Lợi Nhuận Và Khả Năng Sinh Lời Của Ngân Hàng Thương Mại


ứng các nhu cầu về thanh toán của khách hàng thông qua các dịch vụ chuyển tiền, thu chi hộ, ủy thác… Thu nhập từ dịch vụ được đánh giá là nguồn thu an toàn so với các kênh đầu tư khác. Phí thu từ dịch vụ thanh toán và nguồn thu phí và hoa hồng bảo hiểm trong hoạt động hợp tác với các công ty bảo hiểm được đánh giá là kênh mang lại lợi nhuận triển vọng trong những năm tới.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây công nghệ số trong ngành ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, thói quen sử dụng các kênh thanh toán và thẻ ngân hàng trong dân cư ngày càng cải thiện đáng kể. Lĩnh vực dịch vụ được đánh giá sẽ mang lại nguồn thu lớn các ngành ngân hàng trong thời gian tới.

2.1.3 Lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

2.1.3.1 Khái niệm và cách xác định lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được khoản doanh thu từ các hoạt động của mình. Cụ thể, lợi nhuận của NHTM là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí từ các hoạt động tín dụng, đầu tư, ngoại hối và dịch vụ….

Lợi nhuận của NHTM được xác định như sau: Lợi nhuận gộp = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó các khoản thu nhập và chi phí của NHTM bao gồm:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các khoản thu nhập của NHTM

Thu nhập lãi: với chức năng chính của NHTM là trung gian điều chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi có nhu cầu về vốn, hoạt động tín dụng không chỉ đóng góp tỷ trọng đáng kể trên bảng cân đối kế toán mà phần thu nhập lãi cũng chiếm tỷ trọng lớn trong phần kết quả kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập lãi bao gồm: thu lãi cho vay (đối với các khoản cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân và các TCTD khác), thu lãi tiền gửi (đối với các khoản tiền gửi, cho

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Xuân Hoàng - 3


vay tại các TCTD khác, NHNN), thu lãi từ đầu tư chứng khoán (các khoản trái tức trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá của các TCTD, các khoản cổ tức cổ phiếu…), các khoản lãi cho thuê tài chính, bảo lãnh, mua bán nợ và khoản lãi từ các khoản cấp tín dụng khác.

Thu nhập ngoài lãi: bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, hoạt động góp vốn, đầu tư và các hoạt động khác.

Các khoản chi phí của NHTM:

Chi phí lãi và các chi phí tương tự: trả lãi tiền gửi (các khoản huy động vốn từ tổ chức kinh tế, cá nhân, TCTD khác), trả lãi tiền vay (các khoản vay của các TCTD khác, hoặc NHNN), trả lãi phát hành giấy tờ có giá, chi phí khác cho hoạt động tín dụng.

Chi phí ngoài lãi: bao gồm chi phí từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, hoạt động góp vốn, đầu tư và các hoạt động khác.

Chi phí hoạt động: chi phí tiền lương và phúc lợi cho nhân viên, chi phí về tài sản, chi phí quản lý công vụ, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phòng.

2.1.3.2 Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Ngân hàng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các hoạt động trong nền kinh tế thông qua các chức năng huy động vốn từ các chủ thể thừa vốn gồm tổ chức kinh tế và dân cư và chức năng cấp tín dụng đến các đối tượng có nhu cầu về vốn. Một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả có thể tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể, đồng thời cung cấp cho nền kinh tế các dịch vụ chất lượng cao và có đủ vốn cho khách hàng vay. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, tỷ suất sinh lời thường được sử dụng. Có nhiều loại tỷ suất sinh lời khác nhau, tuy nhiên trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng hai tỷ suất sinh lời là lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE).


ROAA là chỉ tiêu đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân của ngân hàng. ROAA cho biết một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay nói cách khác một đồng nguồn vốn đầu tư (tài sản Có) sẽ tạo ra bao nhiêu thu nhập. Đây là chỉ tiêu giúp nhà đầu tư đánh giá về mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn (nguồn vốn từ chủ sở hữu và các chủ nợ) để tạo ra lợi nhuận của ngân hàng, hay nói các khác chỉ tiêu giúp đánh giá hiệu quả sinh lời từ danh mục đầu tư ở phần tài sản có.



