Kết Luận Và Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Khả Năng Sinh Lời Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

5.1 Kết luận chung về đề tài


Trong điều kiện kinh tế mở, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng hoạt động dịch vụ khác bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống. Việc làm thế nào để phát triển, mở rộng hoạt động, cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng và chi phí là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam" đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thực trạng về khả năng sinh lợi của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015

- Xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.


- Lượng hóa tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trên cơ sở phân tích mô hình định lượng, nghiên cứu đã rút ra được 06 nhân tố có tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Hầu hết các yếu tố tác động nội tại đều có tác động đến khả năng sinh lợi, có ý nghĩa thống kê và phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Trong đó, chất lượng tài sản tài sản giảm và chi phí hoạt động tăng sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi giảm sút. Nợ xấu gia tăng làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng, khả năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế suy giảm, lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng giảm và uy tín quốc tế của hệ thống ngân hàng cũng giảm xuống. Nghiên cứu cũng cho kết quả rằng đa dạng hóa thu nhập giúp làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng Thương mại Việt Nam.


Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Quy mô ngân hàng không thể hiện sự tương quan đến khả năng sinh lợi thể hiện qua mô hình định lượng với cả biến phụ thuộc ROE và ROA. Kết quả cho thấy tác động âm của quy mô tài sản đến biến phụ thuộc ROA và ROE nhưng không có ý nghĩa thống kê và cũng đi ngược lại với kỳ vọng của nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy cấu trúc tài sản, tỷ lệ huy động vốn cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không có tương quan đến khả năng sinh lợi.

Trong các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi được đo bằng ROE, nhân tố về nợ xấu có tác động mạnh nhất và nhân tố về đa dạng hóa thu nhập có ảnh hưởng ít nhất. Trong khi đó, nhân tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động mạnh nhất và nhân tố lạm phát có ảnh hưởng ít nhất đến khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROA. Từ kết quả nghiên cứu trên, bài viết sẽ đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động về mặt khả năng sinh lợi của ngân hàng trong phần tiếp theo.

5.2 Một số ý kiến đề xuất


5.2.1 Ý kiến đề xuất từ kết quả của mô hình


Qua một số nhận xét về kết quả thực nghiệm, nghiên cứu xin đề xuất một số kiến nghị, góp ý cho vấn đề khả năng sinh lợi của ngân hàng đối với hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay như sau:

(1) Nâng cao hoạt động tín dụng nhưng kiểm soát chặt chẽ nợ xấu thông qua nhân tố chất lượng tài sản:

Dư nợ cho vay tăng sẽ kéo theo lợi nhuận tăng, nhưng nợ xấu sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi. Do vậy, để cải thiện khả năng sinh lợi trong những năm tới; một mặt cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tăng cường quảng bá, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường; mặt khác các ngân hàng cần tập trung xử lý nợ xấu của những năm trước, lành mạnh hóa tài chính bởi nợ xấu chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Gánh nặng nợ xấu làm cho chi phí của các NHTM Việt Nam gia tăng, khả


năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế suy giảm, lòng tin của dân chúng với hệ thống ngân hàng giảm và uy tín quốc tế với hệ thống ngân hàng cũng suy giảm. Ngoài việc tập trung xử lý nợ xấu đã phát sinh từ những năm trước, các ngân hàng cũng cần có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn nợ xấu trong tương lai.

(2) Kiểm soát chi phí thông qua nhân tố chi phi hoạt động:


Chi phí hoạt động tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Đó là điều hiển nhiên. Các ngân hàng cần cân nhắc cắt giảm chi phí hoạt động hợp lý để góp phần tích cực cho lợi nhuận của ngân hàng. Ví dụ, trong chi phí hoạt động của ngân hàng, chi phí tiền lương chiếm phần lớn tỷ trọng. Thực tế cho thấy bộ máy nhân sự tại các NHTM Việt Nam còn rườm rà, và cần tập trung hơn nhằm giảm thiểu số lượng nhân sự, giảm chi phí và phát huy hiệu quả quản lý tập trung hơn. Bên cạnh việc xem xét giảm nhân sự, giảm lương như một số ngân hàng gần đây, các ngân hàng cần chú trọng thêm về mặt tuyển dụng nhân sự phù hợp với vị trí công việc, tránh trùng lặp và dư thừa, xây dựng chương trình đào tạo nhân viên, nâng cao trách nhiệm, thái độ đối với nghề, đánh giá kết quả và kiểm soát được chi phí. Ngoài ra, các khoản chi phí chung và chi phí khác cũng là một khoản không nhỏ và cần được kiểm soát ở mức hợp lý.

