Tóm Tắt Các Biến Sử Dụng Để Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Ngân Hàng Việt Nam Trong Giai Đoạn 2004 – 2011



Trong đó: Si là thị phần của ngân hàng thứ i trong ngành (tài sản, huy động vốn, cho vay,…) và n là tổng số doanh nghiệp.


Trong đó: Si là thị phần của ngân hàng lớn thứ i trong ngành (tài sản, huy động vốn, cho vay,…) và n= 3 hoặc 5 tùy trường hợp xác định CR3 hoặc CR5.

Giả thuyết SCP cho rằng quyền lực thị trường cao sẽ dẫn đến ngân hàng có thể tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất huy động do đó kiếm được lợi nhuận cao do độc quyền. Do đó, thị trường có mức độ tập trung càng cao sẽ càng làm gia tăng lợi nhuận. Trong luận văn, mức độ tập trung của thị trường được đo bằng chỉ số HHI-TA (dựa trên thị phần tài sản) (x2) với sai số đo lường (δ2) và HHI-TD (dựa trên thị phần huy động vốn) (x3) với sai số đo lường (δ3).

H6: Mức độ tập trung của thị trường có tác động dương đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

3.2.1.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Tốc độ tăng trưởng kinh tế đại diện cho chu kỳ kinh tế và được đo bằng tốc độ tăng của GDP có điều chỉnh lạm phát (x4). Khi kinh tế phát triển, nhu cầu tín dụng tăng cao dẫn đến khả năng sinh lợi tăng. Ngược lại, khi kinh tế khó khăn, nhu cầu đi vay giảm đồng thời rủi ro tín dụng tăng cao dẫn đến khả năng sinh lợi giảm. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động dương đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Sai số đo lường của biến số GDP thực (x4) là δ4.

H7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động dương đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.


Bảng 3.1: Tóm tắt các biến sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2011


Biến tiềm ẩn

Biến quan sát

Mô tả

Kỳ vọng dấu

Khả năng sinh lợi của ngân hàng (PROF) (η1)

ROA (y1)

Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản


Rủi ro tín dụng (CRL) (η2)

Dự phòng nợ khó đòi trên tổng nợ (APLLRL) (y2)

Dự phòng nợ khó đòi trên tổng nợ của ngân hàng


-

Cấu trúc vốn (CAPSTR) (η3)

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TETA) (y3)

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng


-


Quyền lực thị trường của ngân hàng (MKT.PWR) (η4)

Thị phần huy động (DMS) (y4)

Tổng huy động của ngân hàng trên tổng huy động ngành


+

Thị phần tài sản (AMS) (y5)

Tổng tài sản ngân hàng trên tổng tài sản ngành


Hiệu quả quản trị của ngân hàng (MAN.EFF) (η5)

Hiệu quả chi phí (CEF) (y6)

Hiệu quả chi phí được tính bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)*


+

Hiệu quả kỹ thuật (TEF) (y7)

Hiệu quả kỹ thuật được tính bằng phương pháp

phân tích bao dữ liệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam - 6




(DEA)*


Quy mô ngân hàng (SIZE) (ξ1)

Logarit tổng tài sản (LNTA) (x1)

Logarit tổng tài sản của ngân hàng


+


Mức độ tập trung cùa ngành ngân hàng (CONC) (ξ2)


Chỉ số Herfindahl- Hirschman Index trên cơ sở tài sản (HHITA) (x2)


Chỉ số Herfindahl- Hirschman Index được đo bằng tổng của bình phương thị phần tài sản của mỗi ngân hàng


+

Chỉ số Herfindahl- Hirschman Index trên cơ sở huy động (HHITD) (x3)

Chỉ số Herfindahl- Hirschman Index được đo bằng tổng của bình phương thị phần huy động của mỗi ngân hàng

Tốc độ phát triển kinh tế (GROW) (ξ3)

GDP thực (GDPR) (x4)

Tốc độ tăng trưởng của GDP có điều chỉnh lạm phát


+

*: Phụ lục A


Nguồn: Tóm tắt của tác giả


3.3. Dữ liệu nghiên cứu


Dữ liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 38 ngân hàng thương mại từ năm 2004 – 2011 với 237 quan sát. Đồng thời, dữ liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế được lấy từ báo cáo của IMF năm 2012. Quy mô của dữ liệu này chiếm khoảng 90% trong tổng vốn huy động và tổng cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam. Trong ba mươi tám ngân hàng có năm ngân hàng thương mại nhà nước và ba mươi ba ngân hàng thương mại cổ phần, mười sáu ngân hàng có dữ


liệu đầy đủ tám năm (2004 – 2011), sáu ngân hàng có dữ liệu trong bảy năm, bốn ngân hàng có dữ liệu sáu năm, bảy ngân hàng có dữ liệu bốn năm, năm ngân hàng có dữ liệu ba năm. Luận văn sử dụng phần mềm DEAP 4.1 để tính hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí, phần mềm SPSS để phân tích thống kê mô tả và ma trận tương quan trong khi phần mềm AMOS 16.0 để phân tích mô hình cấu trúc.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương này tập trung phân tích kết quả nghiên cứu thống kê mô tả, sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu và kết quả của mô hình cấu trúc.