𝑅𝑂𝐴𝐴 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛


∗ 100%


ROAE là chỉ tiêu đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng. ROAE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu giúp nhà đầu tư đánh giá về mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) để tạo ra lợi nhuận, hay nói các khác đây chính là tỷ suất sinh lợi mang lại từ khoản vốn đầu tư.


𝑅𝑂𝐴𝐸 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛


∗ 100%


Các ngân hàng có chỉ số ROAA, ROAE càng cao càng cho thấy ngân hàng đó hoạt động hiệu quả.

2.2 Các nghiên cứu trước đây về khả năng sinh lời của ngân hàng


Các nghiên cứu nước ngoài


Có thể đề cập đến nghiên cứu của Fotios Pasiouras và Kyriaki Kosmidou (2007) về các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM trong nước và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại 15 quốc gia Liên minh Châu Âu EU trong giai đoạn 1995

- 2001. Đại diện cho KNSL của NHTM là biến ROAA được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân. Các yếu tố đại diện cho đặc điểm riêng của ngân hàng bao gồm: mức độ đáp ứng vốn (được tính dựa trên chỉ tiêu vốn trên


tổng tài sản), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi ngắn hạn của khách hàng, quy mô tổng tài sản. Các yếu tố về điều kiện vĩ mô và cấu trúc thị trường tài chính bao gồm: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, mức độ tập trung ngành ngân hàng, tỷ lệ tổng tài sản của các ngân hàng trên GDP, tỷ lệ giá trị vốn hóa trên tổng tài sản của các ngân hàng, tỷ lệ giá trị vốn hóa trên GDP.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời của các NHTM trong nước và nước ngoài không chỉ bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm riêng của ngân hàng mà còn chịu tác động bởi các điều kiện vĩ mô và cấu trúc thị trường tài chính. Trong nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của ngân hàng, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với KNSL trong tất cả trường hợp và là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng trong nước. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập tác động ngược chiều đến KNSL trong tất cả trường hợp và được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất đối với mẫu các ngân hàng nước ngoài. Mối quan hệ giữa quy mô tài sản và KNSL là ngược chiều trong tất cả trường hợp, do đó tác giả đưa ra kết luận các ngân hàng nên tập trung vào việc quản lý chi phí hiệu quả hơn là chạy theo các chiến lược tăng quy mô tài sản. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi ngắn hạn của khách hàng tác động cùng chiều đến KNSL trong trường hợp ngân hàng trong nước và ngược chiều đối với ngân hàng nước ngoài.

Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát lên KNSL cũng có ý nghĩa trong tất cả các trường hợp nhưng có mối tương quan cùng chiều đối với ngân hàng trong nước và ngược chiều trong trường hợp ngân hàng nước ngoài. Kết quả này được lý giải có thể do mức độ hiểu biết khác nhau về các điều kiện vĩ mô quốc gia và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, các ngân hàng trong nước và nước ngoài có xu hướng phục vụ các phân khúc khách hàng khác nhau nên có thể có các phản ứng khác nhau đối với cùng yếu tố vĩ mô. Tỷ lệ tổng tài sản của các ngân hàng trên GDP tác động ngược chiều lên KNSL trong tất cả trường hợp. Cuối cùng, chỉ tiêu vốn hóa trên tổng tài sản ngân hàng và giá trị vốn hóa trên GDP cũng có ý nghĩa thống kê và tương quan cùng chiều với khả năng sinh lời trong tất cả trường hợp, trong khi ảnh


hưởng của mức độ tập trung lên KNSL là cùng chiều đối với ngân hàng nước ngoài nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với trường hợp ngân hàng trong nước.

Sufian và Chong (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Philippines với mẫu dữ liệu gồm 280 quan sát trong giai đoạn 1990 – 2005. KNSL của ngân hàng được đại diện bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Kết quả của nghiên cứu là các yếu tố đặc trưng của ngân hàng gồm quy mô tổng tài sản, rủi ro tín dụng (đo lường bằng tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ), hiệu quả quản lý (đo lường bẳng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động) có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, trong khi, các yếu tố mức độ hỗn hợp kinh doanh được đại diện bởi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, mức độ đủ vốn có tác động cùng chiều. Trong nhóm các yếu tố vĩ mô, lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với KNSL của các ngân hàng, điều này chứng tỏ rằng trong suốt thời gian nghiên cứu các ngân hàng đã không dự đoán được mức độ lạm phát để thay đổi lãi suất nhanh hơn sự thay đổi của chi phí do lạm phát gây ra. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế, tăng tưởng cung tiền và mức độ vốn hóa thị trường là không quan trọng khi đánh giá tác động đến KNSL của các ngân hàng Philippines. Kết quả của nghiên cứu có sự liên quan đáng kể đến các chính sách ban hành. Tác giả lập luận rằng các định chế tài chính có khả năng sinh lời tốt hơn sẽ đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn. Các tiến bộ về công nghệ đóng một vai trò quan trọng giúp ngân hàng có lợi thế hơn so với các ngân hàng đối thủ.

Athanasoglou và cộng sự (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Hy Lạp trong giai đoạn 1985-2001. Đại diện cho KNSL của NHTM là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả của nghiên cứu là vốn và hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL của ngân hàng, trong khi rủi ro tín dụng và chi phí quản lý có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa có bằng chứng về mối quan hệ giữa quy mô và KNSL. Giải thích về việc quy mô không có ảnh hưởng đến KNSL, tác giả đưa ra nhận xét rằng các ngân hàng có quy mô nhỏ thường cố gắng phát triển nhanh hơn, thậm chí họ chấp nhận hi sinh lợi


nhuận, các ngân hàng mới thành lập thường chú trọng vào việc tăng thị phần hơn là cải thiện KNSL. Kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm ngành như tính chất sở hữu và mức độ tập trung đến KNSL. Các yếu tố vĩ mô bao gồm lạm phát và chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL của ngân hàng.

Cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Hy Lạp, Alexiou và Sofoklis (2009) sử dụng mẫu dữ liệu theo quý của sáu ngân hàng lớn nhất trong giai đoạn 2000-2007. Đại diện cho KNSL của ngân hàng là ROA và ROE. Kết quả của nghiên cứu là quy mô tổng tài sản và mức độ đủ vốn tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE, trong khi rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý tác động ngược chiều đến cả ROA và ROE; rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến ROE nhưng không có ý nghĩa trong trường hợp biến phụ thuộc là ROA, hiệu quả hoạt động tác động ngược chiều đến ROA nhưng không có ý nghĩa với ROE. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của tiêu dùng khu vực tư nhân, lạm phát và tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Hy Lạp. Nhóm tác giả kết luận rằng để cải thiện KNSL của mình, các ngân hàng Hy Lạp cần có cơ chế thích hợp để giám sát và dự báo rủi ro. Các ngân hàng Hy Lạp đang thực hiện phê duyệt các khoản cấp tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo mà chưa quan tâm đến năng lực tài chính nên dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần quản lý cấu trúc tài sản nợ và tài sản có và có các biện pháp quản lý và kiểm soát chi phí một cách hợp lý.

Dietrich và Wanzenried (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Thụy Sĩ trước và trong khủng hoảng. Mẫu dữ liệu mà tác giả sử dụng bao gồm 372 NHTM tại Thụy Sĩ trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2009. Để đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính, nhóm tác giả xem xét tách biệt hai giai đoạn: trước khủng hoảng từ 1999 đến 2006 và những năm diễn ra khủng hoảng từ 2007 đến 2009. Đại diện cho KNSL của NHTM là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) và thu nhập lãi ròng trên tổng tài sản (NIM). Tác giả cũng đưa ra nhận xét rằng ROAA


