân hàng cần phải xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của mình, từ đó, đưa ra những chính sách, định hướng phát triển phù hợp. Là một chủ thể trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại cũng chịu sự tác động của những nhân tố khách quan bên ngoài như môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, các quy định của pháp luật… và những nhân tố chủ quan bên trong ngân hàng như cơ cấu vốn, khả năng kiểm soát chi phí…
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
1.3.1.1 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội:
Đặc thù hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế, chính trị và xã hội. Cụ thể, sự ổn định về mặt chính trị - xã hội kết hợp với sự phát triển hưng thịnh của nền kinh tế sẽ là nền tảng thuận lợi để các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng và chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. Ngược lại, trong bối cảnh có sự bất ổn của kinh tế, chính trị hay xã hội đều tác động tiêu cực đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có ngân hàng thương mại.
1.3.1.2 Môi trường pháp lý
Hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu sự tác động rất lớn của môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý gồm tính đồng bộ, sự đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Do đó, nếu hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, không phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như các ngân hàng thương mại thì sẽ cản trở quá trình hoạt động và phát triển của các ngân hàng thương mại. Trái lại, hệ thống pháp luật chặt chẽ, rò ràng, đồng bộ và phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại phát triển bền vững.
1.3.1.3 Sự thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương các cấp
Hoạt động của các ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, muốn hoạt động hiệu quả và bền vững, cần có một cơ quan đứng đầu để kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, ngân hàng trung ương ra đời với nhiệm vụ đề ra các quy định, những biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế rủi ro xảy ra, bảo đảm và nâng cao tính an toàn cho hệ thống ngân hàng nói riêng và sự ổn định của nền kinh tế nói chung.
1.3.1.4 Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại tồn tại như một tất yếu khách quan. Hàng loạt các ngân hàng trong nước và
nước ngoài ra đời, phát triển trong khi thị trường khách hàng là cố định đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực nhạy cảm này. Chính sự cạnh tranh này buộc các ngân hàng thương mại phải có kế hoạch sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn. Theo quy luật đào thải của nền kinh tế thị trường, ngân hàng nào hoạt động hiệu quả hơn sẽ tồn tại và phát triển. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Tóm lại, môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, tính cạnh tranh của thị trường cũng như vai trò giám sát của ngân hàng trung ương ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Những thay đổi trong các nhân tố này đều có thể đem đến cơ hội cũng như thách thức cho các ngân hàng thương mại, tùy thuộc vào khả năng của từng ngân hàng.
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Cùng chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan, nhưng chính những nhân tố chủ quan bên trong nội bộ của ngân hàng thương mại như năng lực tài chính, khả năng điều hành, ứng dụng công nghệ… lại là những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
1.3.2.1 Năng lực tài chính:
Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại chính là nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh như khả năng huy động, cấp tín dụng hay đầu tư vào công nghệ. Ngoài ra, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của ngân hàng cũng là yếu tố cần quan tâm trong việc đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại.
1.3.2.2 Năng lực điều hành, quản trị:
Khả năng sinh lời của một ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu tổ chức, năng lực điều hành của bộ máy quản lý, trình độ người lao động cũng như tính hữu hiệu của cơ chế điều hành. Một bộ máy điều hành có tổ chức hợp lý, nhiều kinh nghiệm, năng lực tốt đi kèm với cơ chế phù hợp và trình độ lao động cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để