4.1. Thống kê mô tả và ma trận tương quan


Bảng 4.1 mô tả các biến định lượng được sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Chỉ số đo lường khả năng sinh lợi của những ngân hàng (ROA) trung bình khoảng 1.6% trong giai đoạn nghiên cứu và dao động trong khoảng tối đa là 5.95% và tối thiểu 0%. Giá trị trung vị (1.54%) nhỏ hơn giá trị trung bình (1.61%) cho thấy rằng các giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình lớn hơn các giá trị lớn hơn giá trị trung bình và điều này cho thấy môi trường hoạt động của ngân hàng ngày càng cạnh tranh.

Độ lệch chuẩn của các chỉ số đo lường hiệu quả quản trị của ngân hàng tương đối lớn (CEF (0.24) và TEF (0.23)) khi so sánh với một số biến khác trong mô hình. Điều này cho thấy hiệu quả quản trị của ngân hàng trong giai đoạn này có sự khác biệt rất lớn giữa các ngân hàng. Kết quả cũng tương tự với nhóm chỉ số đo lường quyền lực thị trường và mức độ tập trung của thị trường. Kết quả trên là do trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi lớn về cấu trúc với số lượng ngân hàng thương mại cổ phần gia tăng đồng thời thị phần huy động vốn và thị phần cho vay của nhóm ngân hàng này cũng dần dần tăng lên với sự suy giảm của nhóm ngân hàng nhà nước.

Rủi ro tín dụng của ngân hàng khá thấp với khoảng dưới 0.8% so với tổng nợ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP cũng tương đối ổn định nằm trong khoảng trên 5% đến dưới 9% mỗi năm.

Bảng 4.1 cũng mô tả mẫu trong giai đoạn 2004 – 2007 và 2008 – 2011. Mục đích của việc chia mẫu này nhằm kiểm tra ảnh hưởng của khủng hoảng đối với các yếu


tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Dưới sự tác động của khủng hoảng, chỉ số ROA sau khủng hoảng (1.56%) thấp hơn trước khủng hoảng (1.69%) và có sự dao động mạnh hơn biểu hiện qua độ lệch chuẩn sau khủng hoảng (0.0098) cao hơn độ lệch chuẩn trước khủng hoảng (0.0091). Tuy nhiên sự khác biệt này là không lớn lắm. Các chỉ số khác cũng có kết quả tương tự loại trừ chỉ số vốn chủ sở hữu trên tài sản và chỉ số logarit tài sản. Chỉ số vốn chủ sở hữu trên tài sản gần như xấp xỉ nhau khi so sánh trước khủng hoảng ( 12.78%) và sau khủng hoảng (12.74%). Điều này có thể là do yêu cầu của ngân hàng Nhà nước các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Bên cạnh đó, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng gia tăng liên tục bất chấp khủng hoảng. Một điều rất đặc biệt khi so sánh hai mẫu là tỷ số dự phòng nợ khó đòi trên tổng nợ sau khủng hoảng (0.73%) lại nhỏ hơn trước khủng hoảng (0.85%). Nguyên nhân là do quy định về phân loại nợ của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cũng như tình trạng không minh bạch của hệ thống ngân hàng.

Bảng 4.2 mô tả mối tương quan giữa các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. Giữa các biến chỉ báo cùng đo lường một biến ẩn đều có mối tương quan dương và có ý nghĩa (CEF và TEF đo lường hiệu quả quản trị, AMS và DMS đo lường biến ẩn quyền lực thị trường, HHITA và HHICD đo lường mức độ tập trung của thị trường).

Các biến số đo lường hiệu quả quản trị và vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan dương và có ý nghĩa với ROA. Điều này cho thấy rằng khi các biến số này tăng sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi tăng. Ngược lại, biến số tổng tài sản, dự phòng nợ khó đòi trên tổng nợ và các biến số đo lường quyền lực thị trường lại có mối tương quan âm và có ý nghĩa đối với ROA.