(3) Mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ đầu tư thông qua nhân tố đa dạng hóa thu nhập:

Đa dạng hóa thu nhập là bước tiến tất yếu cho mỗi ngân hàng hiện nay để đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng. Dễ dàng thấy, đa dạng hóa thu nhập có thể làm tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE. Do đó, để tăng lợi nhuận, các ngân hàng cần phải không ngừng mở rộng các hoạt động khác bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, đó cũng là xu thế phát triển chung của ngành ngân hàng trong tương lai. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt này, phải chăng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn các kênh đầu tư mới hay chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ của ngân hàng là một bước đi tất yếu để đa dạng hóa nguồn thu


của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Để làm được điều đó, các ngân hàng cần chủ trương phát triển hoạt động dịch vụ, mang tính đồng bộ và tạo ra những tiện ích có tính cạnh tranh cao, phát triển hơn nữa các dịch vụ thanh toán, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ... và lựa chọn những chiến lược đầu tư, kinh doanh dài hạn để gia tăng thu nhập.


(4) Xem xét thực trạng nền kinh tế vĩ mô thông qua các nhân tố lạm

phát:


Việc tăng cường nghiên cứu và dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của quốc gia. Việc này thể hiện qua mối tương quan thuận giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ suất sinh lợi ROE. Việc dự báo tốt các chỉ số kinh tế vĩ mô góp phần mang lại nhiều đóng góp cho quốc gia cũng như góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng, từ đóc các ngân hàng có thể tự điều chỉnh lãi suất để tránh ảnh hưởng của lạm phát, đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng.

5.2.2 Một số ý kiến đóng góp cho các nhà quản trị ngân hàng


(1) Thực hiện mục tiêu đa dạng hóa trong chiến lược về phát triển sản phẩm và đa dạng các danh mục đầu tư. Với mục tiêu tạo ra nhiều nguồn thu từ các hoạt động để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng và bền vững, các ngân hàng có thể tận dụng tiến bộ của công nghệ đề cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của ngân hàng mình, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh doanh.

(2) Có chiến lược duy trì một tỷ lệ vốn chủ sở hữu phù hợp: Một mặt, vốn chủ sở hữu càng cao giúp năng lực tài chính của ngân hàng được đảm bảo, mức độ rủi ro trong hoạt động thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn chủ sở hữu quá nhiều sẽ khiến ngân hàng phải đánh đổi lợi ích từ đòn bẩy tài chính, hạn chế tăng trưởng tỷ lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu ROE. Như vậy, các ngân hàng cần tính toán việc cân bằng giữa lợi ích từ đòn bẩy tài chính, chi phí tăng lên trong quyết định sử dụng nhiều nợ hơn vốn chủ sở hữu và việc duy trì mức độ an toàn vốn.


(3) Nâng cao chất lượng quản lý và nguồn nhân lực một cách hiệu quả: Các ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo, các phòng ban đi đầu trong việc đưa ra chính sách, sản phẩm, chiến lược kin doanh tại Hội sở chính. Đồng thời, phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, không bị dư thừa, chồng chéo các công việc để đảm bảo nhân viên phát huy hết năng lực của mình trong công tác ngân hàng cũng như giảm thiểu chi phí cho nguồn lực lao động.