là chỉ tiêu đo lường KNSL tốt hơn ROAE. Giải thích cho điều này, tác giả lấy ví dụ các ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn (vốn chủ sở hữu cao hơn) thường có ROAA cao nhưng ROAE thấp, nhưng ROAE không quan tâm đến rủi ro cao hơn do sử dụng đòn bẩy cao cũng như hiệu quả của việc điều chỉnh đòn bẩy. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong giai đoạn trước khủng hoảng nhưng tác động ngược chiều trong giai đoạn khủng hoảng. Điều này được tác giả giải thích do các ngân hàng Thụy Sĩ đã thu hút tiền gửi tiết kiệm trong giai đoạn khủng hoảng nhưng chưa sử dụng được nguồn vốn huy động tăng thêm này để tạo thu nhập cao hơn do nhu cầu tín dụng của thị trường giảm trong giai đoạn này. Tương tự, tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ tín dụng phản ánh chất lượng tín dụng cũng không có ảnh hưởng đến KNSL trong giai đoạn trước khủng hoảng nhưng tác động ngược chiều trong giai đoạn khủng hoảng. Tăng trưởng huy động hằng năm, chi phí huy động ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL trước khủng hoảng nhưng không có tác động trong thời gian khủng hoảng. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL trong toàn thời gian nghiên cứu. Về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập và KNSL, tác giả giải thích rằng các NHTM trong mẫu nghiên cứu có biên lợi nhuận của thu nhập lãi thấp hơn so với biên lợi nhuận của thu nhập từ phí, hoa hồng, kinh doanh chứng khoán và hoạt động khác. Chênh lệch tăng trưởng tín dụng của ngân hàng với mức bình quân ngành ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL trong toàn bộ thời gian nghiên cứu. Mối quan hệ giữa quy mô và KNSL là cùng chiều trước khủng hoảng nhưng ngược chiều trong giai đoạn khủng hoảng, lý do là các ngân hàng có quy mô lớn hơn đã phải trích lập dự phòng nhiều hơn dẫn đến giảm lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng. Trong nhóm các yếu tố thuộc đặc trưng ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô, thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng ngược chiều, chênh lệch lãi suất tín phiếu kỳ hạn 5 năm và 2 năm có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL, mức độ tập trung thị trường ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL trước khủng hoảng nhưng không có tác


động trong giai đoạn khủng hoảng. Trong khi, kết quả nghiên cứu chưa có bằng chứng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và KNSL của ngân hàng.

Perera và cộng sự (2013) nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Nam Á, với mẫu dữ liệu gồm 119 NHTM trong nước ở bốn quốc gia khu vực Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka) trong giai đoạn 1992-2007. Yếu tố đại diện cho KNSL của NHTM là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA). Nhóm tác giả đưa thêm hai chỉ số về quy định luật pháp và kiểm soát tham nhũng vào mô hình để xem xét sự khác biệt về môi trường hoạt động của ngân hàng thương mại ở các quốc gia khác nhau tác động thế nào đến khả năng sinh lời, các chỉ số này có thang điểm từ -2,5 đến +2,5, giá trị càng cao càng cho thấy chất lượng tốt của các quy định luật pháp cũng như việc kiểm soát tham nhũng. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy mức độ đủ vốn, quy mô, hiệu quả quản lý và mức độ tập trung thị trường có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL. Trong khi đó, các yếu tố gồm rủi ro thanh khoản, thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ số về quy định luật pháp và chỉ số kiểm soát tham nhũng có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của NHTM. Rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi của khách hàng, mối quan hệ ngược chiều giữa yếu tố này với KNSL của ngân hàng được giải thích do tăng dư nợ tín dụng nhưng có chất lượng kém dẫn đến khó thu hồi và làm tăng chi phí thanh khoản. Nhóm tác giả chỉ ra rằng hệ thống luật pháp kém tại khu vực Nam Á trong giai đoạn nghiên cứu ảnh hưởng tích cực đến KNSL của NHTM vì các ngân hàng này đã yêu cầu một khoản phí bảo hiểm rủi ro cao hơn trên các hợp đồng cấp tín dụng. Đồng thời các ngân hàng có thể khai thác việc thiếu các biện pháp kiểm soát tham nhũng để tạo và duy trì các mối quan hệ có lợi cho họ.

Capraru và Ihnatov (2014) nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng ở Trung và Đông Âu. Mẫu dữ liệu bao gồm 143 NHTM từ năm quốc gia khu vực Trung và Đông Âu trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2011. Yếu tố đại diện cho KNSL của các ngân hàng là ROAA, ROAE, NIM. Nhóm tác giả chia ra làm hai trường hợp để nghiên cứu, đó là có và không có yếu tố khủng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2024