36



Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến định lượng. (Nguồn: Tính toán của tác giả)



Toàn bộ mẫu (2004 - 2011)

Trước khủng hoảng (2004 - 2007)

Sau khủng hoảng (2008 - 2011)


STT

Biến quan sát


N


Mean

Std. Dev


Median


Min


Max


N


Mean

Std. Dev


Median


Min


Max


N


Mean

Std. Dev


Median


Min


Max

1

ROA

237

0.0161

0.0095

0.0154

0.0000

0.0595

95

0.0169

0.0091

0.0162

0.0000

0.0496

142

0.0156

0.0098

0.0143

0.0009

0.0595

2

CEF

237

0.7344

0.2399

0.7520

0.0850

1.0000

95

0.8079

0.1877

0.8390

0.1930

1.0000

142

0.6853

0.2585

0.6935

0.0850

1.0000

3

TEF

237

0.7791

0.2318

0.8390

0.0520

1.0000

95

0.8497

0.1582

0.8760

0.3710

1.0000

142

0.7319

0.2601

0.7995

0.0520

1.0000

4

AMS

237

0.0338

0.0547

0.0124

0.0002

0.2930

95

0.0421

0.0704

0.0122

0.0002

0.2930

142

0.0282

0.0403

0.0125

0.0010

0.2245

5

DMS

237

0.0338

0.0540

0.0137

0.0001

0.2776

95

0.0421

0.0686

0.0137

0.0001

0.2776

142

0.0282

0.0408

0.0135

0.0005

0.2337

6

APLLRL

237

0.0078

0.0070

0.0053

0.0000

0.0335

95

0.0085

0.0086

0.0047

0.0000

0.0335

142

0.0073

0.0056

0.0058

0.0003

0.0313

7

HHITA

237

0.1054

0.0346

0.1016

0.0710

0.1780

95

0.1397

0.0284

0.1391

0.1019

0.1780

142

0.0825

0.0118

0.0824

0.0710

0.1016

8

HHICD

237

0.1139

0.0335

0.1194

0.0729

0.1705

95

0.1476

0.0192

0.1480

0.1215

0.1705

142

0.0913

0.0187

0.0972

0.0729

0.1194

9

RGDP

237

0.0696

0.0117

0.0678

0.0532

0.0846

95

0.0828

0.0024

0.0844

0.0779

0.0846

142

0.0608

0.0055

0.0631

0.0532

0.0678

10

TETA

237

0.1276

0.0959

0.1014

0.0030

0.7121

95

0.1278

0.1111

0.1014

0.0030

0.7121

142

0.1274

0.0847

0.1013

0.0291

0.4624

11

LNTA

237

16.9556

1.5725

16.8486

11.8835

20.1474

95

16.2587

1.7249

16.2464

11.8835

19.6052

142

17.4218

1.2686

17.3666

14.5026

20.1474




Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam


Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến quan sát



ROA

CEF

TEF

AMS

DMS

APLLRL

HHITA

HHICD

RGDP

TETA

LNTA

ROA

1.000












CEF

0.437**

1.000











TEF

0.290**

0.692**

1.000










AMS

-0.299**

0.302**

0.144*

1.000









DMS

-0.301**

0.297**

0.148*

0.997**

1.000








APLLRL

-0.270**

0.266**

0.175**

0.519**

0.518**

1.000







HHITA

0.014

0.187**

0.122

0.151*

0.153*

0.128*

1.000






HHICD

0.042

0.133*

0.031

0.135*

0.137*

0.102

0.970**

1.000





RGDP

0.057

0.207**

0.197**

0.101

0.102

0.077

0.696**

0.698**

1.000




TETA

0.566**

0.168**

0.008

-0.394**

-0.400**

-0.171**

0.006

0.048

0.015

1.000



LNTA

-0.397**

-0.004

0.017

0.648**

0.648**

0.301**

-0.431**

-0.450**

-0.032**

-0.638**

1.000

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).


Nguồn: Tính toán của tác giả


4.2. Kết quả hồi quy của mô hình cấu trúc


Ba mô hình được ước lượng cho toàn bộ mẫu (2004 – 2011) (mô hình 1), giai đoạn trước khủng hoảng (2004 – 2007) (mô hình 2) và giai đoạn sau khủng hoảng (2008 – 2011) (mô hình 3). Các tác động không có ý nghĩa thống kê sẽ dần được loại bỏ và mô hình được điều chỉnh để phù hợp với mẫu. Kết quả chi tiết được trình bày trong phụ lục C, D và E.

Bảng 4.3 cho thấy tất cả các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đều thỏa mãn trong cả ba mô hình: Mô hình 1: = 2.190 < 3, GFI = 0.953 > 0.9, TLI

= 0.978 > 0.9, CFI = 0.988 > 0.9, RMSEA = 0.071 < 0.8. Mô hình 2: = 1.269 <

3, GFI = 0.942 > 0.9, TLI = 0.991 > 0.9, CFI = 0.995 > 0.9, RMSEA = 0.054 < 0.8. Mô

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí