Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

5.2. Kiến nghị 45

5.3. Hạn chế của đề tài 46

5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

PHỤ LỤC 54

Phụ lục A: Đánh giá hiệu quả quản trị của ngân hàng 54

Phụ lục B: Hiệu quả chi phí (CEF) và hiệu quả kỹ thuật (TEF) trong giai đoạn 2004

– 2011 .......................................................................................................................... 57

Phụ lục C: Kết quả hồi quy mô hình 1 59

Phụ lục D: Kết quả hồi quy mô hình 2 66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phụ lục E: Kết quả hồi quy mô hình 3 73

viii

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Tóm tắt các biến sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2011 31

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến định lượng 36


Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến quan sát 37


Bảng 4.3: Kết quả các chỉ số đánh giá mô hình 38


Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình 39


Bảng 4.5: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500 43

ix



ii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau năm 1990 7

Hình 2.2: Tóm tắt một số chỉ tiêu của hệ thống ngân hàng Việt Nam 8

Hình 2.3: Thị phần huy động và thị phần cho vay của hệ thống ngân hàng Việt Nam 9

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 26


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1. Cơ sở hình thành đề tài


Ngân hàng là trung gian tài chính đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển và ổn định của nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả không chỉ tạo ra lợi nhuận cho cổ đông mà còn đóng góp vào sự ổn định cũng như hạn chế những cú sốc của hệ thống tài chính (Dietrich và Wanzenried, 2011). Do đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng không chỉ được quan tâm bởi những cổ đông mà còn được nghiên cứu bởi những nhà nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, tác động của những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế gần đây làm cho nhu cầu nghiên cứu về hiệu quả của ngân hàng càng trở nên cấp thiết. Trong các chỉ tiêu đo lường hiệu quả thì khả năng sinh lợi được quan tâm hơn cả do ngân hàng có khả năng sinh lợi cao sẽ có sự phát triển ổn định cũng như có khả năng mở rộng thị phần và thu hút đầu tư.

Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thường được tiến hành ở Mỹ: Evanoff và Fortier (1988), Berger và Hannan (1989), Saunders và ctg (1990), Berger (1995), Scott và Arias (2011),… và Châu Âu: Molyneux và Thornton (1992), Rime (2001), Heid và ctg (2004), Iannotta và ctg (2007), Pasiouras và Kosmidous (2007), Athanasoglou và ctg (2008), Dietrich và Wanzenried (2011),... Các nghiên cứu còn được tiến hành trên phạm vi quốc tế: Bourke (1989), Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Hasan và Bashir (2003), Barth và ctg (2004), Laeven và Levine (2009) cũng như ở những nền kinh tế mới nổi: Guru và ctg (2002), Ben Naceur và Goaied (2008), Sufian và Habibullah (2010), Sufian (2011). Các nghiên cứu trước thường sử dụng lý thuyết về cấu trúc thị trường để giải thích cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Hai mô hình thường được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu thị trường đối với hiệu quả của ngân hàng là lý thuyết Market Power (MP) và Efficiency Structure (ES) (Athanasoglou và ctg, 2006). Lý thuyết MP cho rằng


cấu trúc thị trường có ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng. Theo Berger (1995), có hai cách tiếp cận khi nghiên cứu ảnh hưởng của quyền lực thị trường đối với hiệu quả của ngân hàng: Structure – Conduct – Performance (SCP) và Relative Market Power (RMP). Theo cách tiếp cận SCP, mức độ tập trung trong ngành ngân hàng làm gia tăng quyền lực thị trường cho ngân hàng và dẫn đến gia tăng khả năng sinh lợi. Ngược lại, theo cách tiếp cận RMP, khả năng sinh lợi của ngân hàng ảnh hưởng bởi thị phần của ngân hàng. RMP giả định rằng chỉ có những ngân hàng lớn và có sản phẩm khác biệt mới có thể định giá cao và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, khác với lý thuyết MP, lý thuyết ES cho rằng ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn do hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng khác. Berger (1995) cũng đề xuất hai giả thuyết nghiên cứu là giả thuyết X – efficiency (ESX) và giả thuyết Scale – efficiency (ESS). Theo cách tiếp cận ESX, ngân hàng hoạt động càng hiệu quả (hiệu quả về mặt quản trị và công nghệ) dẫn đến chi phí càng giảm và do đó khả năng sinh lợi càng tăng. Cách tiếp cận ESS lại nhấn mạnh đến khía cạnh hiệu quả của ngân hàng do lợi thế kinh tế dựa trên quy mô. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy kết quả trái ngược nhau. Một số nghiên cứu ủng hộ lý thuyết SCP: Bourke (1989), Molyneux và Forbes (1995), Berger và Hannan (1997). Trong khi kết quả nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Huizinga (1999) và Staikouras và Wood (2004) lại bác bỏ lý thuyết SCP. Một số tác giả cũng tìm được bằng chứng ủng hộ lý thuyết ES: Smirlock (1985), Evanoff và Fortier (1988), Athanasoglou và ctg (2008).