5.3 Hạn chế và định hướng nghiên cứu của đề tài:


Nghiên cứu về khả năng sinh lợi có rất nhiều vấn đề khác nhau như vấn đề nội sinh, ngoại sinh, độ trễ về chuỗi thời gian... nhưng ở đây bài nghiên cứu chỉ tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng, kiểm định những hiện tượng thường gặp của mô hình bảng có thể dẫn đến kết quả bị sai lệch. Mô hình ước lượng tác động cố định cũng chưa lý giải được tại sao một số biến trong mô hình không giải thích được cho biến phụ thuộc như biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả, quy mô ngân hàng và một số biến khác mặc dù có ý nghĩa về mặt kinh tế nhưng chưa có ý nghĩa cao về mặt thống kê. Bên cạnh đó, có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu không thể lượng hóa được tất cả các nhân tố, như giá trị vốn hóa thị trường, hệ số tập trung ngành. Nghiên cứu cũng chưa lấy được dữ liệu của tất cả các ngân hàng Thương mại ở Việt Nam để có thể đưa ra kết luận một cách tổng quát nhất. Hy vọng trong các nghiên cứu sau này có thể bổ sung đầy đủ hơn những hạn chế này để nghiên cứu càng được hoàn thiện hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Chương 5 đã tổng hợp lại một cách tổng quát nhất kết quả phân tích của mô hình. Từ đó đưa ra một số ý kiến đóng góp dựa trên kết quả tương quan của các biến với khả năng sinh lợi của ngân hàng và một số ý kiến đóng góp cho các nhà quản trị của ngân hàng. Cuối cùng, nghiên cứu cũng nêu ra một số hạn chế về mặt phương pháp nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.


KẾT LUẬN

Khả năng sinh lợi là mục tiêu cần đạt được của các NHTMCP trong suốt quá trình hoạt động. Đề tài đã trình bày khái quát về lý thuyết khả năng sinh lợi, giới thiệu được những kết quả nghiên cứu trên thế giới về khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bằng các mô hình ước lượng hồi quy và các kiểm định thích hợp, đề tài đã chọn được mô hình phù hợp để đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Qua kết quả của mô hình nghiên cứu, các nhân tố có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của NHTMCP giai đoạn 2005 – 2015 bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, lạm phát. Những nhân tố có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi bao gồm nợ xấu, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, chi phí vốn, Dựa vào kết quả mô hình, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hay khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.

Nghiên cứu lấy dữ liệu dựa trên các BCTN, BCTC của các NHTMCP chứ chưa có điều kiện để tìm hiểu tình hình thực tế của các NHTMCP nên sự không minh bạch trong các thông tin mà các ngân hàng công bố cũng làm cho cũng làm cho kết quả phân tích chưa phản ánh chính xác hiện trạng của ngân hàng.

Trên cơ sở hạn chế nêu trên, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện theo hướng sử dụng mẫu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn và cỡ mẫu rộng hơn để đánh giá đúng hơn về thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng trong quá khứ, qua đó có những đề xuất phù hợp cho tương lai.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn có chất lượng hơn.



TIẾNG ANH

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Alexiou, C and Sofoklis, V, 2009. Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector. Ekonomski Journal of econometrics, 68(1), pp.29- 51.

2. Angela Roman and Adina Elena Danuletiu, 2013. An empirical analysis of the determinants of bank profitability in Romania. Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica, 15(2), pp.580-93.

3. Dietrich, A. and Wanzenried, G., 2009. What determines the profitalility of commercial banks? New evidence from Switzerland. In Paper presented at the 12th Conference of the Swiss for Financial Market Researches. Geneva, 2009. Discussion Paper.

4. Harvard and Upton, 1961. Introduction to Business Finance. In Mc Grow Hill. New York, 1961.

5. Kosmidou, K., 2008. The determinants of banks' profits in Greece during the period of EU financial integration. Managerial Finance 34, pp.146-59.

6. Meslier, C., et al, 2010. Bank Deversification, Risk and Profitability in an Emerging Economy with Regulatory Asset Structure Constraints: Evidence from the Philippines.

7. Naceur, S.B., 2003. The determinants of the Tunisian banking industry profitability: panel evidence. In Paper presented at the Economic Research Forum (ERF) 10th Annual Conference. Marrakesh-Morocco, 2003.

8. Syafri, 2012. Factor affecting bank profitability in Indonesia. In The 2012 International Conference on Business and Management., 2012.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024