Bên cạnh đó, những nghiên cứu gần đây cũng đưa vào mô hình nghiên cứu nhiều biến tác động như vị trí địa lý, chiến lược, rủi ro, v..v. Berger và ctg, 2004). Tóm lại, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng là rất đa dạng và phong phú với kết quả không đồng nhất. Những nghiên cứu này thường sử dụng những mô hình hồi quy tuyến tính khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố lên khả năng sinh lợi của ngân hàng (Scott và Arias, 2011). Tuy nhiên, những phương pháp kinh tế lượng này không mô tả đầy đủ và/hoặc không giải thích được một số đặc tính của lợi nhuận ngân hàng (Athanasoglou và ctg, 2006). Đa phần những phương pháp này đều giả định các biến độc lập không có sai số cũng như chỉ đo lường bằng một chỉ số duy nhất trong mô hình (Ví dụ: hiệu quả quản trị chỉ được đo bằng


hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả chi phí, quyền lực thị trưởng được đo lường bằng thị phần tài sản hoặc thị phần huy động, v..v).

Hệ thống ngân hàng Việt Nam, kể từ khi đổi mới trong thập niên 90, đã có sự phát triển vượt bậc không chỉ trong số lượng ngân hàng mà còn trong tỷ trọng đóng góp của ngành ngân hàng trong nền kinh tế, lượng tín dụng đã cung cấp, tỷ lệ của khối tiền tệ M2 trên GDP (Ngo, 2012). Bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải cải thiện như: tính ổn định, năng lực quản trị, nợ xấu, quy mô của ngân hàng, v..v. Do đó, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đặc biệt là chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước về hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn rất ít do số liệu ngân hàng rất khó tiếp cận (Ngo, 2012). Vì lý do đó, luận văn này sẽ nghiên cứu định lượng tác động của một số yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2011 trong đó có đánh giá đến ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008 đến mức độ tác động của các yếu tố.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi chính của luận văn này là:


Có hay không ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam và mức độ tác động?

Thêm vào đó, luận văn sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2004 – 2011 trong đó có xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Khủng hoảng tài chính có thể có ảnh hưởng đến mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng. Do đó, câu hỏi phụ của luận văn là:

Khủng hoảng tài chính có tác động đến mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và khả năng sinh lợi hay không?

1.3. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài như sau:


(i). Xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam.


(ii). Định lượng sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

(iii) Đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính đến mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại.

(iv). Từ kết quả đó, đề ra một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2011 đồng thời đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008 đến mức độ tác động của các yếu tố lên khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) để xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa các biến ảnh hưởng và biến khả năng sinh lợi của ngân hàng trong đó các biến số được đo lường bởi một hoặc một vài chỉ số cùng với sai số đo lường của các biến trong mô hình.

1.6. Ý nghĩa của đề tài


Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào hiểu biết chung về tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua đó, những nhà hoạch định có cơ sở để đưa ra những chính sách hợp lý đồng thời góp phần giúp lãnh đạo ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.7. Kết cấu của luận văn


Luận văn gồm có 6 chương


Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Nội dung chương này liên quan đến giới thiệu chung về hệ thống ngân hàng Việt Nam, khái niệm khả năng sinh lợi, các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi và tóm tắt một số nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu. Chương này sẽ mô tả phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, đưa ra mô hình dựa trên thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Đồng thời, chương này cũng mô tả phương pháp thu thập dữ liệu, tính toán các biến số nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này đưa ra kết quả nghiên cứu và nhận xét về phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích từ mô hình cấu trúc.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023